Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Đỗ Thị Lĩnh

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Đỗ Thị Lĩnh

I- MỤC TIÊU

* GIÚP HS:

1. Về kiến thức:

 - Nêu được khái niệm và biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

 2. Về kĩ năng:

 - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động.

 - Thực hiện được những việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày.

 3. Về thái độ:

 Thể hiện sự qúi trọng những người siệng năng, kiên trì, góp ý cho những bạn có với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

II – Thiết bị dạy học và học liệu:

1. GV: SGV, SGK, giáo án, tình huống, sách tham khảo, tranh ảnh, bảng phụ và đồ dùng dạy học.

2. HS: SGK, đọc và tìm hiểu bài và đồ dùng học tập.

III – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp tổ chức dạy học chính: Tổ chức thảo luận nhóm, trò chơi, đuổi hình bắt chữ - Chiếc nón kì diệu,

- Hình thức tổ chức dạy học: Phân tích, giải thích, nêu vấn đề. Làm việc theo 4 nhóm cố định.

 

doc 18 trang Hà Thu 28/05/2022 3220
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 3: Siêng năng, kiên trì - Đỗ Thị Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường : THCS1 Sông Đốc	 Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị Lĩnh
Tổ: Văn - Sử - GDCD
BÀI 3. SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I- MỤC TIÊU
* GIÚP HS:
1. Về kiến thức:
 - Nêu được khái niệm và biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 - Hiểu được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2. Về kĩ năng:
 - Tự đánh giá được hành vi của bản thân và của người khác về siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động...
 - Thực hiện được những việc làm thể hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và cuộc sống hàng ngày.
 3. Về thái độ:
 Thể hiện sự qúi trọng những người siệng năng, kiên trì, góp ý cho những bạn có với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.
II – Thiết bị dạy học và học liệu:
1. GV: SGV, SGK, giáo án, tình huống, sách tham khảo, tranh ảnh, bảng phụ và đồ dùng dạy học.
2. HS: SGK, đọc và tìm hiểu bài và đồ dùng học tập.
III – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp tổ chức dạy học chính: Tổ chức thảo luận nhóm, trò chơi, đuổi hình bắt chữ - Chiếc nón kì diệu, 
- Hình thức tổ chức dạy học: Phân tích, giải thích, nêu vấn đề. Làm việc theo 4 nhóm cố định.
IV- Tiến trình dạy học -Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1. Khởi động(5P)
- Mục đích: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs
- Nội dụng: Giới thiệu bài(3 phút)- GV cho HS chơi trò chơi ai nhanh hơn?
- Sản phẩm: Hs trả lời được 3 (từ khóa) câu nói về siêng năng, kiên trì
- Cách thực hiện: GV trình chiếu hình ảnh hs khuyết tật tập viết và nêu câu hỏi hỏi, HS tìm và xung phong trả lời:
Gíao viên:
Giới thiệu bài (2 phút): GV cho HS chơi trò chơi ai nhanh hơn?
Để thành công trong bất kì công việc gì, mỗi chúng ta đều cần phải rèn luyện cho mình đức tính Siêng năng, kiên trì các em ạ. Đó là đức tính phải rèn luyện thật lâu mới có được.
Học sinh:
Đọc câu ca dao tục ngữ đã sưu tầm:
- Siêng học thì hay, siêng làm thì giỏi.
- Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Có chí thì nên.
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ NỘI DUNG BÀI HỌC- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục đích: 
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của lòng yêu thương con người.
- Trình bày được giá trị (ý nghĩa) của lòng yêu thương con người. Nêu được suy nghĩ và giải thích được ý nghĩa của nó. Hiểu trách nhiệm và bổn phận của mỗi người trong cộng đồng xh.
* Nội dụng: GV cho HS đọc thông tin SGK T 8,9.
* Sản phẩm: Hs trả lời được 3câu hỏi t9.
* Cách thực hiện:
