Giáo án Hóa học Lớp 7 - Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giáo án Hóa học Lớp 7 - Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

+ Chủ động, tích cực tìm hiểu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tổ hoá học

+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gốm: ô, nhóm, chu kì. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu được tham gia và thảo luận nhóm

 

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3750
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 7 - Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Mục tiêu
Kiến thức
Các nguyên tắc xây dựng bảng tuàn hoàn các nguyên tố hoá học
Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì
Sử dụng bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/ nguyên tố phi kim, các hóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn
Năng lực
Năng lực chung: 
+ Chủ động, tích cực tìm hiểu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tổ hoá học
+ Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gốm: ô, nhóm, chu kì. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cẩu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đểu được tham gia và thảo luận nhóm
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn để trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
+ Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gổm: ô, nhóm, chu kì; lịch sửtìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
+ Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/ nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.
Phẩm chất
Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
 Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cẩu trong chủ để bài học
 Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
Thiết bị dạy học và học liệu
-Giáo án
- Máy chiếu, laptop 
- Phiếu học tập 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các em hãy hoàn thành các câu hỏi sau
Nguyên tử của nguyên tố nào có cùng số lớp electron
Nguyên tử của nguyên tố nào có cùng số electron lớp ngoài cùng
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Các em hãy hoàn thành các câu hỏi sau
Nêu cấu tạo bảng tuần hoàn
Nêu đặc điểm các nguyên tố thuộc cùng chu kì
Nêu đặc điểm các nguyên tố thuộc cùng nhóm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Các em hãy hoàn thành các câu hỏi sau
Hãy nêu các nguyên tố nhóm IA,IIA
Hãy nêu các nguyên tố nhóm B
Tiến hành dạy học
Khởi động
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “ ai nhanh hơn”
Mục tiêu: tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh tìm hiểu về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Nội dung: giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi ai nhanh hơn
Sản phẩm: kết quả chơi của các đội
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
-thông báo luật chơi: Cô chia lớp thành 2 đội chơi, trên tay cô là tấm thẻ các nguyên tố hoá học các thành viên của đội chơi lần lượt lên rút các thẻ và lần lượt dán vào bảng tuần hoàn câm ở phần đội mình, kết thúc thời gian 3’ đội nào được nhiều thẻ chính xác thì đội đó giành được chiến thắng
- ghi nhớ luật chơi
-Giao nhiệm vụ: 
+ Các thành viên của mỗi đội chơi lần lượt sẽ lên lấy các tấm thẻ nguyên tố hoá học để dán lên bảng tuần hoàn của đội mình
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 3’
-Nhận nhiệm vụ
-Thực hiện nhiệm vụ: Yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV hỗ trợ khi cần thiết
-Thực hiện nhiệm vụ
-Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em vừa được tham gia trò chơi ghép các nguyên tố vào bảng tuần hoàn câm, vậy thì các nguyên tố đó được sắp xếp như thế nào và có quy luật gì không bài học hôm nay chúng ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu
- HS lắng nghe và chuẩn bị bài vở
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2: nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Mục tiêu: HS nêu được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố
Nội dung: GV dẫn đăt từ phần trò chơi ở phần khởi động để làm rõ mục tiêu trên
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Quan sát vào số thứ tự các thẻ nguyên tố(các số thứ tự đó chính là điện tích hạt nhân của nguyên tử) ,số lớp electron các nguyên tố và electron ở lớp ngoài cùng. Hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
Nhận nhiệm vụ
-Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong nhóm nào xung phong trình bày tốt sẽ được cộng điểm
-Thực hiện niệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm khác có nhận xét bổ sung
-Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
-Tổng kết
+ Tổng hợp đi đến kết luận về nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
+ Yêu cầu HS chốt lại kết luận về nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
*Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân của nguyên tử
- Các nguyên tố hoá học có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng
- Các nguyên tố có tính chất hoá học tương tự nhau được xếp thành một cột
- Kết luận về nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 3: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
-Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
- Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “ khăn trải bàn” tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2
- Sản phẩm : Kết quả của mỗi tổ
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ
+ một tờ giấy A3 chia thành 3 góc, mỗi góc chứa 1 nội dung trong phiếu học tập số 2
+ Mỗi nhóm sẽ phân công các bạn chia đều HS để làm từng nội dung 
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ là 5’. Sau khi thực hiện xong các nhóm đổi chéo để chấm điểm
-Nhận nhiệm vụ
-Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
-Phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm, tiến hành thực hiện nhiệm vụ
-Báo cáo kết quả:
+ Mời 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả. Các nhóm khác đổi chéo cho nhau để chấm điểm khi GV cho kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
-GV chốt ý và kết luận
-Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
-Đánh giá:
+ Mỗi góc thể hiện hiểu biết của mình về ô, chu kì, nhóm của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
+ Yêu cầu HS chấm điểm cho mỗi nhóm, mỗi nội dung đúng được 3 điểm, tổng hợp nội dung được 1đ
+ GV thu kết quả các nhóm chấm đúng hay sai và lấy điểm
-Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn và báo cáo điểm nhóm bạn
-Tổng kết: GV kết luận cấu tạo bảng tuần hoàn
+ Ô nguyên tố: cho ta biết số hiệu nguyên tử( số thứ tự nguyên tố), kí hiệu hoá học, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử
+ Chu kì: Các nguyên tố có cùng lớp electron được sắp xếp theo chiều ngang trong bảng tuần hoàn gọi là chu kì
Có 7 chu kì, chu kì 1,2,3 gọi là chu kì nhỏ, chu kì 4,5,6 gọi là chu kì lớn
+ Nhóm là tập hợp những nguyên tó có tính chất tương tự nhau và sắp xếp thành từng cột 
Có 8 nhóm chính( từ I đến XIII) 
-Kết luận về cấu tạo tuần hoàn
Hoạt động 4: Các nguyên tố kim loại
-Mục tiêu: HS nắm được các nguyên tố kim loại cơ bản trong bảng tuần hoàn
- Nội dung: Tổ chức cho HS hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên
- Sản phẩm : Phiếu học tập của HS
- Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 4.6 và 4.7 hoạt động cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập 3
- Nhận nhiệm vụ
-Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 3. Sau khi thảo luận xong nhóm nào xung phong trình bày tốt sẽ được cộng điểm
-Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 3
-Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm có ý kiến nhận xét bổ sung
-Nhóm được chọn trình bày kết quả
-Các nhóm khác nhận xét
-Tổng kết
+ Tổng kết đi đến kết luận đặc điểm các nguyên tố kim loại nhóm A và nhóm B
+ Yêu cầu HS chốt lại kiến thức
a.các nguyên tố kim loại nhóm A
- Hầu hết các nguyên tố kim loại nhóm A gồm IA,IIA,IIIA
-Các kim loại nhóm IA gọi là nhóm kim loại kiềm
-Các kim loại nhóm IIA gọi là nhóm kim loại kiềm thổ
b.Các nguyên tố kim loại nhóm B
-Các nguyên tố nhóm B đều alf kim loại trừ VIIIB
-Các nguyên tố nhóm B có ứng dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày
-kết luận đặc điểm các nguyên tố kim loại nhóm A và nhóm B
-Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 5: Các nguyên tố phi kim
-Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của một số nguyên tố phi kim
-Nội dung: HS làm poster để trả lười một số nội dung “ Em hãy vẽ 1 poster thể hiện 1 nguyên tố phi kim về đặc điểm, tính chất và ứng dụng của nguyên tố phi kim đó
-Sản phẩm: Bảng poster
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ:
+ Mỗi nhóm 4 bạn vẽ poster với nội dung: “ Em hãy vẽ 1 poster thể hiện 1 nguyên tố phi kim về đặc điểm, tính chất và ứng dụng của nguyên tố phi kim đó
-Nhận nhiệm vụ
-Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
-Làm poster
-Báo cáo kết quả: Các nhóm treo poster lên bảng. GV đánh giá một số nhóm
-Theo dõi đánh giá của GV
-Tổng kết
Đánh giá nhóm nào làm rõ được nội dung giáo viên yêu cầu, khen ngợi tuyên dương nhóm
-HS lắng nghe
Hoạt động 6: Các nguyên tố khi hiếm
-Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm, tính chất và ứng dụng của một số nguyên tố khí hiếm
-Nội dung: GV cho HS quan sát video ngắn mô tả về 1 số khí hiếm ứng dụng trong đời sống và hoàn thành nôi dung phiếu học tập số 4
-Sản phẩm: Sản phẩm phiếu học tập số 4
-Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ:
Yêu cầu HS quan sát video và thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập số 4
-Nhận nhiệm vụ
-Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
-Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 nhóm lên bảng trình bày
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm có ý kiến nhận xét bổ sung
-HS thực hiện nhiệm vụ
-Tổng kết đến kết luận
+ ở điều kiện thường các nguyên tố khí hiếm có những đặc điểm giống nhau như
 Chất khí không màu, tồn tại ở điều kiện thường với hàm lượng thấp
 Tồn tại dưới dạng đơn nguyên tử
 Các nguyên tố của nhóm khí hiếm rất kém hoạt động hầu như không phản ứng với các chất nào khác
+ Các khí hiếm có nhiều ứng dụng trong đời sống
-Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 7: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
b. Nội dung: : GV tổ chức cho học Trò chơi : ai nhanh hơn để trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện : 
Câu 1(Biết): Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được sắp xếp theo
Thứ tự chữ cái trong từ điển
Thứ tự tăng dần điện tích hạt nhân
Thứ tự tăng dần số hạt electron lớp ngoài cùng
Thứ tự tăng dần số hạt neutron
Câu 2 (Hiểu): Những nguyên tô nào su đây thuộc cung 1 nhóm
A. O,S,Se B. N,O,F C. Na,Mg,K D. Ne,Na,Mg
Đáp án: B
Câu 3 (Vận dụng): Hàm lượng nguyên tố nào có nhiều trong nước máy 
Cl B. C C. N D. Cu
Hoạt động 8: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi thực tế.
b. Nội dung: HS dùng phiếu học tập để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi sau đây vào phiếu học tập, tiết sau nạp lại cho GV.
Tìm hiểu từ interrnet, sách báo em hãy viết 1 đoạn thông tin về nguyên tố hoá học cần thiết cho sự hô hấp của con người và sinh vật trên trái đất?
Nhận nhiệm vụ
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện tại nhà, GV hướng dẫn nếu cần thiết.
Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
Báo cáo kết quả: Tiết học sau nạp phiếu học tập lại cho GV.
C.DẶN DÒ
Làm bài tập SGK, SBT
Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_7_bai_4_so_luoc_ve_bang_tuan_hoan_cac_ng.docx