Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương 1: Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương 1: Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia - Năm học 2020-2021

I/ MỤC TIÊU:

1.Kiến thức : Nhận biết được:

- Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng; quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng

- Hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng.

2. Kĩ năng:

- Biết cách vẽ: 3 điểm thẳng hàng; đoạn thẳng; hai đường thẳng cắt nhau

- Biết cách vẽ: hai đường thẳng song song, đoạn thẳng cắt đoạn thẳng; đoạn thẳng cắt đường thẳng.

3. Phẩm chất- Năng lực :

+ Năng lực: Vẽ hình chuẩn xác, khả năng tư duy logic các kiến thức của bài 1 và bài 2 từ đó hình thành khả năng tư duy các vấn đề trong cuộc sống

+Phẩm chất: sống có trách nhiệm, biết vượt khó, cẩn thận

 II/ CHUẨN BỊ:

 - GV: Máy chiếu, giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.

 - HS: sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập và các kiến thức liên quan.

 

docx 26 trang tuelam477 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Chương 1: Điểm. Đường thẳng. Đoạn thẳng. Tia - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6 / 09 /2020.
Ngày giảng: 6A: 11 /9/2020 /9/2020 
 6B: 12 /9/2020 /9/2020 
Chương I. ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG. ĐOẠN THẲNG. TIA.
Tiết 1+ 2: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG. 
ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM
I/ MỤC TIÊU
- Kiến thức: Nhận biết được điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hai điểm.
- Kĩ năng: Biết vẽ điểm, đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng.
- PC - NL
+ Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, vận dụng kiến thức, sử dụng hình thức diễn tả phù hợp.
+ Phẩm chất: Cần cù, chăm chỉ, vượt khó, cẩn thận.
II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học
 - HS: sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập và các kiến thức liên quan
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
A.B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Cho Hs quan sát hình 1- T155
- Yêu cầu HS ghi nhớ hình ảnh của điểm.
- Cho 2HS đọc nội dung 1b- T156.
- Cho HS làm 1c- T156.
- Cho HS đọc và làm theo yêu cầu 2a- T157.
- Cho 2 HS đọc 2b- T157.
Cho hs quan sát hình ảnh.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn yêu cầu mục 2c.
- Nhận xét.
- Cho HS thực hiện cá nhân đọc và làm theo yêu cầu 3a- T157.
- Cho 2 HS đọc nội dung 3b-T157.
- GV phát phiếu học tập 3c- T158.
- Nhận xét.
- GV chốt nội dung kiến thức trọng tâm.
- Quan sát
- HS ghi nhớ
- Đọc
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
- Đọc
- HS: 
- Các nhóm khác nhận xét.
- HS: đọc thực hiện theo.
- Đọc.
- Làm phiếu học tập: 
+ở hình 8 có 3 điểm là điểm F, G, H, mà mỗi điểm thuộc đồng thời hai đường thẳng.
+ Ở hình 8 có 3 đường thẳng là: đường thẳng: FG, FH, GH.
- nhận xét.
1. Điểm
- Dấu chấm nhỏ của đầu bút ( chì) trên trang giấy, hạt cát trên mặt bàn, 
- Dùng các chữ cái in hoa A; B ; C;
- Hai điểm có thể trùng nhau. Hai điểm không nhau gọi là hai điểm phân biệt.
2. Đường thẳng
- Đường thẳng không bị giới hạn bởi về hai phía.
- Dùng chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng.
VD: a, b,c 
b. Điểm thuộc đường thẳng.
 Điểm không thuộc đường thẳng.
VD :
Ký hiệu:
A d điểm A thuộc đường thẳng d.
B d điểm B không thuộc đường thẳng d.
3. Đường thẳng đi qua hai điểm.
- Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời bài 1
- Cho 1HS lên bảng làm ý 2a.
- Nhận xét.
- Cho 2 HS đứng tại chỗ trả lời 2b
- Nhận xét.
-Qua bài này em đã học những kiến thức nào?
1.- .
- .
- Những đường thẳng đi qua điểm C: đường thẳng m; i .
- Lên bảng làm 2a.
- Nhận xét.
- trả lời
-Nhận xét
Qua bài này em đã học những kiến thức:Điểm; đường thẳng; điểm thuộc, không thuộc đường thẳng; chỉ có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm.
1. xem hình 9 và trả lời các câu hỏi.
- .
- .
- Những đường thẳng đi qua điểm C: (m) ; (i ).