 GV gọi 1 HS đọc diễn cảm truyện đọc và 3 HS đọc nêu các câu hỏi gợi ý HS trả lời, nêu suy nghĩ về câu nói.
* Hoạt động 2. Khám phá câu chuyện sgk t12(5p), tìm hiểu các biểu hiện, ý nghĩa của 
- Mục đích: HS tìm ra các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
- Nội dung: Khai thác truyện đọc, tìm các biểu hiện trong truyện
- Sản phẩm: Hs phát hiện ra các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gíao viên:
- Em hãy đọc diễn cảm truyện đọc?
- Tìm và nêu các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
1. Gv gọi 1hs đọc diễn cảm câu chuyện: Quan trọng nhất là hành trình
- Vì sao Cừ được trao bằng khen?
- Từ câu chuyện của Cừ em rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Hãy nêu suy nghĩ của em về 2 câu danh ngôn:
 + Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.( Lỗ Tấn)
 + Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả.(Benjamin Franklin)
- Dựa vào 2 câu danh ngôn trên, em hãy tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt và chưa đạt ntn? 
2.NỘI DUNG BÀI HỌC
a- Khái niệm:
* Siêng năng là gì? Cho vd?
* Thế nào là Kiên trì ? Nêu vd?
- Quan sát các hình ảnh sgk t13, xác định :
 + biểu hiện của siêng năng, kiên trì ?
 + biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì?
- Ngoài ra, hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và sinh hoạt hằng ngày mà em biết:
 -Trong học tập?
 - Trong việc nhà?
 - Trong việc chung?
c- Theo em, siêng năng, kiên trì sẽ mang lại ý nghĩa gì?
d- Để rèn luyện tính em cần?
Gc gọi 1 hs đọc ghị nhớ sgk t14
Học sinh:
- Đọc diễn cảm truyện đọc;
- Xung phong nêu các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
 1.TRUYỆN ĐỌC: 
Quan trọng nhất là hành trình
* Nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học sáng tạo mà Cừ đã biết tự học chữ nổi, biết đọc, biết viết, sử dụng máy tính và làm đồ handmade, học đàn, chơi đàn ; được tuyên dương và bằng khen dành cho thiếu niên kiên trì, vượt khó, vươn lên sống đong đầy hạnh phúc.
à Bài học của em là?
- HS tự nêu suy nghĩ của mình về 2 câu danh ngôn
à Tự đánh giá về sự siêng năng, kiên trì của bản thân em đạt và chưa đạt ntn? 
2.NỘI DUNG BÀI HỌC
a- Khái niệm:
* Siêng năng là sự chăm chỉ, thường xuyên làm việc tự giác, cần cù, miệt mài và đều đặn.
- VD: Ngày nào em cũng dậy sớm tập tdtt và học bài.
* Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng không ngại khó khăn, gian khổ.
- VD: Cô cho bài tập khó,em cũng cố gắng giải bằng được.
 Học rất khó nhưng em vẫn cố gắng học thật giỏi.
b- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì(2, 3,5,6):
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
- Ngày nào Hà cũng làm thêm bài tập Toán.
(Biểu hiện chưa siêng năng, kiên trì 1, 4) 
-Trong học tập: Cần cù, chịu khó, chuyên cần, không dễ làm khó bỏ 
-Trong việc nhà: Tự giác phụ giúp gia đình khi rảnh, không làm biếng, ỷ lại trốn tránh hay hời hợt, cẩu thả .
- Trong việc chung ở trường, lớp : cần tích cực, hăng hái, tự giác, tránh nói nhiều làm ít 
c- Ý nghĩa:
 Giúp ta vượt qua khó khăn, thử thách và hướng đến thành công trong công việc, trong cuộc sống.
d- Để rèn luyện tính em cần:
- Học tập chuyên cần;
- Chăm chỉ rèn luyện kĩ năng sống;
- Không ngừng hoàn thiện hành vi, thái độ và sự ứng xử trước những khó khăn và thách thức.
 Sản phẩm đạt được: HS nắm được nội dung chính của bài học
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- XỬ LÍ CÁC TÌNH HUỐNG:
Hoạt động 3. Luyện tập(10p)
- Mục đích: Tạo sự chủ động, tự tin cho hs thảo luận các tình huống 1,2 và sưu tầm - tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về 3 tt: Hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, mối nhóm sẽ thi nhau sưu tầm và chọn ra 1 câu nhóm mình thích nhất để phân tích ý nghĩa, 2 bạn đại diện lên giữ bảng phụ và trình bày kết quả sgk t7. 
