Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 8

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 8

-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của chất trong cuộc sống và tính chất của chất;

-Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học đế diễn đạt về tính chất của chất, các quả trình chuyển đổi thể của chất; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo

-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

 

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Bài 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 18-21
CHỦ ĐỀ 2: CÁC THỂ CỦA CHẤT
KHTN 6
BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT.
 TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài này, HS:
-Nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh, ...).
-Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể rắn ,lỏng, khí thông qua quan sát.
-Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
-Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học).
-Nêu được tác khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc.
-Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
-Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sự đa dạng của chất trong cuộc sống và tính chất của chất;
-Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học đế diễn đạt về tính chất của chất, các quả trình chuyển đổi thể của chất; Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
-Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sự đa dạng của chất (chất có xung quanh ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh, )
-Trình bày được một số đặc điểm cơ bản ba thể (trạng thái) của chất (rắn, lỏng, khí) thông qua quan sát, Nêu được một số tính chất của chất (tính chất vật lí, tính chất hoá học); Nêu được các khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đồng đặc; Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, sôi, bay hơi, đông đặc, ngưng tụ
-Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất;
-Vận dụng kiến thức, kï năng đã học: Đưa ra được một số ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
3. Phẩm chất
-Chăm chỉ trong học tập.
-Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Đối với giáo viên: chuẩn bị tranh ảnh trình chiếu, slide bài giảng,....
2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: tạo hứng thú cho HS tò mò về bài học
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chuyển giao nhiệm vụ
 GV đặt vấn đề theo gợi ý SGK:
Trong cuộc sống, chúng ta thường sử dụng các chất như nước uống, muối ăn, nước hoa, .
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 Yêu cầu HS quan sát thể, gợi ý cho HS đối với nước hoa khi ở trong lọ là thể lỏng nhưng bay ra ngoài là thể khí. Gv giải thích việc HS đầu lớp và cuối lớp ngửi được mùi của nước hoa là do ở thế khí lan tỏa khắp không gian.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày kết quả, HS nhận xét
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ:
 Dẫn dắt: Từ thí nghiệm khởi động theo các em vật các chất đó tồn tại ở những thể nào? Bài 8 ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về sự đa dạng và các thể cơ bản của chất và các tính chất của các chất.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
 Hoạt động: Tìm hiểu sự đa dạng của chất
a. Mục tiêu: HS liệt kê các vật thể từ kích thước lớn đến nhỏ, từ dễ nhìn đến không nhìn thấy, từ thể rắn đến lòng và khí, từ vật sống đến vật không sống. 
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Nêu được sự đa dạng của chất và vật thể
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm HŠ quan sát một cách tổng quát đến chỉ tiết để liệt kê được càng nhiều vật thể có trong hình càng tốt và giúp HŠ thảo luận câu hỏi 1,2,3,4:
NV1:
1. Em quan sát được những vật thể nào trong hình 8.1? Vật thể nào có sẵn trong tự nhiên (vật thể tự nhiên), vật thể nào do con người tạo ra (vật thể nhân tạo)?
Sau khi nhận ra được tính đa dạng của các vật thể, GV hướng dẫn HS phân loại và từ đó phân biệt được các vật thế.
NV2: 
2. Kể tên một số vật thể và cho biết chất tạo nên vật thể đó
3. Nếu sự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
4.Kể tên một số vật sống và vật không sống mà em biết
NV3:
Sau khi HS trả lời các câu hỏi trên, Gv đưa ra câu hỏi củng cố kiến thức:
Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp.
GV sử dụng giấy dán (sticker) và yêu cầu HS dán vào các nhóm vật thể được thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh và vậy vô sinh
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS quan sát hình vẽ, nghiên cứu thông tin SGK
+ GV: quan sát và trợ giúp, gợi ý. 
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại 
 1: Các vật thể: Đá, đất, nước, cây, không khí, con người, thuyền, ...
+ Vật thể tự nhiên: Đá, đất, nước, cây, không khí, con người, ...
+ Vật thể nhân tạo: Thuyền, ...
2: Trong không khí có oxygen và nitrogen; muối ăn có thành phần chính là sodium chloride; đường mía có sucrose (saccharose); đá vôi có calcium carbonate, ...
3:Giống: đều được hình thành từ các chất
 Khác:
+ Vật thể tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên
+ Vật thể nhân tạo: do con người tạo ra.
 4: Một số vật sống và vật không sống mà em biết:
+ Vật sống: Người, chim, gà, cây, hoa, ...
