Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 1+2

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 1+2

- Nêu được khái niệm và biểu hiện của yêu thương con người.

- Trình bày được giá trị của yêu thương con người.

- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác.

- Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

-Thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

 

docx 49 trang Mạnh Quân 24/06/2023 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 1+2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH DÒNG HỌ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nêu được một số truyền thống gia đình, dòng họ và giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc ( bài hát Lá cờ- sáng tác: Tạ Quang Thằng), những ví dụ thực tế gắn với chủ đề:” Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”
2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo hững thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
b. Nội dung: HS xem video và hát theo yêu cầu
c. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV mở video bài hát Lá cờ cho HS nghe, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát nói về truyền thống nào của gia đình Việt Nam? Chia sẻ hiểu biết của em về truyền thống đó
- HS xem video và tìm hiểu về những truyền thống của gia đình VN, GV nhận xét, đánh giá.
- GV đặt vấn đề: Yêu thương quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một trong một những truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam àm mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. Việt Nam ta tự hào với những truyền thống gia đình nề nếp truyền từ đời này sang đời khác. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về những nét đẹp trong truyền thống văn hóa của đất nước ta
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)
Hoạt động 1: Tìm hiểu các truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS nêu được các truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc, tìm hiểu thông tin về dòng họ Đặng ở Sơn La và những truyền thống gia đình mà em biết
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho HS đọc thông tin về dòng họ Đặng ở Sơn La
Chia nhóm để HS thảo luận các câu hỏi:
a. Dòng họ Đặng ở Sơn La có truyền thống gì? Em có suy nghĩa gì về truyền thống ấy?
b. Hãy kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV rút ra kết luận về truyền thống gia đình dòng họ:
+ Truyền thống gia đình dòng họ là những giá trị tốt đẹp của gia đình dòng học được lưu truyền từ đời này sang đời khác
+ Gia đình, dòng họ ở VN có một số truyền thống tiêu biểu như: yêu nước, yêu thương con người, hiếu học, cần cù lao động, các nghề truyền thống, được lưu giữ, tiếp nỗi và phát huy qua nhiều thế hệ
1. Truyền thống gia đình, dòng họ
a. Truyền thống dòng họ Đặng: hiếu học, truyền thống yêu quê hương, đất nước
=> Em thấy ngưỡng mộ, đáng học tập
- Các truyền thống gia đình, dòng họ như:
+ Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng,..
+ Truyền thống yêu thương con người,
+ Truyền thống cần cù lao động, nghề truyền thống, 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu HS đọc và hoàn thành nhiệm vụ:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a) Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.
b) Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
c) Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS: Hoạt động theo nhóm đôi, đọc và bàn luận về các tình huống
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động
Đồng tình với (a) (b ) - không đồng tình với ý kiến ( c). 
=> Vì đã gọi là truyền thống thì dù gia đình nghèo hay giàu gì thì vẫn được gọi là truyền thống.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu hình ảnh, yêu cầu HS trả lời nhanh: Những bức tranh nào dưới đây thể hiện truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ Việt Nam ? Đánh dấu X vào ô trước bức tranh đó ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ (P2)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH DÒNG HỌ (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
Hiểu được về những truyền thống gia đình, dòng họ
Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, hiểu được ý nghĩa của truyền thống gia đình dòng họ
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGV, tranh ảnh, truyện, thơm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, âm nhạc, máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,...( nếu có điều kiện)
2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: Tổ chức hs chơi trò chơi, khơi gợi hứng thú học tập
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi, trả lời được câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS thực hiện chơi trò chơi “ Bàn tay kì diệu”
