Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 17 - Tiết 17: Địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức.
- Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi.
- Nêu được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp
2. Về kĩ năng.
- Nhận biết được 3 dạng địa hình ( đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mô hình
- Rèn kĩ năng xác định, chỉ bản đồ.
3. Về thái độ.
- Yêu thích môn học
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam và tự nhiên Thế Giới.
- Mô hình bình nguyên, cao nguyên.
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc trước bài mới
- Tìm hiểu về các dạng địa hình ở địa phương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 17 - Tiết 17: Địa hình bề mặt Trái Đất - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/12/2019 Ngày dạy: 27/ 12/2019 - Dạy lớp: 6 Tiết 18: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (Tiếp) I. Mục tiêu. 1. Về kiến thức. - Nêu được đặc điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi. - Nêu được ý nghĩa của các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp 2. Về kĩ năng. - Nhận biết được 3 dạng địa hình ( đồi, bình nguyên, cao nguyên) qua tranh ảnh, mô hình - Rèn kĩ năng xác định, chỉ bản đồ. 3. Về thái độ. - Yêu thích môn học 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV - Bản đồ tự nhiên Việt Nam và tự nhiên Thế Giới. - Mô hình bình nguyên, cao nguyên. 2. Chuẩn bị của HS - Đọc trước bài mới - Tìm hiểu về các dạng địa hình ở địa phương III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs: 1. Các hoạt động đầu giờ: (1’) a. Kiểm tra bài cũ. ( không ) * Đặt vấn đề: (1’) GV ? Ngoài núi ra trên bề mặt TĐ còn có các dạng địa hình nào khác? HS: Đồng bằng, Cao nguyên, Đồi GV: Vậy các dạng địa hình này có đặc điểm gì? Chúng có điểm giống và khác nhau ntn? Ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay Dạy nội dung bài mới: Hoạt động 1: Bình nguyên( Đồng bằng) + Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu Bình nguyên( Đồng bằng). + Nhiệm vụ: Hs nghiên cứu nội dung. + Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu. + Sản phẩm: Hiểu được những kiến thức cơ bản về bình nguyên. + Tiến trình thực hiện: Hoạt động của giáo viên tg Hoạt động của học sinh ?k- Quan sát mô hình bình nguyên hãy nêu đặc điểm hình thái của bình nguyên? ?k- Bình nguyên được hình thành do những nguyên nhân nào? ?tb- Cho biết độ cao trung bình của bình nguyên? ?k- Xác đinh trên bản đồ thế giới các đồng bằng: sông Nin – châu Phi, sông Hoàng Hà – Trung Quốc và sông cửu Long Việt Nam? ?K Ở Việt Nam ngoài đồng bằng sông Cửu Long còn có đồng bằng lớn nào? ?K Bình nguyên có ý nghĩa gì đỗi với phát triển kinh tế? 14 1. Bình nguyên( Đồng bằng) - Là dạng địa hình thấp, tương đối bằng phẳng - 2 nguyên nhân: do băng hà và do bồi tụ - Là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đồi bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Các bình nguyên được bồi tụ ở cửa sông lớn gọi là châu thổ - Khoảng 200m, đôi khi đến 500 - Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có bình nguyên cao gần 500m HS: xác định trên bản đồ, lớp theo dõi nhận xét - ĐB sông Hồng, ĐB Thanh – Nghệ - Tĩnh - Thích hợp gieo trồng các loại cây lương thực, thực phẩm - Là nơi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp Hoạt động 2: Cao nguyên + Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu Cao nguyên + Nhiệm vụ: Hs nghiên cứu nội dung. + Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu. + Sản phẩm: Hiểu được những kiến thức cơ bản về Cao nguyên. + Tiến trình thực hiện: GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 bàn (t=4’) ?tb- Quan sát mô hình cao nguyên. Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên - Gv: gọi đại diện một số nhóm trả lời - GV: nhận xét ?tb-Qua nội dung vừa so sánh, hãy rút ra những đặc điểm của cao nguyên về hình thái, độ cao và giá trị kinh tế ?K Kể tên một số cao nguyên trên TG và ở VN mà em biết? 14’ 2. Cao nguyên HS: thảo luận thống nhất câu trả lời - Giống nhau: Dều có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng - Khác nhau Bình nguyên Cao nguyên Độ cao 200 hoặc 500m - Thích hợp trồng cây lương thực, thực phẩm Độ cao trên 500m - Thích hợp trồng cây CN, chăn nuôi gia súc lớn - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung HS: Cao nguyên có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng ..... - Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc - Độ cao tuyệt đối trên 500m - Là nơi thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn - Cao nguyên Tây tạng (Trung Quốc) Mộc Châu, Tây Nguyên( VN) Hoạt động 2: Đồi + Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu Đồi + Nhiệm vụ: Hs nghiên cứu nội dung. + Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu. + Sản phẩm: Hiểu được những kiến thức cơ bản về Đồi. + Tiến trình thực hiện: ?tb- Nêu đặc điểm hình thái của dạng địa hình đồi? ?tb- Đồi có độ cao như thế nào? ?K Cho biết giá trị kinh tế của địa hình đồi? ?tb- Xác định trên bản đồ tự nhiên VN các vùng đồi điển hình 11’ 3. Đồi - Đỉnh tròn, sườn thoải... - Là dạng địa hình nhô cao có đỉnh tròn, sườn thoải - Không quá 2000m - Độ cao tương đối thường không quá 2000m - Thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp HS: xác định và nêu được: Vùng đồi ở Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ 3. Củng cố, luyện tập( 4’) 1. Địa hình bề mặt Trái Đất có mấy dạng? Đó là những dạng nào? 2. Xác định trên bản đồ tự nhiên Việt Nam và Thế Giới Một số dãy núi, cao nguyên và đồng bằng tiêu biểu Trả lời: 1. Địa hình bề mặt Trái Đất có 4 dạng: Núi, cao nguyên, đồi, bình nguyên 2. HS xác định trên bản đồ - Các dãy núi: An- đét, An – pơ, Himalaya, Hoàng Liên Sơn - Cao nguyên: Tây Tạng, Tây Nguyên - Đồng bằng: ĐB sông Nin, ĐB sông Ấn, ĐB sông Hằng, ĐB sông Hồng, sông Cửu Long 4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà.(1’) - Học bài và làm bài tập cuối bài. - Đọc bài đọc thêm. - Chuẩn bị trước bài 15" Các mỏ khoáng sản ". * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Thời gian: . Nội dung: . Phương pháp: . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tuan_17_tiet_18_dia_hinh_be_mat_trai_da.doc