Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm - Trương Thị Hồng Lam

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm - Trương Thị Hồng Lam

I.Mục tiêu bài học

 1.Về kiến thức

 - Học sinh nắm đợc thế nào là siêng năng,kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.

 - ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

 2. Thái độ

 Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trong học tập, lao động và các hoạt động khác.

 3. Kĩ năng

 - Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.

 - Phác thảo dợc kế hoạch vợt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác. để trở thành ngời tốt.

II.Phơng pháp

Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.

III.Tài liệu, phơng tiện

Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gơng danh nhân, bài tập tình huống. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất.

IV.Các hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?

 - Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT?

3. Bài mới.

 * Giới thiệu bài:

 Nhà cô mai có hai con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà tự ba mẹ con cô xoay sở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: Rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nớc đều do hai con trai cô làm. Hai anh còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm học nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi.

? Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai? Đức tính đó đợc biểu hiện nh thế nào? ý nghĩa gì? Chúng ta nghiên cứu bai học hôm nay.

 

doc 207 trang tuelam477 5460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Chương trình cả năm - Trương Thị Hồng Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 05/ 09/ 2020
Tuần 1
Tiết 1
Bài 1 : Tự chăm súc và rốn luyện thõn thể
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
 - Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
 - ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.
 2. Thái độ
 - Có ý thức thường xuyên tự rèn luyện thân thể.
 3. Kĩ năng
- Biết tự chăm sóc và tự rèn luyện thân thể.
- Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT).
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
III.Tài liệu, phương tiện
Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất, giấy khổ Ao, bút dạ , tục ngữ ca dao nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ. 
- Chuẩn bị tranh: Bác Hồ thường xuyên tham gia tập bóng chuyền.
IV.Các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức.
Bài mới.
 Giới thiệu bài: 
 Cha ông ta thương nói “ Có sức khoẻ là có tất cả, sức khoẻ quý hơn vàng”
Nếu được ước muốn thì ước muốn đầu tiên của con người đó là sức khoẻ.
Để hiểu ý nghĩa của sức khoẻ nói chung và tự chăm sóc sức khoẻ cá nhân nói riêng, chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 HS đọc truyện
? Điều kỳ diệu nào đã đến với Minh trong mùa hè vừa qua? 
? Để có được kỳ diệu đó bạn Minh đã phải làm gì?
=> Hàng ngày bạn vượt đường xa bằng xe đạp để bơi, lúc đầu bị nước vào cả mũi mồn, tai, khi ngủ thì đâu ê ẩm và mỏi nhừ, Minh không bỏ buổi tập nào?
? Vì sao Minh có điều kỳ diệu ấy?
- Vì Minh có nghị lực, có sự kiên trì, bởi bơi là một việc làm rất khó.
? Vậy mọi sự cố gắng nỗ lực của Minh là vì điều gì?
- Vì sức khoẻ
? Sức khoẻ có cần cho mỗi người không? Vì sao?
=> Con người có sức khoẻ thì mới tham gia tốt các hoạt động như: học tập, lao động, vui chơi, giải trí... 
GV: Tổ chức cho học sinh tự liên hệ bản thân...
HS: Cá nhân tự giới thiệu hình thức tự chăm sóc, giữ gìn sức khoẻ và rèn luyện thân thể
GV chuyển: 
Sức khoẻ của bản thân có giá trị như thế nào? Cách rèn luyện như thế nào, chúng ta sang phần 2
Thảo luận
Nhóm 1: Chủ đề “sức khoẻ đối với học tập”
Nhóm 2: Chủ đề “Sức khoẻ đối với lao động”
Nhóm 3: Chủ đề “Sức khoẻ với vui chơi, giải trí” 
? Giữa sức khoẻ và tiền bạc thì điều gì quan trọng nhất? Vì sao? 
=>Có sức khoẻ tốt thì sẽ học tập , lao động và làm ra tiền bạc.
? Có sức khỏe tốt giúp gì cho chúng ta ? 
