Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức về vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất, các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ, xác định các đường kinh, vĩ tuyến, các nửa cầu Bắc, Nam, Tây, Đông

 3. Thái độ:

 - Giáo dục cho HS tính tìm tòi nghiên cứu về Trái Đất, có ý thức bảo vệ Trái Đất

4. Năng lực cần đạt:

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

 a. GV:

 - Quả địa cầu

 - Bản đồ thế giới

 b. HS:

 - Học bài cũ, đọc trước bài mới.

III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs:

 1. Các hoạt động đầu giờ: (5’)

 a. Kiểm tra bài cũ( Kết hợp trong bài)

* Đặt đề vấn:(1’) Ở tiết trước chúng ta đã được đi tìm hiểu về Trái Đất, hệ thống kinh, vĩ tuyến. Để củng cố lại các kiến thức đã học và rèn kĩ năng xác định các đường kinh, vĩ tuyến, các nửa cầu. Chúng ta cùng thực hiện trong tiết ôn tập hôm nay.

 

doc 4 trang tuelam477 2560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 3 - Tiết 3: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/09/2019
Ngày dạy: 20/ 09/2019
 Dạy lớp: 6 
TIẾT 3: BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
(Luyện tập)
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất, các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc
 	2. Kĩ năng:
 	- Rèn kĩ năng xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời trên hình vẽ, xác định các đường kinh, vĩ tuyến, các nửa cầu Bắc, Nam, Tây, Đông
 	3. Thái độ:
 	- Giáo dục cho HS tính tìm tòi nghiên cứu về Trái Đất, có ý thức bảo vệ Trái Đất
4. Năng lực cần đạt:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
 a. GV:
 - Quả địa cầu
 - Bản đồ thế giới
 b. HS:
 - Học bài cũ, đọc trước bài mới.
III. Quá trình tổ chức hoạt động học cho Hs:
	1. Các hoạt động đầu giờ: (5’)
 a. Kiểm tra bài cũ( Kết hợp trong bài)
* Đặt đề vấn:(1’) Ở tiết trước chúng ta đã được đi tìm hiểu về Trái Đất, hệ thống kinh, vĩ tuyến. Để củng cố lại các kiến thức đã học và rèn kĩ năng xác định các đường kinh, vĩ tuyến, các nửa cầu. Chúng ta cùng thực hiện trong tiết ôn tập hôm nay.
 Hoạt động 1: Chuẩn bị. 
	+ Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức bài 1.
	+ Nhiệm vụ: Hs Hiểu được vị trí của trái đất,hình dạng, kích thước của trái đất. 
	+ Phương thức thực hiện: GV cho HS tự nghiên cứu.
	+ Sản phẩm: Các nhóm nhận đủ dụng cụ, hoá chất thực hành.
	+ Tiến trình thực hiện:
 Hoạt động của GV
Tg
 Hoạt động của HS
? Hãy xác định vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời?
? Tại sao Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời
? Cho biết hình dạng và kích thước của Trái Đất?
? Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc?
- GV: gọi 1 số HS lên xác định trên quả địa cầu và trên bản đồ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, đường đổi ngày quốc tế
- Căn cứ vào các đường kinh, vĩ tuyến người ta đã chia ra các nửa cầu: Bắc, Nam, Tây, Đông
? Hãy xác định các nửa cầu trên quả địa cầu?
GV: nhận xét, xác định lại cho HS quan sát
? Nêu cách phân biệt kinh tuyến Tây-Đông, vĩ tuyến Bắc- Nam?
? Trên quả địa cầu nếu cứ 100 ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?
? Trên quả địa cầu nếu cứ 100 ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?
- Giới thiệu một số hìn ảnh về Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Tích hợp an ninh quốc phòng
? xác định vị trí lãnh thổ việt nam trên bản đồ.
22’
18’
1. Lí thuyết
- Xác định được vị trí của Trái Đất đứng thứ 3 trong số tám hành tinh trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần MT
- Vì TĐ ở vị trí thứ 3 nhiệt độ không quá nóng, cũng không quá lạnh, đảm bảo cho nước có thể tồn tại dưới dạng lỏng là điều kiện cần thiết cho sự sống tồn tại
- Trái Đất có dạng hình cầu, kích thước rất lớn
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. 
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00, đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh)
- Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 00 (Xích đạo)
- HS lên xác định, lớp theo dõi, nhận xét
- HS xác định, lớp theo dõi, nhận xét
- Quan sát, ghi nhớ cách xác định
- Kinh tuyến Đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.
2. Bài tập
- Trên quả địa cầu nếu cứ 100 ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả 30 kinh tuyến
- Nếu cứ 100 ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có 9 vĩ tuyên Bắc và 9 vĩ truyến Nam. Đường xích đạo là vĩ tuyến 00, chung cho cả 2 nưa cầu. Vĩ tuyến 900 Bắc và Nam chỉ là 2 điểm đó là cực Bắc và cực Nam
- Quan sát
Học sinh lên bảng xác định vị trí của việt nam trên bản đồ.
3. Củng cố, luyện tập: ( 3’ ) 
 - GV: hệ thống lại nội dung kiến thức đã ôn tập
	- Khắc sâu những kĩ năng trong bài	
4 . Hướng dẫn HS học bài ở nhà(1’)
 - Học bài, tìm hiểu thêm các thông tin về Trái Đất
 - Đọc trước bài “ Tỉ lệ bản đồ”
	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Thời gian giảng toàn bài:
.................................................................................................................................... 
- Thời gian dành riêng cho từng phần ,từng bài: 
....................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức
....................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy
 .........................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_3_tiet_3_ban_do_cach_ve_ban_do_nam.doc