Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7: Ôn tập - Năm học 2019-2020

Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7: Ôn tập - Năm học 2019-2020

1. Mục tiêu

a. Kiến thức

- Củng cố những kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của Trái Đất, tỉ lệ bản đồ,cách xác định phương hướng trên bản đồ.

b. Kĩ năng:

- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng xác định vị trí, tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ, viết tọa độ địa lí dựa vào kinh vĩ độ.

c. Thái độ

- HS học tập nghiêm túc, tự giác, yêu thích môn học.

 2. Chuẩn bị của GV và HS

 a. GV

 - Quả địa cầu

 - Một số bản đồ với tỉ lệ khác nhau.

 - Lược đồ tranh ảnh SGK.

 b. HS

 - Ôn tập lại kiến thức từ bài 1 đến bài 4 sgk.

 3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài)

 * ĐVĐ: (1’)Chúng ta đã được tìm hiểu những kiến thức về: Trái Đất và bản đồ. Để củng cố những kiến thức đã học và rèn luyện các kĩ năng đã học. Chúng ta sẽ cùng thực hiện trong bài ôn tập hôm nay.

 

doc 4 trang tuelam477 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 6 - Tuần 7 - Tiết 7: Ôn tập - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15 /10/2019
Ngày dạy: 18 / 10/2019
 Dạy lớp 6 
Tiết 7: ÔN TẬP
1. Mục tiêu
a. Kiến thức	
- Củng cố những kiến thức về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của Trái Đất, tỉ lệ bản đồ,cách xác định phương hướng trên bản đồ.
b. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng xác định vị trí, tính khoảng cách dựa vào tỉ lệ bản đồ, viết tọa độ địa lí dựa vào kinh vĩ độ.
c. Thái độ
- HS học tập nghiêm túc, tự giác, yêu thích môn học.
 2. Chuẩn bị của GV và HS
	a. GV
 - Quả địa cầu
 - Một số bản đồ với tỉ lệ khác nhau.
 	 - Lược đồ tranh ảnh SGK.
	b. HS
	 - Ôn tập lại kiến thức từ bài 1 đến bài 4 sgk.
 3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong bài)
	* ĐVĐ: (1’)Chúng ta đã được tìm hiểu những kiến thức về: Trái Đất và bản đồ. Để củng cố những kiến thức đã học và rèn luyện các kĩ năng đã học. Chúng ta sẽ cùng thực hiện trong bài ôn tập hôm nay.
b. Dạy nội dung bài ôn tập
Hoạt động của GV
tg
Hoạt động của HS
GV: Hướng dẫn HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học
K- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời? Nếu thay đổi vị trí thì điểu gì sẽ xảy ra? 
K- Thế nào là kinh tuyến, vĩ tuyến?
TB- Bản đồ là gì?
K- Tỉ lệ bản đồ là gì? Nêu ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. Kể tên các dạng tỉ lệ bản đồ thường dùng trong bản đồ địa lí? 
K- Có mấy cách xác định phương hướng trên bản đồ? 
TB- Tọa độ địa lí là gì?
K- Nêu cách viết tọa độ địa lí?
K- Kí hiệu bản đồ là gì? Có mấy loại và mấy dạng kí hiệu bản đồ?
G- Khi đọc bản đồ để hiểu được ý nghĩa của các kí hiệu ta phải dựa vào đâu?
TB- Có mấy cách thể hiện địa hình trên bản đồ? 
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn, làm các bài tập trong SGK (t=5’)
- Gọi đại diện 3 nhóm lên chữa bài. Mỗi nhóm chữa 1 bài tập
- GV: nhận xét, chữa bài tập
25’
15’
I. Hệ thống kiến thức
1. Vị trí hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong số 9 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời
- Vị trí thứ 3 là 1 trong những điều kiện rất quan trọng để góp phần tạo nên Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống.
- Kinh tuyến: đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu. 
- Vĩ tuyến: vòng tròn trên bề mặt Địa Cầu vuông góc với kinh tuyến. 
2. Tỉ lệ bản đồ
- Là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về 1 vùng đất hay toàn bộ bề mặt trái đất lên mặt phẳng của giấy.
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách ngoài thực tế.
- Có hai dạng tỉ lệ bản đồ thường dùng : Tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
3. Phương hướng trên bản đồ
- Dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến để xác đinh phương hướng trên bản đồ 
+ Kinh tuyến: Đầu trên chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam
+ Vĩ tuyến: Bên phải chỉ hướng Đông, bên trái chỉ hướng Tây.
- Dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại
- Toạ độ địa lí của 1 điểm chính là kinh độ và vĩ độ của 1 điểm nào đó trên bản đồ.
* Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm:
- HS nghiên cứu thông tin để tìm ra cách viết
 - Viết Kinh độ ở trên
 Vĩ độ ở dưới.
VD: Điểm C - 200 T 
 100 B
4. Kí hiệu bản đồ
- Là những kí hiệu dùng để biểu hiện các đối tượng về mặt đặc điểm, số lượng, cấu trúc và vị trí địa lí trên bản đồ.
HS: Hai cách:
+ Có 3 loại kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu diện tích
+ Có 3 dạng kí hiệu: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ, kí hiệu tượng hình
- Ta cần tìm đọc bảng chú giải 
5. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ:
HS: Dùng thang màu và đường đồng mức.
II. Bài tập
- Vận dụng kiến thức đã học thảo luận nhóm hoàn thành bài tập
- Đại diện nhóm lên chữa bài tập, lớp theo dõi, nhận xét
- Bài 2 tr 14 sgk
+ Tỉ lệ 1:200.000 = 2km
+ Tỉ lệ 1:6.000.000 = 60km
- Bài 3 tr 14 sgk
+ Tỉ lệ bản đồ = 15:10.500.000
 = 1:700.000
- Bài 2 tr17 sgk.
G: 1300Đ	
 150B
H: 1250Đ
 00
	c. Củng cố, luyện tập (3’)
 - Hệ thống lại những kiến thức đã ôn tập
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
 - Học bài theo nội dung đã ôn tập
 - Chuẩn bị giấy kiểm tra cho tiết sau: Kiểm tra viết 45’
 	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
- Thời gian giảng toàn bài:
.................................................................................................................................... 
- Thời gian dành riêng cho từng phần ,từng bài: 
....................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức
....................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy
.................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_6_tuan_7_tiet_7_on_tap_nam_hoc_2019_2020.doc