2. Luyện tập và ghi vào vở.
a, vẽ
b, dựa vào hình vẽ ở ý a, trả lời các câu hỏi.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Cho HS thực hành cá nhân
- Quan sát hình SHD- T159.
- Thực hành
- Quan sát+ đọc và thực hiện theo yêu cầu.
1. Thực hành.
2. Quan sát tìm hiểu.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
- cho HS thực hiện trên giấy
- cho HS tìm hiểu đọc thêm
- GV chốt nội dung kiến thức toàn bài
- Thực hiện
- Tìm hiểu.
1. Luyện tập và ghi vào vở
2. Đọc thêm.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
- Xem lại nội dung kiến thức đã học.
- Làm bài trong phần vận dụng và tìm tòi mở rộng; 
-Tìm hiểu thêm trên mạng internet và người lớn về màn hình tivi hoặc máy tính để hiểu thêm về điểm ảnh.
- Đọc trước nội dung bài 2:‘‘ Ba điểm thẳng hàng. Đoạn thẳng”. 
 Huổi Lèng, ngày 7 tháng 09 năm 2020
 Chuyên môn tổ duyệt
 Nguyễn Thị Nguyệt
Ngày soạn: 6 / 09 /2020.
Ngày giảng: 6A: /9/2020 6B: /9/2020 
 6A: /10 /2020 6B: /10/2020 
Tiết 3+4 . Bài 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG. ĐOẠN THẲNG
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Nhận biết được:
- Ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng; quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng
- Hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song; đoạn thẳng.
2. Kĩ năng:
- Biết cách vẽ: 3 điểm thẳng hàng; đoạn thẳng; hai đường thẳng cắt nhau
- Biết cách vẽ: hai đường thẳng song song, đoạn thẳng cắt đoạn thẳng; đoạn thẳng cắt đường thẳng.
3. Phẩm chất- Năng lực : 
+ Năng lực: Vẽ hình chuẩn xác, khả năng tư duy logic các kiến thức của bài 1 và bài 2 từ đó hình thành khả năng tư duy các vấn đề trong cuộc sống
+Phẩm chất: sống có trách nhiệm, biết vượt khó, cẩn thận
 II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Máy chiếu, giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
 - HS: sách giáo khoa, vở ghi, đồ dùng học tập và các kiến thức liên quan.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1: Phần A, B
Tiết 2: Phần C, D, E
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG và HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Quan sát hình 10 trong sgk rồi dùng thước thẳng kiểm tra và trả lời câu hỏi:
- Đường thẳng YZ có đi qua điểm V không?
- Đường thẳng WX có đi qua điểm V không?
-3 điểm Y, Z, V trên hình 10 được gọi là 3 điểm thẳng hàng.
-Theo em 3 điểm thẳng hàng cần thỏa mãn điều kiện gì?
-Hãy vẽ cho cô giáo 3 điểm C, D, E thẳng hàng
-Dựa vào điều kiện 3 điểm thẳng hàng hãy cho cô giáo biết 3 điểm không thẳng hàng khi nào?
-Vẽ hình biểu diễn 3 điểm D, E, F không thẳng hàng
-Theo em trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa 2 điểm còn lại
-Quay lại hình 1 hãy cho cô giáo biết
Điểm A, B nằm như nào so với điểm C
Điểm B, C nằm như nào so với điểm A
Điểm A, C nằm như nào so với điểm B
Điểm nào nằm giữa 2 điểm
-Quan sát hình 13 trong sgk và cho cô biết 
 +Trong hình có 3 điểm nào thẳng hàng, 3 điểm nào không thẳng hàng?
 +Hai điểm nào nằm cùng phía với điểm V
 +Hai điểm nào nằm khác phía với điểm X
 +Điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại
 +Hai điểm nào nằm cùng phía với điểm U
-Quan sát hình 14 và vẽ vào vở đoạn thẳng AB cho cô giáo
-GV nêu khái niệm đoạn thẳng
-Quan sát hình 16 trong sgk và trả lời câu hỏi
 +Hình a) 2 đường thẳng xy, zt có mấy điểm chung
 + Hình b) 2 đường thẳng AB và DE có mấy điểm chung đó là điểm chung nào?
 + Hình c )2 đường thẳng AB và BC có mấy điểm chung?
-Hai đường thẳng trong hình a được gọi là 2 đường thẳng song song, theo em 2 đường thẳng song song nếu chúng thỏa mãn điều kiện gì
-2 đường thẳng ở hình b là 2 đường thẳng cắt nhau và F được gọi là giao điểm
-Ở hình )c AB và BC là hai đường thẳng trùng nhau
-GV nêu chú ý 
-Dựa vào các kiến thức cô giáo vừa đưa các em hãy thực hiện yêu cầu sau vào vở
 + Vẽ hình thể hiện một đường thẳng cắt một đoạn thẳng
 + Vẽ hình biểu diễn một đoạn thẳng cắt một đoạn thẳng
-Quan sát hình 19 trong sgk cho cô giáo biết
 +Hai đường thẳng cắt nhau
