Giáo án Hóa học Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bộ 2
1. Về kiến thức:
- Sự đa dạng của chất.
- Đặc điểm các thể cơ bản của chất.
- Tính chất của chất.
- Sự chuyển thể của chất.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 6 (Chân trời sáng tạo) - Bộ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT Môn KHTN 6 Thời gian thực hiện: 4 tiết I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Sự đa dạng của chất. - Đặc điểm các thể cơ bản của chất. - Tính chất của chất. - Sự chuyển thể của chất. 2. Về năng lực: 2.1. Năng lực khoa học tự nhiên: - Nêu được sự đa dạng của chất. - Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn, lỏng, khí thông qua quan sát. - Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. - Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lý, tính chất hóa học). - Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc. - Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất. - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ. - Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế. 2.2. Năng lực chung - NL tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, hiện tượng để tìm hiểu về sự đa dạng của chất, đặc điểm thể của chất, tính chất của chất, sự chuyển thể. - NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để bố trí và thực hiện thí nghiệm về tính chất của chất và sự chuyển thể. - NL GQVĐ và sáng tạo: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm. 3. Về phẩm chất: - Chăm học, chịu khó đọc SGK, tài liệu nhằm tìm hiểu về đặc điểm các thể cơ bản của chất. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ khi bố trí và thực hiện thí nghiệm. - Trung thực trong khi thực hiện thí nghiệm, ghi chép và báo cáo kết quả thí nghiệm. II. Thiết bị dạy học và học liệu Mỗi nhóm HS: + Bộ TN để đo nhiệt độ sôi của nước: giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu, nước cất, nhiệt kế, ống thủy tinh chữ l, nút cao su. + Bộ TN tìm hiểu tính tan: 2 cốc nước, dầu ăn, muối, đũa. + Bộ TN đun nóng đường: bát sứ, đường, giá TN, đèn cồn, bật lửa. + Bộ TN làm nóng chảy nến: bát sứ, nến, giá TN, đèn cồn, bật lửa. + Bộ TN đun sôi và làm lạnh nước: cốc thủy tinh chứa nước, giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu chứa nước lạnh. Phiếu học tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập. a) Mục tiêu: Giúp HS phân biệt khái niệm vật thể, chất, thể và nhận thức được các vấn đề cần giải quyết trong bài học là: sự đa dạng về chất, tính chất của chất, đặc điểm thể của chất và sự chuyển thể b) Nội dung: - HS làm phiếu để kiểm tra nhận thức ban đầu về vật thể, chất, thể. c) Sản phẩm: - HS kể tên được ít nhất 3 vật thể, 3 chất, 1 thể. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ cá nhân HS hoàn thành phiếu số 1 trong 1 phút: Phiếu số 1: - Kể tên ít nhất 3 vật thể, chất, 1 thể mà em biết. - Trả lời: + Vật thể: . + Chất: . + Thể: - Sau đó chia sẻ nhóm đôi. - GV chỉ định 3 – 4 nhóm phát biểu. Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn xác hóa cho HS việc phân biệt các khái niệm vật thể, chất, thể. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự đa dạng của chất a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được sự đa dạng của chất; nhận biết được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh. b) Nội dung: HS đọc sách giáo khoa mục 1 trang 39, 40 và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm: - HS nêu được ít nhất 5 ví dụ về chất. - HS nhận biết và phân biệt được: + Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. + Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. + Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống. + Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách mục 1 trang 39, 40 và trả lời các câu hỏi sau: 1. Vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh là gì? 2. Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp. Hãy sắp xếp chúng vào mỗi nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh. 3. Quan sát hình 9.1 và kể tên vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo có trong hình. Cho biết vật thể đó làm bằng chất gì? 4. Kể tên ít nhất 3 vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh trong đời sống. Cho biết vật thể đó làm bằng chất gì? - Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trong 7 phút: Nhóm 4 HS. + Cá nhân HS ghi câu trả lời vào giấy A2. + Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến. + Đại diện của một vài nhóm được GV chỉ định trả lời. GV chuẩn hóa câu trả lời của HS. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất a) Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày được đặc điểm các thể cơ bản của chất thông qua quan sát. b) Nội dung: HS quan sát Hình 9.2 và hình 9.3 SGK trang 40 và điền vào bảng các thông tin về đặc điểm các thể của chất. c) Sản phẩm: HS trình bày được đặc điểm cơ bản ba thể của chất như sau: 1. Ở thể rắn: - Các hạt liên kết chặt chẽ. - Có hình dạng và thể tích xác định. - Rất khó bị nén. 2. Ở thể lỏng: - Các hạt liên kết lỏng lẻo. - Có hình dạng không xác định và có thể tích xác định. - Khó bị nén. 3. Ở thể khí/ hơi - Các hạt chuyển động tự do. - Có hình dạng và thể tích không xác định. - Dễ bị nén. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu cá nhân HS đọc SGK mục 2 trang 40, quan sát H9.2 và hoàn thiện bảng 9.1. - Tổ chức thảo luận và GV chuẩn xác câu trả lời. - GV cung cấp thông tin: Các chất cấu tạo từ các hạt nhỏ bé và chú thích H9.3. - Sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 HS để hoàn thiện bảng nhận xét sau: Thể Các hạt liên kết như thế nào? Có hình dạng xác định không? Có thể tích xác định không? Có bị nén không? Lấy 2 ví dụ về chất ở mỗi thể. Thể rắn Thể lỏng Thể khí - Đại điện nhóm trình bày kết quả thảo luận về đặc điểm cơ bản ba thể của chất. - GV chuẩn xác câu trả lời. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu sự chuyển thể của chất a) Mục tiêu: Giúp HS - Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất. - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ. b) Nội dung: - HS quan sát tranh, video để phát hiện ra các quá trình chuyển thể. - HS tiến hành thí nghiệm và nêu được khái niệm của các quá trình chuyển thể. c) Sản phẩm: - HS phát biểu được trong tự nhiên và cuộc sống, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. + Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. + Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. + Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất. + Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi. + Sự ngưng tụ là quá trình chất chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng. d) Tổ chức thực hiện - GV chia lớp làm 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm quan sát H9.11; 9.12; 9.13; thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: 1. Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh? 2. Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước sau khi ta tắm bằng nước ấm? 3. Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nồi thủy tinh? - GV tổ chức thảo luận nhóm, chỉ định các đại diện trình bày trước lớp câu trả lời của nhóm mình. - GV nhận xét câu trả lời của các nhóm rồi yêu cầu HS tiếp tục xem video về hành trình của một giọt nước và nêu các quá trình đã diễn ra. - GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự chuyển thể của chất? HS trả lời cá nhân. - GV giao nhiệm vụ các nhóm thực hiện thí nghiệm 4,5 theo hướng dẫn trong SGK và cho biết có những quá trình chuyển thể nào đã xảy ra bằng cách hoàn thiện nhận xét sau: TN4: + Đun nóng nến thì nến chuyển từ thể sang thể + Tắt đèn cồn, để nguội thì nến chuyển từ thể sang thể TN5: + Đun sôi nước thì tại mặt thoáng, nước chuyển từ thể sang thể và trong lòng nước xuất hiện các chứng tỏ có sự chuyển thể của nước từ thể sang thể + Dưới đáy của bình cầu xuất hiện các . chứng tỏ có sự chuyển thể của nước từ thể sang thể - GV tổ chức thảo luận, đại diện các nhóm báo cáo kết quả quan sát và rút ra nhận xét. - GV thông báo các khái niệm: sự nóng chảy, sự động đặc, sự bay hơi, sự sôi, sự ngưng tụ. - GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển thể, mô tả lại các quá trình chuyển thể của chất. Hoạt động 2.4: Tìm hiểu tính chất của chất a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lý, tính chất hóa học). b) Nội dung: HS quan sát, tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét về các tính chất của chất. c) Sản phẩm: HS trình bày được các tính chất của chất về: Tính chất vật lí: - Thể (rắn, lỏng, khí). - Màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng. - Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác. - Tính nóng chảy, sôi của một chất. - Tính dẫn nhiệt, dẫn điện. Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới (chất bị phân hủy, chất bị đốt cháy) d) Tổ chức thực hiện: - GV chia lớp thành 4 nhóm HS. - GV tổ chức học tập theo trạm, mỗi nhóm HS xuất phát từ một trạm, TG nghiên cứu ở mỗi trạm là 5 phút, sau đó HS lần lượt di chuyển tới các trạm còn lại. + Trạm 1: Quan sát các đặc điểm của chất. Đọc tài liệu, tìm hiểu thông tin trên mạng về tính dẫn điện, dẫn nhiệt. + Trạm 2: Làm thí nghiệm đo nhiệt độ sôi của nước. + Trạm 3: Làm thí nghiệm hòa tan muối ăn, dầu ăn. + Trạm 4: Làm thí nghiệm đun nóng đường. - Tại mỗi trạm: ngoài các đồ dùng, GV sẽ để sẵn 1 tờ hướng dẫn nghiên cứu. HS đọc hướng dẫn và thực hiện nhiệm vụ, ghi câu trả lời vào phiếu thu hoạch. Khi chuyển sang trạm tiếp theo, HS không mang theo tờ hướng dẫn mà chỉ cầm theo phiếu thu hoạch. - Sau khi HS đã đi lần lượt 4 trạm, GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, mỗi đại diện chỉ trình bày kết quả ở một trạm. - GV chuẩn hóa kiến thức. Trạm 1: Các chất khác nhau có đặc điểm khác nhau. Trạm 2: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. Trạm 3: Muối ăn tan trong nước, dầu ăn không tan trong nước. Trạm 4: Đường nóng chảy, ngả màu vàng sẫm, sau đó chuyển rắn, màu đen. Trong các quá trình xảy ra thí nghiệm, có tạo thành chất mới. Tính chất vật lý thể hiện ở quá trình nóng chảy. Tính chất hóa học thể hiện ở các quá trình còn lại. - GV yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi: Nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất mà em biết. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức về sự đa dạng của chất để phân biệt vật thể, chất; vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh; các thể của chất; tính chất của chất. - Giải thích được các hiện tượng liên quan tới sự chuyển thể trong thực tế. b) Nội dung: HS cần trả lời các bài 1,2,3,4,5 trong SGK. Ngoài ra HS trả lời các câu hỏi sau: 1. Tại sao khi hà hơi vào mặt gương thì mặt gương bị mờ đi, sau một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại? 2. Tại sao với các chai đựng dầu, xăng, rượu, nước hoa . người ta khuyên đậy nắp sau khi sử dụng? c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập trong SGK: Bài 1: Câu Vật thể Chất a Cơ thể người Nước b Lọ hoa, cốc, bát, nồi Thủy tinh c Ruột bút chì Than chì d Thuốc điều trị cảm cúm Paracetamol Bài 2: Câu Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Vật vô sinh Vật hữu sinh a Cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường, nước. Nước hàng, đường sucrose. Nước hàng, đường sucrose, nước. Cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường. b Lá găng rừng Nước đun sôi, đường mía, thạch gang. Nước đun sôi, đường mía, thạch găng. Lá găng rừng. c Quặng kim loại Kim loại Kim loại , quặng kim loại. d Gỗ Bàn ghế, giường tủ, nhà cửa. Bàn ghế, giường tủ, nhà cửa, gỗ. Bài 3: Từ cần điền là: thể/ trạng thái rắn, lỏng, khí tính chất chất tự nhiên/ thiên nhiên vật thể nhân tạo sự sống không có vật lí (10) vật lí Bài 4: Vật thể Thể Hình dạng Khả năng bị nén Xác định Không xác định Dễ bị nén Khó bị nén Rất khó bị nén Muối ăn Rắn √ √ Không khí Khí √ √ Nước khoáng Lỏng √ √ Bài 5: Để phân biệt tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất, ta thường dựa vào dấu hiệu sự tạo thành chất mới Đáp án các câu hỏi bổ sung: 1. Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước trong hơi thở của ta gặp bề mặt gương lạnh hơn nên ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ li ti bám vào bề mặt gương nên ta thấy gương mờ đi. Sau một thời gian, các hạt nước nhỏ đó bay hơi hết, mặt gương lại sáng trở lại. 2. Với các chai đựng dầu, xăng, rượu, nước hoa . người ta khuyên đậy nắp sau khi sử dụng. Vì các chất lỏng đó bay hơi nhanh, nếu mở nắp thì các chất đó ở thể hơi dễ lan tỏa vào không khí và các chất lỏng sẽ nhanh cạn. Nếu đậy nắp thì có bao nhiêu chất lỏng bay hơi thì sẽ có bấy nhiêu chất lỏng ngưng tụ làm cho các chất lỏng không bị cạn đi. d) Tổ chức thực hiện: - GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”. - GV lần lượt yêu cầu HS làm bài tập trong SGK và bài tập bổ sung. - Đầu tiên với mỗi bài, GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào trong vở. Sau thời gian khoảng 1 phút, hết giờ làm bài, bạn nào giơ tay nhanh hơn, bạn đó được quyền trả lời. Nếu đúng được 10 điểm, nếu thiếu được 1 – 9 điểm tùy theo, nếu sai bị trừ 2 điểm. Kết thúc, bạn nào có số điểm cao hơn, bạn đó giành chiến thắng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: - Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh thông qua nhiệm vụ: Giải quyết vấn đề nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm. b) Nội dung: - HS phát hiện vấn đề: Nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm. - HS giải thích được hiện tượng nền nhà trơn trượt vào những ngày thời tiết nồm. - Đề xuất được biện pháp giải quyết vần đề. - Chứng minh được tính hiệu quả của các biện pháp đó. c) Sản phẩm: - Giải thích hiện tượng: Vào những ngày trời nồm, không khí có chứa nhiều hơi nước (độ ẩm cao). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt, trơn trượt cho nền nhà. - Biện pháp giải quyết: + Đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. + Thỉnh thoảng, lau nhà bằng khăn bông khô. + Chụp ảnh minh chứng kết quả khi áp dụng biện pháp trên. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ở nhà và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào tháng 2, 3. KHBD KHTN LỚP 6 – BỘ SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO KẾ HOẠCH BÀI DẠY TÊN CHỦ ĐỀ 2 : CÁC THỂ (TRẠNG THÁI) CỦA CHẤT (Lớp 6, KHTN) Thời lượng: 04 tiết MỤC TIÊU DẠY HỌC Phẩm chất, năng lực YÊU CẦU CẦN ĐẠT Ghi dạng SỐ THỨ TỰ hoặc MÃ HÓA YCCĐ (STT) MÃ HÓA NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nhận thức khoa học tự nhiên Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...). (1) 1.[KHTN.1.1] Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. (2) 2.[KHTN.1.2] Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. (3) 3.[KHTN.1.3] Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học). (4) 4.[KHTN.1.1] Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. (5) 5.