Giáo án Hình học Lớp 6 - Bài 6: Tia phân giác của góc - Năm học 2019-2020 - Lê Văn Phương

Giáo án Hình học Lớp 6 - Bài 6: Tia phân giác của góc - Năm học 2019-2020 - Lê Văn Phương

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh hiểu được khái niệm tia phân giác của góc

- Học sinh hiểu đường phân giác của góc là gì.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được đâu là tia phân giác của 1 góc

- Rèn luyện kĩ năng: Vẽ tia phân giác của một góc, vận dụng giải bài tập

3. Thái độ

- Học sinh học tập tích cực năng nổ.

- Có tinh thần hợp tác trong học tập, tập trung xây dựng phát biểu bài.

- Yêu thích môn học, tỉ mỉ, chính xác khi đo đạc

4. Định hướng phát triển năng lực

• Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề

- Vận dụng được kiến thức vào thực tế

- Khả năng làm việc nhóm, hợp tác nhóm nhỏ

- Năng lực tư duy, sáng tạo.

• Năng lực chuyên biệt:

- Tính tự lập, tự tin, cẩn thận trong tính toán

- Hình thành được kĩ năng phát triển tư duy

 

docx 10 trang tuelam477 3370
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Bài 6: Tia phân giác của góc - Năm học 2019-2020 - Lê Văn Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27	Ngày soạn: 01/03/2019
Tiết PPCT: 23 	Ngày dạy: 06/03/2019
Lớp: 6a9
Bài 6: TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được khái niệm tia phân giác của góc
- Học sinh hiểu đường phân giác của góc là gì.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được đâu là tia phân giác của 1 góc
- Rèn luyện kĩ năng: Vẽ tia phân giác của một góc, vận dụng giải bài tập
3. Thái độ
- Học sinh học tập tích cực năng nổ.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập, tập trung xây dựng phát biểu bài.
- Yêu thích môn học, tỉ mỉ, chính xác khi đo đạc
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề
- Vận dụng được kiến thức vào thực tế
- Khả năng làm việc nhóm, hợp tác nhóm nhỏ
- Năng lực tư duy, sáng tạo.
Năng lực chuyên biệt:
- Tính tự lập, tự tin, cẩn thận trong tính toán
- Hình thành được kĩ năng phát triển tư duy
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, thước đo độ, thước 2 bản dạy học, máy chiếu, laptop, bút , giáo án lên lớp
2. Học sinh: Sách giáo khoa, đồ dùng học tập, chuẩn bị bài cũ.
Phương pháp dạy học
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Giáo viên tổng hợp kết quả.
IV. Tiến trình bài học
Hoạt động khởi động 
Ổn định tổ chức lớp (1 phút)
Lớp
Sĩ số
Vắng
Kiểm tra bài cũ (6 phút)
Câu hỏi
Trả lời
Cho tia Ox. Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Oy, Oz sao cho xOy = 1200, xOz= 600
Tia Oz nằm giữa hai tia nào? Vì sao?
Tính: yOz ? Sau đó hãy so sánh xOz và yOz?
a)Tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy. Vì:
 xOz = 60° 
 xOy = 120°
Mà 60° < 120° nên xOz < xOy (1)
b)Từ (1) ta có:
 xOz+ zOy= xOy 
 60° + zOy = 120°
 zOy = 120°-60°
 zOy = 60° 
Ta có: xOz = 60° 
 zOy = 60° 
Vì 60° = 60° nên xOz= zOy (2)
Gợi vấn đề (1 phút)
-GV: Từ (1) và (2) thầy có tia Oz là tia phân giác của xOy, vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy, tia Oz tạo với Ox; Oy hai góc bằng nhau. Vậy tia phân giác của một góc là gì, để vẽ được tia phân giác của một góc ra sao thì chúng ta sẽ đến với bài học ngày hôm nay: Tiết 23 – Bài 6: TIA PHÂN GIÁC CỦA GÓC