 + Hai đường thẳng trùng nhau
 +Hai đường thẳng phân biệt
 +Đường thẳng cắt đoạn thẳng
 + Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng
Có
-Có
-3 điểm cùng thuộc một đường thẳng.
-3 điểm không cùng thuộc một đường thẳng là 3 điểm không thẳng hàng.
-Có 1 điểm
-Nằm cùng phía với điểm C
-Nằm cùng phía với điểm A
-Nằm khác phía đồi với điểm B
-Điểm B nằm giữa 2 điểm A và C
-3 điểm U, X, T không thẳng hàng
- 3 điểm U, T, V không thẳng hàng
- 3 điểm X, V, T không thẳng hàng
- 3 điểm U, X, Y thẳng hàng
- Điểm U, X
-Điểm U, V
-Điểm X
-Điểm X, V
-HS thực hiện
- Không có điểm chung
-Có 1 điểm chung. Đó là điểm F
-3 điểm thẳng hàng
-2 đường thẳng không có điểm chung gọi là 2 đường thẳng song song
-HS lắng nghe
-HS thực hiện yêu cầu của giáo viên
-HS quan sát hình và trả lời câu hỏi
1. Ba điểm thẳng hàng
-Khi ba điểm cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng.
-Khi 3 điểm không cùng thuộc một đường thẳng nào ta nói chúng không thẳng hàng.
-Trong 3 điểm thẳng hàng có 1 và chỉ 1 điểm nằm giữa hai điểm còn lại
Trên hình 1, ta có thể nói:
-Điểm A, B nằm cùng phía với điểm C
-Điểm B, C nằm cùng phía với điểm A
-Điểm A, C nằm khác phía đồi với điểm B
- Điểm B nằm giữa 2 điểm A và C
2. Đoạn thẳng
-Đoạn thẳng A, B là hình gồm cả điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa 2 điểm A, B
- Hai điểm A, B là 2 đầu mút của đoạn thẳng AB
 A B
-Hai đường thẳng không có điểm chung nào ta nói chúng song song với nhau.
-Hai đường thẳng chỉ có một điểm chung ta nói 2 đường thẳng cắt nhau và điểm chung đó được gọi là giao điểm
-Khi 3 điểm thẳng hàng thì 2 đường thẳng tạo bởi 3 điểm đó trùng nhau
*Chú ý: Hai đường thẳng không trùng nhau được gọi là hai đường thẳng phân biệt. Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có 1 điểm chung hoặc không có điểm chung nào
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
-Dựa vào kiến thức vừa học các em hãy vẽ vào vở theo các diễn đạt sau (trên một hình)
 + 3 điểm X, Y, Z thẳng hàng và điểm Y nằm giữa 2 điểm X và Z
 + 3 điểm X, Z, U không thẳng hàng
 + 3 điểm X, Y, T thẳng hàng và điểm T nằm giữa hai điểm X, Y
- Gọi HS trả lời câu hỏi 1b) SHD- 124
Gọi HS đọc nội dung bài 3 t124
Gọi HS trả lời nội dung câu a)
-Cả lớp chia làm 2 nhóm theo dõi hình 20 trong sgk và thực hiện yêu cầu sau
Yêu cầu 1: Tìm điểm D trên đường thẳng m sao cho 3 điểm C, D, A thẳng hàng. Tìm điểm E trên đường thẳng n sao cho ba điểm B, A, E thẳng hàng
Yêu cầu 2: Vẽ và gọi tên các đoạn thẳng mà hai đầu mút của chúng nằm trong số các điểm A, B, C, D, E
-Gv yêu cầu học sinh báo cáo kết quả và nhận xét bài của học sinh
-HS thực hiện vẽ hình
Trả lời cá nhân.
Trả lời cá nhân.
Nhóm trưởng điều khiển các thành viên trong nhóm thực hiện.
-HS thực hiện theo nhóm 
Học sinh báo cáo kết quả và nhận xét bài.
-HS thực hiện yêu cầu
Bài tập 1 ( T 123)
a)
Bài tập 3 ( T 124)
a)Hai đường thẳng phân biệt:
Hai đường thẳng song song, hai đường thẳng cắt nhau.
b)
- Vẽ đường thẳng đi qua A và C cắt đường thẳng m tại D (như hình vẽ).
- Vẽ đường thẳng đi qua A và B cắt đường thẳng n tại E (như hình vẽ).
Các đoạn thẳng mà hai đầu mút của chúng nằm trong số các điểm: A, B, C, D, E là: AE, AD, AB, AC, DE, DB, DC,EB,EC,BC.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
-Giải đố: Đố bạn xếp được 5 viên sỏi thành 2 hàng,mỗi hàng có đúng 3 viên sỏi thẳng hàng
-Quan sát xung quanh em và chỉ ra một vài hình ảnh có liên quan đến: Các điểm thẳng hàng;Đoạn thẳng...
-HS tiến hành giải đố và xếp sỏi
-HS quan sát và lấy ví dụ
E. HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ TÌM TÒI
-Đọc và tìm hiểu
- HS về nhà tìm tòi và hỏi người lớn để trả lời câu hỏi
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Xem lại phần lí thuyết đã học; Làm các bài tập trong sách giáo khoa
- Xem và thực hành thuần thục cách vẽ 3 điểm thẳng hàng, 3 điểm không thẳng hàng, đoạn thẳng, 2 đường thẳng cắt nhau.
 Huổi Lèng, ngày 21 tháng 09 năm 2020
 Chuyên môn tổ duyệt
 Nguyễn Văn Đạt
Ngày soạn: 04/ 10 /2020.
Ngày giảng: 6A: 10/ 10 /2020 6B: 09/ 10 /2020