GV nêu một hành động, việc làm thể hiện sự yêu thương, chắm óc của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà ( ví dụ: bàn tay lấy nước cho ông, bàn tay mẹ ru con ngủ, )
HS cả lớp làm động tác để mô tả hành động đó
Sau khi chơi xong, GV đặt câu hỏi: Em cảm thấy thế nào khi được người thân quan tâm, yêu thương chăm sóc hay khi em quan tâm tâm, chăm sóc người thân?
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc tình huống và trả lời được câu hỏi
c. Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi đưa ra ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm thảo luận về một trường hợp trong SGV ( ½ lớp sẽ thảo luận và trả lời câu hỏi ở trường hợp 1, ½ lớp còn lại thảo luận và trả lời câu hỏi trường hợp 2) 
GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: 
a. Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích gì cho Dung?
b. Việc duy trì nền nếp, gia phong đã đem lại điều gì cho gia đình Nam?
c. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận theo nhóm để, đọc 2 trường hợp và trả lời câu hỏi
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác lắng nghe, nhận xé, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tiếp nhận câu trả lời, tổng hợp ý kiến của HS và kết luận về ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ: Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và súc mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc của Việt Nam
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a) Việc tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ đã giúp ích cho Dung: 
+ Ý thức được về giá trị bản thân, tự hào về gia đình, dòng học của mình
+ Tạo nền tảng và động lực phấn đấu
b) Việc duy trì nề nếp, gia phong đã đem lại điều cho gia đình Nam một cuộc sống luôn đoàn kết, vui vẻ, đầm ấm. Các thành viên trong gia đình được sống trong môi trường yêu thương, có văn hóa, 
c) Ý nghĩa đối của truyền thống gia đình, dòng họ đối với mỗi cá nhân gia đình, xã hội như : 
+ Phát triển lòng tự tôn cá nhân, tự tin, tự hào về gia đình
+ Nâng đỡ, tạo sức mạnh vượt qua khó khăn
+ Nuôi dưỡng và phát triển tình yêu thương, lối sống văn hóa
+ Có ý nghĩa tích cực, quan trọng với gia đình và xã hội
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức đã học
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
Chia HS thành các nhóm, GV đưa ra phiếu học tâp để HS hoàn thành:
PHIẾU HỌC TẬP 1
Ý kiến
Tán thành
Không tán thành
a. Gia đình dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp và đáng ý
b. Điệu múa hát, tinh thần hiếu học, nghề truyền thống, . được truyền từ đới này sang đời khác là những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
c. Truyền thống gia đình là những gì đã lạc hậu, cần xóa bỏ
d. Gữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình giúp ta có thêm sức mạnh trong cuộc sống
e. Con cái phải theo nghề nghiệp của bố mẹ mới là giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức tiết học.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau:
- HS hãy tự nhận xét việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của bản thân. Em đã học hỏi được điều gì từ những truyền thống của gia đình, dòng họ ấy?
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Phiếu học tập 1
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
HS hoan thành bài tập trong sbt 
Chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình (P3)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH DÒNG HỌ (TIẾT 3)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:
HS học được cách giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình dòng họ bằng những việc làm cụ thể phù hợp
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực đặc thù: điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, biết them nhiều cách để giữ gìn phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng việc làm cụ thể
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp : trách nhiệm, chăm chỉ, yêu nước, nhân ái 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Máy tính, máy chiếu, bài giảng pp,...( nếu có điều kiện), sgv, tranh ảnh thơ truyện, ca dao, tục ngữ, âm nhạc ( bài hát Lá cờ- sáng tác: Tạ Quang Thằng), những ví dụ thực tế gắn với chủ đề:” Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ”
2 - HS: SGK, Bài tập GDCD 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: Tổ chức hs chơi trò chơi, khơi gợi hứng thú học tập
c. Sản phẩm: HS chơi trò chơi, trả lời được câu hỏi của GV
d. Tổ chức thực hiện:
GV dẫn dắt, nhắc lại kiến thức:
Yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của gia đình, dingf họ Việt nam àm chúng ta cần phải giữ gìn phát huy. Ở bài học trước, chúng ta đã tìm hiểu về những truyền thống của gia đình, dòng họ, hiểu được ý nghĩa của những truyền thống tốt đẹp đó thì đến với bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu để biết thêm về cách giữ gìn, phát huy bằng những hành động, việc làm sao cho phù hợp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần làm để giữu gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc tình huống và trả lời được câu hỏi
c. Sản phẩm: HS hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi đưa ra ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về một trường hợp trong sgk ( ½ lớp sẽ thảo luận và trả lời câu hỏi ở trường hợp 1, ½ lớp còn lại thảo luận và trả lời câu hỏi ở trường hợp 2)
HS thảo luận cặp đôi trả lời theo câu hỏi: 
a. Theo em, việc làm của Linh và gia đình sẽ mang đến cảm xúc như thế nào cho người thân?
b. Em có uy nghĩ gì về mong muốn của bạn An
c. Từ việc làm của gia đình bạn Linh và bạn An theo em mỗi người cần làm gì để giữu gìn và phát huy truyền thông gia đình, dòng họ?
GV yêu cầu từng nhóm liệt kê những hành động cụ thể, thiết thwucj mà mỗi HS có thể làm được để giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
=> Kết thúc hoạt động: GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học về ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ, những biệc cần làm để giữu gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ và tổng kết những nội dung chính của bài học thông qua phần chốt nội dung ở trong SGK
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả thảo luận của nhóm mình,các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV tổng hợp các kiến thức và kết luận: Mỗi người cần tìm hiểu thêm về truyền thống gia đình dòng họ mình, từ đó có những việc làm phù hợp để phát huy những truyền thống đó
3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
a. Bạn Linh đã phát huy truyền thống gia đình kính trên nhường dưới, yêu thương ông bà, giữu gìn văn hóa truyền thống của dân tộc bằng hành động cùng gia đình sum họp, sưu tầm lời chúc ý nghĩa để chúc mừng ông bà, nboos mẹ và những người thân. Những việc làm của Linh giúp cho người thân hạnh phúc và tự hào
b. Bạn An đã phát huy truyefn thống của gia đình bằng cách tiếp tục học tập, chăm chỉ luyện đàn bầu và mong muốn giới thiệu nhạc cụ truyền thống của Việt Nam với thế giới
c. Những việc nên làm để gìn giữ và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ như:
Tìm hiểu về truyền thống gia đình mình qua việc hỏi han, trò chuyện với ông bà, bố mẹ
Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của gia đình mình bằng các việc làm cụ thể, phù hợp với độ tuổi như: chăm học, chăm làm, yêu thương bạn bè và thầy cô, kính trọng người lớn tuổi
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức, thực hành xử lí tính huống cụ thể
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 2, xử lí tình huống
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống, phân chia nhân vật để sắm vai xử lí các tính huống
Các nhóm thảo luận đưa ra cách xuer lí tình huống và phân công sắm vai
Lần lượt từng nhóm lên sắm vai, các nhóm khác chú ý lắng nghe và nhận xét phần xử lí tình huống của nhóm bạn
GV khen ngợi các nhóm có cách xử lí đúng, chỉnh sửa những cách xử lí chưa đúng
Gợi ý trả lời
Tình huống 1
Tình huống 2
Tình huống 3
Ngưỡng mộ các anh chụ, mong muốn được như các anh chị
Suy nghĩ và dự tính về trường đại học mình muốn học
Lập kế hoạch học tập sử dụng và quản lí thời gian, dành nhiều thời gian hơn để học tập, tham gia các lớp học thêm, lập nhóm bạn cùng học, đọc thêm sách tham khảo, thậm chí cí thể có kế hoạch tiết kiệm tiền để mua sách
Tự hào về bố mẹ
Thêm yêu thương và kính trọng bố mẹ, trân trọng nghề truyền thống gia đình
Tìm hiểu thêm về mẫu mà đồ chơi trung thu, dành nhiều thời gian phụ giúp bố mẹ
Chọn theo nghề truyền thống gia đình hay không là quyết định cá nhân. Điều quan trọng là em vẫn tôn trọng và tự hào về nghề truyền thống của gia đình mình, đồng thời trân trọng và dành thời gian phụ giúp công việc của bố mẹ
Đồng ý. Vì tiếp nối truyền thống của gia đình không chỉ là tiếp nối nghè nghiệp, công việc được truyền từ đời cha ông mà quan trọng là tiếp nối các giá trị của gia đình như: yêu nước, cần cù lao động, yêu thương con người, 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vào thực tiến cuộc sống
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu SGK
Em hãy viết thư cho ông bà, bố mẹ để nói lên niềm tự hào của em về truyền thống gia đình, dòng họ và chia sẻ những việc em sẽ làm để phát huy những truyền thống tốt đẹp đó.
Em hãy lập và thực hiện kế hoạch giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ của em theo bảng mẫu sau:
Tên truyền thống
Cách giữ gìn và phát huy
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
Qua hỏi - đáp và quan sát thái độ, hành động của HS để đánh giá:
+ Hoàn thành tốt: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ và giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, đòng họ. Hiểu và tự hào về truyền thống gia đình, đòng họ của mình. Đánh giá được hành vi phù hợp và chưa phù hợp với việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, đòng họ. Có hành động và kế hoạch cụ thể để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
+ Hoàn thành: Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ; giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ nhưng chưa đầy đủ. Hiểu và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ của mình. Đánh giá được hành vi phù hợp và chưa phù hợp với việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ, tuy nhiên vẫn còn một số chỗ cần diều chỉnh. Có hành động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ nhưng chưa thường xuyên.
+ Chưa hoàn thành: Chưa thực hiện được các yêu cầu theo mục tiêu của bài học.
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. 
- Chuẩn bị bài cho bài học tiếp theo: Bài 2: Yêu thương con người ( P1)
Đây là bài mẫu giáo án công dân 6 kết nối tri thức
Có đủ giáo án cả 3 bộ sách: Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức
có đủ cả word và ppoit
Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án
Có đủ giáo án cho cả 3 bộ sách giáo khoa mới: 
CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn
Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website
Công dân 6 Cánh diều
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này HS
- Nêu được một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ.
- Biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của bản thân trong học tập.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lập được kế hoạch về giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ với mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phù hợp.
- Năng lực đặc thù: Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Lựa chọn, đề xuất được cách giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học
tập và lao động.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của gia đình, dòng họ; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến các công việc của gia đình, dòng họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
- Tài liệu SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 6
- Các video clip liên quan đến bài học 
- Băng/đĩa/clip bài hát "Ba ngọn nến lung linh” của Ngọc Lễ
- Tranh ảnh về truyền thống gia đình, dòng họ; 
- Phiếu học tập; 
- Phương tiện, thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ.... 
- Giấy khổ lớn các loại.
2 - HS: 
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Nghe và ghi lại ca từ thể hiện nội dung bài hát: “Ba ngọn nến lung linh”.
- HS lắng nghe và ghi lại những ca từ thể hiện nội dung bài hát
- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Nội dung bài hát: tình cảm, tình yêu thương của các thành viên trong gia đình.
+ Ca từ thể hiện tình yêu thương của các thành viên trong gia đình: ôm ấp, những ngày thơ, ấm áp trái tim quay về, cùng buồn, cùng vui, cho ta bao niềm thương mến, bên nhau đến suốt đời.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Mỗi gia đình, dòng họ đều có những nét văn hóa, đạo đức, nghề nghiệp riêng. Đó là niềm tự hào của mỗi gia đình, dòng học. Để tìm hiểu kĩ hơn về truyền thống, dòng họ, chúng ta vào bài học bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( Khám phá)
Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là truyền thống của gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: 
- HS trình bày được thế nào là truyền thống của gia đình, dòng họ.
- HS được phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác.
b. Nội dung: GV đặt câu hỏi:
a) Truyền thông của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b) Em còn biết những truyền thông nào khác của các gia đình, dòng họ?
c) Em hiểu thể nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
c. Sản phẩm: 
+ HS nêu được truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng thể hiện qua những thông tin: ba người con của Giáo sư đều tiêp nôi truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y; là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.
+ HS nêu được những truyền thống khác của các gia đình, dòng họ như: hiếu học, tôn sư trọng đạo, cần cù lao động, đoàn kết, giữ gìn nghề truyền thống,...
+ HS trình bày được suy nghĩ của mình về khái niệm truyền thống của gia đình, dòng họ.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục 1 bằng cách mời một HS đọc to trước lớp, cả lớp lăng nghe.
+ GV đặt câu hỏi:
a) Truyền thông của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?
b) Em còn biết những truyền thông nào khác của các gia đình, dòng họ?
