Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1 đến 3

Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1 đến 3

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS

- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.

- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.

- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Lựa chọn, đề xuất được cách giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học

tập và lao động.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ.

 

docx 25 trang Dương Tử Quỳnh 02/06/2022 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1 đến 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.
- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Lựa chọn, đề xuất được cách giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học
tập và lao động.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
- Tài liệu SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 6
- Các video clip liên quan đến bài học 
- Băng/đĩa/clip bài hát "Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ
- Tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ; 
- Phiếu học tập; 
- Phương tiện, thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ.... 
- Giấy khổ lớn các loại.
2 - HS: 
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Nghe và ghi lại ca từ thể hiện nội dung bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”.
- HS lắng nghe và ghi lại những ca từ thể hiện nội dung bài hát
- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Nội dung bài hát: tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.
+ Ca từ thể hiện tình yêu thương của các thành viên trong gia đình: ôm ấp, những ngày thơ, ấm áp trái tim quay về, cùng buồn, cùng vui, cho ta bao niềm thương mến, bên nhau đến suốt đời.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những nét văn hóa, đạo đức, nghề nghiệp riêng. Đó là niềm tự hào của mỗi gia đình, dòng học. Để tìm hiểu kĩ hơn về truyền thống, dòng họ, chúng ta vào bài học bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)
Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: 
- HS trình bày được thế nào là truyền thống của gia đình, dòng họ.
- HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi:
a) Truyền thông của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b) Em còn biết những truyền thông nào khác của các gia đình, dòng họ?
c) Em hiểu thể nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
c. Sản phẩm: 
+ HS nêu được truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng thể hiện qua những thông tin: ba người con của Giáo sư đều tiêp nôi truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y; là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.
+ HS nêu được những truyền thống khác của các gia đình, dòng họ như: hiếu học, tôn sư trọng đạo, cần cù lao động, đoàn kết, giữ gìn nghề truyền thống,...
+ HS trình bày được suy nghĩ của mình về khái niệm truyền thống của gia đình, dòng họ.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục 1 bằng cách mời một HS đọc to trước lớp, cả lớp lăng nghe.
+ GV đặt câu hỏi:
a) Truyền thông của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b) Em còn biết những truyền thông nào khác của các gia đình, dòng họ?
c) Em hiểu thể nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS lên trình bảy, báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp (nên mời 2 – 4 nhóm có kết quả thảo luận không giống nhau) lên báo cáo, các nhóm còn lại phản biện và bổ sung ý kiến.
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì
+ GV chuẩn kiến thức.
1. Thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiểu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,...
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình,
dòng họ. HS phát triển được năng lực tự học và năng lực tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
+ HS giải thích được lí do chị Nga thành công trong nghệ làm côm: Vì đây là nghề truyền thống của gia đình, từ nhỏ chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm gia truyền; không dừng ở đó, chị còn mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phâm, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ. 
+ HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ:
Đối với bản thân: Giúp mỗi người có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.
Đối với dân tộc: Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục 2
+ Yêu cầu HS giải thích vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm gốm.
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn (viết các phương án trả lời vào tờ giấy A3 vào phần trả lời của mình):
Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đới với dân tộc
Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với dân tộc
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động theo nhóm từng bàn, thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.
+ GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống ; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.
Hoạt động 3 : Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc 2 tình huống trong SGK/6,7 và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: làm thế nào để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển gia nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống trong SGK/6,7 và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?
Tình huống 2: Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động theo nhóm từng bàn, thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.
+ GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lữa tuổi ; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, giải thích và thực hành xử lí tình huống qua những câu hỏi gợi ý bằng kiến thức đã học
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ và hoàn thành các bài tập trong SGK.
c. Sản phẩm: 
- HS giải thích được lí do mình đồng ý hay không đồng ý với các quan điểm A, B, C, D.
- HS giải thích được quan điểm đúng — sai của từng nhân vật trong tình huống và rút ra được bài học cho mình.