 6A: / 10 /2020 6B: /10 /2020
 TIẾT 5+ 6: ĐỘ DÀI CỦA ĐOẠN THẲNG.
 TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Biết được: Độ dài của đoạn thẳng; So sánh độ dài hai đoạn thẳng ( dựa vào số đo của chúng); Điều kiện để có AM + MB = AB; trung điểm của đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: Biết cách:
Đo độ dài một đoạn thẳng; So sánh độ dài hai đoạn thẳng; Sử dụng hệ thức 
AM + MB = AB trong tính toán về độ dài; vẽ trung điểm đoạn thẳng.
3. Phẩm chất - Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, tự chủ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: kế hoạch bài học, sách hướng dẫn thước thẳng.
- Học sinh: học bài chuẩn bị bài, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết 1: Phần A, B
Tiết 2: Phần C, D, E
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Đoạn thẳng AB là gì?
- Kể tên các đoạn thẳng ở hình dưới đây? Tìm 3 điểm thẳng hàng? Điểm D có nằm giữa hai điểm A và B không?
- Nhận xét cho điểm.
- HS trả lời
- HS dưới lớp nhận xét.
A. B . HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Em đã đo độ dài đoạn thẳng như thế nào?
- Cho HS đọc nội dung- T126.
GV nêu ví dụ
- Cho HS đọc ví dụ T127.
- Dùng thước đo độ dài các đoạn thẳng trong hình vẽ 23 T 127 ( HĐ nhóm bàn).
- So sánh các đoạn thẳng đã đo ở trên ?
- Đo độ dài các đoạn thẳng IN,NK,IK?
- So sánh IN+NK với IK?
- Vẽ ba điểm thẳng hàng A, M, B mà điểm M nằm giữa A và B. Đo và so sánh AN+ MB với AB?
- Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B ta có hệ thức nào?
- Cho HS đọc nội dung 2b - T 127.
- Cho Hs làm 2c-T 127.
- Điểm U cách đều hai điểm T và U ta nói điểm U là trung điểm của đoạn thẳng TV.
- Cho HS đọc nội dung 2d- T 127
- Cho HS làm 2e T- 128 thảo luận nhóm bàn.
- yêu cầu các nhóm báo cáo.
- Nhận xét chốt nội dung kiến thức.
- Trả lời.
- Đọc nội dung T 126.
HS lắng nghe
- Đọc VD.
- Đo báo cáo KQ
- HS: IN+ NK = IK
- HS: AM+ MB= AB.
- Đọc.
- HS: TU= UV.
- Đọc.
- Thảo luận nhóm bàn
- Báo cáo
- Các nhóm khác nhận xét.
1. Độ dài đoạn thẳng.
( SHD -T 126)
- Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
-VD:
+ Độ dài đoạn thẳng AB là 10 cm hoặc khoảng cách giữa hai điểm A,B là 10cm hoặc điểm A cách điểm B một khoảng bằng 10cm.
+ Viết: AB= 10cm hoặc
BA= 10cm.
- Hai điểm A, B trùng nhau, khoảng cách giữa hai điểm bằng 0.
- Có thể so sánh hai đoạn thẳng bằng cách so sánh hai độ dài của chúng; có thể cộng độ dài các đoạn thẳng
( với cùng đơn vị đo).
2. Khi nào MN+ NP= MP.
 ( SHD- T 168).
- Nếu điểm N nằm giữa hai điểm M và P 
thì MN+ NP= MP.
- Nếu MN+ NP = MP thì điểm N nằm giữu hai điểm M và P.
3. Trung điểm của đoạn thẳng.
- Trung điểm I của đoạn thẳng AB, là điểm nằm giữa hai điểm A, B và cách đều A và B( tức là IA=IB).
- Trung điểm của đoạn thẳng AB còn gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
- Cho HS làm bài 1- T169.
- Nhận xét.
Chia nhóm cho các nhóm làm bài tập 2 SHD – 128
Gọi đại diện các nhóm trình bày.
Nhận xét.
Chốt kiến thức.
Gọi HS đọc nội dung bài 3 SHD T128.
Gv nêu câu hỏi gọi hs trả lời cá nhân.
Gọi hs nhận xét.
GV vẽ hình cho các dữ kiện:
BD = 14 cm; 
A là trung điểm của BD;
BC = ED = 3cm.
-Nêu cách tính AC ?
- Nêu cách tính BE?
(GV gợi ý nếu cần)
- Qua bài học này em đã học được những kiến thức nào?
- Đọc
- Từng HS Trả lời
- Nhận xét.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện.
- đại diện trình bày.
Nhận xét
HS đọc.
Trả lời câu hỏi
Nhận xét
HS trả lời
Bài 1-T128.
- Sai vì điểm M nằm giữa A,B thì chưa chắc MA= MB.
- Đúng vì AM= MB thì M là điểm nằm chính giữa A,B.
- Sai vì: AM chưa chắc bằng MB
- Đúng .
- Đúng.
- Đúng.
- Sai. vì, nếu điểm đó không nằm chính giữa hai điểm còn lại, không là trung điểm của đoạn thẳng.
- Đúng vì AB, CD hai đoạn thẳng phân biệt.
Bài 2-T128.
*)Vì C nằm giữa B và E nên BC + CE = BE.(1)
Vì E nằm giữa C và D nên CE + ED = CD.(2)
Mà BC = DE, kết hợp với (1) và (2) ta có BE = CD.
*)C nằm giữa A và B nên 
BC + CA = AB.(1)
E nằm giữa A và nên 
AE + ED = AD.(2)
A là trung điểm của đoạn thẳng CE nên AE = AC và 
