Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 24: Virut

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 24: Virut

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virut. Nhận dạng được virut chưa có cấu tạo tế bào.

- Nêu được vai trò của virut trong thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do virut gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống bệnh do virut.

- Giải thích được tại sao virut không được xem là cơ thể sống.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

- NL tự học và tự chủ: Tìm hiểu thông tin SGK, tài liệu tham khảo, Internet về nguyên nhân, biểu hiện con đường lây truyền và một số biện pháp phòng tránh một số bệnh do virut gây ra.

- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện thông qua hoạt động tìn hiểu về hình dạng, cấu tạo và vai trò của virut.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Quan sát hình ảnh và vẽ lại cấu tạo của một số loại virut thông qua hoạt động tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo của virút.

- Làm poster, khẩu hiệu tuyên truyền hay thiết kế dụng cụ phòng tránh bệnh do virut gây ra thông qua hoạt động tìm hiểu về vai trò của virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut HIV, virut dại

- Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu về virut corona.

3. Về phẩm chất.

- Chăm học, chịu khó nghiên cứu thông tin trong sgk, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo và vai trò của virut.

- Biết cách bảo vệ bản thân, tuyên truyền và vận động người thân chủ động phòng tránh một số bệnh do virut gây ra thông qua hoạt động tìm hiểu về vai trò của virut.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

 