- Hoàn thành phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1:
- GV tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 4 đội tương ứng với 4 quan điểm A, B, C, D. GV chia bảng thành 4 cột A, B, C, D, mỗi đội lần lượt cử thành viên của mình lên bảng ghi ý kiến của đội cùng những lí do để chứng minh cho ý kiến đó. Đội nào có ý kiến đúng và đưa ra nhiều lí do hợp lí thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
- HS các đội đưa ra ý kiến:
+ Em đồng ý với quan điểm A,C
+ Em không đồng ý với quan điểm B,D
- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ tham gia của mỗi đội và bổ sung ý kiến nếu cần.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
GV nêu tình huống: Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đố đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a) Theo em, suy nghĩ của các bạn là đúng hay sai? Tại sao?
b) Em có thể học tập được điều gì ở Bình?
- GV tổ chức cho HS đóng vai dựng lại tình huống. GV mời HS xung phong bày tỏ suy nghĩ của mình về từng nhân vật trong tình huống, từ đó rút ra những điều có thể học tập được cho bản thân.
- HS nêu ý kiến của mình:
+ Theo em, suy nghĩ của các bạn là sai. Vì các bạn không biết tự hào về nghề truyền thống của gia đình bạn.
+ Em rút ra được bài học từ Bình: Luôn tự hào về truyền thống gia đình và cần phải cố gắng học tập để biết làm nghề truyền thống. 
- GV nhận xét, bổ sung ý kiến nếu cần.
Nhiệm vụ 3: Bài tập 3
- GV cho HS làm phiếu học tập theo mẫu, yêu cầu HS ghi lại những việc làm giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình và dòng học trong học tập và lao động:
PHIẾU HỌC TẬP
Việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập
Việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong lao động
1.
1.
2.
2.
3.
3.
4.
4.
- HS hoàn thành phiếu học tập
- HS khác nhận xét và bổ sung. GV tổng kết.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu:.HS vận dụng kiến thức đã học vào để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
b) Nội dung: GV yêu cầu HS làm bài tập vận dụng 1,2
c) Sản phẩm: Hoàn thành bảng kế hoạch và viết báo cáo.
d) Tổ chức thực hiện:
Bài tập 1 :
- GV hướng dẫn HS lập bằng kế hoạch theo mẫu :
KẾ HOẠCH GIỮ GÌN, PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Họ và tên : Lớp : .
Các lĩnh vực
Nội dung thực hiện
Biện pháp thực hiện
Thời gian thực hiện
Người hỗ trợ
Kết quả thực hiện
Học tập
Lao động
- HS về nhà lập bảng kế hoạch.
Bài tập 2 : 
- GV hướng dẫn HS về nhà viết báo cáo và nộp lại buổi học sau : nội dung thực hiện, hình ảnh cụ thể, .
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia hoạt động học
- Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
- Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể
- Vấn đáp, kiểm tra miệng
- Kiểm tra viết
- Kiểm tra thực hành
- Phiếu quan sát trong giờ học
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Hồ sơ học tập, phiếu học tập
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 2: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người.
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người.
+ Giải quyết vấn đề: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.
- Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Tư duy phê phán: Tự đánh giá bản thân, đồng thời đánh giá, phê phán được những thái độ, hành vi thê hiện tình yêu thương con người của người khác
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Quan tâm, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn; phê phán những hành vi, việc làm, biểu hiện trái với tình yêu thương con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến bài học;
- Băng/đĩa/clip bài hát “Thương người như thể thương thân” của Phạm Đăng Khương;
- Tranh ảnh về nội dung bài học;
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
- Giấy khổ lớn các loại.
2 - HS: 
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện: 
Trên đây là bài mẫu giáo án Công dân 6 sách Kết nối tri thức
Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án
Có đủ năm giáo án cho cả 3 bộ sách: 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
- GV cho HS nghe bài hát “Thương người như thể thương thân” và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung bài hát thể hiện điêu gì?