BC = DE (theo đề bài).(3)
Từ (1), (2) và (3) ta có 
AE +ED =AD =BC+CA = AB.
Ta có: A nằm giữa B và D, 
AD = AB nên A là trung điểm của đoạn thẳng BD.
Bài 3-T128.
a)- Đúng.
- Sai. Vì nếu A nằm giữa M và B thì AM + MB > AB.
- Sai. Vì M cách đều A và B nhưng chưa chắc M đã nằm giữa A và B.
b) 
Độ dài đoạn thẳng CA là 4cm.
Độ dài đoạn thẳng BE là 11cm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
- Cho HS làm thực hành T 129.
- Cho HS làm phần 2 quan sát và nhận xét.
- Làm thực hành.
1. Thực hành.
2. Quan sát và nhận xét.
50 in-sơ= 1270mm= 127cm.
( 2,54 . 50 = 127 cm)
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Cho HS về nhà làm. 
- GV chốt nội dung kiến thức toàn bài.
- chú ý lắng nghe
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài, làm lại các bài tập đã làm và làm bài tập phần tìm tòi mở rộng.
- Đọc trước bài 4: Tia vẽ đoạn thẳng cho trước độ dài.
 Huổi Lèng, ngày 05 tháng 10 năm 2020
 Chuyên môn tổ duyệt
 Nguyễn Văn Đạt
Ngày soạn: 18/10 /2020.
Ngày giảng: 6A: 24/ 10 /2020 6B: 23/ 10 /2020
 6A: / 10 /2020 6B: /10 /2020
Tiết 7+8 . Bài 4: TIA. VẼ ĐOẠN THẲNG BIẾT ĐỘ DÀI
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Biết các khái niệm: tia, hai tia đối nhau; hai tia trùng nhau; hai tia phân biệt .
2. Kĩ năng : biết cách vẽ một tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau; vẽ đoạn thẳng biết độ dài; vẽ trung điểm một đoạn thẳng; tia cắt đoạn thẳng, tia cắt đường thẳng.
3. Phẩm chất - Năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, tự chủ, trách nhiệm.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: kế hoạch bài học, SHD, thước thẳng, com pa; MC.
- Học sinh: học bài chuẩn bị bài, đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết 1: Phần A, B
Tiết 2: Phần C, D. 
Bắt đầu tổ chức HĐTNST: Chế tạo thước đo
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
A.B.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG và HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
-Quan sát hình ảnh của tia số, tia Pt, các tia gốc O là Om và On trên hình 30/130 em có nhận xét gì về tia
-GV nêu khái niệm tia
-Dựa vào khái niệm tia và cách biểu diễn một tia vừa được nêu hãy vẽ cho cô giáo tia Ax
-Vẽ 3 tia Ax, Ay, Az
- 3 tia trên có đặc điểm gì?
- Ba tia các bạn vừa vẽ ở trên có tạo thành một đường thẳng hay không?
-Trong TH các tia chung gốc mà khi vẽ tạo thành một đường thẳng nó có 1 tên gọi mới chúng ta đến khái niệm tiếp theo
-Gv nêu ví dụ
-Ngoài trường hợp hai tia đối nhau ta còn trường hợp hai tia trùng nhau có khái niệm như sau
-Nêu sự khác biệt của hai tia đối nhau và hai tia trùng nhau
-Quan sát hình 33/131 tìm các cặp tia đối nhau và tia trùng nhau
- Quan sát hình 34, hình 35/131. Trong hình 34 biểu diễn đoạn thẳng AB và tia Ox cắt nhau. Hình 35 biểu diễn đường thẳng mn và tia tia Pt cắt nhau
-Dựa vào hình 34 và 35 em hãy vẽ hình biểu diễn đoạn thẳng CD cắt tia Ax; vẽ đường thẳng uv cắt đoạn thẳng EF
- Đọc và quan sát hình 36/131 sau đó thực hiện vẽ đoạn thẳng OM dài 2cm vào vở
- Để vẽ được hai đoạn thẳng bằng nhau ngoài cách biết độ dài của chúng ta còn cách vẽ khác dựa vào compa
- Quan sát hình 37 và đọc nội dung b/132 thực hiện vẽ đoạn thẳng AB, CD sao cho AB=CD
- GV nêu nội dung kiến thức
-Quan sát hình 39/132 đo cho cô độ dài đoạn thẳng HK và HL sau đó rút ra cho cô giáo điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
-Các em hãy vẽ tia Ot. Trên tia Ot, vẽ các đoạn thẳng OM=5cm và ON=6cm;
+ Cho biết: Trong 3 điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
+ Vẽ điểm T là trung điểm của đoạn thẳng ON
Gọi HS thực hiện theo y/c
-Là một đường thẳng bị giởi hạn một đầu tại 1 điểm cụ thể.
-HS lắng nghe
 A
 ▪ 
-Có chung gốc A
HS vẽ hình 
-HS trả lời 
-Hs chú ý lắng nghe
-HS chú ý lắng nghe
- Hai tia đối nhau thì hai ngọn của tia nằm về hai phía của gốc còn hai tia trùng nhau thì hai điểm đó nằm cùng một phía với gốc
-Tia Ax, Ay đối nhau
Tia Ax, AB đối nhau
Tia Bx, By đối nhau
Tia BA, By đối nhau
Tia AB, Ay trùng nhau
