Giáo án Giáo dục công dân Lớp 6 - Tiết 10: Kiểm tra giữa kỳ I - Năm học 2020-2021
Câu1:(0,5đ): Hành vi nào dưới đây là sống chan hòa với mọi người.
A. Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết.
B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người.
C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai.
D. Ít tham gia hoạt động cùng mọi người.
Câu 2:(0,5 điểm): Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên?
A. Lâm rất thích tắm nước mưa ngoài trời mưa.
B. Ngày đầu năm cả nhà Lê đi hái lộc.
C. Đi tham quan Tú thường bẻ một cành cây đem về.
D. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn.
Câu 3:(0,5 điểm): Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật ?
A. Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ.
B. Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà ở xa trường.
C. Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản.
D. Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học.
TUẦN 10 Ngày soạn: 3/11/2020 Ngày dạy: 10/11/2020 Tiết 10 KIỂM TRA GIỮA KÌ 1 I/ Mục đích bài kiểm tra : Kiến thức: - Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học. - Giáo viên có thể đánh giá kết quả học tập của từng học sinh về nội dung kiến thức đã học 2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài. 3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài. II/ Hình thức kiểm tra: - Hình thức trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. - Tỉ lệ: trắc nghiệm khách quan 40% và tự luận 60% III/ Tiến trình lên lớp: Kiểm tra ss: Kiểm tra bài cũ: không Gv phát đề cho hs Xây dựng ma trận: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1.Sống chan hòa với mọi người; Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng kỉ luật Nhận biết được biểu hiện của một số phẩm chát đạo đức Số câu Số điểm Tỉ lệ 3 1.5 15% 3 1.5 15% 2. Biết ơn Hiểu được thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10% 1 1 10% 3.Siêng năng, kiên trì Nhận biết các biểu hiện Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1.5 15% 1 1.5 15% 4. Tự chăm sóc rèn luyện thân thể Biết được ý nghĩa của việc tự chăm sóc rèn luyện thân thể Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 20% 1 2 20% 4. Tiết kiệm Hiểu được thế nào là tiết kiệm, biểu hiện trái với tiết kiệm Xử lí tình huống cụ thể về tính tiết kiện Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 2 20% 1 2 20% 2 4 40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 1 1.5 15% 1 2.5 25% 2 4 40% 1 2 20% 8 10 100% B. ĐÊ BÀI: Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm)( khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn) Câu1:(0,5đ): Hành vi nào dưới đây là sống chan hòa với mọi người. A. Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết. B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người. C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai. D. Ít tham gia hoạt động cùng mọi người. Câu 2:(0,5 điểm): Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên? A. Lâm rất thích tắm nước mưa ngoài trời mưa. B. Ngày đầu năm cả nhà Lê đi hái lộc. C. Đi tham quan Tú thường bẻ một cành cây đem về. D. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn. Câu 3:(0,5 điểm): Hành vi nào sau đây thể hiện ý thức tôn trọng kỉ luật ? A. Giờ nghỉ trưa, Hoàng rủ các bạn đá bóng ở đầu ngõ. B. Lan thường xuyên đi học muộn vì nhà ở xa trường. C. Tùng đi chơi điện tử trong giờ tự quản. D. Hoa viết giấy xin phép khi bị ốm phải nghỉ học. Câu 4:(1 điểm): Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau để làm rõ thế nào là biết ơn: “Biết ơn là sự bày tỏ thái độ ........................,tình cảm và những .....................đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã...................mình, với những người....................với dân tộc, với đất nước. Câu 5: (1.5 đ). Hãy đánh chữ Đ vào ô trống tương ứng những câu thể hiện tính siêng năng, kiên trì và chữ S vào những câu không phải là biểu hiện của tính siêng năng, kiên trì: A. Sáng nào Lan cũng dạy sớm quét nhà. B. Gặp bài tập khó là Bắc gấp sách vở lại. C. Ngày nào đi học Việt cùng thuộc bài và làm bài tập đầy đủ. D. Đến phiên trực nhật lớp, Hà toàn nhờ bạn làm hộ. E. Chưa làm xong bài tập Lân đã đi chơi. F. Tối nào Vân cũng làm hết bài tập cô giáo ra về nhà. Phần II: Tự luận: ( 6 điểm) Câu 1: (2đ) Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm? Trái với tiết kiệm là gì? Hãy nêu 2 ví dụ trái với tiết kiệm. Câu 2:(2đ) Vì sao phải tự chăm sóc và rèn luyện thân thể? Câu 3:(2đ) Một lần đến nhà Hải chơi, Hạnh thấy nước chảy tràn bể liền nhắc bạn khóa vòi nước nhưng Hải không chỉ thờ ơ mà còn nói: “Nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ đang xem phim hay tuyệt”. Em có đồng tình với thái độ và lời nói của Hải không? Vì sao? Nếu là em, em sẽ khuyên bạn như thế nào? C. HƯỚNG DẪN CHẤM: Phần 1: Trắc nghiệm: (4đ) Câu 1: (0,5đ) Đáp án B Câu 2: (0,5đ) Đáp án D Câu 3: (0,5đ) Đáp án D Câu 4: (1đ) Điền các từ sau theo thứ tự: trân trọng, việc làm, gúp đỡ, có công. Câu 5: (1.5đ) Mỗi câu đánh đúng Đ hoặc S được 0.25 đ Đ S Đ S S Đ Phần 2: Tự luận (6đ) Câu 1: (2đ) Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.(1đ) Trái với tiết kiệm là sống hoang phí (0.5đ) Ăn chơi tiêu xài, tổ chức sinh nhật linh đình... (0,5đ) Câu 2: (2đ) Phải tự chăm sóc và rèn luyện thân thể VÌ: Giúp ta có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi được với mọi sự biến đổi của môi trường và do đó làm việc, học tập có hiệu quả.(1đ) Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời.(1đ) Câu 3: (2đ) Em không đồng tình với thái độ và lời nói của Hải. Vì: + Hải đã để nước chảy tràn lan gây lãng phí, không cần thiết. + Hải không có đức tính tiết kiệm. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn: Không nên lãng phí nước khi không cần thiết, nhà nước đang kêu gọi phải biết sử dụng tiết kiệm nước sạch, bảo vệ nguồn tài nguyên nước.(1đ) . 4. Củng cố : - Giáo viên thu bài, nhận xét thái độ làm bài của hs. 5. Dặn dò : Học bài cũ, đọc chuẩn bị bài mới: cChur đề ứng xử trong giao tiếp: Lễ độ . Rút kinh nghiệm: .....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_6_tiet_10_kiem_tra_giua_ky_i_n.doc