+ Những ca từ nào trong bài hát thể hiện nội dung đó?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Để hiểu rõ hơn về sự yêu thương con người, chúng ta tìm hiểu bài 2: Yêu thương con người.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (khám phá)
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm yêu thương con người
a. Mục tiêu: 
- HS nêu được thế nào là yêu thương con người
- HS phát triển được năn g lực tự học, hợp tác
b. Nội dung: HS làm việc nhóm để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
+ Khi biết mình không còn sống được nữa, bé Hải An muốn được hiện tặng giác mạc cho người khác, chứng tỏ Hải An có tình yêu thương con người.
+ HS nêu được: Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác, vì khi em biết mình không còn được sống, không còn được hưởng hạnh phúc, em vẫn mong muốn người khác được sống hạnh phúc. Đó là tấm lòng của Hải An — luôn làm điều tốt đẹp cho người khác.
+ HS nêu được khái niệm yêu thương con người.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3 phút, đọc thông tin trang 9, 10 SGK và trả lời câu hỏi:
a) Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An?
b) Điều gì đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác?
c) Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là yêu thương con người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS hoạt động theo nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời 2, 3 HS trả lời:
+ Khi biết mình không còn sống được nữa, bé Hải An muốn được hiện tặng giác mạc cho người khác, chứng tỏ Hải An có tình yêu thương con người.
+ Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác, vì khi em biết mình không còn được sống, không còn được hưởng hạnh phúc, em vẫn mong muốn người khác được sống hạnh phúc. Đó là tấm lòng của Hải An — luôn làm điều tốt đẹp cho người khác.
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì
+ GV chuẩn kiến thức.
1. Khái niệm yêu thương con người
- Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
Hoạt động 2 : Biểu hiện của yêu thương con người
a. Mục tiêu: 
- HS nêu được biểu hiện tình yêu thương con người
- HS được phát triển năng lực quan sát, nhận xét và hợp tác
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh và tìm hiểu biểu hiện của tình yêu thương con người.
c. Sản phẩm: 
- Mô tả được nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh
- Biểu hiện của yêu thương con người
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát 6 hình ảnh trong mục 2, trang 11 SGK và thực hiện các nhiệm vụ:
a) Em hãy mô tả nội dung và đặt tên cho từng bức hình trên.
b) Hãy nêu các biếu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động theo nhóm từng bàn, thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.
+ GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời:
1) Mô tả được nội dung và đặt tên cho từng hình ảnh:
+ Ảnh 1: Giúp người già qua đường. Bạn HS thương cụ già đi lại khó khăn nên đã dắt cụ qua đường. Bạn HS thể hiện tình yêu thương con người.
 + Ảnh 2: Vô cảm. Những người qua đường thấy người bị ngất trên đường ở nhưng vô cảm, không giúp đỡ.
+ Ảnh 3; Đẩy xe cho người tàn tật. Bạn HS đẩy xe cho người tàn tật, đó là biểu hiện của yêu thương con người, giúp đỡ người gặp khó khăn.
+ Ảnh 4: Hiến máu cứu người. Hình ảnh đẹp, nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu tặng cho người khác. Đây là biểu hiện của tình yêu thương con người.
+ Ảnh 5: Giúp người nghèo. Thiếu niên tặng hiện vật giúp đỡ người nghị. . khó, thể hiện tình thương người.
+ Ảnh 6: Quát mắng trẻ em. Người lớn quát măng trẻ em, thê hiện khôn yêu thương trẻ em. 
2) HS nêu được các biểu hiện yêu thương con người:
+ Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông và chia sẽ những, khó khăn, đau thương với người khác. Ví dụ: giúp đỡ người già, người tàn tật, trẻ em lúc kh khăn; quyên góp tiền, hàng hoá ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ lụt, dũng cảm cứu người khỏi đuối nước, hoả hoạn, tai nạn; thây thuốc hết lòng cứu chữa bệnh nhân; hiên máu cứu người;...
+ Dìu dắt, giúp đỡ người mắc khuyết điểm, sai lầm để họ sửa chữa, đi thẹy (con đường đúng đắn: thầy cô giáo tận tuy dạy dỗ học sinh mắc khuyết điểm; giáo dục, giúp đỡ trẻ em chưa ngoan trở thành người tốt;... 