Tia BA, Bx trùng nhau
-HS quan sát hình
-HS thực hiện vẽ hình
- Các học sinh thực hiện
-HS thực hiện
- ; 
Điểm K nằm giữa hai điểm H và L vì trên tia Hx có HK<HL
+ Điểm M nằm giữa 2 điểm O và N vì OM<ON
1. Khái niệm
-Hình gồm điểm A và một phân đường thẳng bị chia ra bởi điểm A được gọi là một tia gốc A (hay còn gọi là nửa đường thẳng gốc A)
-Ta dùng một vạch thẳng để biểu diễn một tia, gốc tia được vẽ rõ
-Hai tia chung gốc và tạo thành một đường thẳng được gọi là 2 tia đối nhau. Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau
VD: Trên đường thẳm mn lấy điểm O bất kì , có Om và On là 2 tia đối nhau
 O n
 ▪
-Lấy điểm B khác điểm A thuộc tia Az.Tia Az còn gọi là tia AB. Hai tia Az và AB là hai tia trùng nhau.
-Hai tia không trùng nhau được gọi là hai tia phân biệt
2. Cách vẽ
-Trên một tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM=a
-Trên tia Ox, nếu OM=a, ON=b và 0<a<b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N
Điểm M nằm giữa 2 điểm O và N vì OM<ON
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
-Vận dụng các kiến thức vừa được học về tia,đoạn thẳng làm các bài tập sau
Bài 1: 
a)Vẽ một đường thẳng xy và một điểm . Lấy điểm A thuộc tia Ox. Lấy điểm B thuộc tia Oy. Xem hình vẽ và cho biết:
-Các tia có chung gốc A; các tia đối nhau gốc B; các tia trùng nhau; các tia phân biệt
-Trong 3 điểm A, B, O điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại
b) Trên tia Ox vẽ hai đoạn thẳng OA=3cm và OB=6cm. Vẽ trên tia Ox đoạn thẳng BC=AB, trong đó điểm C không thuộc đoạn thẳng OB
Bài 2: Quan sát hình 40 và đọc tên:
-Những tia cắt đoạn thẳng BC
-Những đường thẳng cắt tia AB
-Những tia cắt đường thẳng DE
-HS thực hiện vẽ hình và trả lời câu hỏi
-HS vẽ hình 
-HS đọc đầu bài và suy nghĩ trả lời.
Bài 1:
-Các tia chung gốc A: Ax, AO, AB, Ay
-Các tia đối nhau gốc B: BO và By; BA và By; Bx và By
-Các tia trùng nhau: OA và Ox; OB và Oy; BO và Bx; BA và Bx; AO và AB; AB và Ax;...
-Các tia phân biệt: AO và By; Ox và By;...
-Điểm O nằm giữa hai điểm A và B vì 2 tia OA và OB là hai tia đối nhau chung gốc O
b)
O A B C x
▪ ▪ ▪ ▪ 
Bài 2:
- Tia AB; AF; AC; AD; AE
- Đường thẳng: DE
-Tia: AB; AF; AC
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Thực hiện theo y/c SHD- T133.
1. Thực hành.
2. Quan sát .
-HS thực hiện
Bắt đầu tổ chức HĐTNST: Chế tạo thước đo
GV chia nhóm 4.
GV nêu mục tiêu: chế tạo thước đo.
HĐ1: Cho HS tìm hiểu thông tin.
HĐ 2: Xử lý thông tin:
+ Bước 1: Các thành viên trình bày kết quả tìm kiếm được.
+ Bước 2: Thống nhất ý tưởng bằng sơ đồ tư duy .
HĐ 3: Thống nhất ý tưởng và chuẩn bị vật liệu.
HĐ 4: Chế tạo thước đo 
HĐ 5: Tiến hành đo sân trường
( HĐ 4+ 5: Các nhóm tự thực hiện ngoài giờ 3 tuần)
Ghi chép báo cáo ( theo mẫu – Sách HĐTNST lớp 6) trong tiết 12.
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Đọc lại các lí thuyết
- Xem lại các bài tập cô giáo đã chữa
- Làm các bài tập còn lại trong sgk.
- Thực hành theo nhóm Chế tạo thước đo.
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì 1.
 Huổi Lèng, ngày 19 tháng 10 năm 2020
 Chuyên môn tổ duyệt
 Nguyễn Văn Đạt
Ngày soạn: 01/11/2020
Ngày giảng: 6A: 04/11/2020 6B: 05/11/2020
Tiết 9+10 . KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
I/ MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Hệ thống các kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 8( số học + hình học)
2. Kĩ năng : Vận dụng kiến thức đã học để giải toán.
3. Năng lực – Phẩm chất
+ Năng lực: năng lực tư duy, năng lực tính toán.
 +Phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, vượt khó.
 II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: Đề kiểm tra
 - HS: ôn kiến thức liên quan, dụng cụ học tập
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Giáo viên phát đề.
3. HS làm bài kiểm tra. 
4. Giáo viên thu bài
5. Nhận xét quá trình HS làm bài kiểm tra
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại các kiến thức đã học.
- Đọc trước bài 5: TH trồng cây thẳng hàng và đo độ dài, chuẩn bị mỗi HS 1 cọc tiêu dài 1m.