[KHTN.1.1] Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. (6) 6.[KHTN.1.2] Tìm hiểu tự nhiên Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. (7) 7.[KHTN.2.4] Vận dung kiến thức, kĩ năng đã học Không có NĂNG LỰC CHUNG Năng lực tự chủ và tự học Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm. (8) 8.[TC.1.1] Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết, thảo luận để đề xuất các phương án phù hợp. (9) 9.[GQ.4] PHẨM CHẤT CHỦ YẾU Trung thực Báo cáo đúng kết quả của thí nghiệm về tính chất của chất, sự chuyển thể của chất. (10) 10.[TT.1] II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên -GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. -Chuẩn bị 4 bộ thí nghiệm. Mỗi bộ gồm: Dụng cụ thí nghiệm: 4 đèn cồn, 4 cốc thủy tinh, 8 ống nghiệm, 4 kẹp gỗ, 4 ống nhỏ giọt. Hóa chất: nước, đường. Chuẩn bị của học sinh -Mỗi nhóm có một tờ giấy khổ lớn.(Học sinh có thể kẻ bảng theo từng hoạt động) - Nghiên cứu trước nội dung bài mới - Tìm hiểu các thí nghiệm của bài. - Tìm hiểu các trạng thái của chất có trong thực tế - Chuẩn bị: Nước, khăn lau, giấy III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học (thời gian) Mục tiêu (Có thể ghi ở dạng số thứ tự hoặc dạng mã hóa đối với YCCĐ) Nội dung dạy học trọng tâm PP/KTDH chủ đạo Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Hoạt động 1. [Khởi động] (20 phút) 1 - Sự đa dạng của chất PP dạy học trực quan: mẫu vật KTDH: động não – công não, KWL Viết và hỏi đáp. Câu hỏi – đáp án. Hoạt động [2]. [Tìm hiểu 1] (25 phút) 2.[KHTN.1.2] 3.[KHTN.1.3 - Trạng thái của chất. - Một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. PP dạy học trực quan: video KTDH: KWL PP vấn đáp KTDH: động não – công não Hỏi đáp . Câu hỏi – đáp án. Hoạt động [3]. [Tìm hiểu 2] (45 phút) 4.[KHTN.1.1] - Một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học) PP trực quan: sử dụng thí nghiệm trong dạy học. KTDH: chia nhóm, động não – công não. Hỏi đáp. Câu hỏi - đáp án . Hoạt động [4]. [Tìm hiểu 3] (45 phút) 5.[KHTN.1.1] 8.[TC.1.1] 10.[TT.1] 6.[KHTN.1.2] - Khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. - Quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi. PP dạy học theo góc.(có sử dụng thí nghiệm). KTDH: chia nhóm, động não – công não. Quan sát. Viết. Rubric. Bài tập thực tiễn. Hoạt động [5]. [Luyện tập] (45 phút) 9.[GQ.4] Phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ. PP dạy học giải quyết vấn đề. KTDH: động não – công não, KWL. Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS. Bảng kiểm. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Dưới đây là cấu trúc một hoạt động học Hoạt động [3]. Tìm hiểu một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học) 1. Mục tiêu:[KHTN.1.1] 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. Dụng cụ thí nghiệm: 4 đèn cồn, 4 cốc thủy tinh, 8 ống nghiệm, 4 kẹp gỗ, 4 ống nhỏ giọt. Hóa chất: nước, đường. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: hình thành khái niệm về tính chất vật lí và tính chất hóa học. Giáo viên sử dụng dạy học trực quan . Kĩ thuật dạy học: hình thức làm việc nhóm, Bước 1: chia nhóm GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. Mỗi nhóm có một tờ giấy khổ lớn. Bước 2: học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ Nội dung cần thực hiện Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của đường. - Quan sát, trạng thái, màu sắc, mùi, vị của đường. - Hòa tan đường vào nước, khuấy đều. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của đường. - Tiến hành thí nghiệm đun nóng đường trên ngọn lửa đèn cồn. - Quan sát hiện tượng. Bước 3:Học sinh báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm. GV thống nhất với lớp tiêu chí đánh giá hoạt động 3. Câu 1: Trong các tính chất sau đây, tính chất nào là tính chất vật lý .Chọn các phương án đúng. Màu sắc, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy. Tính cháy, tính nổ Mùi, vị, khối lượng riêng, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt. Tính tan trong nước. Câu 2 : Xác định tính chất hóa học trong các tính chất sau đây : Tính cháy được Tính tan trong nước. Nhiệt độ nóng chảy Khối lượng riêng. Đáp án: Câu 1:ý 1 , ý 3 và ý 4. Câu 2: A Hoạt động [4]. [Tìm hiểu sự chuyển thể của chất] (45 phút) 1. Mục tiêu:[KHTN.1.2] và [KHTN.2.4] 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. Dụng cụ thí nghiệm: 5 cốc thủy tinh, 2 đèn cồn, 1 đĩa thủy tinh, 2 lưới đốt, 2 giá đỡ, ống nhỏ giọt, bình giữ nhiệt, 2 nhiệt kế. Ly thủy tinh cao, mặt kính đồng hồ, bình keo xịt tóc. Hóa chất: nước, lòng trắng trứng, đá viên. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: hình thành khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc Giáo viên sử dụng dạy học theo góc (có sử dụng thí nghiệm). Kĩ thuật dạy học: hình thức làm việc nhóm. Bước 1: chia nhóm GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. Mỗi nhóm có một tờ giấy khổ lớn. Giáo viên cho các nhóm trưởng bốc thăm vị trí nhóm, đã chia sẵn nhiệm vụ ở từng vị trí. Ở mỗi vị trí, học sinh sẽ quay lại thí nghiệm của nhóm để báo cáo. Bước 2: Tổ chứchọc sinh thực hiện nhiệm vụ học tập tại các góc. GV giới thiệu sơ đồ luân chuyển tới các góc. Vị trí 1: thí nghiệm về sự sôi và sự bay hơi Vị trí 2: thí nghiệm về sự nóng chảy Vị trí 3: thí nghiệm về sự đông đặc Vị trí 4: thí nghiệm về sự ngưng tụ. Bước 3:Học sinh làm việc nhóm tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động. Thực hiện luân chuyển góc. Nhiệm vụ Nội dung cần thực hiện Kết quả Vị trí 1: thí nghiệm về sự sôi và sự bay hơi Đun cốc nước trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát sự sôi và sự bay hơi. Nêu hiện tượng quan sát được? Ghi nhận nhiệt độ sôi của nước ở trong thí nghiệm. Video báo cáo. Vị trí 2: thí nghiệm về sự nóng chảy Cho viên đá vào cốc chứa sẵn nhiệt kế. Quan sát hiện tượng thí nghiệm. Nêu hiện tượng quan sát được. Ghi nhận nhiệt độ của nhiệt kế: - Trước khi cho viên đá vào. - Viên đá tan một phần. - Viên đá tan hoàn toàn. Video báo cáo. Vị trí 3: thí nghiệm về sự đông đặc Đun sôi parafin và để nguội. Nêu hiện tượng quan sát được. Video báo cáo. Vị trí 4: thí nghiệm về sự ngưng tụ. Lấy đĩa thủy tinh đậy lên cốc có chứa đá. Nêu hiện tượng quan sát được. Video báo cáo. Bước 4:Học sinh trao đổi và đánh giá kết quả học tập. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ câm về sự chuyển thể của nước. 4 3 2 1 Giáo viên mở rộng liên hệ chu trình của nước trong tự nhiên. 3. Dự kiến sản phẩm học tập Nhiệm vụ 1: Học sinh hoàn thành: Phiếu học tập của mỗi nhóm. Nhiệm vụ 2: Học sinh hoàn thành sơ đồ câm về sự chuyển thể của nước. 4. Dự kiến phương án đánh giá kết quả học tập Giáo viên và học sinh đánh giá mức độ đạt được các mục tiêu hoạt động [KHTN.1.2] và [KHTN.2.4]. GV thống nhất với lớp tiêu chí đánh giá hoạt động 4. Phiếu đánh giá theo tiêu chí Rubric YCCĐ Tiêu chí Mức 3 (5 điểm) Mức 2(3 điểm) Mức 1(2 điểm) ĐIỂM Thí nghiệm được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi Thiết kế thí nghiệm Thiết kế được thí nghiệm và hợp lí Thiết kế được thí nghiệm nhưng điểm chưa đầy đủ bước Chưa thiết kế được thí nghiệm. Học sinh lựa chọn dụng cụ hóa chất từ sự chuẩn bị của giáo viên Học sinh lựa chọn dụng cụ hóa chất đủ, sắp xếp gọn gàng. Học sinh lựa chọn dụng cụ hóa chất đủ, nhưng để lộn xộn Học sinh lựa chọn dụng cụ hóa chất nhưng còn thiếu. Tiến hành thí nghiệm Làm được hoàn chỉnh 4 thí nghiệm . Làm được hoàn chỉnh 3 thí nghiệm . Làm được 1-2 thí nghiệm . Báo cáo thí nghiệm Trình bày được quá trình chuyển thể của chất. Giải thích rõ quá trình chuyển thể của chất dựa trên hoạt động thí nghiệm Bản báo cáo có sự trình bày rõ ràng về dụng cụ, hóa chất sử dụng. Nhận xét của GV TỔNG ĐIỂM Hoạt động [5]. Thực hiện phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ. 