- Nội dụng: GV cho HS đọc các tình huống 1,2 sgk t7.
- Sản phẩm: Hs thảo luận tốt, sưu tầm nhiều câu hay, xây dựng được kịch bản sắm vai xử lí được 1 tình huống cuối của Giang..
- Cách thực hiện: hs 5 nhóm trao đổi, thảo luận các tình huống 1,2, 3, 4, 5. và xử lí:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1. Đọc, sắm vai, thảo luận nhóm(5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
- GV gọi 3 hs đọc 3 tình huống sgk t10
- Kêu hs xung phong trả lời các câu hỏi :
1. Tình huống: Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự khôngbiết có nên đi học võ hay không?
Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
2. Tình huống: Đêm khuya và bên ngoài trời rất lạnh, em còn bài tập chưa làm xong. Em phân vân không biết nên đi ngủ hay là tiếp tục làm cho xong các bài tập?
3. Tình huống: Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang chơi, Tuấn rủ: " Đi đá bóng đi, cả tuần học rồi, chủ nhật phải được tự do, thoải mái chứ. Lần nào sang cũng thấy cậu làm việc nhà là sao?
Nếu em là Hùng, em sẽ nói gì với Tuấn? Vì sao?
4. Tình huống: Vào năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành học sinh giỏi toán. Vì vậy, bạn luôn cố gắng giải thêm các bài tập khó. Một lần, thấy Hoa đang loay hoay tìm lời giải cho một bài toán khó, Mai đưa cho Hoa cuốn sách Giải bài tập toán và nói: " Cậu chép đi cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian suy nghĩ"
Em có đồng ý với ý kiến của Mai không? Vì sao?
5. Tình huống: Hai tháng nữa là đến Hội khỏe Phù Đổng toàn trường, minh muốn tử sức với cự li chạy 1.000m dành chco nam. Hoàng khuyên:" Minh không nên tham gia vì ở trường có rất nhiều người chạy nhanh lắm".
Em sẽ đưa ra lời khuyên với Hoàng như thế nào?
* Liên hệ bản thân:
- Hãy liệt kê những việc em làm hằng ngày. Em thấy mình đã siêng năng chưa? Vì sao?
- Em đã từng nỗ lực hết sức vượt qua khó khăn để kiên trì hoàn thành một công việc hay chưa? Nếu có, hãy chia sẻ về điều đó?
Học sinh:
- Đọc 3 tình huống sgk t10
- Trả lời các câu hỏi :
1. Tình huống 1. Hôm nay trời mưa to, em lưỡng lự khôngbiết có nên đi học võ hay không?
Em chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
2. Tình huống: Đêm khuya và bên ngoài trời rất lạnh, em còn bài tập chưa làm xong. Em phân vân không biết nên đi ngủ hay là tiếp tục làm cho xong các bài tập?
3. Tình huống: Hùng đang dọn dẹp nhà cửa thì Tuấn sang chơi, Tuấn rủ: " Đi đá bóng đi, cả tuần học rồi, chủ nhật phải được tự do, thoải mái chứ. Lần nào sang cũng thấy cậu làm việc nhà là sao?
Nếu em là Hùng, em sẽ nói gì với Tuấn? Vì sao?
4. Tình huống: Vào năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành học sinh giỏi toán. Vì vậy, bạn luôn cố gắng giải thêm các bài tập khó. Một lần, thấy Hoa đang loay hoay tìm lời giải cho một bài toán khó, Mai đưa cho Hoa cuốn sách Giải bài tập toán và nói: " Cậu chép đi cho nhanh, việc gì phải tốn thời gian suy nghĩ"
Em có đồng ý với ý kiến của Mai không? Vì sao?
5. Tình huống: Hai tháng nữa là đến Hội khỏe Phù Đổng toàn trường, minh muốn tử sức với cự li chạy 1.000m dành chco nam. Hoàng khuyên:" Minh không nên tham gia vì ở trường có rất nhiều người chạy nhanh lắm".
V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
 - Mục đích: Thiết kế khẩu hiệu về của siêng năng, kiên trì; trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của cây. Sau đó, chia sẻ niềm vui với người thân, bạn bè.
- Nội dung: Hsbghi nhớ khẩu hiệu này và thực hành nó.
- Sản phẩm: 1 Câu khẩu hiệu
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1. Thiết kế khẩu hiệu về của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và các hoạt động khác( sinh hoạt hằng ngày, ) của em và bạn bè .