 Huổi Lèng, ngày 02 tháng 11 năm 2020
 Chuyên môn tổ duyệt:
 Nguyễn Văn Đạt
Ngày soạn: 01/11/2020
Ngày giảng: 6A: 21/11/2020 6B: 20/11/2020
 6A: /11/2020 6B: /11/2020
Tiết 11+12 . Bài 5: THỰC HÀNH 
TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG. ĐO ĐỘ DÀI
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức :
+ Biết cách gióng ( kiểm tra) ba cây hay cọc thẳng hàng.
+ Biết cách đo độ dài trên mặt đất.
2. Kĩ năng : 
+ Kĩ năng thực hành: gióng ba cây thẳng hàng.
+ Kĩ năng đo độ dài trên mặt đất.
3. Phẩm chất – Năng lực: 
+ Năng lực: HS có năng lực thực hành, năng lực hợp tác nhóm, năng lực sử dụng dụng cụ đo.
+ Phẩm chất: cẩn thận, chăm chỉ, tính chủ động.
II/ CHUẨN BỊ:
- GV: Kế hoạch bài dạy, sách hướng dẫn, thước thẳng có độ dài, bộ thực hành toán 6
- HS: ôn kiến thức liên quan, dụng cụ học tập, cọc tiêu. 
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1: Phần C ( Lý thuyết); Báo cáo chủ đề: Chế tạo thước đo. 
Tiết 2: Phần C ( Thực hành), D; E.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Xem hình 41-T 134
- Người ta đã làm như thế nào để xếp( hay dựng) được các cột nhà( hay các cọc tiêu) thẳng hàng.
- Chia lớp thành các nhóm khoảng 9- 10 người.
- Mỗi nhóm thực hành xếp theo 1 hàng dọc( theo nghi thức đội).
- Nhóm trưởng chỉnh đốn để các bạn trong nhóm đứng thẳng hàng.
- Thay nhau làm nhóm trưởng chỉnh đốn các bạn trong nhóm đứng thẳng hàng.
- Cách kiểm tra sự thẳng hàng của nhóm sau khi đã đứng theo đội hình hàng dọc.
- Quan sát hình 43 -T177
- Cho HS thực hành cắm ba cọc tiêu thẳng hàng trên mặt đất.
Chú ý: cắm cọc tiêu thẳng hàng với hai trường hợp điểm C nằm giữa hai điểm A, B ; điểm C không nằm giữa hai điểm A, B.
- Cho HS thực hành đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
- GV kiểm tra các nhóm.
- Qua bài này em đã học được những kiến thức nào?
- Xem hình 41-T 134
- Sử dụng thước ngắm, dây căng, thước đo độ dài.
- Chia nhóm
- Thực hành
- Cách kiểm tra sự thẳng hàng.
- quan sát
- Đọc phần ghi nhớ T178.
- Chuẩn bị các cọc tiêu để cắm và dây dọi 
- Dùng thước đo khoảng cách AB, AC, BC
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Trả lời.
1. Đố
2. Thực hành xếp hàng theo hàng dọc.
a, chia nhóm
b, Xếp theo hàng dọc.
3. Thực hành trồng cây ( cắm cọc tiêu) thẳng hàng.
a, quan sát nhận xét.
- Để trồng hay căm được ba cọc tiêu tại A,B,C thẳng hàng ta làm như sau:
+ Trước hết cắm các cọc tiêu ( thẳng đứng với mặt đất) tại ác vị trí A , B.
+ Tiếp theo, một bạn cắm cọc tiêu thẳng đứng ở vị trí C.
+ Sau đó , một bạn đứng ở vị trí A ngắm và ra hiệu để bạn đứng tại vị trí C điều chỉnh sao cho cọc tiêu ở A che lấp các cọc tiêu cắm tại B, C.
b, Thực hành cắm cọc tiêu thẳng hàng.
- Cắm ba cọc tiêu thẳng hàng trên mặt đất.
C, Thực hành đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
- Đo khoảng cách AC, AB, BC bằng thước.
- Ghi kết quả:
AB=........................m
BC=........................m
AC=........................m
4. Trả lời câu hỏi.
- Cách cắm cọc tiêu thẳng hàng
- Đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Quan sát xung quanh em chỉ ra hình ảnh có liên quan đến những cây (hay cọc tiêu thẳng hàng)?
- Ước lượng, sau đó dùng thước đo và cho biết chu vi của lớp học?
- Xếp 10 viên sỏi (viên bi) thành 5 hàng, mỗi hàng cố đúng 4 viên thẳng hàng?
- Xếp 16 viên sỏi( viên bi) thành 10 hàng, mỗi hàng có đúng 4 viên thẳng hàng?
- Quan sát và trả lời
- Đo tính chu vi lớp học
- Thực hành
1. Quan sát và tìm hiểu
- Ví dụ: hình ảnh có liên quan đến những cây (hay cọc tiêu) thẳng hàng
- Tính chu vi lớp học.
2. Đố
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Tìm hiểu qua người lớn hay mạng internet.
+ Về cách người thợ xây được các hàng cột nhà thẳng đứng, thẳng hàng.
+ Về ngắm thẳng và đo độ dài trực tiếp trong trắn địa.
- Tìm hiểu và đọc thêm.
Tìm hiểu và đọc thêm
BÁO CÁO CHỦ ĐỀ: CHẾ TẠO THƯỚC ĐO.
HĐ 6: Báo cáo sản phẩm
Bước 1: Nhóm trưởng phân công công tác thành viên báo cáo trước lớp về sản phẩm thu được.
Bước 2: Báo cáo kết quả đo sân trường.
