Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

I. Mục tiêu cần đạt.

1.Kiến thức:

- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.

- Chỉ ra được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.

- Trình bày được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Kĩ năng:

-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

-Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

3. Thái độ

- Có thái độ tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:

-Năng lực:

+Năng lực giải quyết vấn đề;

+Năng lực tự nhận thức;

+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;

- Phẩm chất:

 +Nghĩa vụ công dân: tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

* Lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

 

docx 18 trang tuelam477 5460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 28 - Bài 16
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, 
 THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (T1)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
-Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
-Chỉ ra được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
- Trình bày được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
2. Kĩ năng:
-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
-Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.
3. Thái độ
- Có thái độ tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: 
+Năng lực giải quyết vấn đề;
+Năng lực tự nhận thức;
+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phẩm chất: 
 +Nghĩa vụ công dân: tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
* Lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, tranh hình kẻ xâm phạm thân thể ...
2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK;
- Dụng cụ học tập...
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
3. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Đóng vai
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
4. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân 
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 
 “Sơn và Thuỷ là học sinh lớp 6B ngồi cạnh nhau.Một hôm, Sơn bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy, Sơn đổ tội cho Thuỷ lấy cắp. Thuỷ và Sơn to tiếng, tức quá Thuỷ đã xông vào đánh Sơn chảy cả máu mũi”.
? Nhận xét cách ứng xử của hai bạn?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- hs: suy nghĩ 
Dự kiến:+ Sơn sai. Vì chưa có chứng cứ đã khẳng định Thủy ăn trộm. Như vậy là Sơn đã xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của Thủy.
+ Thủy sai.Vì không khéo léo giải quyết mà đánh Sơn chảy máu mũi. Như vậy, Thủy đã xâm hại bất hợp pháp đến thân thể Sơn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của Sơn.
* Báo cáo kết quả
- cá nhân báo cáo
* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài
- GV: Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc 
1. Mục tiêu: Hiểu đc câu chuyện 1 bài học nắm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
2. Phương thức thực hiện:	
- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- trình baỳ miệng
- Phiếu học tập của nhómcặp đôi
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
- GV yêu cẩu HS đọc truyện đọc trong sgk.
-Nhóm 1: Vì sao ông Hùng gây nên cái chết cho ông Nở ? Ông Hùng có cố ý không?
-Nhóm 2: Ông Hùng phạm tội gì?
? Việc ông Hùng bị khởi tố chứng tỏ điều gì?
-Nhóm 3: Theo em đối với mỗi con người thì điều gì là quý nhất?
-Nhóm 4: Khi thấy người khác bị xâm hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm em sẽ làm gì?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi
- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm	
- Ông Hùng giăng điện bẫy chuột bảo vệ lúa. Ông Hùng không cố ý.
- Tội vô ý giết người.
-> Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm luôn bảo vệ tính mạng của con người.
- Đó là tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì có những điều này mới có điều kiện để làm những việc khác.
- Đề nghị cơ quan đại diện cho pháp luật xem xét, giải quyết và xử lý theo những quy định của pháp luật.
*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2 (10’): Tìm hiểu các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk, danh dự và nhân phẩm.
1. Mục tiêu: Giúp HS hiểu đc các quyền cơ bản của TE
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, 
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập của nhóm- 4 nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
 .
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV treo tranh: Kẻ xâm phạm thân thể
-HS quan sát.GV giới thiệu nội dung tranh và câu chuyện có liên quan.
?- Pháp luật quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?
- Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: trả lời
- Giáo viên: lắng nghe
- Dự kiến sản phẩm 
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo đúng pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