Em hãy ghi nhớ khẩu hiệu này và thực hành nó trong những tình huống hay hoàn cảnh khác nhau mà bản thân gặp phải.
- Thực hiện một trong các gợi ý sau:
 + Em hãy tìm câu chuyện kể về sự siêng năng, kiên trì của một bạn học cùng tuổi mà em biết. Sau đó, chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng trênbáo tường của lớp( Zalo, fb của em, ).
 + Em hãy trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của cây. Sau đó, chia sẻ niềm vui với người thân, bạn bè. Từ đó, tiếp tục thử nghiệm gieo trồng nhiều hạt giống hơn dựa trên điều kiện của gia đình, lớp học.
 Làm sản phẩm mang thông điệp; kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa, (5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
1. Hoạt động 1. Thiết kế khẩu hiệu về của siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và các hoạt động khác( sinh hoạt hằng ngày, ) của em và bạn bè .
- Em hãy ghi nhớ khẩu hiệu này và thực hành nó trong những tình huống hay hoàn cảnh khác nhau mà bản thân gặp phải.
2. - Thực hiện một trong các gợi ý sau:
 + Em hãy tìm câu chuyện kể về sự siêng năng, kiên trì của một bạn học cùng tuổi mà em biết. Sau đó, chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng trênbáo tường của lớp( Zalo, fb của em, ).
 + Em hãy trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của cây. Sau đó, chia sẻ niềm vui với người thân, bạn bè. Từ đó, tiếp tục thử nghiệm gieo trồng nhiều hạt giống hơn dựa trên điều kiện của gia đình, lớp học.
Học sinh:
1. Hoạt động 1. Thiết kế khẩu hiệu về của siêng năng, kiên trì:
SIÊNG HỌC THÌ HAY; 
SIÊNG CÀY THÌ GIỎI;
KHÔNG BAO GIỜ THẤT BẠI; 
- Có chí thì nên.
2.
Chia sẻ với bạn thân hoặc viết đăng trên báo tường của lớp câu chuyện kể về sự siêng năng, kiên trì của một bạn học cùng tuổi mà em biết: Nguyễn Ngọc Kí, 
Chọn à trồng một hạt giống bất kì, chăm sóc và theo dõi sự trưởng thành của cây. Sau đó, chia sẻ niềm vui với người thân, bạn bè.
1. Hoạt động 1. Khởi động(5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
II- CHUẨN BỊ 
1.GV: SGV,SGK, giáo án,tư liệu tham khảo và đồ dùng dạy học
2.HS: Đọc và chuẩn bị bài, đồ dùng học tập
III –PHƯƠNG PHÁP
- Cho học sinh liên hệ thực tế tìm những tấm gương siêng năng, kiên trì trong lớp.
- Phân tích, giải thích, nêu vấn đề.
IV- TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY – GIÁO DỤC
1.Ôn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút - 3hs)
- Sức khỏe là gì? Vì sao phải biết cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể?
- Nêu cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể chung và cách của riêng em.
- Kiểm tra bài tập d.
* Đáp án
Câu 1/ Sức khỏe là tài sản quí giá nhất của mọi người vì thế ta phải biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.
Câu 2/ Cách tự chăm sóc và rèn luyện thân thể:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Ăn uống điều độ.
- Tích cực phòng chống các dịch bệnh .
Câu 3/ GV kiểm tra bài tập d
3.Bài dạy: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
1.Đọc và tìm hiểu truyện đọc(13 phút)
- Gọi 2 hs đọc diễn cảm 
- Nêu câu hỏi, gợi dẫn hs thảo luận, trả lời
+ N1. Tìm những chi tiết cho thấy Bác Hồ đã tự học tiếng Anh, tiếng Pháp và đọc sách báo nước ngoài như thế nào?
- HS: Bác vẫn cố tự học thêm 2h khuya, không hiểu thì nhờ thủy thủ giảng lại cho, vừa làm vừa nhẩm học, tự học tranh thủ vào sáng sớm, buổi chiều mỗi ngày, Bác học tranh thủ, học cả vào ngày nghỉ, luôn tra từ điển , nhờ giải thích và ghi lại vào sổ!
+N2. Trong quá trình tự học,Bác có gặp khó khăn gì không? Bác vượt qua khó khăn đó bằng cách nào?
- HS: Bác phải làm việc nhiều, Bác mệt nhưng vẫn cố, có khi không hiểu, gặp từ không hiểu hay một danh từ khoa học thì Bác luôn tra từ điển , nhờ giải thích và ghi lại vào sổ!
