Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của một góc. Luyện tập

Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của một góc. Luyện tập

1. Mục tiêu:

1.1. Về kiến thức:

- Học sinh hiểu đựoc thế nào là tia phân giác của góc ?

- Đường phân giác của góc là gì ?

1.2. Về kĩ năng:

- Nhận biết tia phân giác của một góc

- Học sinh biết vẽ tia phân giác của góc.

- Rèn kỹ nằng vẽ góc, đo góc, vẽ tia phan giác của một góc nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.

 1.3. Về tư duy: rèn tư duy logic toán học và khả năng phát triển ngôn ngữ toán học.

1.4. Về thái độ, tình cảm: có ý thức đo vẽ cẩn thận, chính xác.

1.5. Năng lực cần hình thành: năng lực thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, tính toán, lập luận ngôn ngữ, tự học, hợp tác, sử dụng công cụ phương tiện toán học.

1.6. Giáo dục đạo đức: giáo dục học sinh đức tính trung thực, kỉ luật

2. Chuẩn bị của GV& HS

 GV: thước đo góc, thước thẳng, compa, máy tính, PHTM, phần mềm trực tuyến.

 HS: thước đo góc, thước kẻ, compa, học bài và nghiên cứu trước nội dung bài mới.

3. Phương pháp

Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, hướng dẫn để HS tự nghiên cứu.

4. Tiến trình giờ dạy – giáo dục:

4.1. Ổn định tổ chức (1’)

4.2. Kiểm tra bài cũ (3’)

1) GV kiếm tra phiếu bài tập GV giao về nhà: Trong phần 2. Cách vẽ tia phân giác của một góc. Gập theo hướng dẫn ở Hình 38. Trả lời các câu hỏi

- Trong 3 tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

- Sử dụng thước đo góc đo 2 góc sau đó so sánh hai góc đó.

HS: Gửi phiếu bài tập cho giáo viên

GV nhận xét

2) Giáo viên chấm phần phiếu bài tập: BT giao về: Bài 30 ý a,b.

* Đặt vấn đề: GV nhận xét bài làm của học sinh

 