+ Vật không sống: Bàn ghế, sách vở, quần áo
 LT:
+ Nhóm vật thể tự nhiên và nhóm vật hữu sinh: cây cỏ, con cá.
+ Nhóm vật thể nhân tạo và nhóm vật vô sinh: quần áo, xe đạp
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK
*Tiểu kết: 
-Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên. Ví dụ: Cây cỏ, con gà...
-Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống. Ví dụ: Bàn ghế, quần áo, xe đạp...
-Vật hữu sinh( vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống ( cây cối, động vật..)
-Vật vô sinh( vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống ( xe đạp, hòn đá...)
II. CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT
Hoạt động : Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất
a) Mục tiêu: HS nhận biết được thể (trạng thái) của nước( nước đá- rắn, nước lỏng- lỏng, hơi nước- khí), hình dạng của nước ở các thể khác nhau. 
b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS nhận thức được các thể phổ biến tồn tại có thể có của chất
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
NV1:
5.GV yêu cầu các nhóm quan sát trực tiếp các mẫu vật thật như trong hình 8.2 ở SGK. Gv hướng dẫn từng nhóm HS quan sát và hoàn thành bảng 8.1
+ Sau khi nhận ra được các thể của chất, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đặc điểm của các thể cơ bản của chất.
+ GV chiếu mô hình các thể của chất lên màn hình, hướng dẫn HS quan sát và yêu cầu HS trả lời theo các nội dung: mối liên kết giữa các hạt, khối lượng, hình dạng và thể tích, khả năng bị nén. Sau đó GV tổng hợp lại thành bảng như SGK để giúp HŠ ghi nhớ các dấu hiệu đặc trưng để phân biệt các thể của chất.
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần đọc thêm về khái niệm chất hiểu một cách đơn giản, thảo luận các nội dung 6 trong SGK.
NV2: 6. Quan sát hình 8.3, hãy nhận xét đặc điểm về thể rắn, thể lỏng và thể khí của chất.
GV gợi ý HŠ các nội dưng:
+ Khoảng cách giữa các hạt và sự liên kết của chúng trong các thể
+ Khối lượng riêng, thể tích và hình dạng;
+ Khả năng bị nén.
NV3: 
Gv yêu cầu HS kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp. 
 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
 + Một HS trình bày, các học sinh khác làm vào vở
Chất
Thể
Hình dạng có xác định không?
Có thể nén không?
Nước đá
Rắn
Có
Rất khó
Nước lỏng
Lỏng
Không
Khó
Hơi nước
Khí (hơi)
Không
Dễ
6. àĐĐ
-Thể rắn: các hạt lk chặt, hình dạng xác định, rất khó nén
-Thể lỏng: các hạt lk không chặt,hình dạng không xác định, khó nén
-Thể khí: các hạt tự do, hình dạng không xác định, dễ nén
 LT: Kể tên ít nhất hai chất ở mỗi thể rắn, lỏng, khí mà em biết:
+ Khí: carbon dioxide, oxygen, 
+ Rắn: sắt, muối, ...
+ Lỏng: nước, rượu, ...
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
*Tiểu kết:
Đặc điểm cơ bản ba thể của chất:
- Ở thể rắn: +Các hạt liên kết chặt chẽ.
 +Có hình dạng và thể tích xác định.
 +Rất khó bị nén.
- Ở thể lỏng:+Các hạt liên kết không chặt chẽ.
 +Có hình dạng không xác định, có thể tích xác định.
 +Khó bị nén.
- Ở thể khí/ hơi: +Các hạt chuyển động tự do.
 +Có hình đạng và thể tích không xác định.
 +Dễ bị nén.
III. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
 Hoạt động : Nhận xét tính chất của chất
a. Mục tiêu: HS xác định một số tính chất của các chất
b. Nội dung: HS quan sát các hình 8.4, 8.5 và 8.6 trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ hoặc nhóm cặp đôi, yêu cầu các nhóm quan sát hình 8.4, 8.5 và 8.6 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn từng nhóm quan sát và giúp HS thảo luận nội dụng 7.
7. Em hãy nhận xét về thể, màu sắc của than đá, đầu ăn, hơi nước trong các hình 8.4, 8.5 và 8,6.
GV có thể mở rộng thêm phần thảo luận bằng các câu hỏi:
a) Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt các chất hoặc các vật thể?
b) Làm thế nào để biết được tính chất của của chất và của vật thể?
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS quan sát và trả lời câu hỏi mà giáo viên yêu cầu
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
7: Nhận xét:
+ Than đá: thể rắn, màu đen.