Hoạt động hình thành kiến thức
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tia phân giác của một góc là gì? (15 phút)
-GV: Yêu cầu học sinh chú ý quan sát hình vẽ trong bài kiểm tra cũ và trả lời câu hỏi: 
1) Nêu vị trí của tia Oz đối với 2 tia Ox và Oy? 
2) Với ký hiệu trên hình vẽ, các em hãy so sánh 2 góc tạo bởi tia Oz với 2 cạnh Ox, Oy?
-GV: Các em thấy, tia Oz nằm giữa 2 tia Ox và Oy, và tia Oz cách đều 2 tia Ox và Oy hai góc bằng nhau cụ thể trên bài là 60° thì khi đó thầy nói tia Oz là tia phân giác của góc xOy.
-GV: Vậy thế nào là tia phân giác của một góc, các em đọc định nghĩa tia phân giác SGK/85. Mời một vài học sinh đứng tại chỗ đọc lại định nghĩa?
-GV: Cho HS một ví dụ liên hệ thực tế về tia phân giác của góc kèm theo các câu hỏi .
-GV: Đưa ra ví dụ áp dụng vào định nghĩa: Nhận biết: Các khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?
a) On là tia phân giác của mOp
Hình a
Trả lời: Đúng, vì tia On nằm giữa 2 tia Op và Om, và On tạo với 2 cạnh của tia Op và Om 1 góc 45°
b) Ob là tia phân giác của aOc
Hình b
Trả lời: Sai, tia Ob nằm giữa 2 tia Oa và tia Oc nhưng tia Ob không tạo với 2 tia Oa và Oc một góc bằng nhau.
c) OE là tia phân giác COD
Hình c
Trả lời: Đúng, vì tia OE nằm giữa 2 tia OD và OC tạo với 2 tia OC và OD một góc bằng nhau.
-GV: Nhấn mạnh lại điều kiện để một tia trở thành tia phân giác của một góc, sau đó GV cho HS bài tập áp dụng, chia 4 nhóm cho HS hoạt động:
Bài tập 30 SGK/87
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Ot và Oy sao cho xOt =25°, xOy =50°
a.Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
b.So sánh góc tOy và góc xOt
c.Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao?
-GV: Hết thời gian GV lấy 2 nhóm có thời gian nhanh nhất, sau đó nhận xét, sửa bài của học sinh.
-GV: Chúng ta đã biết thế nào là tia phân giác, vậy làm thế nào để vẽ tia phân giác thì chúng ta cùng sang mục 2: Cách vẽ tia phân giác của một góc
-HS: Quan sát, trả lời câu hỏi.
-HS: Lắng nghe
-HS: Phát biểu, trả lời câu hỏi của GV
-HS: Chú ý, quan sát, trả lời các câu hỏi của giáo viên
-HS: Trả lời.
-HS: Thực hiện hoạt động nhóm.
-HS: Quan trát, sửa bài vào vở
1.Tia phân giác của một góc
a.Định nghĩa SGK/85
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
Ta có:
Oz là tia phân giác của xOy suy ra: 
Tia Oz nằm giữa tia Ox và Oy
xOz = zOy 
b.Áp dụng: 
Bài tập 30 SGK/87
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ tia Ot và Oy sao cho xOt =25°, xOy =50°
a.Tia Ot có nằm giữa hai tia Ox và Oy không?
b.So sánh góc tOy và góc xOt
c.Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao?
Hoạt động 2. Cách vẽ tia phân giác của một góc (10 phút)
-GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Có mấy cách vẽ tia phân giác của một góc và kể tên ? 
-GV: Mời một học sinh trả lời câu hỏi.
-GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Cho ví dụ: Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 64°. 
-GV: Hướng dẫn học sinh vẽ hình bằng cách 1.
Cách 1: Dùng thước đo góc
Bước 1: Vẽ góc xOy
Bước 2: Tính số đo góc xOz
Bước 3: Vẽ tia Oz
Cách 2: Gấp giấy
-GV: Cho HS quan sát trong SGK/86
Cách 3: Sử dụng thước hai bản
Bước 1: Vẽ góc xOy