docx 10 trang tuelam477 3920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Tiết 21, Bài 6: Tia phân giác của một góc. Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 21:	 §6. 	TIA PHÂN GIÁC CỦA MỘT GÓC 
 + LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
1.1. Về kiến thức: 
- Học sinh hiểu đựoc thế nào là tia phân giác của góc ?
- Đường phân giác của góc là gì ?
1.2. Về kĩ năng: 
- Nhận biết tia phân giác của một góc
- Học sinh biết vẽ tia phân giác của góc.
- Rèn kỹ nằng vẽ góc, đo góc, vẽ tia phan giác của một góc nhận biết tia nằm giữa hai tia khác.
	1.3. Về tư duy: rèn tư duy logic toán học và khả năng phát triển ngôn ngữ toán học.
1.4. Về thái độ, tình cảm: có ý thức đo vẽ cẩn thận, chính xác.
1.5. Năng lực cần hình thành: năng lực thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, tính toán, lập luận ngôn ngữ, tự học, hợp tác, sử dụng công cụ phương tiện toán học.
1.6. Giáo dục đạo đức: giáo dục học sinh đức tính trung thực, kỉ luật
2. Chuẩn bị của GV& HS
 GV: thước đo góc, thước thẳng, compa, máy tính, PHTM, phần mềm trực tuyến.
 HS: thước đo góc, thước kẻ, compa, học bài và nghiên cứu trước nội dung bài mới.
3. Phương pháp 
Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm, hướng dẫn để HS tự nghiên cứu.
4. Tiến trình giờ dạy – giáo dục:
4.1. Ổn định tổ chức (1’)
4.2. Kiểm tra bài cũ (3’)
GV kiếm tra phiếu bài tập GV giao về nhà: Trong phần 2. Cách vẽ tia phân giác của một góc. Gập theo hướng dẫn ở Hình 38. Trả lời các câu hỏi
- Trong 3 tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại?
- Sử dụng thước đo góc đo 2 góc sau đó so sánh hai góc đó. 
HS: Gửi phiếu bài tập cho giáo viên
GV nhận xét
Giáo viên chấm phần phiếu bài tập: BT giao về: Bài 30 ý a,b.
* Đặt vấn đề: GV nhận xét bài làm của học sinh
HS quan sát hình vẽ
50o
25o
25o
Bài tập gấp giấy (Hình 1)
Bài 30 (SGK/87) Hình 2
Bài 30 : a) Trên cùng nửa mặt phẳng chưá tia Ox, ta có 
Nên tia Ot nằm giữa 2 tia Ox, Oy
b) Vì Ot nằm giữa 2 tia Ox, Oy
nên
Nên 
Đặt vấn đề : Tia Oz trong hình 1, tia Ot trong hình 2 là hình ảnh của tia phân giác. Vậy thế nào là tia phân giác thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay ‘Tia phân giác của góc’.
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
HĐ 1: Tia phân giác của một góc là gì? (8’)
GV : Nhận xét và giới thiệu:
Từ kết quả bài tập gấp giấy ở nhà. Ta có kết luận
ta thấy tia Oz nằm giữa hai tia Ox và tia Oy và hợp hai cạnh này thành hai góc bằng nhau. Khi đó tia Oz được gọi là tia phân giác của góc xOy.
HS: Chú ý nghe giảng.
GV : Thế nào là tia phân giác của một góc ?
HS: Trả lời. 
GV : Nhận xét và khẳng định:
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài, lấy các ví dụ minh họa.
GV: Để tia Oz là tia phân giác của góc xOy cần mấy điều kiện?
HS: Cần 2 điều kiện
Oz nằm giữa 2 tia Oy, Ox∠xOz=∠zOy
- GV: Bài tập nhận biết
HS suy nghĩ trả lời
Hình 1: Không có tia phân giác
Hình 2: Tia Ob là tia phân giác của góc aOc vì 
+ Tia Ob nằm giữa 2 tia Oa, Oc
+ 
Hình 3: Tia Ot là tia phân giác góc mOn
Vì: 
+ Tia Ot nằm giữa 2 tia Om, On
+
Hình 4: Không có tia phân giác vì góc aOb đang xét lớn hơn 180o
Bài 30: ý c,
GV: Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy hay không? Vì sao?
HS: Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy. Vì:....
HĐ 2: Cách vẽ tia phân giác của một góc (10’)
GV : Cùng học sinh xét ví dụ:
Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 64o.
Bài tập: Vẽ góc xOy có số đo 64o. Vẽ tia Oz nằm giữa 2 tia Ox, Oy sao cho góc zOy có số đo bằng nửa góc xOy. So sánh
Góc zOy và xOz. 
GV: Để làm bài toán trên ta cần làm những bước nào.
HS: Ta tính toán sau đó vẽ hình.
GV chiếu các bước lên màn chiếu (HS không cần ghi chép)
Bước 1: Tính 
=> 
Bước 2: Vẽ
- Vẽ góc xOy = 64o 
- Vẽ tia Oz nằm giữa Ox, Oy sao cho góc lên hình vẽ.
GV: Sử dụng những dụng cụ nào? 
HS: Sử dụng bút, thước kẻ, thước đo góc.
HS: Vẽ hình theo các bước
GV: - Vậy lúc này tia Oz có tên gọi là gì?
HS: Tia Oz là tia phân giác của góc xOy.
GV đưa ra cách 1 (chiếu lên màn hình) 
Cách 1. 
Gợi ý:
- Vẽ góc xOy = 64o
- Oz là tia phân giác của góc xOy thì 
 ? = ? o
- Vẽ góc lên hình vẽ.
HS: Thực hiện. 
GV : Nhận xét .
Cách 2. Đã thực hiện Phiếu về nhà
Qua 2 cách vẽ ở trên ta suy ra tính chất tia phân giác 
Oz là tia phân giác của xOy ó 
GV hướng dẫn cách vẽ khác vào cuối bài
HĐ 3: Chú ý (2’)