-GV: Giới thiệu Điều 20 – Hiến pháp 2013:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
3. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu hs:
? làm bài tập a,trong SGK 
- Học sinh tiếp nhận 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
- Dự kiến sản phẩm:- HS nêu một số hành vi
+ Đánh người -> xâm phạm đến thân thể, sức khỏe.
+ Giết người -> Xâm phạm đến tính mạng.
+ Vu khống, vu cáo hoặc nói xấu 
-> xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
*Báo cáo kết quả: 
- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
4. Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai
3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu hs giải quyết tình huống: Hà là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Hà phải đi bộ từ nhà đến trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớn hơn em. Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và đụng chạm vào người Hà.
Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng thế' hiện cách ứng xử đúng:
- Hà mắng và còn cãi nhau với đám con trai.
¨
- Hà sợ hãi không dám đi học nữa.
¨
- Hà không có phản ứng gì và không dám nói cho bố mẹ biết vì sợ bố mẹ không cho đi học nữa.
¨
- Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết.
¨
- Học sinh tiếp nhận 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm:
- Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết.
¨
*Báo cáo kết quả: 
-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 	
- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk
 - Làm các bài tập SGK;
- Chuẩn bị tiếp bài tiết 2.
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
I. Truyện đọc “Một bài học”
1.Đọc truyện:
2.Nhận xét:
- Ông Hùng giăng điện bẫy chuột bảo vệ lúa. Ông Hùng không cố ý.
- Tội vô ý giết người.
-> Chứng tỏ pháp luật rất nghiêm luôn bảo vệ tính mạng của con người.
- Đó là tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vì có những điều này mới có điều kiện để làm những việc khác.
- Đề nghị cơ quan đại diện cho pháp luật xem xét, giải quyết và xử lý theo những quy định của pháp luật.
3.Kết luận:
 Đối với mỗi con người, tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là điều đáng quý nhất và được pháp luật bảo hộ.
II. Nội dung bài học:
1. Nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm 
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo đúng pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. 
III.Bài tập
BT a SGK/44
HS nêu một số hành vi
+ Đánh người -> xâm phạm đến thân thể, sức khỏe.
+ Giết người -> Xâm phạm đến tính mạng.
+ Vu khống, vu cáo hoặc nói xấu 
-> xâm phạm danh dự, nhân phẩm.
Bài tập b/SGK/ T45
- Tuấn vi phạm: Chửi bạn, đánh 
bạn : xâm phạm thân thể, sức khoẻ và danh dự của Hải.
- Anh trai Tuấn cùng phạm tội: Xâm phạm thân thể người khác.
- Nếu em là Hải:
+ Trực tiếp giải thích cho Tuấn hiểu.
+ Tuấn không nghe báo cáo với thầy cô chủ nhiệm, bố mẹ biết để cùng giải quyết.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 29 - Bài 16
QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, 
 THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (T2)
I. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Chỉ ra được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
- Trình bày được nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
2. Kĩ năng:
-Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
-Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.
3. Thái độ
- Có thái độ tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác; phản đối những hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
-Năng lực: 
+Năng lực giải quyết vấn đề;
+Năng lực tự nhận thức;
+Năng lực tự điều chỉnh hành vi phù hợp với quy định của pháp luật;
- Phẩm chất: 
 +Nghĩa vụ công dân: tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
* Lồng ghép GDQP-AN: Ví dụ đơn giản về các quyền bảo hộ tính mạng,thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm 
II. Chuẩn bị. 
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án...
2. Học sinh:
- Đọc và tìm hiểu bài theo câu hỏi SGK;
- Dụng cụ học tập...
III. Tiến trình các hoạt động dạy và học
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học 
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Dạy học hợp tác
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học dự án
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
3. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm
- Đóng vai
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
4. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
1. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu: kích thích hứng thú học tập đối với hs
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân 
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nêu nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân ? 
* Thực hiện nhiệm vụ:
- hs: suy nghĩ 
Dự kiến:
- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người khác phải theo đúng pháp luật.
- Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Mọi người phải tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. 
* Báo cáo kết quả
- cá nhân báo cáo
* Đánh giá: gv nhận xét, giới thiệu vào bài
 Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Vậy quyền này đối với mỗi công dân có ý nghĩa ntn ? Trách nhiệm của công dân ra sao ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung tiết 2 của bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung bài học
1. Mục tiêu: Hiểu đc nd bài học 
2. Phương thức thực hiện:	
- Hoạt động cá nhân. Cặp đôi
- Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
- trình baỳ miệng
- Phiếu học tập của nhómcặp đôi
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu
- GV nêu tình huống:
1. Anh Hà đi xe máy không giấy phép, vượt đèn đỏ gây tai nan chết người nhưng đã bỏ chạy.
2. Chị Nga, vợ anh Lưu rất hay ghen . Một hôm chị bắt gặp anh Lưu lai một cô gái, chị vội vàng ra chặn xe đánh đập, chửi cô gái kia ầm ĩ cả khu phố.
3. Nhà nghèo, mới 14 tuổi Na đã bị cha ép gã cho một người Đài Loan hơn Na gần 20 tuổi để lấy 50 triệu đồng.
: Qua các tình huống trên em có nhận xét gì?
- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?
- Trách nhiệm của công dân ?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi
- Giáo viênquan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm
- Tình huống 1 xâm phạm đến tính mạng con người.
- Tình huống 2 xâm phạm đến danh dự cô gái.
- Tình huống 3 xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể cô gái.
- Quyền được PL bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân có ý nghĩa như thế nào?
- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.
*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
- GV cho HS đọc điều 121.122.104 của Bộ luật hình sự để hiểu được trách nhiệm của Nhà nước đối với quyền được bảo vệ tính mạng sức khỏe của công dân.
- Những quy định trên cho ta thấy điều gì? 
- HS: Nhà nước ta thực sự coi trọng con người, chúng ta phải biết tôn trọng sức khỏe, tính mạng ... của người khác, phải biết tự bảo vệ quyền của mình.
-
II. Nội dung bài học:
- Tình huống 1 xâm phạm đến tính mạng con người.
- Tình huống 2 xâm phạm đến danh dự cô gái.
- Tình huống 3 xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, thân thể cô gái.
 2. Ý nghĩa:
- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của mỗi công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.
3. Trách nhiệm của công dân
- Công dân phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm trái với quy định của pháp luật.
3. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu hs:
? làm bài tập c,d trong SGK 
- Học sinh tiếp nhận 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý và gải quyết khó khăn đối với Hs yếu kém
- Dự kiến sản phẩm
Bài tập c/SGK/T54
+ Hành vi ứng xử đúng: 4
Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho bố mẹ, thầy cô biết 
-> Đó là cách ứng xử đúng, để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.
Bài tập d/SGK
+ Ý kiến đúng: 1, 3.
+ Ý kiến sai: 2, 4, 5
*Báo cáo kết quả: 
- Gv gọi mỗi bài 1 bạn học sinh làm chưa đc hoàn thiện lên bảng dán kết quả làm bài tập của mình.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
4. Hoạt động vận dụng
1. Mục tiêu: giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
2. Phương thức thực hiện: hoạt động cá nhân, nhóm, sắm vai
3. Sản phẩm hoạt động: Tình huống sắm vai
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Tích hợp phòng chống BLHĐ:
- Trong lớp em, trường em có hiện tượng các bạn HS có hành vi xâm phạm đến thân thể nhân phẩm của bạn bè mình không ? 
? Nếu chứng kiến cảnh các bạn của mình đánh nhau, mắng chửi nhau em sẽ làm gì
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm:
 +Gặp các bạn, phân tích để bạn thấy vậy là sai, là VPPL.
 +Nếu bạn vẫn tiếp tục vi phạm báo GVCN và bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn những hành vi đó.
*Báo cáo kết quả: 
-Gv yêu cầu 1 nhóm lên sắm vai tình huống trên
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- GV: Các hành vi bạo lực học đường không chỉ vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy của nhà trường mà còn là hành vi VPPL vì đã xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của người khác. Là HS chúng ta cần lên án các hành vi bạo lực học đường. 
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS mở rộng vốn kiến thức đã học
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu, liên hệ
* Phương thức hoạt động: cá nhân
* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 	
- Tìm ở địa phương những biểu hiện tốt, chưa tốt trong việc thực hiện các quyền đc pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sk
 - Làm các bài tập SGK;
 - Chuẩn bị bài: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bai_16_quyen_duoc_phap_luat.docx