GV : - Nếu sức khoẻ không tốt: Học tập uể oải, tiếp thu kiến thức chậm, không hoàn thành công việc, không hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi giải trí...
? Em hãy tìm các cách để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể nhằm bảo đảm tốt cho sức khoẻ?
GV :
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ăn uống điều độ
- Hàng ngày tập TDTT
- Tích cực phòng chống bệnh
GV đưa tình huống
Có một bạn cho rằng vì bơi lội thường xuyên là một biện pháp rèn luyện sức khoẻ, nên bạn ấy năng tập bơi lắm, lúc nào cũng bơi (Ngay cả lúc trưa nắng) bơi ngụp ở sông bẩn đục. Em có đồng tình không ? Vì sao?
=> Không đồng tình
? Vậy theo em, ăn uống vệ sinh, Tập TDTT như thế nào là phản lại sức khoẻ?
- Ăn uống không điều độ , vệ sinh không hợp lý, tập TDTT không giờ giấc.
Ghi chú: Phần này nếu có điều kiện thì có thể cho học sinh sắm vai
Tìm hiểu cách thức rèn luyện sức khoẻ
Cho học sinh làm bài tập sau:
Học sinh đánh dấu X vào ý kiến đúng.
 ăn uống điều độ đủ dinh dưỡng.
 ăn uống kiên khem để giảm cân.
 ăn thức ăn có chứa các loại khoáng chất... thì chiều cao phát triển.
 Nên ăn cơm ít, ăn vặt nhiều.
 Hằng ngày luyện tập TDTT.
 Phòng bệnh hơn chữa bệnh
 Vệ sinh cá nhân không liên quan đến sức khoẻ.
 Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
 Khi mắc bệnh tích cực chữa bệnh triệt để
GV: Sau khi học sinh làm bài tập xong, gv chốt lại nội dung kiến thức lên bảng:
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 và 2 trong sách giáo khoa.
1.Tìm hiểu bài (truyện đọc) 
 “Mùa hè kỳ diệu”
- Bạn Minh tập bơi và đã có một cơ thể rắn chắc, dáng đi nhanh nhẹn, trông cao hẳn lên.
II- Nội dung bài học
1, Sức khoẻ:
 - Sức khoẻ là vốn quý của con người.
2,ý nghĩa :
- Sức khoẻ tốt giúp cho chúng ta học tập tốt, lao động có hiệu quả, năng suất cao, cuộc sống lạc quan vui vẻ, thoải mái yêu đời. 
3. Rèn luyện :
- ăn uống điều độ đủ chất dinh dưỡng...(chú ý an toàn thực phẩm).
- Hằng ngày tích cực luyện tập TDTT.
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh.
- Khi mắc bệnh tích cực chữa chạy triệt để.
III, Bài Tập :
1, Bài tập a: Đánh dấu x vào ô trống tương ứng
+ Đúng: 1,3,4,5,6,7,8
+ Sai: 2
2, Bài tập c: Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu bia.
3, Củng cố:
? Em hãy nêu nội dung bài học hôm nay?
- Sức khoẻ và cách chăm sóc sức khoẻ ? 
- Tác dụng của sức khoẻ
4 ,Hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc phần nội dung bài học sgk/4
- Làm bài tập b,d sgk/4
- Đọc, tìm hiểu phần truyện đọc bài 2 “Bác Hồ tự học ngoại
 Ngày soạn : 13/ 09/ 2020
Tuần 2
Tiết 2
 Bài 2 : Siêng năng, kiên trì
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Học sinh nắm được thế nào là siêng năng,kiên trì và các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
	- ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
 2. Thái độ
	Quyết tâm rèn luyện tính siêng năng, kiên trong học tập, lao động và các hoạt động khác.
 3. Kĩ năng
	- Có khả năng tự rèn luyện đức tính siêng năng.
	- Phác thảo dược kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các hoạt động khác... để trở thành người tốt.
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, tổ chức trò chơi.
III.Tài liệu, phương tiện
Bài tập trắc nghiệm, chuyện kể về các tấm gương danh nhân, bài tập tình huống. Tranh ảnh bài 6 trong bộ tranh GDCD do công ti Thiết bị Giáo dục I sản xuất.
IV.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy kể một việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân?
 - Hãy trình bày kế hoạch tập luyện TDTT?
3. Bài mới.	 
 * Giới thiệu bài:
 Nhà cô mai có hai con trai, chồng cô là bộ đội ở xa, mọi việc trong nhà tự ba mẹ con cô xoay sở. Hai con trai của cô rất ngoan. Mọi công việc trong nhà: Rửa bát, quét nhà, giặt giũ, cơm nước đều do hai con trai cô làm. Hai anh còn rất cần cù, chịu khó học tập. Năm học nào hai anh em cũng đạt học sinh giỏi.
? Câu chuyện kể trên nói lên đức tính gì của hai anh em con nhà cô Mai? Đức tính đó được biểu hiện như thế nào? ý nghĩa gì? Chúng ta nghiên cứu bai học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- HS đọc truyện 
