Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 6 - Chủ đề 2: Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 6 - Chủ đề 2: Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Hiểu biết về quá trình hình thành vùng đất Hậu Giang; dấu vết cư trú của cộng đồng cư dân Hậu Giang thời tiền sử; dấu vết cư trú và đời sống cư dân Hậu Giang thời kì Vương quốc Phù Nam.

2.Về năng lực:

- Trình bày được quá trình hình thành vùng đất Hậu Giang;

- Trình bày được dấu vết cư trú và đời sống cư dân Hậu Giang thời kì Vương quốc Phù Nam. Nêu được dấu vết cư trú của cộng đồng cư dân Hậu Giang thời tiền sử;

- Vận dụng kiến thức lịch sử vùng đất Hậu Giang thời nguyên Thủy vào cuộc sống hiện tại và định hướng xây dựng tương lai

3.Về phẩm chất: Có hành vi thái độ sống đúng đắn, có niềm tin, tự hào về quê hương đất nước,

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- GV: KHBD, Bài giảng Powerpoint, Laptop,

- HS: Sưu tầm về Lịch sử vùng đất Hậu Giang, đọc tư liệu

 

docx 12 trang Hà Thu 30/05/2022 43812
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương Lớp 6 - Chủ đề 2: Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 1-2-3-4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
CHỦ ĐỀ: 2
 HẬU GIANG TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
Môn học/Hoạt động giáo dục: GDĐP; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 4 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Hiểu biết về quá trình hình thành vùng đất Hậu Giang; dấu vết cư trú của cộng đồng cư dân Hậu Giang thời tiền sử; dấu vết cư trú và đời sống cư dân Hậu Giang thời kì Vương quốc Phù Nam. 
2.Về năng lực: 
- Trình bày được quá trình hình thành vùng đất Hậu Giang; 
- Trình bày được dấu vết cư trú và đời sống cư dân Hậu Giang thời kì Vương quốc Phù Nam. Nêu được dấu vết cư trú của cộng đồng cư dân Hậu Giang thời tiền sử; 
- Vận dụng kiến thức lịch sử vùng đất Hậu Giang thời nguyên Thủy vào cuộc sống hiện tại và định hướng xây dựng tương lai
3.Về phẩm chất: Có hành vi thái độ sống đúng đắn, có niềm tin, tự hào về quê hương đất nước, 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV: KHBD, Bài giảng Powerpoint, Laptop, 
- HS: Sưu tầm về Lịch sử vùng đất Hậu Giang, đọc tư liệu 
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động (45 phút)
a) Mục tiêu: Định hướng nội dung chủ đề Hậu Giang thời nguyên thủy
b) Nội dung: Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kĩ X
c) Sản phẩm: Nêu bật được nội dung vấn đề- định hướng nội dung chủ đề: Hậu Giangtwf thời nguyên thủy đến thế kỉ X
d) Tổ chức thực hiện: Đàm thoại, vấn đáp,
? Vùng đất Nam Bộ thời cổ đại, trong đó có tỉnh Hậu Giang, là địa bàn hình thành và phát triển của một vương quốc cổ mà đến nay không còn tồn tại nữa. Em có biết tên của vương quốc cổ đó không? 
? Những cư dân thời cổ đại ở vùng đất Hậu Giang sinh sống như thế nào? Hiện nay, trên vùng đất Hậu Giang còn dấu tích gì về cộng đồng cư dân này hay không?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1- Vùng đất Hậu Giang thời tiền sử (45 phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS nắm bắt được những điểm nổi bật về lịch sử vùng đất HG thời tiền sử
b)Nội dung: Trong thời kì băng hà, vùng đồng bằng Nam Bộ là một lòng chảo lớn đang trong quá trình tích tụ phù sa của sông Mê Công. Cách đây khoảng từ 2.800 đến 2.150 năm, quá trình biển thoái diễn ra mạnh mẽ, đường bờ biển đã lùi ra đến tận Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau cùng với quá trình bồi đắp mạnh của phù sa sông Mê Công, vùng đồng bằng Nam Bộ, trong đó có vùng đất Hậu Giang được hình thành. Ở miền Tây Nam Bộ, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy những dấu vết cư trú của người tiền sử ở các giồng đất cao thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ ngày nay
c) Sản phẩm: Nêu bật những đặc điểm lịch sử của vùng đất HG thời tiền sử
d) Tổ chức thực hiện: - Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh- Trực quan, thảo luận nhóm: Những điểm nổi bật về lịch sử vùng đất HG thời tiền sử
- Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh- thực hiện yêu cầu được giao: Xác định thời gian, địa điểm, đời sống, tinh thần của cư dân Hậu Giang thời tiền sử?
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên: Thảo luận nhóm
- Báo cáo, thảo luận: sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp của giáo viên).
Trình bày- nhận xét:
Trong thời kì băng hà, vùng đồng bằng Nam Bộ là một lòng chảo lớn đang trong quá trình tích tụ phù sa của sông Mê Công. Cách đây khoảng từ 2 800 đến 2 150 năm, quá trình biển thoái diễn ra mạnh mẽ, đường bờ biển đã lùi ra đến tận Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau cùng với quá trình bồi đắp mạnh của phù sa sông Mê Công, vùng đồng bằng Nam Bộ, trong đó có vùng đất Hậu Giang được hình thành. Ở miền Tây Nam Bộ, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy những dấu vết cư trú của người tiền sử ở các giồng đất cao thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ ngày nay.
Qua các di vật, mộ táng của cư dân tiền sử ở Nam Bộ tìm được tại các di chỉ khảo cổ ở Nam Bộ và các tư liệu về nhân chủng học cho thấy, những cư dân tiền sử ở Nam Bộ thuộc nhóm loại hình nhân chủng Mã Lai – Đa đảo có quan hệ về nguồn gốc nhân chủng với cộng đồng cư dân Sa Huỳnh (tiền Chăm-pa) và cộng đồng cư dân Thượng bản địa ở Tây Nguyên. Văn hoá vật chất của các cộng đồng cư dân tiền sử ở Nam Bộ còn kém phát triển, công cụ sản xuất và vật dụng chủ yếu bằng đá và gốm, sống bằng nghề trồng lúa, khai thác các sản vật trong tự nhiên, làm muối, làm gốm, Về đời sống tinh thần, quan niệm thẩm mĩ được thể hiện qua kiểu dáng, hoa văn trang trí trên các vật dụng bằng gốm, tín ngưỡng thờ cúng thể hiện rõ nét thông qua tập tục chôn người chết kèm theo các đồ tuỳ táng.
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu, làm rõ những nội dung/yêu cầu và nhiệm vụ học tập mà học sinh thực hiện.
Gv Chốt vấn đề: 
Cách đây khoảng từ 2.800 đến 2.150 năm, quá trình biển thoái diễn ra mạnh mẽ, đường bờ biển đã lùi ra đến tận Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cà Mau cùng với quá trình bồi đắp mạnh của phù sa sông Mê Công, vùng đồng bằng Nam Bộ, trong đó có vùng đất Hậu Giang được hình thành. 
Ở miền Tây Nam Bộ, các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy những dấu vết cư trú của người tiền sử ở các giồng đất cao thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và thành phố Cần Thơ ngày nay
Những cư dân tiền sử ở Nam Bộ thuộc nhóm loại hình nhân chủng Mã Lai – Đa đảo có quan hệ về nguồn gốc nhân chủng với cộng đồng cư dân Sa Huỳnh (tiền Chăm-pa) và cộng đồng cư dân Thượng bản địa ở Tây Nguyên.
Văn hoá vật chất của các cộng đồng cư dân tiền sử ở Nam Bộ còn kém phát triển, công cụ sản xuất và vật dụng chủ yếu bằng đá và gốm, sống bằng nghề trồng lúa, khai thác các sản vật trong tự nhiên, làm muối, làm gốm, 
Về đời sống tinh thần, quan niệm thẩm mĩ được thể hiện qua kiểu dáng, hoa văn trang trí trên các vật dụng bằng gốm, tín ngưỡng thờ cúng thể hiện rõ nét thông qua tập tục chôn người chết kèm theo các đồ tuỳ táng.
2.2- Vùng đất Hậu Giang thời vương quốc Phù Nam (45 phút)
a) Mục tiêu: Làm nổ bật Vùng đất Hậu Giang thời vương quốc Phù Nam 
b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi về Vùng đất Hậu Giang thời vương quốc Phù Nam
c) Sản phẩm: Những điểm nổi bật của Vùng đất Hậu Giang thời vương quốc Phù Nam
d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh- Trực quan, thảo luận nhóm: Những điểm nổi bật về lịch sử vùng đất HG thời vương quốc Phù Nam
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên: Thảo luận nhóm
- Báo cáo, thảo luận: sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải phápcủa giáo viên).
Trình bày- nhận xét 
Hiện nay, khắp Nam Bộ đều có các di chỉ khảo cổ học gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long là nơi tập trung nhiều và tiêu biểu nhất: di tích Óc Eo (An Giang), di tích Gò Tháp (Đồng Tháp), di tích Cạnh Đền (Kiên Giang), di tích Nhơn Thành (Cần Thơ).
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, liên quan đến vương quốc Phù Nam có các di chỉ khảo cổ ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp; xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thuỷ; xã Đông Phước, huyện Châu Thành. Ngoài ra, gắn liền với địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày nay, các nhà khảo cổ học phát hiện tại ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Châu Thành A (nay là huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ) một di tích quan trọng của cư dân Phù Nam xưa với nhiều hiện vật có giá trị.