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
+ HS ghi bài
2. Biểu hiện của tình yêu thương con người
+ Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông và chia sẽ những, khó khăn, đau thương với người khác. Ví dụ: giúp đỡ người già, người tàn tật, trẻ em lúc kh khăn; quyên góp tiền, hàng hoá ủng hộ nhân dân vùng bão, lũ lụt, dũng cảm cứu người khỏi đuối nước, hoả hoạn, tai nạn; thây thuốc hết lòng cứu chữa bệnh nhân; hiên máu cứu người;...
+ Dìu dắt, giúp đỡ người mắc khuyết điểm, sai lầm để họ sửa chữa, đi thẹy (con đường đúng đắn: thầy cô giáo tận tuy dạy dỗ học sinh mắc khuyết điểm; giáo dục, giúp đỡ trẻ em chưa ngoan trở thành người tốt;... 
=> Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ với những khó khăn, đau thương của người khác; dìu dắt, giúp đỡ người mắc sai lầm để họ tìm ra con đường đúng đắn; biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác.
Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị của tình yêu thương con người
a. Mục tiêu: HS trình bày được giá trị của tình yêu thương con người.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm về các tình huống và đưa ra giá trị của tình yêu thương con người
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin l, trang 12 SGK theo cá nhân và thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
1) Theo em, tình yêu thương con người có ảnh hưởng như thể nào đến: 
+ Người được nhận tình yêu thương. 
+ Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác.
+ Những người xung quanh. 
2) Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi:
Tình yêu thương của con người được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
Tình yêu thương của con người có giá trị như thế nào trong đời sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động cá nhân, tìm câu trả lời cho các câu hỏi của GV giao.
+ GV quan sát và trợ giúp HS khi cần thiết. 
 Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời 2,3 HS chia sẻ câu trả lời:
HS nêu được: tình yêu thương con người có ảnh hưởng đến:
+ Người nhận yêu thương: được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, hoạn nạn; được động viên, an ủi, chia sẻ về mặt tinh thần, thêm tin yêu vào những điều tốt đẹp.
+ Người đã thể hiện tình yêu thương với người khác: được mọi người đánh giá tốt, quý mến, kính trọng.
+ Những người xung quanh: tự nhìn nhận, đánh giá bản thân đề điều chỉnh hành vi, thái độ, cách ứng xử của mình với người khác, nhất là những người gặp khó khăn.
+ Bạn khác nhận xét, bổ sung (nếu có)
- Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sốn đẹp hơn, sẵn sàng làm những điều tốt nhất vì người khác, làm xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn
 Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
3. Giá trị của tình yêu thương con người
- Yêu thương con người là tình cảm quý giá, một giá trị nhân văn và là truyền thống quý báu của dân tộc mà mỗi chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy.
- Tình yêu thương con người giúp mỗi cá nhân biết sống đẹp hơn, sẵn sàng làm những điêu tốt đẹp nhất vì người khác.
- Tình yêu thương con người làm cho xã hội lành mạnh, trong sáng và ngày càng tốt đẹp hơn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- HS luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá - HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung: Yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK.
c. Sản phẩm: 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS làm các bài tập trong SGK:
Bài 1: Trong những việc sau, việc nào nên làm, việc nảo không nên làm? Vì sao?
A. Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt.
B. Giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ nông sản.
C. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn.
D. Không đưa chất độc hại vào thực phẩm để kinh doanh, buôn bán,...
E. Chăm sóc các thành viên trong gia định.
Q. Nâng giá một số hàng hoá khi xảy ra dịch bệnh.
Bài 2: Hãy kể lại những hành động thể hiện tình yêu thương con người của các bạn trong lớp, trong trường em. Em học tập được điều gì từ các hành động đó?
