Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 12

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 12

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: tạo hứng khởi cho HS thu hút bài học

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d. Tổ chức thực hiện:

 

docx 6 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27,28
CHỦ ĐỀ 4: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU, NGUYÊN LIỆU, LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG.
TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG.
KHTN 6
BÀI 12: NHIÊN LIỆU VÀ AN NINH NĂNG LƯỢNG 
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này, HS:
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hằng ngày.
- Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu.
- Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
- Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+Tự chủ và tự học: chủ động, tự tìm hiểu về tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu và an ninh năng lượng thông qua SGK và các nguồn học liệu khác nhua
+ Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về nhiên liệu và an ninh năng lượng, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
+Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu tính chất và ứng dụng của nhiên liệu.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thường dùng trong đời sống hãng ngày
+Tìm hiểu tự nhiên: Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất của một số nhiên liệu; Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu;
+Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu được cách sử dụng của một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững; Phân biệt được năng lượng tái tạo và không tái tạo, để từ đó thấy được vấn đề an ninh năng lượng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và trên thế giới.
3. Phẩm chất
+Chăm chỉ, tích cực hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân
+Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên: tranh ảnh, máy chiếu, slide thuyết trình,....
2 . Đối với học sinh: vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng khởi cho HS thu hút bài học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
B 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Gv dẫn dắt, đặt vấn đề từ câu hỏi phần khởi động:
Con người đã biết sử dụng nhiên liệu ( củi, than, gas, ) để đun nấu từ rất sớm.
Thế những có khi nào các em thắc mắc, liệu nguồn nhiên liệu này có xu hướng cạn kiệt dần, và liệu rằng còn nguyên liệu nào để thay thế cho tương lai không? 
B 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS quan sát hình ảnh,kiến thức thực tế trả lời câu hỏi
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trình bày kết quả nghiên cứu được 
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới :Bài học này hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu nhiên liệu và an ninh năng lượng, biết cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn .
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. MỘT SỐ NHIÊN LIỆU THÔNG DỤNG
Hoạt động 1: Nhận biết nhiên liệu xung quanh ta
a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số nhiên liệu xung quanh ta
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát thực tế hình 12,1 trong SGK và nội dung 1,2:
1. Hãy kể tên một số nhiên liệu sử dụng trong cuộc sống mà em biết.
2. Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao?
GV bố sung thêm câu hỏi: Em thường sử dụng từ khoá nào bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh để tìm hiểu các loại nhiên liệu qua mạng internet?
Sau đó GV chiếu các hình ảnh minh hoạ cho các từ khoá và yêu cầu các em lần lượt nói ra được các từ khoá theo gợi ý. HS có thể sử dụng điện thoại thông minh tra cứu dữ liệu trên internet hoặc xem phần “Đọc thêm” trong SGK, khuyến khích HS nói được các từ khoá bảng tiếng Anh:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động cá nhân, chơi trò chơi thực hiện theo yêu cầu GV
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + HS phát biểu, nêu ý kiến, HS còn lại nghe và nhận xét
1/ Một số nhiên liệu sử dụng trong cuộc sống: củi, than, xăng, dầu, gas.
2/ Biogas là một loại nhiên liệu vì nó được sử dụng để cung cấp năng lượng nhiệt, ánh sáng phục vụ con người.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nghe và nhận xét, kết luận.
*Tiểu kết:
- Nhiên liệu ( chất đốt) khi cháy đều tỏa nhiệt và ánh sáng.
- Dựa vào trạng thái, người ta phân loại nhiên liệu thành nhiên liệu khí( gas, biogas, khí than...); nhiên liệu lỏng( xăng, dầu, cồn...); nhiên liệu rắn ( củi, than đá, nến, sáp..)
2. MỘT SỐ TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA NHIÊN LIỆU
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu
a) Mục tiêu: HS tìm hiểu một số tính chất của nhiên liệu
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, hướng dấn HS quan sát trạng thái, màu sắc và tìm hiểu một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu, tổ chức cho HS thảo luận theo nội dung trong SGK:
3. Tìm hiểu một số nhiên liệu sử dụng trong đời sống hằng ngày, em hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 12.1
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động , quan sát hình vẽ
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + GV gọi HS trả lời và HS còn lại nghe, nhận xét, bổ sung
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Bảng 12.1. Một số tính chất và ứng dụng của nhiên liệu thông dụng
 Nhiên liệu
Đặc trưng
Củi
Than
Xăng
Gas
Trạng thái
Rắn
Rắn
Lỏng
Khí
Khả năng cháy
Củi khô dễ cháy, nhiều khói, tương đối an toàn
Cháy, tạo khói gây ô nhiễm môi trường do phát thải khí carbon monoxide, carbon dioxide
Dễ cháy khi tiếp xúc với không khí, có tính kích nổ, dễ gây nguy hiểm
Rất dễ cháy, ngọn lửa không có khói, .
Ứng dụng
Nhiên liệu đun nấu, rẻ tiền, thông dụng, tận dụng các loại gỗ phế phẩm
Nhiên liệu do quá trình sản xuất điện, đốt cháy trong lò nung
Nhiên liệu chạy động cơ xe máy, máy phát điện, ô tô, máy bay
Nhiên liệu đun nấu, lò gas, bếp gas, đèn khí, bếp lửa gas, .
*Tiểu kết:
Tính chất đặc trưng của nhiên liệu là khả năng cháy và toả nhiệt. Dựa vào tính chất của nhiên liệu mà người ta sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau.
3. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Hoạt động 3: Trình bày lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
a. Mục tiêu: HS phân tích lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu một cách an toàn và hiệu quả
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS nội dung 4 trong SGK bằng cách tổ chức cho HS trả lời câu hỏi:
4. Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 4
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
4/ Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả để:
- Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản
- Tránh lãng phí, không gây ô nhiễm môi trường
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv yêu cầu HS trả lời các nội dung 5 và 6 trong SGK
5. Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy?
6. Tăng diện tích tiếp túc của nhiên liệu với oxygen bằng cách nào?
Sau đó Gv yêu cầu HS hoàn thoàn câu hỏi củng cố:
Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Em hãy giải thích cách làm đó.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 5,6
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
 5: + Nếu thiếu oxygen, nhiên liệu cháy không hoàn toàn tạo ra các sản phẩm phụ không mong muốn
+ Nếu dư oxygen, nhiên liệu cháy nahnh hết gây tốn nhiên liệu và lãng phí oxygen
6: - Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách:
 - Với nhiên liệu khí, lỏng: trộn đều nhiên liệu với không khí
LT:
Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Bởi làm vệ sinh để cho gas tiếp xúc với oxygen trong không khí được dễ dàng, làm tăng hiệu quả quá trình cháy.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
*Tiểu kết:
Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả sẽ giúp giảm thiểu các nguy cơ cháy nổ, tiết kiệm chi phí trong cuộc sống và sản xuất.
4. SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU BẢO ĐẢM SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG-AN NINH NĂNG LƯỢNG
Hoạt động 5: Tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững
a. Mục tiêu: HS tìm hiểu việc sử dụng nhiên liệu bảo đảm sự phát triển bền vững
b. Nội dung: HS đọc SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS hoàn thành các nội dung 7, 8 và 9 trong SGK, sau đó yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
 7. Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?
8. Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại với môi trường như thể nào?
9, Đề nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn năng lượng thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.
Gv đưa ra cho HS câu hỏi củng cố:
Em hãy kể tên các ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc thông tin và tìm kiếm thông tin trả lời cho câu hỏi 5,6
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
7:Vì nó tạo ra trong thời gian vô cùng lâu, hàng trăm triệu năm, không bổ sung được.
 8: Carbon dioxide - khí gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm cho nhiệt độ bầu khí quyển
Trái Đất ngày càng tăng lên. Nếu nhiên liệu cháy không hết có thể tạo ra khí carbon monoxide làm ô nhiễm không khi.
LT:Các ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu.
+ Củi: đun nấu, sưởi ấm
+ Xăng, dầu: chạy động cơ,
+ Biogas, gas: đun nấu, thắp sáng.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV gợi ý HS rút ra kết luận như SGK.
9:
Nhiên liệu
Xăng E5
Biogas
Thành phần
95% thể tích xăng khoáng, 5% cồn sinh học ethnol
60-70% khí methane
Ưu điểm
Giảm thiểu đáng kể các loại khí thải độc hại so với xăng thông thường
Giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính
Biogas tiết kiệm chi phí tiêu cho gia đình, giảm thiểu rác thải cho môi trường, tránh gây ô nhiễm không khí
*Tiểu kết:
- An ninh năng lượng là sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên các nguồn năng lượng sạch và giá thành rẻ.
- Sử dụng các nhiên liệu tái tạo như nhiên liệu sinh học, nhiên liệu xanh thay thế các nhiên liệu hóa thạch là giải pháp sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường, có tính bền vững và an ninh năng lượng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :
Câu 1: Đề sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cản phải cúng cấp một lượng không khi hoặc oxygen
A. vừa đủ
B. thiếu. 
C. dư.
D tuỷ ý.
Câu 2. Giải thích tác dụng của các việc làm sau dây:
a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu. 
b) Tạo các ló trong viên than tố ong.
c) Qui gió vào bếp lò khi nhóm lửa. 
d) Đây bút cửa lò khi ủ bếp.
Câu 3. Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thể dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch?
- HS làm bài tập, trình bày sản phẩm
- GV nhận xét , đánh giá :
Câu 1. Đáp án A.
Câu 2. 
a) Tăng diện tích tiếp xúc giữa củi và oxygen (trong khòng khi) làm cho củi dễ cháy.
b) Không khí dễ dàng chưi vào các lỗ hồng của than để tăng diện tích tiếp
xúc than và oxygen làm cho than dễ cháy.
c) Quạt gió (không khí) vào bếp lò để bổ sung oxygen làm cho củi, than dễ cháy.
d) Khi lò nóng rồi người ta đậy bớt cửa lò để không cho không khí vào nhiều,
hạn chế cháy hết củi hoặc than, làm cho bếp giữ nóng được lâu.
Câu 3. Nhiên liệu hoá thạch (than đá, khí tự nhiên, ...) có trong lòng đất là có hạn, phải mất hàng trăm triệu năm mới bổ sung được, do đó nếu khai thác liên tục nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nguồn nhiên liệu. Hơn nữa, nhiên liệu hoá thạch chứa hàm lượng lớn carbon nên khi chảy tạo ra khí carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính (làm Trái Đất nóng lên gây biển đổi khí hậu) và khí độc carbon monoxide ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó cần thay thế các nhiên liệu tái tạo
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi vận dụng:
Trong gia đình em thường sử dụng nguồn nhiền liệu nào để đun nấu? Em hãy
đề xuất biện pháp để sử dụng nhiên liệu đó một cách hiệu quả.
- GV nghe HS phát biểu và nhận xét
+ Củi: phơi khô, chẻ nhỏ củi khi đun nấu, quạt gió;
+ Gas: sử dụng nhỏ lửa khi thực phẩm bắt đầu chín, vệ sinh bếp gas thường xuyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_12.docx