Các hiện vật và dấu tích được phát hiện tại các di chỉ khảo cổ học và những tư liệu được ghi chép trong thư tịch cổ của Trung Hoa về vương quốc Phù Nam cho thấy: Cư dân tỉnh Hậu Giang thời kì vương quốc Phù Nam ở nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá hoặc ngói; sống bằng nghề nông, đánh bắt cá và các nghề thủ công. Đặc biệt, hoạt động giao thương nội vùng và quốc tế của Phù Nam rất phát triển, quy mô đô thị và những dấu vết của hoạt động thương mại, hàng hải quốc tế tại di chỉ Óc Eo là minh chứng rõ nhất. Cư dân tỉnh Hậu Giang thời kì vương quốc Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hoá Ấn Độ giống một số quốc gia Đông Nam Á khác. Quy mô của các trung tâm tôn giáo cùng với một lượng lớn các tượng thờ, các linh vật liên quan đến Hin-đu giáo, Phật giáo được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ học thuộc văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ là minh chứng cho điều đó.
- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu, làm rõ những nội dung/yêu cầu và nhiệm vụ học tập mà học sinh thực hiện.
* Gv chốt vấn đề:
Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, liên quan đến vương quốc Phù Nam có các di chỉ khảo cổ ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp; xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thuỷ; xã Đông Phước, huyện Châu Thành.
 Ngoài ra, gắn liền với địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày nay, các nhà khảo cổ học phát hiện tại ấp Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa (nay là huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ), huyện Châu Thành A một di tích quan trọng của cư dân Phù Nam xưa với nhiều hiện vật có giá trị.
Cư dân tỉnh Hậu Giang thời kì vương quốc Phù Nam ở nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá hoặc ngói; sống bằng nghề nông, đánh bắt cá và các nghề thủ công. 
Đặc biệt, hoạt động giao thương nội vùng và quốc tế của Phù Nam rất phát triển, quy mô đô thị và những dấu vết của hoạt động thương mại, hàng hải quốc tế tại di chỉ Óc Eo là minh chứng rõ nhất. Cư dân tỉnh Hậu Giang thời kì vương quốc Phù Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi văn hoá Ấn Độ giống một số quốc gia Đông Nam Á khác.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (20 phút) 
a) Mục tiêu: Ôn luyện kiến thức về Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kỉ x
b) Nội dung: luyện tập kiến thức về Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kỉ x
c) Sản phẩm: Rèn luyện các kĩ năng nhận biết, phân tích, trình bày sự kiện lịch sử về Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kỉ x
d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện nội dung có liên quan kiến thức về Hậu Giang từ thời nguyên thủy đến thế kỉ x
- Giao nhiệm vụ: 
1. Tại sao người tiền sử không sinh sống ở vùng đất Hậu Giang? 
2. Các nhà khoa học dựa vào đâu để biết được sự tồn tại và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân thời tiền sử ở Nam Bộ?
 3. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những dấu vết liên quan đến vương quốc Phù Nam ở những huyện nào của tỉnh Hậu Giang? 
4. Di tích khảo cổ học Nhơn Thành thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ có quy mô và quan hệ như thế nào với các di chỉ văn hoá Óc Eo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang?
- Thực hiện nhiệm vụ: - Thảo luận vấn đề
- Báo cáo: - Trình bày vấn đề- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét: Kết luận vấn đề
4- Hoạt động 4: Vận dụng (25 phút)
- Giao nhiệm vụ: 
1. Các nhà khoa học dựa vào đâu để biết được sự tồn tại và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân thời tiền sử ở Nam Bộ?
 2. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những dấu vết liên quan đến vương quốc Phù Nam ở những huyện nào của tỉnh Hậu Giang? 
3. Di tích khảo cổ học Nhơn Thành thuộc huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ có quy mô và quan hệ như thế nào với các di chỉ văn hoá Óc Eo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang? 
4. Em hãy sưu tầm các hình ảnh liên quan đến văn hoá Óc Eo (Phù Nam) được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ.
 5.Viết một bài cảm nghĩ ngắn về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Phù Nam ở vùng đất Hậu Giang. Cuộc sống hiện đại ngày nay 
- Thực hiện nhiệm vụ: - Thảo luận vấn đề
- Báo cáo: - Trình bày vấn đề- Trả lời câu hỏi
- Nhận xét: Kết luận vấn đề
* Nhận xét chung- Dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_dai_phuong_lop_6_chu_de_2_hau_giang_tu_thoi.docx