Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 23, Bài 18: Thời tiết và khí hậu - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 23, Bài 18: Thời tiết và khí hậu - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Phân biệt và trình bày được hai khái niệm: Thời tiết và khí hậu.

- Biết nhiệt độ không khí là gì? Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.

2. Kĩ năng:

- Làm quen với các dự báo thời tiết hàng ngày. Bước đầu tập làm quen quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản.

- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng,trong năm của một địa phương.

- Dựa vào bảng số liệu, tính lượng mưa trong ngày, trong tháng,trong năm của một địa phương.

3.Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của GV:

- Các bảng thống kê về thời tiết.

- Hình vẽ 48 và 49 SGK phóng to.

2. Chuẩn bị của HS:

- Sgk, tập bản đồ.

 

doc 4 trang tuelam477 4120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tiết 23, Bài 18: Thời tiết và khí hậu - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/05/2020 Ngày dạy: 22/05/2020:.Lớp 6	 
Tiết 23- BÀI 18.
THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Phân biệt và trình bày được hai khái niệm: Thời tiết và khí hậu.
- Biết nhiệt độ không khí là gì? Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ không khí.
2. Kĩ năng:
- Làm quen với các dự báo thời tiết hàng ngày. Bước đầu tập làm quen quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản.
- Dựa vào bảng số liệu, tính nhiệt độ trung bình trong ngày, trong tháng,trong năm của một địa phương.
- Dựa vào bảng số liệu, tính lượng mưa trong ngày, trong tháng,trong năm của một địa phương.
3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của GV:
- Các bảng thống kê về thời tiết.
- Hình vẽ 48 và 49 SGK phóng to.
2. Chuẩn bị của HS:
- Sgk, tập bản đồ.
II. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: 5’
? Trình bày cấu tạo của lớp vỏ khí hay khí quyển?
Đáp án, biểu điểm
* Tầng đối lưu : (4đ’)
+ nằm sát mặt đất , tới độ cao khoảng16 km ;Tầng này tập trung tới 90% không khí.
+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao (trung bình cứ lên cao 100m,nhiệt độ giảm 0,6 độ c)
+ Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng khí tượng.
* Tầng bình lưu: (3đ’)
+ Nằm trên tầng đối lưu, tới độ cao khoảng 80 km 
+ Có lớp ozôn ,lớp này có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
* Các tầng cao: (3đ’)
- Các tầng cao nằm trên tầng bình lưu, không khí của các tầng này cực loãng.
*Đặt vấn đề vào bài mới: 1’ Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống hàng ngày của con người, từ ăn, mặc, ở, cho đến các hoạt động sản xuất. Vì vậy, việc nghiên cứu thời tiết và khí hậu là một vấn đề hết sức cần thiết. Để nghiên cứu thời tiết và khí hậu, chúng ta cần nắm được các yếu tố chính là: nhiệt độ, gió và mưa.
2. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
tg
Hoạt động của học sinh
- GV: Hướng dẫn hs đọc mục 1 SGK: “Một ngày có thể có rất nhiều hiện tượng khí tượng sảy ra như: Sáng mưa, chiều nắng nóng.......Đó chính là thời tiết của một ngày.”
tb? Vậy em hãy định nghĩa một cách chính xác thế nào là thời tiết?
- GV: Khí hậu khác với thời tiết đó là các hiện tượng thời tiết lặp đi lặp lại theo một qui luật nhất định trong nhiều năm.
VD: Khí hậu của Sơn La. Tháng 3 - 4 hàng năm thường có gío lào. Tháng 11 - 2 thường có gió mùa Đông Bắc hoạt động, tháng 7 thường có nhiều mưa nhất trong năm.
tb? Em hãy cho biết thế nào là khí hậu?
tb? khí hậu khác với thời tiết như thế nào?
GV: KL
8’
1. Thời tiết và khí hậu.
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn.
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương,trong nhiều năm.
GV: CÝ: Như vậy ứng với 5 đới nhiệt có 5 đới khí hậu .Vậy trên một nửa cầu có mấy đới khí hậu ? Đó là những đới nào ?
 - GV: Hướng dẫn hs quan sát H58. Sự phân hoá khí hậu phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là vĩ độ
tb? Quan sát trên H58 SGK em hãy cho biết bề mặt Trái Đất chia thành mấy đới khí hậu đó là những đới khí hậu nào? ( Hãy xác định trên tranh vẽ phóng to).
- GV: Treo bản đồ các môi trường địa lí trên Trái Đất hướng dẫn học sinh quan sát.
k? Em có nhận xét gì về ranh giới các vành đai khí hậu so với vành đai nhiệt?
k? Tại sao như vậy?
- Do sự phân bố của lục địa và đại dương, do ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục a, và quan sát trên H58 SGK.
tb? Nêu đặc điểm vị trí khí hậu của môi trường đới nóng?
- GV: Chuẩn hoá kiến thức.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục b, và quan sát trên H58 SGK.
tb? Nêu đặc điểm vị trí khí hậu của môi trường đới ôn hoà?.
- GV: Chuẩn hoá kiến thức.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc nội dung mục c, và quan sát trên H58 SGK.
tb? Nêu đặc điểm vị trí khí hậu của môi trường đới lạnh?
- GV: Chuẩn hoá kiến thức.
GV: Ngoài năm đới trên, trong các đới người ta còn phân ra một số đới có phạm vi hẹp hơn, có tính chất riêng biệt về khí hậu như: xích đạo nằm gần đường xích đạo hoặc cận nhiệt đới nằm ở gần các chí tuyến v.v
2. Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ. 
- Thực hiện trên tranh vẽ phóng to
Gồm năm đới: Một đới nhiệt đới, hai đới ôn hoà (Ôn đới), Hai đới lạnh (Hàn đới).
- Không hoàn toàn trùng khớp với nhau.
- Do sự phân bố của lục địa và đại dương, do ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển.
a. Đới nóng (Nhiệt đới).
+ Giới hạn: Từ chí tuyến bắc -> chí tuyến nam.
+ Đặc điểm :Quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.Lượng nhiệt hấp thụ được tương đối nhiều nên nóng quanh năm, lượng mưa lớn trung bình 1000mm đến 2000mm, là khu vực hoạt động của gió tín phong.
b. Hai đới ôn hoà (Ôn đới)
+ Giới hạn : Nằm từ chí tuyến B-N đến vòng cực B-N, 
+ Đặc điểm : có nhiệt độ trung bình (Trong năm có 4 mùa rõ dệt), lượng mưa trung bình từ 500mm đến 1000mm. Là khu vực hoạt động của gió tây ôn đới.
c. Hai đới lạnh (Hàn đới).
+ Giới hạn: Nằm từ vòng cực B-N đến cực B-N. 
+ Đặc điểm : Khí hậu lạnh giá băng tuyết bao phủ gần như quanh năm, lượng mưa ít dưới 500mm, là khu vực hoạt động của gió đông cực.
3. Củng cố, luyện tập: 2’
Tịch hợp môi trường và BĐKH
? Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào 12 giờ trưa (lúc bức xạ Mặt Trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà: 1’
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bai tập 1,2 SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài mới bài 19 “Khí áp và gió trên Trái Đất”
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy
Nội dung ...
Phương pháp 
Thời gian ...

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tiet_23_bai_18_thoi_tiet_va_khi_hau_nam.doc