- Cách học của Bác thể hiện đức tính gì?
- HS: Lòng quyết tâm, sự đam mê và kiên trì tự học.
2.Tìm hiểu nội dung bài học(20 phút)
a-Thế nào là siêng năng? Cho ví dụ cụ thể?
- HS: Siêng năng là sự chăm chỉ,thường xuyên làm việc tự giác, cần cù, miệt mài và đều đặn.
- VD: Ngày nào em cũng dậy sớm học bài, chơi thể thao và tập vá lưới, 
* Kiên trì là gì? Cho ví dụ cụ thể?
- HS nêu khái niệm : Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng không ngại khó khăn, gian khổ.
- VD: Cô cho bài tập khó , em cũng cố gắng giải bằng được, em hỏi bạn, hỏi anh chị chứ không chịu bỏ qua. Học vẽ, cũng vậy, ” không có việc gì khó, ”
- GV giải thích,treo bài tập cho hs trao đổi làm tìm ra biểu hiện siêng năng,kiên trì và trái với siêng năng ,kiên trì(bta a- Đánh dấu vào ý (1),(2):
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
- Ngày nào Hà cũng làm thêm bài tập Toán.
-Kể tên những danh nhân trong và ngoài nước có đức tính này?
-HS: LÊ QUÝ ĐÔN, ĐÁC UYN, M.GỎRKI,NEWTON,Ma-riQuy-ri, Nguyễn Bảo Châu ..
- Củng cố,dặn dò cho tiết sau: (5 phút)
+ HS nhắc lại nội dung chính vừa học.
+ Học bài , làm bài tập b,c,d.
+ Đọc và tìm hiểu phần còn lại của bài học.
 ( Hết tiết 1)
* Kiểm tra bài cũ (5 phút - 2hs)
- Siêng năng, kiên trì là gì? Vì sao phải rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì?
- Nêu các biểu hiện của riêng em hoặc của bạn em?.
- Kiểm tra vở ghi và vở bài tập của hs.
b-Tìm biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong các hoạt động khác(15 phút)
- Chia 3 nhóm cho ví dụ cụ thể theo 3 chủ đề trên, cho hs làm theo 3 -4 nhóm trên giấy A4
- Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác lắng nghe,bổ sung, nhận xét :
* Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:
-Trong học tập: Cần cù,chịu khó.Chuyên cần,không dễ làm khó bỏ 
- Trong việc nhà: Tự giác phụ giúp gia đình khi rảnh, không làm biếng,ỷ lại trốn tránh hay hời hợt,cẩu thả .
 - Trong việc chung ở trường,lớp : cần tích cực, hăng hái, tự giác, tránh nói nhiều làm ít 
- GV yêu cầu hs kể một tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập mà em biết( btc ). (8 phút)
GV nêu gương thầy NGUYỄN NGỌC KÍ, bé Mai ở Thanh Hóa .
- Điền tên một anh hùng giải phóng dân tộc nhờ tính siêng năng,kiên trì đã vượt qua bao gian lao trở ngại để đem lại cho dân ta cuộc sống yên bình
- HS lên bảng điền nhanh: một tấm gương kiên trì vượt khó trong học tập:
* Thầy Nguyễn Ngọc Kí.
 * Bác Hồ Chí Minh.
- GV nhận xét, đánh giá cho điểm đáp án chính xác .( HỒ CHÍ MINH)
c-Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì? (7 phút)
- GV: Bác Hồ đã đạt được những gì từ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học?
- HS: Bác thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài, tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, là vĩ nhân bậc nhất thế giới 
- Vậy tính siêng năng, kiên trì có ý nghĩa như thế nào? Nó có ích lợi gì cho mỗi người?
- HS đọc ý c: Giúp ta thành công trong công việc, trong cuộc sống.
- HS đọc câu tục ngữ sgk.
- GV yêu cầu hs đọc các câu ca dao tục ngữ đã sưu tầm bài tập d (5 phút)
- GV nhận xét, đánh giá nêu những câu tiêu biểu:
+ Siêng học thì hay, siêng làm thì giỏi.
+ Có chí thì nên
+ Bàn tay ta làm nên tất cả
+ Dốt đến đâu học lâu cũng biết, 
1.TRUYỆN ĐỌC: 
BÁC HỒ tự học ngoại ngữ
* Nhờ lòng quyết tâm và sự kiên trì tự học sáng tạo mà Bác đã biết được nhiều ngoại ngữ và làm cách mạng giải phóng dân tộc thành công.
2.NỘI DUNG BÀI HỌC
a- Khái niệm:
* Siêng năng là sự chăm chỉ, thường xuyên làm việc tự giác, cần cù, miệt mài và đều đặn.
- VD: Ngày nào em cũng dậy sớm tập tdtt và học bài.
* Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng không ngại khó khăn, gian khổ.
- VD: Cô cho bài tập khó,em cũng cố gắng giải bằng được.
