Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 2 - Tiết 2: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất - Năm học 2019-2020
I. Mục tiêu
1a. Kiến thức:
- HS biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ, xác định các đường kinh, vĩ thuyến gốc, các nửa cầu Bắc, Nam, Tây, Đông
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS tính tìm tòi nghiên cứu về Trái Đất, có ý thức bảo vệ Trái Đất
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
a. GV:
- Quả địa cầu
- H1,2,3 SGK phóng to
b. HS:
- Học bài cũ, đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 10/09/2019 Ngày dạy: 13/ 09/2019 Dạy lớp: 6 Chương 1: TRÁI ĐẤT Tiết 2: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT I. Mục tiêu 1a. Kiến thức: - HS biết được vị trí Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng và kích thước của Trái Đất - Trình bày được khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc; kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam; nửa cầu Đông, nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ, xác định các đường kinh, vĩ thuyến gốc, các nửa cầu Bắc, Nam, Tây, Đông 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS tính tìm tòi nghiên cứu về Trái Đất, có ý thức bảo vệ Trái Đất 4. Năng lực cần đạt: - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. Chuẩn bị của GV và HS. a. GV: - Quả địa cầu - H1,2,3 SGK phóng to b. HS: - Học bài cũ, đọc trước bài mới. III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs: 1. Các hoạt động đầu giờ: (5’) a. Kiểm tra bài cũ(5’) Câu hỏi: Hãy nêu nội dung của môn địa lý 6? Theo em chúng ta cần làm gì để học tốt môn địa lí lớp 6? Đáp án – biểu điểm - Đề cập đến các đặc của Trái Đấ tvà những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. (2đ) - Đề cập đến các thành phần tự nhiên cấu tạo nên Trái Đất( đất, đá, nước, không khí, sinh vật) và những đặc điểm riêng của chúng. (2đ) - Đề cập đến những kiến thức ban đầu về bản đồ và phương pháp sử dụng chúng . (2đ) - Hình thành và rèn luyện kĩ năng về bản đồ, thu thập và sử lí thông tin, giải quyết vấn đề. (2đ) Để học tốt môn địa lí cần: - Phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình và kênh chữ để trả lời các câu hỏi. (1đ) - Biết liên hệ với thực tế để giải thích các hiện tượng địa lí. (2đ) 2. Nội dung bài học: Hoạt động 1: Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời. + Mục tiêu: Giúp học sinh chuẩn Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời + Nhiệm vụ: Hs nghiên cứu hệ mặt trời. + Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu. + Sản phẩm: Hiểu vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời. + Tiến trình thực hiện: * Đặt đề vấn:(1’) Trong vũ trụ bao la Trái Đất của chúng ta nhỏ nhưng là thiên thể duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Từ xa xưa con người đã tìm cách khám phá những bí ẩn của Trái Đất về hình dạng, kích thước, vị trí của Trái Đất. Vậy những vấn đề đó được các nhà khoa học giải đáp như thế nào đó là nội dung bài học hôm nay b. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của GV Tg Hoạt động của HS GV: Giới thiệu khái quát hệ Mặt Trời hình 1 - Người đầu tiên tìm ra hệ Mặt Trời là Nicôlai Côpecnic ( 1473 – 1543) - Thuyết “Nhật tâm hệ” cho rằng Mặt Trời là trung tâm của hệ Mặt Trời (?) Quan sát H1, hãy kể tên 8 hành tinh lớn chuyển động xung quanh Mặt Trời (?) Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời? GV Gọi 1 HS lên bảng xác định vị trí của các hành tinh trên H1 GV: Nhận xét, chốt kiến thức trên hình GV(mở rộng) - 5 hành tinh( Thuỷ, Kim, Hoả, Mộc, Thổ) đc quan sát bằng mắt thường thời cổ đại - Năm 1781 bắt đầu có kímh thiên văn phát hiện sao Thiên Vương - Năm 1846 phát hiện sao Hải Vương -Năm 1930 phát hiện sao Diêm Vương - Ngày 26/8/2006 sao Diêm Vương đã không được công nhận là một hành tinh. Do vậy hệ MT chỉ còn laiij 8 hành tinh GV: Gới thiệu một số thuật ngữ (Hành tinh, Mặt Trời, hệ Mặt Trời, hệ Ngân Hà) (?) Nêu ý nghĩa của vị trí thứ 3 của Trái Đất? GV: Nếu trái Đất ko nằm ở vị trí thứ 3 mà nằm ở vị trí Sao thuỷ- Sao kim thì Trái Đất sẽ kg có sự sống. Vì với khoảng cách 150 triệu km của TĐ so với Mặt Trời vừa đủ để nước tồn tại ở trạng thái lỏng, rất cần cho sự sống GV: Chuyển ý- Các em đã được nghe về sự tích “ Bánh trưng, bánh dày”và biết được trong trí tưởng tượng của người xưa Trời hình tròn, Đất hình vuông. Nhưng trên thực tế TĐ có hình dạng ntn ta cùng đi xét phần 2 10 1 Vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời. - Quan sát hình, nghe GV giới thiệu - Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất... - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 - Xác định trên hình, lớp theo dõi- nhận xét - Trái đất nằm trong hệ Mặt Trời, đứng ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời. - Vị trí thứ 3 là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống. Hoạt động 2: Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến. + Mục tiêu: Giúp học sinh Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến + Nhiệm vụ: Hs nghiên cứu Trái đất. + Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu. + Sản phẩm: Hiểu Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến. + Tiến trình thực hiện: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV: Yêu cầu HS quan sát ảnh tr 5/ SGKvà H2 cho biết: (?) TĐ có hình dạng như thế nào? GV: Dùng quả địa cầu- mô hình thu nhỏ của TĐ khẳng định rõ hình dạng của TĐ ?) Dựa vào H2 hãy cho biết độ dài bán kính và đường xích đạo của TĐ? (?) Em có nhận xét gì về kích thước Trái Đất? - TĐ có diện tích khoảng: 510 triệu km2 GV: Yêu cầu HS quan sát H3 và quả địa cầu trả lời các câu hỏi sau (?) Các đường nối các điểm cực Bắc và Nam trên bề mặt quả địa cầu là những đường gì? (?) Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường gì? GV: Nhận xét ? Chốt kiến thức GV: Gọi HS xác định các đường trên quả địa cầu GV:(MR) Nếu cách 10 ở tâm thì sẽ có 360 đường kinh tuyến và 181 đường vĩ tuyến. Trên thực tế bề mặt TĐ không có các đường kinh vĩ tuyến nó chỉ đươc biểu hiện trên bản đồ,qủa địa cầu nhằm phục vụ cho cuộc sống, sản xuất của con người (?) Hãy xác định trên quả địa cầu đường kinh tuyến gốc và đường vĩ tuyến gốc - Nhận xét, kết luận - Người ta quy ước các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác định: bán cầu Đông-Tây-Bắc-Nam. (?) Đối diện kinh tuyến gốc 0 độ là kinh tuyến bao nhiêu độ? (?) Hãy chỉ nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây và các vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây trên quả địa cầu - Nhận xét, kết luận - Tương ứng với các nửa cầu sẽ có các đương kinh tuyến: Bắc, Nam, Tây Đông ? Hãy cho biết cách xác định các đường kinh tuyến trên ? Cho biết tác dụng của các đường kinh, vĩ tuyến? 20 2- Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến a. Hình dạng: - TĐ có hình tròn - Trái Đất có dạng hình cầu b. Kích thước: HS:Xác định độ dài bán kính và đg xích đạo trên hình - Bán kính: 6370km - TĐ có kích thước rất lớn c. Hệ thống kinh- vĩ tuyến: HS: Quan sát hình tìm câu trả lời - Các đường kinh tuyến - Các đường vĩ tuyến - Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. - Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. - 1 HS lên bảng xác định, lớp theo dõi – nhận xét HS: Xác định trên quả địa cầu, lớp theo dõi, nhận xét - Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) - Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo) - Kinh tuyến 1800 HS: Xác định trên quả địa cầu, cả lớp theo dõi nhận xét - Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương. - Nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. - Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc. - Nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam. - Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. - Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. - Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. - Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. - Căn cứ vào đó để xác định vị trí của các địa điểm trên Trái Đất 3. Củng cố, luyện tập: ( 4’ ) Trên quả địa cầu nếu cứ các 100 ta vẽ 1 kinh tuyến, thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 100 ta vẽ 1 vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyên Nam? Đáp án: Nếu ta vẽ theo cách trên thì sẽ thu được: 36 đường kinh tuyến 9 đường vĩ tuyến Bắc 9 dường vĩ tuyến Nam 4 . Hướng dẫn HS học bài ở nhà(1’) - Học bài, làm bài tập 2 SGK/ tr 8 - Đọc bài đọc thêm - Đọc trước bài 2 “ Bản đồ, cách vẽ bản đồ” * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Thời gian giảng toàn bài: .................................................................................................................................... - Thời gian dành riêng cho từng phần ,từng bài: .................................................................................................................................... - Nội dung kiến thức .................................................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy .........................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_dia_li_lop_6_tuan_2_tiet_2_vi_tri_hinh_dang_va_kich.doc