+ Dầu ăn: thể lỏng, màu vàng.
+ Hơi nước: thế khí, không màu.
? Câu hỏi bổ sung:
a. Dựa vào thể, màu sắc, hình dạng, tính chất của chúng để phân biệt các chất hoặc các vật thể
b. Để biết được tính chất của của chất và của vật thể:
+ Quan sát, đo lường: màu sắc, mùi vị, hình dạng, thể tích, khối lượng, độ tan,....
+ Thực hiện các thí nghiệm: biết được tính chất của chúng
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV kết luận những gì các em nhìn thấy trong hình 8.4, 8.5 và 8.6 là các ví dụ về các thể rắn, thể lòng, thể khí của chất. Mỗi chất cớ thể tồn tại ở các thể khác nhau và có tính chất khác nhau.
 Hoạt động : Tìm hiểu một số tính chất của chất
a. Mục tiêu: HS tự tiến hành thí nghiệm 1,2,3 theo hướng dẫn trong SGK, và rút ra được một số tính chất của chất
b. Nội dung: HS quan sát hình 8.7 , các thông tin trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv hướng dẫn HS quan sát TN trình chiếu hoặc tiến hành các thí nghiệm theo các bước hướng dẫn 
GV hướng dẫn HS thảo luận các nội dung 8 đến 12 trong SGK:
8. Quan sát thí nghiệm 1 (hình 8.7), ghi kết quả sự thay đổi nhiệt độ hiển thị trên nhiệt kế và thể của nước sau mỗi phút theo mẫu trong bảng 8.2.
Chú ý: Thời gian đun sôi nước phụ thuộc vào nhiệt độ ngọn lửa, độ dày bình cầu và lượng nước trong bình cầu.
9, Từ thí nghiệm 2 (hình 8.8 và 8.9), em có nhận xét gì về khả năng tan của muối ăn và dầu ăn trong nước.
10. Khi tiến hành thí nghiệm 3, em thấy có những quá trinh nào đã xảy ra? Hãy lấy ví dụ trong thực tế cho quá trình này.
11. Em hãy cho biết trong các quá trình xảy ra ở thí nghiệm 3 có tạo thành chất mới không.
12. Trong thí nghiệm 3, hãy chỉ ra quá trình nào thể hiện tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường.
Sau khi trả lời câu hỏi và GV yêu cầu HS hoàn thiện câu hỏi củng cố:
? Em hãy nêu một số tính chất vật lí và tính chất hóa học của một chất mà em biết.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS quan sát và trả lời câu hỏi mà giáo viên yêu cầu
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
Thời gian đun nước
Nhiệt độ
(oC)
Sự chuyển thể của nước
0
30
Lỏng
1
45
Lỏng
2
85
Lỏng
3
100
Hơi
4
100
Hơi
9: Muối ăn tan trong nước. Dầu ăn không tan trong nước
10: + Đường chuyến từ thể rắn sang lỏng.
+ Đường bị cháy chuyển từ màu trắng dần sang nâu, cuối cùng cháy hết có màu đen và mùi khét.
+ Trong thực tế: Thắng đường (nước hàng, nước màu) tạo màu nâu để nấu các món ăn hoặc làm bánh.
 11:+ Đường nóng chảy chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng: Không tạo thành chất mới
+ Đường bị cháy chuyển từ màu trắng dần sang nâu, cuối cùng cháy hết có màu đen: Có tạo thành chất mới, đường cháy biến đối thành chất khác.
12:+ Đường chuyển tử trạng thái rắn sang lỏng: Tính chất vật lí
 + Đường cháy chuyển từ màu trắng dần sang nâu, cuối cùng màu đen: Tính chất hoá học.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Gv trình bày được một số tính chất cơ bản của chất và rút ra kết luận như SGK.
*Tiểu kết:
a.Tính chất vật lí: Không có sự tạo thành chất mới, ví dụ:
-Thể (rắn, lỏng, khí) ; Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng.
- Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác; Tính nóng chảy, sôi của 1 chất.
- Tính dẫn điện, dẫn nhiệt
b. Tính chất hóa học: Có sự tạo thành chất mới, ví dụ: Chất bị phân hủy; chất bị đốt cháy.
4. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT
 Hoạt động : Quan sát một số hiện tượng
a. Mục tiêu: HS nhận biết được quá trình chuyển đổi thể của các chất.
b. Nội dung: HS quan sát các hình 8.11 đến 8.14 trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm quan sát hình 8.11 đến 8.14 trong SGK (hoặc dùng máy chiếu phóng to hình), hướng dẫn HS quan sát và giúp HS trả lời các nội dung 13 đến 16.