GV : Bác còn biết tiếng Đức, ý, Nhật... Khi đến nước nào Bác cũng học tiếng nước đó.
 Câu 1: Bác đã tự học như thế nào?
Câu 2: Bác đã gặp khó khăn gì trong học tập?
HS: Bác không được học ở trường lớp, Bác làm phụ bếp trên tàu, thời gian làm việc của Bác từ 17 - 18 tiếng đồng hồ, tuổi cao Bác vẫn học.
GV: Bác học ngoại ngữ trong lúc Bác vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước, tìm hiểu đường lối cách mạng...
? Em có nhận xét gì về việc tự học ngoại ngữ của bác?
- Đó là một việc làm rất khó khăn, đặc biệt là phải tự học, tự lao động để kiếm sống.
? Cách tự học của Bác như vậy thể hiện được điều gì? 
 Thế nào là siêng năng ?
GV : Trong cuộc sống có rất nhiều công việc khó khăn (Ví dụ việc học ngoại ngữ) vì thế dù có siêng năng, do quá khó nên ta cũng có lúc lại thấy nản chí, nản lòng, lúc đó ngoài siêng năng còn còn hỏi đức tính gì nữa?
? Em hiểu như thế nào về đức tính kiên trì?
Gv.nhấn: Muốn vượt qua được khó khăn gian khổ thì ta cần phải có tính siêng năng và kiên trì. 
GV: Em hãy kể tên những danh nhân mà em biết nhờ có đức tính siêng năng, kiên trì đã thành công xuất sắc trong sự nghiệp của mình.
HS: Nhà bác học Lê Quý Đôn, GS - bác sĩ Tôn Thất Tùng, nhà nông học Lương Đình Của, nhà bác học Niutơn...
GV: Hỏi trong lớp học sinh nào có đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập?
HS: Liên hệ những học sinh có kết quả học tập cao trong lớp.
GV: Ngày nay có rất nhiều những doanh nhân, thương binh, thanh niên...thành công trong sự nghiệp của mình nhờ đức tính siêng năng, kiên trì. 
HS: Làm bài tập trắc nghiệm sau: 
(đánh dấu x vào ô trống ý kiến mà em đồng ý):
- Người siêng năng:
- Là người yêu lao động.
- Miệt mài trong công việc.
- Là người chỉ mong hoàn thành nhiệm vụ.
- làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Làm tốt công việc không cần khen thưởng.
- Làm theo ý thích, gian khổ không làm.
- Lấy cần cù để bù cho khả năng của mình.
- Học bài quá nửa đêm. 
GV: chia nhóm để học sinh thảo luận theo 3 chủ đề:
Chủ đề 1: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập.
Chủ đề 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động.
Chủ đề 3: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong các hoạt động xã hội khác.
HS: Thảo luận xong cử nhóm trưởng ghi kết quả lên bảng.
GV: Chia bảng hoặc khổ giấy Ao thành 3 phần với 3 chủ đề: 
1. Tìm hiểu (truyện đọc)
 “Bác Hồ tự học ngoại ngữ
- Bác học thêm vào 2 giờ nghỉ (ban đêm)
Bác nhờ thuỷ thủ giảng bài, viết 10 từ mới vào cánh tay, vừa làm vừa học
- Bác Hồ của chúng ta đã có lòng quyết tâm và sự kiên trì.
- Đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.
 II, Nội dung bài học.
 1, Siêng năng, kiên trì.
a, Siêng năng : là phẩm chất đạo đức của con người.
- Làm việc cần cù thường xuyên, đều đặn.
b, Kiên trì 
- Kiên trì là sự quyết tâm đến cùng dù gặp khó khăn gian khổ.
c, Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
Học tập
Lao động
Hoạt động khác
- Đi học chuyên cần
- Chăm chỉ làm bài
- Có kế hoạch học tập
- Bài khó không nản chí
- tự giác học
- Không chơi la cà
- Đạt kết quả cao
- Chăm chỉ làm việc nhà
- Không bỏ dở công việc
- Không ngại khó
- Miệt mài với công việc
- Tiết kiệm
- tìm tòi, sáng tạo
- Kiên trì luyện TDTT
- Kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hộ.
- Bảo vệ môi trường.
- Đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, xoá đói, giảm nghèo, dạy chử.
GV: Có thể gợi ý thêm cho các nhóm và nhận xét (Chú ý đánh giá thời gian và lượng kiến thức)
? Siêng năng, kiên trì giúp ta có được điều gì trong cuộc sống?
? Tìm những câu nói hay về tính siêng năng, kiên trì?
GV: 
- Tay làm hàm nhai
- Siêng làm thì có
- Siêng học thì hay
- Luyện mới thành tài, mệt mài tất giỏi.
- Miệng nói tay làm
- Có công mài sắt, có ngày nên kim
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
? Từ các ví dụ trên , em thấy tính siêng năng kiên trì sẽ đem đến cho em điều gì trong học tập?