c) Em hiểu thể nào là truyền thống gia đình, dòng họ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS hoạt động theo nhóm đôi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS lên trình bảy, báo cáo kết quả thảo luận nhóm trước lớp (nên mời 2 – 4 nhóm có kết quả thảo luận không giống nhau) lên báo cáo, các nhóm còn lại phản biện và bổ sung ý kiến.
+ Các bạn khác nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, dẫn dắt HS hướng tới khái niệm siêng năng, kiên trì
+ GV chuẩn kiến thức.
1. Thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiểu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,...
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống gia đình,
dòng họ. HS phát triển được năng lực tự học và năng lực tìm hiểu các hiện tượng kinh tế - xã hội
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: 
+ HS giải thích được lí do chị Nga thành công trong nghệ làm côm: Vì đây là nghề truyền thống của gia đình, từ nhỏ chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm gia truyền; không dừng ở đó, chị còn mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phâm, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ. 
+ HS giải thích được ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ:
Đối với bản thân: Giúp mỗi người có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống.
Đối với dân tộc: Làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục 2
+ Yêu cầu HS giải thích vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm gốm.
+ GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn (viết các phương án trả lời vào tờ giấy A3 vào phần trả lời của mình):
Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đới với dân tộc
Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ đối với dân tộc
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động theo nhóm từng bàn, thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.
+ GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
2. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống ; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.
Hoạt động 3 : Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
a. Mục tiêu: HS biết giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
b. Nội dung: HS đọc 2 tình huống trong SGK/6,7 và trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: làm thế nào để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
Bước 1: Chuyển gia nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống trong SGK/6,7 và trả lời câu hỏi:
Tình huống 1: Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?
Tình huống 2: Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động theo nhóm từng bàn, thảo luận và bàn luận về các câu hỏi của GV giao.
+ GV quan sát và trợ giúp các nhóm khi cần thiết. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ GV mời đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
3. Giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
- Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lữa tuổi ; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức, giải thích và thực hành xử lí tình huống qua những câu hỏi gợi ý bằng kiến thức đã học
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ và hoàn thành các bài tập trong SGK.
c. Sản phẩm: 
- HS giải thích được lí do mình đồng ý hay không đồng ý với các quan điểm A, B, C, D.
- HS giải thích được quan điểm đúng — sai của từng nhân vật trong tình huống và rút ra được bài học cho mình.
- Hoàn thành phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện: 
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1:
- GV tổ chức trò chơi: Chia lớp thành 4 đội tương ứng với 4 quan điểm A, B, C, D. GV chia bảng thành 4 cột A, B, C, D, mỗi đội lần lượt cử thành viên của mình lên bảng ghi ý kiến của đội cùng những lí do để chứng minh cho ý kiến đó. Đội nào có ý kiến đúng và đưa ra nhiều lí do hợp lí thì đội đó sẽ giành chiến thắng.
- HS các đội đưa ra ý kiến:
+ Em đồng ý với quan điểm A,C
+ Em không đồng ý với quan điểm B,D
- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét, đánh giá các câu trả lời, tinh thần, thái độ tham gia của mỗi đội và bổ sung ý kiến nếu cần.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
GV nêu tình huống: Bình rất tự hào về nghề làm lồng đèn trung thu truyền thống do ông nội là “nghệ nhân làm lồng đèn” đã truyền lại cho con cháu trong gia đình. Bình kể với các bạn rằng, để làm được một chiếc lồng đèn đòi hỏi nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ và sự khéo léo của đôi bàn tay. Nghe kể, một số bạn tỏ vẻ coi thường nói: Nghề làm lồng đèn thì có gì cao siêu mà tự hào, phải học giỏi, đố đạt cao hay phát minh ra cái gì đó thì mới đáng kể chứ!
a

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_12.docx