Bài 3: Sau buổi học, Bình và Thân cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏivthăm đường. Bình định đừng lại thì Thân kéo tay Bình: “Thôi mình về đi, muộn rồi,chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Bình đi theo Thân nhưng chân cứ như dừng lại không muốn bước.
a) Em đồng ý hay không đông ý với lời nói và việc làm của Thân ?
b) Theo em, trong trường hợp này, Bình nên xử sự như thê nảo ?
Bài 4: Trong các câu tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về tình yêu thương con người? Vì sao?
A. Mội cơn ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
C. Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời.
D. Chị ngã em nâng.
E. Máu chảy ruột mềm.
G. Lá lành đùm lá rách.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành bài tập
1. Việc không nên làm là: C. Không chơi với những bạn cùng lớp có hoàn cảnh khó khăn.
2. Hành động thể hiện tình yêu thương con người của các bạn trong lớp, trong trường em là: Các bạn trường sau khi biết tin một bạn học sinh bị ung thư máu, ban lãnh đạo nhà trường đã tổ chức phong trào quyên góp giúp đỡ bạn. Em học tập được điều phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
3.
a. Em không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân.
b. Theo em trong trường hợp này Bình lên dừng lại và chỉ đường cho người phụ nữ. Rồi sau đó giải thích cho Thân về lý do mình nên dừng lại giúp họ.
4. Tục ngữ, thành ngữ sau, câu nào nói về tình yêu thương con người là: Lá lành đùm lá rách. Vì muốn trở thành một cái cây lớn thì khi lá này rách thì lá lành phải bảo vệ, đùm bọc có thế cây mới phát triển được.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: hình thành và phát triển ở HS năng lực tự chủ, tự học, điều chỉnh hành vi và phát triển năng lực bản thân.
b) Nội dung: hoàn thành các bài tập vận dụng trong SGK
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập sau :
Câu 1: Sưu tâm những bức tranh, bài hát, câu thơ, câu chuyện thê hiện tình yêu thương giữa con người với cơn người và đán vào một tờ giấy lớn đề làm thành bộ sưu tập về chủ đề này.
Câu 2: Tự làm một bông hoa và viết lời yêu thương vào các cánh hoa để thể hiện tình yêu thương với bạn bè trong nhớm, trong lớp hay với người thân trong gia đình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và hoàn thành.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia hoạt động học
- Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học
- Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể
- Vấn đáp, kiểm tra miệng
- Kiểm tra viết
- Kiểm tra thực hành
- Phiếu quan sát trong giờ học
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Hồ sơ học tập, phiếu học tập
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ (3 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nêu được khái niệm siêng năng, kiên trì; biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
- Nhận biệt được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.
- Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia giải quyệt nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong bài học.
- Năng lực đặc thù: 
- Điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá mức độ siêng năng, kiên trì của bản thân, qua đó điều chỉnh tính siêng năng tham gia các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
- Phát triên bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện tính kiên trì trong cuộc sống.
- Tự duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi lười biếng, ý lại trong học tập, trốn tránh công việc, hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Quý trọng, ủng hộ những người siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động.
- Trách nhiệm: Tích cực hoàn thành nhiệm vụ học tập, lao động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến bài học;
- Tranh ảnh về nội dung bài học;
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
- Giấy khổ lớn các loại.
2 - HS: 
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS cả lớp quan sát hình ảnh và nêu biểu hiện của hai bạn trong
hình ảnh. 
- HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.
+ Hình 1: Bạn nam không chịu suy nghĩ, bỏ dở bài tập.
+ Hình 2: Bạn nữ kiên trì suy nghĩ, quyết tâm làm bài tập.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Siêng năng, kiên trì là phẩm chất tốt đẹp của người lao động, mà học sinh chúng ta, tuổi trẻ chúng ta phải rèn luyện hằng ngày. Chăm chỉ làm việc và học hành một cách đều đặn, thường xuyên thì gọi là siêng năng cần cù nghĩa là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong bất cứ công việc nào, nhất là trong lao động và học tập. Để tìm hiểu kĩ hơn về tính siêng năng kiến trì, chúng ta vào bài học bài 3: Siêng năng, kiên trì.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_6_bai_1_den_3.docx