1. Mục tiêu:9.[GQ.4] 2. Tổ chức hoạt động Chuẩn bị GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng và 1 thư kí. Gv chuẩn bị một số hình ảnh về rác thải. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giai đoạn 1 : Nhận biết vấn đề. Bạn Nam và Lan cùng nhau uống sữa sau khi uống xong, trong sân trường có để 3 thùng rác: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác độc hại, Lan không biết bỏ vào thùng rác nào ? Bạn hãy giúp Lan bỏ vỏ hộp sữa vào đúng thùng rác. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, để giảm thiểu tình trạng này xã hội khuyến khích phân loại rác tại nguồn : rác hữu cơ và rác vô cơ. Với kiến thức đã học, em hãy cho biết các hình ảnh sau là rác vô cơ hay rác hữu cơ ? Giai đoạn 2 : Lập kế hoạch giải quyết vấn đề. HS đề xuất giả thiết : Hình 1, 2, 3, 4 là rác hữu cơ. Hình 5, 6, 7, 8 là rác vô cơ. Đề xuất kế hoạch giải quyết. Dựa trên cơ sở lý thuyết học đã để dự đoán hình ảnh nào là rác vô cơ ? Hình ảnh nào là rác hữu cơ ? (Đánh dấu X vào ô thích hợp) Hình ảnh rác thải Rác hữu cơ Rác vô cơ Hình 1 X Hình 2 X Hình 3 X Hình 4 X Hình 5 X Hình 6 X Hình 7 X Hình 8 X Giai đoạn 3 : Thực hiện kế hoạch. Định hướng cho học sinh tìm được rác vô cơ và rác hữu cơ. Cho HS hoạt động nhóm và trình bày. Giai đoạn 4 : Kiểm tra, đánh giá và kết luận. HS quan sát hình ảnh và ghi nhận kết quả hoạt động. Gv chốt ý cho học sinh. GV thống nhất với lớp tiêu chí đánh giá hoạt động 5. Hình ảnh rác thải Rác hữu cơ Rác vô cơ Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Tiêu chí đánh giá Có Không Nêu được giả thiết phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ 2 điểm Xác định được rác vô cơ 4 điểm Xác định được rác hữu cơ 4 điểm Tổng điểm 10 điểm IV. HỒ SƠ DẠY HỌC A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI(Với hoạt động trải nghiệm, sử dụng: Nội dung hoạt động) B. CÁC HỒ SƠ KHÁC Phiếu học tập Chủ đề: Họ và tên học sinh: Nhóm: Nhiệm vụ 1: hình thành khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc Tên thí nghiệm Kết quả thí nghiệm Sự sôi và sự bay hơi Sự nóng chảy Sự đông đặc Sự ngưng tụ Nhiệm vụ 2: hình thành khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc 4 3 2 1 Tài liệu này được chia sẻ tại: Group Thư Viện STEM-STEAM KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ: CÁC THỂ (TRẠNG THÁI) CỦA CHẤT Thời lượng: 4 tiết- 180 phút MỤC TIÊU DẠY HỌC NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT YÊU CẦU CẦN ĐẠT (STT) của YCCĐ và dạng mã hóa của YCCĐ (STT) Dạng mã hóa NĂNG LỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Nhận thức khoa học tự nhiên – Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...). (1) 1.KHTN1.1 Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. (2) 2.KHTN 1.2 – Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học). (3) 3.KHTN 1.1 – Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. (4) 4.KHTN 1.1 –Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái): nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi (5) 5.KHTN 1. 