docx 8 trang Hà Thu 31/05/2022 2570
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 24: Virut", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 24: VIRUT
Môn KHTN 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của virut. Nhận dạng được virut chưa có cấu tạo tế bào.
- Nêu được vai trò của virut trong thực tiễn. Trình bày được một số bệnh do virut gây ra và nêu được một số biện pháp phòng chống bệnh do virut.
- Giải thích được tại sao virut không được xem là cơ thể sống.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
- NL tự học và tự chủ: Tìm hiểu thông tin SGK, tài liệu tham khảo, Internet về nguyên nhân, biểu hiện con đường lây truyền và một số biện pháp phòng tránh một số bệnh do virut gây ra.
- NL giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, thuyết trình, phản biện thông qua hoạt động tìn hiểu về hình dạng, cấu tạo và vai trò của virut.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Quan sát hình ảnh và vẽ lại cấu tạo của một số loại virut thông qua hoạt động tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo của virút.
- Làm poster, khẩu hiệu tuyên truyền hay thiết kế dụng cụ phòng tránh bệnh do virut gây ra thông qua hoạt động tìm hiểu về vai trò của virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut HIV, virut dại 
- Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu về virut corona.
3. Về phẩm chất.
- Chăm học, chịu khó nghiên cứu thông tin trong sgk, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo và vai trò của virut.
- Biết cách bảo vệ bản thân, tuyên truyền và vận động người thân chủ động phòng tránh một số bệnh do virut gây ra thông qua hoạt động tìm hiểu về vai trò của virut.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
II. Thiêt bị dạy học và học liệu:
- Giáo viên: Máy chiếu, phiếu học tập 1, 2, thông tin về thể thực khuẩn, video về hậu quả của virut corona.
- Học sinh: Tìm hiểu thông tin về biểu hiện, con đường lây truyền, cách phòng tránh các bệnh do virut gây ra như: virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut dại, virut HIV.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Kể tên một số đại dịch lớn trên thế giới, nêu nguyên nhân, hậu quả và cách phòng chống các đại dịch đó.
b) Nội dung: 
- Nhận biết đại dịch cúm H5N1, H1N1, Covid - 19, ebola thông qua các hình ảnh.
- Nguyên nhân nào gây ra, hậu quả và cách phòng chống các đại dịch đó? 
c) Sản phẩm:
- Kể đúng tên các đại dịch tương ứng với hình ảnh đại dịch cúm H5N1, H1N1, Covid - 19, ebola.
- Nêu được nguyên nhân do virut gây ra, kể được một số hậu quả đối với sức khỏe con người và thiệt hại về kinh tế, nêu được một số biện pháp phòng tránh. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Tổ chức thông qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
+ Công bố luật chơi.
+ GV làm quản trò tổ chức cho cả lớp cùng chơi.
+ Trao quà cho HS đoán chính xác.
- Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến các đại dịch trên. Nêu hậu quả và biện pháp phòng chống các đại dịch đó.
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hình dạng và cấu tạo của virut.
a) Mục tiêu:
- Quan sát hình ảnh của một số loại virut xác định hình dạng của nó và rút ra kết luận về hình dạng của virut.
- Xác định cấu tạo cấu virut trên sơ đồ câm từ đó rút ra kết luận về cấu tạo của virut.
- Từ cấu tạo của virut phân biệt với cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, giải thích được tại sao virut lại sống kí sinh nội bào bắt buộc và không được xem là cơ thể sống.
b) Nội dung
- Cá nhân học sinh quan sát hình ảnh các loại virut theo hình 31.1 – SGK/128 , đọc thông tin trong SGK/ 128, 129 và trả lời câu hỏi:
+ Virut có hình dạng như thế nào?
+ Nêu cấu tạo của virut.
+ Cấu tạo của virut có gì khác so với cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
- Thảo luận nhóm hoàn thành thông tin phiếu học tập số 1, 2.
+ Phiếu học tập số 1: Rút ra kết luận về hình dạng của virut.
+ Phiếu học tập số 2: Rút ra cấu tạo của virut.
- Từ cấu tạo của virut yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
+ Tại sao virut lại sống kí sinh trong môi trường nội bào bắt buộc và không được xem là cơ thể sống?
c) Sản phẩm
Học sinh nêu được:
- Virut có 3 hình dạng đặc trưng: Dạng xoắn, dạng hình khối, dạng hỗn hợp.
- Cấu tạo đơn giản: 
+ Lớp vỏ: protein
+ Lõi: Vật chất di truyền (AND hoặc ARN)
Chú ý: Một số vi rut còn có thêm lớp vỏ ngoài.