 Học rất khó nhưng em vẫn cố gắng học thật giỏi.
b- Biểu hiện của siêng năng, kiên trì:
(Bài tập a: đánh dấu x vào ý 1.2)
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà.
- Ngày nào Hà cũng làm thêm bài tập Toán.
-Trong học tập: Cần cù, chịu khó, chuyên cần, không dễ làm khó bỏ 
-Trong việc nhà: Tự giác phụ giúp gia đình khi rảnh, không làm biếng, ỷ lại trốn tránh hay hời hợt,cẩu thả .
- Trong việc chung ở trường,lớp : cần tích cực, hăng hái, tự giác, tránh nói nhiều làm ít 
c- Ý nghĩa:
 Giúp ta thành công trong công việc, trong cuộc sống.
3.Bài tập
d- Đọc câu ca dao tục ngữ đã sưu tầm:
- Siêng học thì hay, siêng làm thì giỏi.
- Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Dốt đến đâu học lâu cũng biết.
- Có chí thì nên.
 4- Củng cố ( 3 phút ))
 - HS kể 1 việc làm thể hiện tính siêng năng của em ?
 - GV treo tranh bài 2 – thầy Nguyễn Ngọc Kí và giới thiệu thêm.
5- Dặn dò: ( 2 phút )
 - Học và chuẩn bị bài 3. Tiết kiệm.
 - Lập bảng tự đánh gía qúa trình tập luyện TDTT của em.
BÀI 
I – Mục tiêu
* Giúp học sinh sau bài học này, các em có thể:
1- Về kiến thức: 
2- Về năng lực: 
3- Về phẩm chất: 
II – Thiết bị dạy học và học liệu:
1. GV: SGV, SGK, giáo án, tình huống, sách tham khảo, tranh ảnh, bảng phụ và đồ dùng dạy học.
2. HS: SGK, đọc và tìm hiểu bài và đồ dùng học tập.
III – Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp tổ chức dạy học chính: Tổ chức thảo luận nhóm, trò chơi, đuổi hình bắt chữ - Chiếc nón kì diệu, 
- Hình thức tổ chức dạy học: Làm việc theo 4 nhóm cố định.
IV- Tiến trình dạy học -Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1. Khởi động(5P)
- Mục đích: Tạo tâm thế hứng khởi cho hs
- Nội dụng: Giới thiệu bài(3 phút)- GV cho HS chơi trò chơi tìm ô chữ:
- Sản phẩm: Hs trả lời được 3 từ khóa
- Cách thực hiện: GV trình chiếu và nêucâu hỏi hỏi, HS xung phong trả lời:
1. Hoạt động 1. Khởi động(5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
Học sinh:
2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ NỘI DUNG BÀI HỌC- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Mục đích: 
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của lòng yêu thương con người.
- Trình bày được giá trị (ý nghĩa) của lòng yêu thương con người. Nêu được suy nghĩ và giải thích được ý nghĩa của nó. Hiểu trách nhiệm và bổn phận của mỗi người trong cộng đồng xh.
* Nội dụng: GV cho HS đọc thông tin SGK T 8,9.
* Sản phẩm: Hs trả lời được 3câu hỏi t9.
* Cách thực hiện:
 GV gọi 1 HS đọc diễn cảm truyện đọc và 3 HS đọc nêu các câu hỏi gợi ý HS trả lời, nêu suy nghĩ về câu nói.
* Hoạt động 2. Khám phá câu chuyện sgk t12(5p), tìm hiểu các biểu hiện, ý nghĩa của 
- Mục đích: HS tìm ra các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
- Nội dung: Khai thác truyện đọc, tìm các biểu hiện trong truyện
- Sản phẩm: Hs phát hiện ra các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Gíao viên:
- Em hãy đọc diễn cảm truyện đọc?
- Tìm và nêu các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
1. 
Học sinh:
- Đọc diễn cảm truyện đọc;
- Xung phong nêu các biểu hiện, nêu được khái niệm và rút ra ý nghĩa bài học
 Sản phẩm đạt được: HS nắm được nội dungchính của bài học
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP- XỬ LÍ CÁC TÌNH HUỐNG:
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1. Đọc, sắm vai, thảo luận nhóm(5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
Học sinh:
V. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
 - Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động 1. Làm sản phẩm mang thông điệp; kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan tỏa, (5p)
- Mục đích:
- Nội dung:
- Sản phẩm:
- Cách thức tiến hành:
Gíao viên:
Học sinh:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_b.doc