2 – Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. (6) 6.KHTN 1.3 Tìm hiểu tự nhiên –Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. (7) 7.KHTN 2.4 NĂNG LỰC CHUNG Tự học và Tự chủ Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao; tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm; tự quyết định cách thức thực hiện nhiêm vụ được giao (8) 9. NLC.TC1 Giao tiếp và hợp tác Biết chủ động đề xuất mục dích hợp tác khi được giao nhiệm vụ, biết xác định đước các công việc có thể hoàn thành tốt khi hoạt động nhóm (9) 10.GT-HT.3 PHẨM CHẤT Trung thực Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan kết quả thí nghiệm (10) 11.PC.TT.1 THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hoạt động học Giáo viên Học sinh HĐ1: Đặt vấn đề (10 phút) HĐ2: Sự đa dạng của chất (15 phút) Tranh ảnh, phiếu học tập,mô hình, video clip, mẫu vật tự nhiên, Bảng nhóm, bút lông HĐ3: Đặc điểm cơ bản ba thể (20 phút). Chuẩn bị 1 số vật dụng: bong bóng (nhiều hình dạng kích thước khác nhau), táo, chai nước (có thể nhiều hình dạng khác nhau), các viên sỏi, cục rubik . HĐ4: Tính chất của chất (45 phút) - Đồng, nhôm , nước , nứớc đá, nước nóng , nước vôi trong , đường , dầu ăn , than đá . - Cốc thủy tinh , đũa thủy tinh , muỗng , nhiệt kế, đèn cồn , chén sứ , bình cầu, nguồn điện có pin - Phiếu học tập số 1 HĐ5 Quá trình diễn ra sự chuyển thể (15 phút) Hình ảnh chuyển thể của nước, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, Phiếu học tập Tìm hiểu trước nội dung về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên HĐ6 Thí nghiệm về sự chuyển thể (15 phút) Sáp (parafin) đã cắt nhỏ Bình phun tia Hộp quẹt diêm Cốc thủy tinh 250 ml Kẹp gắp Chén sứ Đế tròn đun hóa chất Đèn cồn Bình cầu Khăn lau Khay đựng hóa chất Nước lạnh (đá khô hay nước đá .) HĐ7: Khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. (15 ph) Phiếu học tập HĐ8 - Củng cố (15p) Phiếu học tập, trò chơi củng cố HĐ9 - Luyện tập (30 phút) Phiếu học tập, bảng phụ, bảng nhóm Hệ thống các kiến thức đã học, chuẩn bị các bài tập TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động học Mục tiêu Nội dung dạy học trọng tâm PP, KTDH chủ đạo Phương án đánh giá (STT) Mã hóa PP Công cụ HĐ1: Đặt vấn đề -Sự đa dạng của chất (1) 1.KHTN1.1 – Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...). PP: Trực quan, đàm thoại gợi mở tìm tòi/phát hiện. - Dạy học hợp tác - KTDH: động não, KWL Phương pháp hỏi đáp Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập - Câu hỏi và Câu trả lời của Hs Bài tập HĐ2: Các thể cơ bản của chất (2) (6) 2.KHTN 1.2 6.KHTN 2.2 Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (rắn; lỏng; khí) thông qua quan sát. - Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất. PP: Trực quan, KT: Động não – công não PP: nghiên cứu KT: Khăn trải bàn Phương pháp hỏi đáp Phương pháp quan sát Câu trả lời của Hs Mức độ tham gia hoạt động của học sinh HĐ3: Tính chất của chất (3) 3.KHTN 1.1 – Nêu được một số tính chất vật lí, tính chất hoá học của chất. - Dạy học trực quan: sử dụng tranh, ảnh, video. - Sử dụng thí nghiệm - Dạy học giải quyết vấn đề - KTDH: Mảnh ghép, sơ đồ tư duy Phương pháp hỏi đáp của học sinh Phương pháp quan sát, vấn đáp - Bảng hoạt động nhóm Bảng 2 - Kết quả thí nghiệm của HS HĐ4 Quá trình diễn ra sự chuyển thể (15 phút) (5) 5.KHTN1. 2 9. NLC.TC1 –Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc; bay hơi, ngưng tụ; sôi PP: trực quan, đàm thoại gợi mở KT: Khăn trải bàn, động não- công não Phương pháp quan sát Câu trả lời của Hs Mức độ tham gia hoạt động của hs - Kết quả thí nghiệm của HS. HĐ5: Thí nghiệm về sự chuyển thể (15 phút) (7) 7.KHTN 2.4 9. NLC.TC1 11.PC.TT.1 Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể (trạng thái) của chất. PP: + Dạy học trực quan: sử dụng thí Nghiệm. KT: Khăn trải bàn - Phương pháp quan sát. Mức độ hoàn thành thí nghiệm và sự tham gia hoạt động của học sinh HĐ6: Khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. (15
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_6_chan_troi_sang_tao_bo_2.docx