=> Giúp em chủ động tìm hiểu, lĩnh hội nội dung kiến thức bài.
- Tự giác thường xuyên và đều đặn trong việc học bài và làm bài.
- Không chịu bó tay trước những bài tập khó
- Học giỏi, nắm vững kiến thức.
 ? Em hãy nêu những biểu hiện trái với siêng năng kiên trì? Tìm những ví dụ, những câu tục ngữ chứng tỏ điều đó?
- Lười biếng, uể oải, nản chí, nản lòng trong học tập, lao động.
VD: - Tay quai miệng trễ.
 - Người lười không ưa.
 - Nói chín thì nên làm mười
Nói mười làm chín kẻ cười người chê
GV: Gợi ý để học sinh nêu những biểu hiện trái với đức tính siêng năng, kiên trì qua bài tập: Đánh dấu x vào cột tương ứng.
Hành vi
Không
Có
- Cần cù chịu khó
- Lười biếng, ỷ lại
- Tự giác làm việc
- Việc hôm nay chớ để ngày mai
- Uể oải, chểnh mảng
- Cẩu thả, hời hợt
- Đùn đẩy, trốn tránh
- Nói ít làm nhiều
x
x
x
x
x
Luyện tập khắc sâu kiến thức, hình thành thái độ và cũng cố hành vi. 
bài tập a (sgk)
Đánh dấu x vào tương ứng thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
- Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- Hà ngày nào cũng làm thêm bài tập
+
- Gặp bài tập khó Bắc không làm
+
- Hằng nhờ bạn làm hộ trực nhật 
+
- Hùng tự tự giác nhặt rác trong lớp
+
- Mai giúp mẹ nấu cơm, chăm sóc em 
Bài tập b.
 Trong những câu tục ngữ, thành ngữ sau câu nào nói về sự siêng năng, kiên trì.
+
- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn
+
- Năng nhặt, chặt bị 
+
- Đổ mồ hôi sôi nước mắt
+
- Liệu cơm, gắp mắm
+
+
- Làm ruộng ..., nuôi tằm ăn cơm đứng
+
- Siêng làm thì có, siêng học thì hay 
Bài tập c.
 Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì.
* Đóng kịch.
? Đóng vai một tình huống minh hoạ về tính siêng năng kiên trì hoặc không siêng năng kiên trì?
 Phân vai:
VD: Đến phiên trực nhật lớp, Hà không chịu làm mà nhờ bạn làm hộ
Hà: mặt nhăn nhó, tay ôm bụng
- ất ơi, mình đau bụng quá, cậu trực nhật giúp mình với nhé, ối đau!
ất: Cậu đau bụng à, thôi ngồi nghỉ đi để mình trực nhật cả cho.
ất cầm chổi quét lớp
- Hà chờ ất quét xong, mặt mày hớn hở.
- Cảm ơn cậu nhé, mình hết đau bụng rồi.
ất: ái chà, cậu giả vờ đau bụng để lừa việc cho người khác phải không. Cậu thật lười biếng.
GV: Đặt câu hỏi tìm những câu ca dao, tục ngữ liên quan đến đức tính siêng năng, kiên trì:
HS:- Tay làm hàm nhai
Siêng làm thì có
Miệng nói tay làm
Có công mài sắt có ngày nên kim
Kiến tha lâu cũng đầy tổ
Cần cù bù khả năng
GV nêu ví dụ về sự thành đạt nhờ đức tính siêng năng, kiên trì:
Biểu hiện
- Siêng năng, kiên trì trong học tập;...
- Siêng năng, kiên trì trong lao động;...
- Siêng năng, kiên trì trong hoạt động xã hội khác;... 
2,ý nghĩa
Siêng năng và kiên trì giúp cho con người thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
* Những biểu hiện trái với đức tính siêng năng, kiên trì.
 - Lười biếng, ỷ lại, cẩu thả, hời hợt...
- Ngại khó, ngại khổ, dể chán nản
III, Luyện tập.
Bài tập a,b,c
4, Cũng cố và hướng dẫn về nhà :
 - GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì, ý nghĩa và những biểu hiện trái với tính siêng năng, kiên trì.
 - Sưu tầm ca dao, tục ngữ, truyện cười nói về đức tính siêng năng, kiên trì.
 - Xem trước bài 3: Tiết kiệm.
Tài liệu tham khảo.
Tục ngữ :
- Mưa dầm thấm lâu - Ăn kĩ no lâu ,cày sâu tốt lúa 
- Chân lấm tay bùn - Chăm nhặt Chặt bị 
- Đổ mồ hôi sôi nước mắt - Liệu cơm gắp mắm 
Ca dao:
 - Nói chín làm mười 
Nói mười làm chín kẻ cười người chê. 
 ___________________________________________________________
 Ngày soạn : 20/ 09/ 2020
Tuần3
Tiết 3
 Bài 3 : Tiết kiệm
I.Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu được thế nào là tiết kiệm.
	- Biết được những biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống và ý nghĩa của tiết kiệm.
 2. Thái độ
	Biết quý trọng người tiết kiệm, giản dị, phê phán lối sống xa hoa lãng phí.
 3. Kĩ năng
	- Có thể tự đánh giá mình đã có ý thức và thực hiện tiết kiệm chưa.
	- Thực hiện tiết kiệm chi tiêu, thời gian, công sức của cá nhân, gia đình và xã hội.
II.Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
III.Tài liệu, phương tiện