13. Tại sao kem lại tan chảy khi đưa ra ngoài tủ lạnh?
14. Tại sao cửa kính trong nhà tắm bị đọng nước khí ta tắm bằng nước ấm?
15. Khi đun sôi nước, em quan sát thấy có hiện tượng gì trong nổi thuỷ tinh?
16. Quan sát vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, em hãy cho biết các quá trình diễn ra trong vòng tuần hoàn này.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi mà giáo viên yêu cầu
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
13. Nhiệt độ ngoài môi trường cao hơn nhiệt độ trong tủ lạnh làm cho kem chuyển từ thể rắn sang lỏng. 14. Vì nhiệt độ của cửa kính thấp hơn không khí trong phòng tắm nên hơi nước sẽ ngưng tụ ở bề mặt, làm mờ kính.
 15. Hơi nước bay lên, có nhiều bong bóng trong lòng nước và trên mặt thoáng của nước.
 16. Quá trình chuyển thể của nước trong tự nhiên gốm:
- Băng tan: nước đá chuyển thành nước lỏng
- Hình thành mây: nước lỏng chuyển thành hơi nước
- Mưa: hơi nước chuyển thành nước lỏng
- Hình thành băng: nước lỏng thành nước đá
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
*Tiểu kết: Trong tự nhiên và trong các hoạt động của con người, các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác.
Hoạt động : Thực hành chuyển đổi thể của chất
a. Mục tiêu: HS tiến hành thí nghiệm, từ đó rút ra được khái niệm các quá trình biến đổi thể của chất
b. Nội dung: HS quan sát các hình 8.15 đến 8.17 trong SGK, hoàn thành nhiệm vụ GV giao
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS quan sát TN trình chiếu hoặc tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn 
Hướng dẫn HS thảo luận các nội dụng 17 trong SGK.
17. Em hãy quan sát thí nghiệm 4, 5 và cho biết có những quá trình chuyển thế nào đã xảy ra?
Từ hoạt động 5 và 6, HS trình bày được các quá trình biến đổi thể của chất theo hướng dẫn của SGK.
+ GV yêu cầu HS nêu các quá trình biến đổi thể quan sát được trong các hoạt động 5 và 6.
+ GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ : Tóm tắt các quá trình chuyển thể của chất.
+ GV yêu cầu hs đọc thêm để tìm hiểu về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của một số chất thường gặp.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS quan sát và lần lượt trả lời câu hỏi mà giáo viên yêu cầu
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV gọi HS trả lời, HS còn lại nghe và nhận xét
* Thí nghiệm 4:
- Quá trình 1: Khi đun nóng, nến chuyển từ thể rắn chuyển sang lỏng (hình 8.1 5b)
- Quá trình 2: Khi để nguội, nến chuyển từ thể lỏng sang rắn (hình 8.15c).
* Thí nghiệm 5:
- Trong cốc thuỷ tỉnh: Hơi nước bay lên, trong nước và mặt thoáng của cốc nước có nhiều bọt khí (hình 8.16a);
- Dưới đáy bình cầu: Nhiều giọt nước lỏng bám vào (hình 8.16b).
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận theo gợi ý SGK.
* Một số hoạt động trong cuộc sống qua hình ảnh:
+GV giải thích thêm: Cây thì thoát hơi nước, vào ban đêm( nhất là đêm đông) khi bay lên nước gặp lạnh ngưng tụ lại tạo thành những giọt nước và đọng lại trên lá nên vào buổi sáng thường có hiện tượng sương đọng trên lá. 
*Tiểu kết :
-Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất.
- Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất.
- Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất.
- Sự sôi là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bể mặt thoáng của chất lỏng. Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi.
- Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất.
3. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập :
Câu 1 : Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau :
a. Cơ thể người chứa 63%- 68% về khối lượng là nước
b. Thủy tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa, cốc, bát, nổi, .
c. Than chỉ là vật liệu chính làm ruột bút chì
d. Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm.
Câu 2 : Em hãy chỉ ra vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh, trong các phải biểu sau:
a) Nước hàng (nước màu) được nấu từ đường sucrose (chiết xuất tử cày mía đường, cây thốt nốt, cũ cải đường, ...) và nước. 
b) Thạch găng được làm từ lá găng rừng. nước đun sôi, đường mía. 
c) Kim loại được sân xuất từ nguồn nguyên liệu bạn đầu là các quặng kim loại. 
d) Gó thụ hoạch từ rũng được sử dụng để đóng bản ghế, giường tủ, nhà cửa.