Bước 2: Sử dụng thước 2 bản kê 1 cạnh của thước trùng vào đường thẳng Ox rồi kẻ tiếp lề còn lại của thước, tương tự đặt tiếp thước vào đường thẳng Oy rồi kẻ tiếp lề còn lại của thước. 
Bước 3: Điểm giao nhau của hai lề còn lại (không trùng với 2 đường thẳng Ox, Oy) , từ điểm O ta nối lên giao điểm vừa chấm, ta được tia phân giác Oz
-GV: Sau khi hướng dẫn xong cách vẽ, GV hỏi HS: Vậy theo các em, mỗi góc (không phải là góc bẹt) có bao nhiêu tia phân giác? 
-GV: Vậy nếu là góc bẹt thì tia phân giác được vẽ như thế nào?
-GV: Trước khi vẽ thì một em có thể nhắc lại cho thầy góc bẹt là góc như thế nào? Và hãy lên bảng vẽ hình?
-GV: Sẽ hướng dẫn HS vẽ tia phân giác cuả góc bẹt
-HS: Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi của GV.
-HS: Trả lời câu hỏi
-HS: Lắng nghe
-HS: Quan sát
-HS: Quan sát
-HS: Quan sát, lắng nghe
-HS: Quan sát, lắng nghe
-HS: Chú ý
-HS: Trả lời, lên bảng vẽ hình.
-HS: Quan sát giáo viên hướng dẫn.
2.Cách vẽ tia phân giác của một góc
a. Ví dụ: 
Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy số đo 64°
Cách 1: Dùng thước đo góc
 Bước 1: Vẽ góc xOy
Bước 2: Tính số đo góc xOz
Oz là tia phân giác của xOy 
Suy ra xOz= xOy2= 64°2=32°
Vẽ tia Oz nằm giữa Ox, Oy sao cho xOz = 32°
Bước 3: Vẽ tia Oz
Cách 2: Gấp giấy (SGK/86)
Cách 3: Sử dụng thước hai bản
Bước 1: Vẽ góc xOy
Bước 2: Sử dụng thước 2 bản kê 1 cạnh của thước trùng vào đường thẳng Ox rồi kẻ tiếp lề còn lại của thước, tương tự đặt tiếp thước vào đường thẳng Oy rồi kẻ tiếp lề còn lại của thước. 
b. Nhận xét: Mỗi góc (không phải là góc bẹt) có duy nhất một tia phân giác
*Góc bẹt có hai tia phân giác là hai tia đối nhau
Hoạt động 3: Đường phân giác ( 5 phút)
-GV: Cho HS hình ảnh và trả lời câu hỏi:
? Tia On có phải là tia phân giác của góc xOy hay không? Vì sao?
-GV: Sau đó, GV chiếu tiếp và hỏi học sinh: 
	? Tia Om và tia On ở vị trí như thế nào với nhau?
-GV: Nhận xét câu trả lời của HS, sau đó rút ra nhận xét.
Nhận xét: Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
-GV: Yêu cầu học sinh phát biểu lại định nghĩa đường phân giác.
-GV: Chiếu tiếp một hình, gọi HS chỉ ra đường phân giác của hình trên.
-HS: Trả lời câu hỏi
-HS: Quan sát, trả lời.
-HS: Lắng nghe
-HS: Phát biểu lại
Đường phân giác
Nhận xét: Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó
3. Hoạt động củng cố (6 phút)
Câu 1: Cho xOy =126°, tia Ot là tia phân giác của xOy . Số đó của xOt là?
35 °
45°
63°
65°
Câu 2: 
Cho xOz = yOz. Tia Oz có phải là tia 
phân giác của góc xOy không? Vì sao? 
Câu 3: Bài tập 32(SGK - 87 )
Khi nào ta kết luận được tia Ot là tia phân giác của góc xOy? Chọn câu đúng trong các câu sau
Tia Ot là tia phân giác của góc xOy khi:
A. xOt = yOt 
B. xOt + tOy = xOy 
C. xOt + tOy = xOy và xOt = yOt 
D. xOt = yOt = xOy 2
-GV: Dựa vào bài tập trên, cho HS diễn tả tia phân giác của góc bằng các cách khác nhau. 
Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- BTVN: Bài tập 31, 35 SGK/87
- Học định nghĩa tia phân giác của một góc là gì, đường phân giác của một góc là gì?
- Tập cách vẽ tia phân giác của một góc
- Chuẩn bị bài tiết sau “Luyện tập”.
V.Nhận xét rút kinh nghiệm
Phần nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn . . . . . . . .
Đà lạt, ngày, tháng .năm 2019
Giáo sinh thực tập	Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_bai_6_tia_phan_giac_cua_goc_2019_2020.docx