Những mẩu truyện về tấm gương tiết kiệm. Những vụ án làm thất thoát tài sản của Nhà nước, nhân dân, tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tiết kiệm.
- Học tập và làm theo tâm gương đạo đức HCM
IV.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu và phân tích câu tục ngữ nói về siêng năng mà em biết?
 - ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì?
3. Bài mới. 
 Giới thiệubài :
 Vợ chồng bác An siêng năng lao động. Nhờ như vậy mà thu nhập của gia đình bác rất cao, sẵn có tiền của bác mua sắm đồ dùng trong gia đình, mua xe máy tốt cho các con. Hai người con thường xuyên ỷ vào cha mẹ không chịu lao động, suốt ngày đua đòi ăn chơi thể hiện con nhà giàu, thế rồi của cải nhà bác cứ lần lượt đội nón mà ra đi, cuối cùng gia đình rơi vào cảnh nghèo khổ.
?. Do đâu mà gia đình nhà bác An rơi vào cảnh nghèo khổ như vậy?
- Để hiểu được vấn đề này hôm nay chúng ta cùng học bài này.	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
HS: Đọc truyện “Thảo và Hà
- Thảo và Hà có xứng đáng để mẹ thưởng tiền không? 
=> Thảo và Hà rất xứng đáng để mẹ thưởng tiền. Vì hai bạn ai cũng đạt kết quả cao tronng học tập
- Thảo có suy nghĩ gì khi được mẹ thưởng tiền?
 =>Từ chối khi mẹ đề nghị thưởng tiền
- Việc làm của Thảo thể hiện đức tính gì?
- Phân tích diễn biến suy nghĩ của Hà trước và sau khi đến nhà Thảo?
- Trước: Chủ động vòi vĩnh xin tiền mẹ
- Sau: Xúc động, suy nghĩ, ân hận về việc làm của mình . Tự hứa: Không vòi tiền mẹ nữa, kiết kiệm để giúp mẹ.
- Suy nghĩ của Hà thế nào?
? Từ đó em có suy nghĩ gì về nhân vật trên?
- Hai bạn đều chăm ngoan học giỏi, Hà có việc làm sao lầm nhưng em sớm nhận ra và có ý thức sửa đổi , sống tiết kiệm trong tiêu dùng. Thảo rất tiết kiệm để giúp gia đình.
GV: phân tích thêm và yêu cầu học sinh liên hệ bản thân: Qua câu truyện trên em thấy mình có khi nào giống Hà hay Thảo? 
?Qua câu chuyện trên ,em thấy Thảo đã tiết kiệm gì?
=> Thảo đã tiết kiệm tiền bạc do sức lực của mình và gia đình làm ra.
? Theo em ,ngoài tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sống ,chúng ta cần phải tiết kiệm gì nữa không ? 
=> Ngoài tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sống ,chúng ta cần phải tiết kiệm thời gian,công sức ,tiết kiệm trong tiêu dùng ( điện nước)
 Thế nào là tiết kiệm ?
? Nêu biểu hiện của tiết kiệm ?
=>Không lãng phí tiền của nhà nước ,gđ và bản thân, Chi tiêu có kế hoạch 
- Biết quý trọng thời gian ,làm việc có khoa học 
- Biết quý trọng sức lực của mình và người khác
? Tiết kiệm cho bản thân ,gia đình và xã hội có lợi ích gì ? 
=> - Đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho cá nhân ,gđ ,xã hội.
- Dân giàu nước mạnh.
 ? Tiết kiệm có ý nghĩ gì ?
GV: Ta vẫn nghe nói “Tiết kiệm là quốc sách” Em hiểu câu nói đó như thế nào? và vì sao nói như vậy?
 => Tiết kiệm là chủ trương chính sách của nhà nước, bởi nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nghèo nàn. Nếu không biết tiết kiệm thì không thể quản lý , giữ gìn được tài sản của nhân dân, của nhà nước.
Gv: Sau ngày tuyên bố độc lập ngày 02/09/1945, nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong đó có nạn đói đe doạ đất nước ta. Bác Hồ đã ra lời kêu gọi mọi người tiết kiệm lương thực để giúp đồng bào nghèo bằng biện pháp hủ gạo cứu đói. Bác gương mẫu thực hiện trước bằng cách mỗi tuần nhịn ăn một bữa, bỏ số gạo đấy vào hủ cứu đói
? Em hãy cho biết đối lập với tiết kiệm là gì?
- Xa hoa lãng phí
GV: lãng phí, tham, ô, quan liêu hiện nay đang được coi là một TNXH vì lãng phí nghĩa là tiêu tốn , là vứt bỏ tài sản của quốc gia, của nhân dân, lãng phí về thời gian, về nguyên liệu xây dựng.
? Em hãy lấy ví dụ ở trường lớp , ở xã hội về tiết kiệm hoặc lãng phí?
VD: Các công trình xây dựng quốc gia lớn hàng chục tỷ đồng nhưng làm ăn vô trách nhiệm, bớt xén nguyên liệu vưà làm xong đã hỏng hoặc hiệu quả kém dễ gây tai nạn.
? Kiết kiệm sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân , gia đình xã hội ? Em sẽ làm gì để thực hiện tốt tiết kiệm?