- Virut chưa có cấu tạo tế bào, chúng chỉ sống khi kí sinh trong tế bào vật chủ mà không tồn tại và sống trong môi trường thiên nhiên khi ở ngoài tế bào. Vì vậy chúng không được xem là cơ thể sống.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu hình ảnh một số vi rut gây ra các đại dịch. Yêu cầu:
- Cá nhân học sinh quan sát hình ảnh các loại virut theo hình 31.1 , nghiên cứu thông tin trong SGK/ 128, 129 và trả lời câu hỏi trong thời gian 3 phút.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận, thống nhất hoàn thành phiếu học tập số 1, 2 trong thời gian 4 phút.
- Đại diện nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức, HS ghi bài.
- Mở rộng: 
+ Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao virut lại sống kí sinh trong môi trường nội bào bắt buộc và không được xem là cơ thể sống?
+ Chiếu thông tin về thể thực khuẩn, video về biến thể của virut corona và hậu quả của nó.
- Từ thông tin GV cung cấp chuyển ý sang vai trò của virut.
Hoạt động 2.2:Tìm hiểu về vai trò của virut.
a) Mục tiêu:
- Kể tên được một số loại virut và vai trò của nó.
- Nêu được biểu hiện con đường lây truyền, biện pháp phòng chống các bệnh do virut như: virut corona, virut sốt xuất huyết, virut cúm, virut dại, virut HIV 
b) Nội dung: 
- Cá nhân dựa vào thông tin trong sgk và kiến thức thực tiễn lựa chọn các tấm thẻ màu trình bày trước nhóm về sự lựa chọn của mình, các thành viên khác trong nhóm phản biện để thực hiện yêu cầu: Kể tên và nêu vai trò của virut?
- Thảo luận nhóm, thống nhất thông tin về biểu hiện, con đường lây truyền và cách phòng chống các bệnh do virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut dại gây ra.
c) Sản phẩm
- Học sinh trình bày và tranh luận về :
+ Tên và vai trò một số loại virut như : Thể thực khuẩn, virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut dại, vurut khảm thuốc lá 
+ Biểu hiện, con đường lây truyền và cách phòng chống bệnh do các loại virut như: virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut dại 
- Rút ra nhận xét về vai trò của virut
+ Có lợi: Thể thực khuẩn 
+ Có hại:, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut HIV 
+ Vừa có lợi, vừa có hại: Virut dại,virut corona..
- Rút ra kết luận con đường lây truyền và cách phòng chống các bệnh do virut gây ra:
+ Con đường lây truyền: Tiếp xúc trực tiếp, từ mẹ sang con, truyền máu, tiêu hóa, hô hấp, vết cắn động vật 
+ Cách phòng chống: Ngăn chặn các con đường lây truyền bệnh, tiêm vaccine phòng bệnh 
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm từ 5-6 HS).
- Phát mỗi nhóm 3thẻ màu tương ứng: 
+ Xanh: virut có lợi.
+ Đỏ: Virut có hại
+ Hồng: Vừa có lợi vừa có hại.
- GV yêu cầu HS: Lựa chọn thẻ màu kể tên virut và giải thích vì sao mình lựa chọn như vậy trong thời gian 2 phút.
- Các nhân HS lựa chọn thẻ màu trình bày trước nhóm.
- GV yêu cầu một số học sinh trình bày trước lớp sự lựa chọn của mình.
- HS trình bày sự lựa chọn của mình, các HS khác phản biện.
- GV nhận xét và yêu cầu trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của virut?
- Đại diện học sinh trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV cho HS các nhóm bắt thăm loại bệnh: Sốt xuất huyết, bệnh dại, bệnh cúm, bệnh ADIS,viêm đường hô hấp cấp (nCov- 2019).
- Đại diện nhóm lên bắt thăm.
- Nhóm trưởng điều hành nhóm, thảo luận và thống nhất về nguyên nhân, biểu hiện, con đường lây truyền và cách phòng chống bệnh do virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut dại gây ra trong thời gian 3 phút.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu con đường lây truyền và biện pháp phòng chống các bệnh do virut gây ra.
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
 Xác định được hình dạng, vai trò, con đường lây truyền và biện pháp phòng chống bệnh do virut corona, virut gây sốt xuất huyết, virut cúm, virut HIV, 
b) Nội dung: 
Bài tập 1: Hoàn thành nội dung của bảng sau bằng cách điền các từ gợi ý sao cho phù hợp
Tên virut
Hình dạng
Cấu tạo
Vai trò
Khảm thuốc lá
Corona
HIV
Thể thực khuẩn
Virut dại
- Dạng xoắn
- Dạng hình khối.
- Dạng hỗn hợp
- Gồm lớp vỏ và phần lõi chứa vật chất di truyền.
- Gồm gồm lớp vỏ ngoài, lớp vỏ và phần lõi chứa vật chất di truyền. 
- Gây bệnh dại, dùng để điều chế vaccine..
- Gây bệnh hô hấp cấp ở người, dùng để nghiên cứu điều chế vaccine 
- Gây bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miến dịch).
- Làm thể truyền.
- Gây bệnh khảm trên cây thuốc lá.