Bước 3: Báo cáo sản phẩm thước đo: loại thước đo, vật liệu chế tạo, đơn vị đo, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất.
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
Cá nhân tự đánh đóng góp của các thành viên trong nhóm theo mức độ 0,1,2,3,4.
Họ tên thành viên
Mức độ đóng góp
Cả nhóm thống nhất tự đánh giá các nội dung bằng cách bằng cách khoanh tròn các mức độ A, B, C, D.
Nội dung
Tinh thần làm việc nhóm
Hiệu quả làm việc nhóm
Trao đổi thảo luận trong nhóm
Mức độ
A
B
C
D
A
B
C
D
A
B
C
D
IV/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại các kiến thức đã học trong chương.
- Đọc và làm trước các bài tập ở bài 6: Ôn tập chương
 Huổi Lèng, ngày 16 tháng 11 năm 2020
 Chuyên môn tổ duyệt:
 Nguyễn Văn Đạt
Ngày soạn: 29/11/2020
Ngày giảng: 6A: /12/2020 6B: /12/2020
 6A: /12/2020 6B: /12/2020
 6A: /12/2020 6B: /12/2020
Tiết 13,14,15: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Hiểu được mạch kiến thức cơ bản về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng, tia trong chương. 
2. Kĩ năng : Biết và giải thành thạo một số bài tập cơ bản thuộc chương.
3. Phẩm chất – Năng lực:
+ Năng lực: 
- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với giáo viên.
- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến tập hợp.
+Phẩm chất: 
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
II/ CHUẨN BỊ:
 - GV: dụng cụ dạy học, máy chiếu
 - HS: đồ dùng học tập
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 1: C1, 2.
Tiết 2: C3
Tiết 3: D, E.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Chia lớp thành 4 nhóm hoạt động hoàn thành hoạt động b/136/SHD vào bảng nhóm:
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
-GV cùng HS nhận xét bài làm của các nhóm
-Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi 1 bạn hỏi, 1 bạn trả lời rồi đổi ngược lại hoàn thành cho cô hoạt động c/136/SHD
-GV hệ thống lại kiến thức cho học sinh
GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận nhóm 5 phút, hoàn thành nội dung phần 1c – Tr 136.
Nhóm 1: Câu 1- 4.
Nhóm 2: Câu 5- 8. 
Nhóm 3: Câu 9- 12.
Gọi đại diện các nhóm trình bày trên bảng.
GV và HS cùng nhận xét.
Y/C HS ghi lại nội dung phần 1c) theo cách khác.
GV y/c hs đọc kỹ nội dung phần 2 – SHD – Tr 137.
GV chiếu bảng tóm tắt bằng sơ đồ tư duy.
-Tiến hành báo cáo kết quả
-HS quan sát và nhận xét bài làm của các nhóm
- HS hoạt động nhóm đôi
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhận xét.
Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận trả lời.
Đại diện trình bày câu hỏi trên bảng lớp.
Đọc nội dung thông tin.
1.Thực hiện các hoạt động sau:
b) (1) điểm.
(2) đường thẳng
(3) đoạn thẳng.
(4) tia.
(5) ba điểm thẳng hàng.
c) Hoàn thành các tính chất:
(1) Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm M và N;
(2) Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại;
(3) Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau;
(4) Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB;
c) Trả lời câu hỏi:
2. Tóm tắt kiến thức:
GV chiếu nội dung y/c cảu bài tập.
Gọi HS đọc nội dung.
Trao đổi trả lời:
- Vẽ đoạn thẳng PQ = 6cm. Trên tia PQ vẽ đoạn thẳng PA = 8cm.
- Điểm A có nằm giữa hai điểm P và Q không? Vì sao?
- So sánh độ dài hai đoạn thẳng QP và QA.
- Điểm Q có phải là trung điểm của đoạn thẳng PA không? Vì sao?
- Vẽ trung điểm M của đoạn thẳng PA.
- Vẽ tia Qt không trùng với các tia QP và QA. Trên tia Qt vẽ đoạn thẳng QT = 3cm.
- Vẽ tia đối của tia QT. Trên tia đối của tia QT vẽ điểm Z sao cho Q là trung điểm của đoạn thẳng TZ.
-Biết ba điểm A, B, C thẳng hàng, điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Có thể chỉ đo độ dài của hai đoạn thẳng mà em biết được cả ba độ dài AB, AC, BC không?
GV: Do đó khi đo độ dài hai đoạn thẳng bất kì, ta luôn tìm được độ dài của hai đoạn còn lại.
1 hs lên bảng vẽ hình.
 - Điểm A không nằm giữa P và Q. Vì PQ < PA nên điểm Q nằm giữa hai điểm P

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_chuong_1_diem_duong_thang_doan_thang.docx