=> Đỡ lãng phí tiền của công sức, thời gian cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Biện pháp: Suy nghĩ để sử dụng chúng một cách có hiệu quả.
GV: Đưa ra các tình huống sau:
Tình huống 1: Lan xắp xếp thời gian học tập rất khoa học, không lãng phí thời gian vô ích, để kết quả học tập tốt.
Tình huống 2: Bác Dũng làm ở xí nghiệp may mặc. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, bác phải nhận thêm việc để làm. Mặc dù vậy bác vẫn có thời gian ngủ trưa, thời gian gaỉi trí và thăm bạn bè.
Tình huống 3: Chị Mai học lớp 12, trường xa nhà. Mặc dù bố mẹ chị muốn mua cho chị một chiếc xe đạp mới nhưng chị không đồng ý.
Tình huống 4: Anh em nhà bạn Đức rất ngoan, mặc dù đã lớn nhưng vẫn mặc áo quần cũ của anh trai.
GV: Học sinh làm bài tập sau: 
Đánh dấu x vào ô tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
- Ăn phải dành, có phảỉ kiệm
- Tích tiểu thầnh đại
- Năng nhặt chặt bị 
- Ăn chắc mặc bền
- Bốc ngắn cắn dài
+ Tiết kiệm là quốc sách
+ Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày
1, Truyện đọc :
 “Thảo và Hà
- Thảo có đức tính tiết kiệm.
- Hà ân hận vì việc làm của mình. Hà càng thương mẹ hơn và hứa sẽ tiết kiệm.
II, Nội dung bài học
1, Thế nào là tiết kiệm.
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý đúng mức của cải , thời gian, công sức của mình và của người khác.
2. ý nghĩa của tiết kiệm.
- Tiết kiệm là làm giàu cho mình cho gia đình và xã hội.
III, Luyện tập
1, Bài tập 1: Trắc nghiệm
- Đánh dấu x vào ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm.
2, Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói về tiết kiệm hoặc lãng phí.
4, Cũng cố và hướng dẫn về nhà :
 - Thế nào là tiết kiệm 
 - ý nghĩa của tiết kiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội.
- Học sinh về nhà làm các bài tập trong sgk 
- Xem trước bài 4 
 ________________________________________________
 Tài liệu tham khảo.
 Ca dao. - Được mùa chớ phụ ngô khoai
 Đến khi thất bát lấy ai bận cùng.
Danh ngôn: Người ta làm giàu bằng mồ hôi nước mắt
 Mà hơn thế nữa là bằng sự tiết kiệm
 Ngày soạn : 27/09/2020
Tuần 4
Tiết 4 
 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
 Chủ đề : Tụi yờu nước sạch 
I, Mục tiờu hoạt động : 
-Hiểu được vai trũ của nước sạch đối với trong cuộc sống con người .
- Biết yờu quý và bảo vệ nguồn nước.
- Cú khả năng hợp tỏc đẻ hoàn thiện nghiệm vụ của nhúm và nghiệm vụ cỏ nhõn thiờt kế được bộ tranh truyền thụng về chủ đề tụi yờu nước sạch .
II, Hỡnh thành hoạt động : 
Học sinh hoạt động nhúm 
III, Thiết bị và phương tiện : 
SGK GDCD6, mỏy vi tinh kết nối intenet.
Giấy AO, Bỳt viết , màu 
IV, Tiến trỡnh tổ chức hoạt động: 
 1, Ổn định lớp
 2, Bài mới : 
 Chủ đề: ''Tụi yờu nước sạch''
Hơn ''bảy mươi phần trăm cơ thể bạn là nước” - đú khụng cũn là lời quảng cỏo cho một hóng nước khoỏng nào nữa, giũ' đõy nú trở thành lời cảnh bỏo cho con người về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống. Đặc biệt trong thực tế, nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn như hiện nay.
Nhắc đến nước sạch, ta nhắc đến những nguồn nước ngầm được đưa lờn mặt đất (nước mỏy, nước giếng), hay nước mưa... Những nguồn nước này được sử dụng cho sinh hoạt của con người: ăn uống, tắm giặt..., cho sản xuất mà khụng gõy hại cho sức khoẻ.
Con người cú thể nhịn ăn cả tuần nhưng khú cú thể nhịn uống một vài ngày. Nhận định ấy phần nào thể hiện được vai trũ cua nước sạch đối với đời sống. Khụng chi vậy, nhắc đến nước sạch, ta cũn nhắc đến một phần tất yếu khụng thể thiếu trong nhiều mặt của cuộc sống.