GV : Bằng các cách vẽ đã nêu ở trên? Theo em mỗi góc <180o thì sẽ có bao nhiêu tia phân giác?
HS: Có 1 tia phân giác
GV: Trường hợp ta có góc bẹt xOy ta có thể xác định mấy tia phân giác? Hãy tính tính góc tạo bởi tia phân giác và 2 cạnh của góc bet. 
HS: Vì bằng 90o
GV: ta có thể xác định 2 tia phân giác của góc bẹt và chúng tạo thành 1 đường thẳng (Vì 90o + 90o .= 180). Đường thẳng đó còn gọi là đường phân giác của góc bẹt. Tương tự ta có đường phân giác của góc <180o.. Là đường thẳng chứa tia phân giác của một góc.
HĐ 4: Luyện vẽ góc đơn giản và tính số đo các góc (8’)
Bài tập 33 :
HS vẽ hình theo đề bài.
Có những cách tính nào? (C1: sử dụng tính chất của hai góc kề bù;
 C2: = + )
Chọn cách nào? vì sao? Cách 1 bởi khỏi tính và và chứng tỏ Oy nằm giữa Ox' và Ot.
HS trình bày lời giải bài toán.
HS: nhận xét
GV: chốt lại
Bài tập 34 :
GV hướng dẫn về nhà
Tương tự bài tập 33, HS vẽ hình và tính góc x'Ôt và xÔt' .
HS: lên bảng vẽ hình và tính toán
Riêng việc tính góc tÔt' ta có nhiều cách:
	C1 : = - 
	C2 : = - 
	C3 : = - 
	C4 : = - ( + )
? Tính góc xOt=?
? Muốn tính được góc x’Oy ta phải tính được góc nào.
1. Tia phân giác của một góc là gì ?.
Ví dụ:
Định nghĩa:
Tia phân giác của một góc là tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo hai cạnh ấy hai góc bằng nhau.
Oz là tia phân giác góc xOy ↔ Oz nằm giữa 2 tia Oy, Ox∠xOz=∠zOy
Bài 30: (SGK/
50o
25o
25o
c) Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy. Vì: 
+ Tia Ot nằm giữa 2 tia Oy, Ox
+ 
2. Cách vẽ tia phân giác của một góc.
Ví dụ: 
Vẽ tia phân giác Oz của góc xOy có số đo 64o.
Cách 1:
Do Oz là tia phân giác của góc xOy nên: = .
mà + = = 64o
Suy ra: = 
Ta vẽ tia Oz nằm giữa Ox, Oy sao cho 
 = 32o
Cách 2: Tự nghiên cứu - BTVN 
Tính chất: 
Oz là tia phân giác của xOy ó 
*Nhận xét:
Mỗi góc ( không phải là góc bẹt) chỉ có một tia phân giác.
[?]
3. Chú ý.
Đường thẳng chứa tia phân giác của một góc là đường phân giác của góc đó.
a,
b,
y
t
x
x'
1300
O
Bài 33: (SGK-87)
Ta có (vì Ot là phân giác góc )
Vì và kề bù nên:
 + = 1800 
Suy ra: =1800 - =1800 - 650 =1150
t
x
x'
y
1000
t'
O
Bài 34: (SGK -87)
Vì Ot là tia phân giác của góc xOy\
Vì góc xOt và góc x’Ot là 2 góc kề bù
Vì Ot’ là tia phân giác của góc x’Oy
4.4. Củng cố (4’)
GV: - Nêu tính chất tia phân giác của góc
- Nêu các cách vẽ một tia phân giác
HS: + Sử dụng thước đo góc
+ gấp giấy
GV hướng dẫn một số cách vẽ khác
Cách 3: Sử dụng các loại thước khác:
GV hướng dẫn HS 2 cách hay sử dụng
Cách 3: Sử dụng thước 2 lề
Cách 4: Sử dụng compa (Hướng dẫn về nhà – GV gửi video hướng dẫn cho HS hoàn thành – coi như BTVN)
Cách 5: 
4.5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau (1’)
GV giao phiếu về nhà cho HS:
TRƯỜNG THCS CẨM THỊNH 
LỚP .......; Họ và tên học sinh: ....................................
PHIẾU HỌC TẬP
Môn: .............., phân môn .................
Tiết 21; Nội dung tia phân giác của góc
Ngày: 
1. Hoàn thành các câu hỏi, bài tập sau
1.1. Với học sinh học trực tuyến
Nêu định nghĩa Tia phân giác của góc.
Nêu tính chất tia phân giác của góc
Nêu các dạng bài toán liên quan đến tia phân giác
Làm các bài tập: Bài 31,33,35,37/Sgk/trang 87;
 Bài 31; 6.1, 6.2, 6.3, 6.4/SBT /trang 91;92.
1.2. Với học sinh không học trực tuyến
Em hãy nghiên cứu bài Tia phân giác của góc trên trang mạng (hoặc trên truyền hình ..ngày .....); sách giáo khoa, sách bài tập.
GV gửi kèm slice bài học ngày hôm nay.
Làm các bài tập: Bài 31,33,35,37(Sgk/trang 87;
 Bài 6.1, 6.2, 6.3, 6.4/SBT /trang 91;92.
1.3 Nhiệm vụ chung. 
- Sử dụng thước hai lề, compa vẽ tia phân giác của các góc sau (mỗi hình 2 cách)
- Nghiên cứu bài thực hành đo góc trên mặt đất trong SGK/ trang 88. Và trên mạng trang 
2. Chuẩn bị bài tiếp theo 
2.1. Truy cập vào trang web: (theo địa chỉ link: và nghiên cứu SGK Toán 6 bài Đường tròn trang 89 và thực hiện các nhiệm vụ sau:
 	- Nhiệm vụ 1: nghiên cứu kỹ nội dung đường tròn và hình tròn; cung và dây cung; cách vẽ đường tròn; một số công dụng của compa
- Nhiệm vụ 2: Vẽ 5 đường tròn với tâm và bán kính khác nhau vào phiếu
2.2. Liên hệ với cô giáo: (Số ĐT................. hoặc zalo) trước 22h00’ để hỏi, trao đổi về bài học của mình. 
2.3. Thời gian nộp lại phiếu học tập này: trước ngày ....../04/2020 (nộp trực tiếp hoặc chụp gửi qua zalo cá nhân)
5. Rút kinh nghiệm
 .........
 .........
 ........

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_6_tiet_21_bai_6_tia_phan_giac_cua_mot_g.docx