Câu 3. Cho các từ sau: vật lí chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thế trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từi cụm từ thích hợp điền vào chỗ trồng trong các câu sau:
a. Các chất có thể tón tại ở ba (1)... cơ bản khác nhau, đó là (2)...
b. Môi chất có mi số (3)... khác nhan khi tồn tại ở các thể khác nhan.
c. Mọi vật thể đếu đo (4)... tạo nén. Vật thể có sản trong (5).. được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể đo con người tạo ra được gọi là (6)...
d. Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)... mà vật vò sinh (8)...
e. Chất có các tính chất (9)... như hình đạng. kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f) Muốn xác định tính chất (10)... ta phải sử dụng các phép đo.
Câu 4. Khí làm muối từ nước biển. người dân làm muối (diêm dân) dẫn nước biển vào các ruộng muối. Nước biển bay hơi, người ta thu được muối. Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối? Giải thích.
Câu 5. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hoá học, tính chát vật lí?
a) Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước.
b) Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều.
GV gọi HS trình bày và nhận xét kết quả :
Câu 1.
a) Vật thể: cơ thể người; chất: nước.
b) Vật thể: lọ hoa, cốc, bát, nồi, ...; chất: thuỷ tỉnh.
c) Vật thể: ruột bút chì; chất: than chì (carbon).
d) Vật thế: thuốc điều trị cảm cúm; chất: paracetamol.
Câu 2.
a) 	+ Vật thể tự nhiên: đường sucrose, cây mía đường, cây thốt nốt, củ cải đường, nước;
+ Vật thể nhân tạo: nước hàng;
+ Vật hữu sinh: cây mía, cây thốt nốt, cây củ cải;
+ Vật vô sinh: đường, nước, nước hàng.
b) 	+ Vật thể tự nhiên: lá găng rừng, nước, đường mía;
+ Vật thể nhân tạo: thạch găng;
+ Vật hữu sinh: lá găng rừng;
+ Vật vô sinh: nước, đường mía, thạch.
c) 	+ Vật thể tự nhiên: quặng kim loại
+ Vặt thể nhân tạo: kim loại
+ Vật vô sinh: quặng, kim loại;
d) 	+ Vật thể tự nhiên: gỗ, rừng
+ Vật thể nhân tạo: bàn ghế, nhà cửa, giường tủ;
+ Vật hữu sinh: rừng, cây;
+ Vật vô sinh: gỗ hạ từ cây, bàn ghế, nhà cửa, giường tủ.
Câu 3. 
a) (1) thể/ trạng thái; (2) rẳn, lỏng, khí.
b) (3) tính chất.
c) (4) chất; (5) tự nhiên/ thiên nhiên; (6) vật thể nhân tạo.
đ) (7) sự sống; (8) không có.
e) (9) vật lí.
f) (10) vật lí.
Câu 4. Thời tiết thuận lợi cho nghề làm muối là thời tiết tạo điều kiện cho quá trình bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn. Thời tiết nắng nóng, thời gian Mặt Trời chiếu sáng dài, nhiệt độ cao, độ ấm không khí thấp, nhiều gió là các điểu kiện thuận lợi cho nghề làm muối.
Câu 5. 
a) Thể hiện tính chất hoá học vì có sự tạo thành chất mới (bọt khí carbon dioxide).
b. Thể hiện tính chất vật lí vì quá trình hòa tan đường không tạo ra chất mới.
4. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG
a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm : HS làm các bài tập 
d. Tổ chức thực hiện: 
- Gv yêu cầu HS vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế:
*Vào những ngày trời nồm (không khí chứa nhiều hơi nước, độ ẩm cao), sự chênh lệch nhiệt độ giữa nền nhà và lớp không khí bao quanh khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ tạo thành những hạt nước nhỏ gây ẩm ướt cho nền nhà. Để giảm thiểu hiện tượng này, chúng ta nên đóng kín cửa, hạn chế không khí ẩm vào nhà. Em hãy giải thích tại sao làm như vậy.
- HS vận dụng kiến thức để giải thích
- GV gọi HS trả lời và nhận xét:
Nhiệt độ trong nhà thấp hơn nhiệt độ ngoài trời, nên khi không khí có độ ẩm cao (chứa nhiều hơi nước) tràn vào nhà sẽ ngưng tụ tạo thành các giọt nước bám vào nền nhà làm nền nhà trơn trượt. Do đó cần đóng kín cửa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bai_8.docx