Nước sạch dựng cho sinh hoạt hàng ngày, nước đểuống, nước để rửa thực phẩm, chế biến thực phẩm, nước để tắm rửa, để lau dọn... Cơ thể người cú đến hon 70% là nước. Như vậy, nước chiếm một vai trũ rất lớn đối với sựsống con người: nước chiếm một lượng lớn trong tế bào, nước vận chuyến, đưa mỏu đi khắp cơ thể, nước thanh lọc thận... Khụng cú nước sạch, rau củ quả, thịt cỏ cũng khụng được rửa sạch, khi đú con người cũng khụng được dựng chỳng một cỏch ngon lành. Khụng cú nước sạch, thực phẩm rất khú được chế biến, lỳc đú biết đõu ta sẽ phải ăn sống hoặc ăn toàn đồ chỏy? Cú ai đú núi rằng: nước là thứ duy nhất trờn cừi đời này trong sạch. Nước trong sạch trước hết bởi chớnh bản thõn chỳng trong sạch và cũn bởi nước làm trong sạch nhiều thứ. Nước để giặt giũ, nước để lau dọn, để thanh lọc... Hóy thử tưởng tượng, nước bao trựm lờn mọi thứvỡ lớ do này hay vỡ lớ do khỏc kể cả con người, khi ấy nếu nước vỏy bẩn thỡ mọi thứ cũng theo đú mà ụ nhiễm, tanh hụi...
Nước sạch cũn là yếu tố khụng thể thiếu để sản xuất. Nước để tưới tiờu cho nụng nghiệp. Nước để giảm nhiệt mấy cho cụng nghiệp nặng, nước để làm sạch nguyờnliệu cho cụng nghiệp nhẹ... Nước sạch là một tài nguyờn khụng thể thiếu cho sự duy trỡ và phỏt triển kinh tế.
Vai trũ của nước to lớn là vậy nhưng tiếc thay, nước sạch lại khụng phải là tài nguyờn vụ tận. Càng đỏng tiếc hơn là khi con người khụng bảo vệ được nước sạch vỡ thế mà nguồn nước sạch đang dần dần vơi cạn.
Thực tế cho thấy cỏc mạch nước ngầm đang giảm dần. Đờcú được nước sạch, giếng phải đào sõu hơn vào lũng đất, cú nơi sõu đến vài chục một mà vẫn vụ vọng. Lưu lượng cỏc con sụng cũng giảm dần. ể Việt Nam trong vài năm trở lại đõy, sụng Hồng, sụng Đuống... hay rơi vào tỡnh trạng “sụng cạn”, mực nước xuống thấp dưới mức bỏo động làm tàu thuyền khụng thể lưu thụng... Đú là chưa núi đến tỡnh trạng nước sạch bị ụ nhiễm, vỏy bẩn. Rỏc thải sinh hoạt khiến những dũng sụng đổi màu nhanh chúng. Chất độc hoỏ học làm ụ nhiễm mạch
nước ngầm. Đú là chưa nhắc đến tỡnh trạng lóng phớ nước sạch ở nhiều gia đỡnh, nhiều cỏ nhõn.
Bởi sự phụ thuộc của sựsống con người, của sản xuất đối với nước sạch, khi nước sạch dần vơi cạn, đời sống con người cũng phải lờn tiếng kờu cứu.
Đõu cứ phải chõu Phi núng bức, sa mạc trải dài mới thiếu nước sạch. Ngay giữa lũng thành phố của nhiều quốc gia tỡnh trạng thiếu nước cũng vẫn là vấn đềcăng
thẳng, nhức nhối. Hà Nội là một vớ dụ sinh động, tiờu biểu cho điều đú. Những con sụng ụ nhiễm nặng nề như một mầm bệnh nguy hiểm nằm im chờ dịp bựng phỏt bệnh tật. Những làng “ung thư”, làng “u bệnh” xuất hiện trong vài năm trở lại đõy là hậu quả của những mạch nước ngầm bị nhiễm độc. Rồi mựa màng bị tàn phỏ, kim loại bị ăn mũn... đú là hậu quả của những cơn mưa axit độc hại...
Nước sạch đang dần vơi cạn, thực tế đú như một hiếm họa đe doạsựsống toàn nhàn loại. Trỏi đất tự ộp mỡnh, co rỳm. mộo mú, ộp hoài, ộp hoài mới cho ra vài giọt nước hiếm hoi mỏng manh... Vài giọt ấy sao cú thể ban phỏt sự sống cho mấy ti con người vẫn đang tiếp tục gia tăng?
Con người phải hành động dể giữ gỡn, bảo vệ nước sạch và cũng là bảo vệ chớnh con người. Tiết kiệm nguồn nước sạch hiện cú là biện phỏp trước mắt. Nhưng về lõu dài, chỳng ta phải biết giữ vệ sinh; rỏc thỏi sinh hoạt, rỏc thải cụng nghiệp phải được thu gom xửlớ. Bờn cạnh đú bảo vệ rừng cũng là cỏch để thanh lọc nguồn nước bịụ nhiễm, từ đú cải hoỏ nước mưa axit, cỏc nguồn nước bị ụ nhiễm.
Bờn cạnh nước sạch, khụng khớ, rừng... cũng là những tài nguyờn vụ giỏ thiờn nhiờn ban tặng cho sựsống. Song, trước thực tếđang ngày càng vơi cạn, dần bịụ nhiễm của cỏc loại tài nguyờn, con người cỏn giúng lờn hổi chuụng cảnh tỉnh lẫn nhau để cựng bảo vệ sự sống.
3, Hướng dẫn học sinh thực hành:
 * Học sinh bỏo cỏo hoạt động trải nghiệm sỏng tạo : Chủ đề “Tụi yờu nước sạch”
- Trỡnh bày ý kiến : Thuyết trỡnh tranh vẽ 
- Đọc bài thơ
- Hỏt 
* Hướng dẫn : - Bức tranh cú ý nghĩa gỡ, thong điệp từ bức tranh
 - nội dung bài thơ, bài hỏt muốn gửi đến thụng điệp gỡ
4, Giỏo viờn: 
 - Nhận xột và cho điểm cỏc nhúm
 - Kết thỳc cả lớp hỏt bài “Giọt nước”
Giọt Nước
Tỏc giả: Nhạc La Tuấn Dzũng, thơ Hương Chiều
Giọt nước, những giọt nước chắt chiu
Từ trong dũng suối nhỏ
Lau lỏch bờ khe, rền đỏ cheo leo
Xuống bỡnh nguyờn thành nhữmg dũng sụng nhỏ,
Thành những ao hồ, nuụi ruộng lỳa bao la
Giọt nước ra biển khơi trong muụn trựng đợt súng
Giọt nước lặng yờu trong hạnh phỳc dạt dào
Giọt nước được lớn lờn trong muụn ngàn súng xụ
Lại trở về từ những gợn mõy bay