Bài tập 2: Hoàn thành nội dung của bảng sau
Tên bệnh
Nguyên nhân
Biểu hiện
Con đường lây truyền
Cách phòng chống
Cúm
Sốt xuất huyết
Bệnh dại
Viêm đường hô hấp cấp (Sar – nCov 2019)
AIDS
c) Sản phẩm
- Hoàn thành bài tập và trình bày:
Bài tập 1: Hoàn thành nội dung của bảng sau bằng cách điền các từ gợi ý sao cho phù hợp
Tên virut
Hình dạng
Cấu tạo
Vai trò
Khảm thuốc lá
Dạng xoắn
Gồm lớp vỏ và phần lõi chứa vật chất di truyền
Gây bệnh khảm trên cây thuốc lá
Corona
Dạng hình khối
Gồm gồm lớp vỏ ngoài, lớp vỏ và phần lõi chứa vật chất di truyền
Gây bệnh hô hấp cấp ở người, dùng để nghiên cứu điều chế vaccine 
HIV
Dạng hình khối
Gồm gồm lớp vỏ ngoài, lớp vỏ và phần lõi chứa vật chất di truyền
Gây bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miến dịch).
Thể thực khuẩn
Dạng hỗn hợp
Gồm lớp vỏ và phần lõi chứa vật chất di truyền
Làm thể truyền
Virut dại
Dạng xoắn
Gồm lớp vỏ và phần lõi chứa vật chất di truyền
Gây bệnh dại, dùng để điều chế vaccine..
Bài tập 2: Hoàn thành nội dung của bảng sau
Tên bệnh
Nguyên nhân
Biểu hiện
Con đường lây truyền
Cách phòng chống
Cúm
Virut cúm
Hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau họng, sốt.
Tiếp xúc trực tiếp
Tránh tiếp xúc trực tiếp, tiêm vacceni
Sốt xuất huyết
Virut sốt xuất huyết
Đau đầu, sốt cao, phát ban, nôn, chảy máu cam
Muối Anophen, Dịch của người bệnh.
Tiêu diệt muỗi, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
Bệnh dại
Virut dại
Mất kiểm soát
Từ động vật sang người
Tiêm vacceni
Viêm đường hô hấp cấp (Sar – nCov 2019)
Virut corona
Sốt, đau họng, ho, suy hô hấp nhanh
Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
Đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, tuân thủ quy định cách li, tiêm vacceni 
AIDS
Virut HIV
Suy giảm miễn dịch của cơ thể (vết thương lâu lành, dễ nhiễm bệnh và lâu khỏi)
Lây qua đường máu như: dùng chung bơm kim tiêm, lây truyền từ mẹ sang con 
Không dùng chung bơm kim tiêm, khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu bài tập. 
- Yêu cầu cá nhân hoàn thành bài 1 trong thời gian 2 phút, HS hoàn thành bài nhanh nhất trình bày.
- Đại diện HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Chiếu kiến thức chuẩn.
- Yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành bài 3 trong thời gian 3 phút, nhóm hoàn thành bài nhanh nhất trình bày.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chiếu đáp án chuẩn.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- Vẽ cấu tạo một loại virut bất kì theo hình 31.1 SGK trang 128.
- Thiết kế poster, khẩu hiệu tuyên truyền hay thiết kế dụng cụ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh viêm đường hô hấp cấp do 2019 - nCov. 
- Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu về virut corona.
b) Nội dung: 
- Vẽ và điền chú thích cấu tạo một loại virut bất kì theo hình 31.1 SGK trang 128. 
- Từ các vật liệu, dụng cụ cho sẵn: Giấy A2, Giấy bóng kính, kéo, băng dính, bút màu, bút dạ hãy Thiết kế poster, khẩu hiệu tuyên truyền hay thiết kế dụng cụ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh viêm đường hô hấp cấp do 2019 - nCov.
- Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu về virut corona.
c) Sản phẩm
- Vẽ và điền chú thích một loại virut vào vở bài tập (hoặc sổ nhật kí).
- Thiết kế poster, khẩu hiệu tuyên truyền hay thiết kế dụng cụ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut 2019 – nCov để sử dụng hoặc trưng bày tại lớp học, trường.
- Viết được một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu về virut corona trình bày trước lớp và trước người thân.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu:
+ Cá nhân HS vẽ và điền chú thích cấu tạo một loại virut theo hình 31.1 SGK trang 128 vào vở bài tập hoặc nhận kí học tập bộ môn.
+ HS vẽ cấu tạo virut trong thời gian 3 phút.
+ GV chấm vở một vài HS có bài làm nhanh nhất và nhận xét.
- Yêu cầu nhóm thảo luận lựa chọn dụng cụ, vật liệu để thiết kế poster, khẩu hiệu tuyên truyền hay thiết kế dụng cụ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết hoặc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut 2019 – nCov. 
+ HS thảo luận nhóm, thống nhất lựa chọn vật dụng và làm trong thời gian 5 phút. Đại diện nhóm nhanh nhất trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét và cho điểm.
- GV Yêu cầu HS về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu về virut corona nộp cho GV vào tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_b.docx