Giọt nước về nguồn
Từ đú, hụm nay
Từ đú đến hụm nay
Trầm mặc luõn lưu thỏng ngày.
 ---------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 04/ 10/ 2020
Tuần 5
Tiết 4
 Chủ đề : Sống cú văn húa
 Bài 4 : lễ độ
I, Mục tiêu bài học
 1.Về kiến thức
	- Hiểu được thế nào là lễ độ và những biểu hiện của lễ độ.
	- ý nghĩa và sự cần của việc rèn luyện tính lễ độ.
 2. Thái độ
	Tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hoá của lễ độ.
 3. Kĩ năng
	- Có thể tự đánh giá được hành vi của mình, từ đó đề ra phương hướng rèn luyện tính lễ độ
	- Rèn luyện thói quen giao tiếp có lễ độ với người trên, kiềm chế nóng nảy với bạn bè và những người xung quanh mình.
II, Phương pháp
Thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, đàm thoại.
III, Tài liệu, phương tiện
Những mẩu truyện về tấm gương lễ độ. Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về lễ độ.
IV, Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Chữa bài tập a, b trong sgk.
3. Bài mới.
 Giới thiệu bài.
 ?. Trước khi đi học, ra khỏi nhà việc đầu tiên em phải làm gì?.
=> Chào ông, chào bà, chào bố chào mẹ.
?. Khi cô giáo vào lớp điều đầu tiên các em cần phải làm gì?.
=> Cả lớp đứng nghiêm chào cô giáo.
GV. Những hành vi trên thể hiện người có lễ độ. Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều mối quan hệ. Trong các mối quan hệ đó đều phải có những phép tắc quy định cách ứng xử, giao tiếp với nhau. Quy tắc đạo đức đó là lễ độ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV: đọc một lần truyện đọc “Em thuỷ” trong sgk, gọi HS đọc lại
? Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà. 
 => Em mời khách vào nhà chơi.
Giới thiệu khách với bà nội.
Kéo ghế mời khách ngồi.
Pha trà rót nước mời khách.
Mời bà và khách uống nước.
Xin phép bà ngồi nói chuyện với khách.
Tiễn khách ra về.
Mời khách có dịp quay lại chơi.
? Em nhận xét cách cư xử của Thuỷ khi khách đến nhà .
=> Qua câu truyện trên em Thuỷ cư xử với khách lễ phép, từng cử chỉ, lời ăn tiếng nói, đi lại và tiếp khách. Biết kính trên nhường dưới ăn nói dễ nghe, nhẹ nhàng lịch thiệp, xưng hô đúng chừng mực.
 ? Những hành vi, việc làm của Thuỷ thể hịên đức tính gì?
 ?. Lễ độ là gì?
?. Em hãy nêu 1 số tấm gương có tính lễ độ mà em biết?
=> HS.Tự do kể 
?. Lễ độ được Biểu hiện như thế nào?.
?. Em hãy tìm những hành vi lễ độ và những hành vi thiếu lễ độ?.
Ví dụ : 
- Lễ phép, lịch sự, tế nhị.
 *Hành vi thiếu lễ độ. 
Ví dụ: Vô lễ hỗn láo, nói trống không, láo xược.
? Em làm gì để trở thành người có đức tính lễ độ?
Gv. Giải thích câu tục ngữ. 
Đi thưa về gửi.
=> Là con cháu trong gia đình đi ra phải lễ phép khi về đến nhà phải nhường nhịn.
Nhóm 1: Chủ đề lựa chon mức độ biểu hiện sự lễ độ phù hợp với các đối tượng:
Đối tượng
Biểu hiện, thái độ
- Ông bà, cha mẹ.
- Anh chị em trong gia đình.
- Chú bác, cô dì. 
- Người già cả, lớn tuổi.
- Tôn kính, biết ơn, vâng lời.
- Quý trọng, đoàn kết, hoà thuận.
- Quý trọng, gần gũi.
- Kính trọng, lễ phép.
Nhóm 2:
 Thái độ
 Hành vi
- Vô lễ.
- Lời ăn tiếng nói thiếu văn hoá
- Ngông nghênh
- Cãi lại bố mẹ
- Lời nói, hành động cộc lốc, xấc xược, xúc phạm đến mọi người.
Cậy học giỏi, nhiều tiền của, có địa vị xã hội, học làm sang. 
Nhóm 3: 
Đánh dấu X vào ô trống ý kiến đúng:
Lễ độ giúp quan hệ bạn bè tốt hơn.
Lễ độ thể hiện người có đạo đức tốt.
Lễ độ là việc riêng của cá nhân.
Không lễ độ với kẻ xấu.
Sống có văn hoá là cần phải lễ độ.
 * Đưa ra tình huống:
GV. Cả lớp đang làm bài kiểm tra môn sinh học. Thắng loay hoay mở tài liệu.
Cô giáo: Thắng! em đang làm gì vậy?.
Thắng : Em có làm gì đâu ạ?.
Cô giáo: Có phải em có tài liệu trong ngăn bàn không?.
Thắng: Có thì làm sao?.
Cô giáo: En sử dụng tài liệu cô sẽ cho em điểm 0.
Thắng: Tuỳ cô.
Cô giáo: Em quá vô lễ. Mời em ra khỏi lớp và cung cô lên gặp BGH nhà trường.
GV: Sau khi học sinh thảo luận tình huống trên nhận xét rút ra bài học nhắc nhở và giáo dục học sinh
1, Truyện đọc.
 “Em thuỷ”
-

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_chuong_trinh_ca_nam_truong_t.doc