Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo chiều dài

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo chiều dài

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước của vật.

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.

- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.

- Đo được chiều dài của một vật bằng thước.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của giáo viên các nội dung về đo chiều dài

+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

+Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của vật.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được chiều dài của một vật bằng thước.

3. Phẩm chất

- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài.

- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, mở rộng.

 

docx 7 trang Hà Thu 31/05/2022 2020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo chiều dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO (10 tiết)
BÀI 4. ĐO CHIỀU DÀI (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước của vật.
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của giáo viên các nội dung về đo chiều dài
+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự, thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
+Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của vật.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó; lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của vật.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
3. Phẩm chất
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài.
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Một số dụng cụ đo (thước cuộn, thước kẻ, thước kẹp,....)
- Bảng kiến thức: Bảng 4.1 SGK
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
1
Hoạt động khởi động
Hoạt động 1: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài
2
Hoạt động 4: Lựa chọn thước đo phù hợp và tìm hiểu các thao tác đúng khi đo chiều dài
Hoạt động 5: Đo chiều dài bằng thước
Hoạt động luyện tập
Hoạt động vận dụng
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Quan sát hình vẽ và so sánh chiều dài của 2 người trong hình sau? 
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS có thể có các câu trả lời khác nhau.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
GV: Các em muốn biết kết quả ước lượng của mình có chính xác không ta phải làm thế nào?
HS: Ta cần phải thực hiện phép đo chiều dài của hai người trên bằng các dụng cụ đo.
Gv: Vậy để hiểu vì sao khi đo chiều dài của sân trường người ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây, còn trong quá trình học tập các em lại thường xử dụng thước kẻ để đo. Đó là nội dung bài học hôm nay, bài 4. Đo chiều dài, cô và các em cùng tìm hiểu.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
Hoạt động 1: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật
a)Mục tiêu: Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.
b) Nội dung: HS quan sát SGK, thực hành để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV Yêu cầu HS hoạt động cá nhân, quan sát hình 4.1 SGK. Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS: Có thể đoạn CD dài hơn đoạn AB.
Các HS khác có thể có ý kiến khác
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Các bạn khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV: Vậy để biết kết quả chính xác cô cùng các em cùng tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài
-Kết luận
1. Cảm nhận về ước lượng chiều dài của vật
-Để biết ước lượng chiều dài của vật cần đo chính xác không ta cần thực hiện phép đo chiều dài
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài
Mục tiêu: Nêu được đơn vị đo chiều dài của một vật
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV treo tranh bảng 4.1 SGK và yêu cầu HS hoạt động cá nhân tham khảo thông tin SGK,, quan sát tranh trả lời câu hỏi:
1.Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là gì? Được kí hiệu như thế nào? 
2.Ngoài đơn vị em đã biết còn dùng đơn vị nào nữa không?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
1.Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét(metre), kí hiệu là m
2.Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét ta thường sử dụng là: km, dm, cm, mm 
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
Các ý kiến khác, nhận xét, bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
2. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài
- Bảng kiến thức: Bảng 1
Đơn vị
Kí hiệu
Quy đổi ra mét
Milimet
mm
1 mm = 0,001m
Xentimet
cm
1cm = 0,01m
Đêximet
dm
1dm = 0,1 m
Mét
m
Đơn vị đo lường chính thức
Kilômet
km
1km = 1000 m
Bảng 2
Đơn vị
Kí hiệu
Quy đổi ra mét
Một số đơn vị đo chiều dài khác
inch
in
1 in = 0,0254 m
foot
ft
1ft = 0,3048 m
AU
AU
1AU = 150 triệu km
Năm ánh sáng
ly
1 ly = 946073 triệu tỉ m
Kilômet
km
1km = 1000 m
Đơn vị đo kích thước của các vật rắn nhỏ
Micromet
µm
1 µm = 0,000 001 m
Nanomet
nm
1 nm = 0, 000 000 001 m
Angstrom
Å
 1 Å = 0, 000 000 0001 m
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài
Mục tiêu: Nêu được một số dụng cụ thường sử dụng để đo chiều dài của một vật
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV treo tranh bảng 4.2 SGK và yêu cầu HS hoạt động cá nhóm tham khảo thông tin SGK,, quan sát tranh trả lời câu hỏi:
1. Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?
2.Hãy cho biết giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước ở hình 4.2a và thước kẻ mà em đang sử dụng.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
1. Thước cuộn, thước kẻ, thước dây, thước kẹp. Người ta sản xuất ra nhiều loại thuốc để đo chiều dài của các vật được chính xác.
2. Thước ở hình 4.2a có giới hạn đo là 20 cm; ĐCNN là 1mm
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Các ý kiến khác, nhận xét, bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
3. Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài
Thước cuộn, thước kẻ, thước dây, thước kẹp
-Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước
-Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
2. Thực hành đo chiều dài
Hoạt động 4: Lựa chọn thước đo phù hợp và tìm hiểu các thao tác đúng khi đo chiều dài
a) Mục tiêu: Biết được ước lượng chiều dài cần đo để lựa chọn thước cho phù hợp và tìm hiểu các thao tác đúng khi đo chiều dài.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi theo bàn:
Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?
Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thé nào là đúng?
Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng?
Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu xentimet?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
1.Cách thực hiện phép đo ở hình a) là nhanh và cho kết quả chính xác hơn so với cách đo ở hình b) vì hình b giới hạn đo của thước nhỏ hơn chiều dài của bàn.
2.Hình c) là đúng
3. Hình c) là đúng
4.Hình 4.6 hình a) 6.8 cm; hình b) 7.0 cm
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
- GV bổ sung thêm: Để ước lượng chiều dài của một vật, ta có thể dựa vào chiều dài của một vật đã biết. VD, ước lượng chiều dài của ngôi nhà bằng cách đếm những viên gạch lát sàn và dựa vào kích thước của nó.
4. Lựa chọn thước đo phù hợp và tìm hiểu các thao tác đúng khi đo chiều dài
Để đo chiều dài của một vật được thuận tiện và cho kết quả chính xác ta cần ước lượng chiều dài của vật, từ đó lựa chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Hoạt động 5: Đo chiều dài bằng thước
a) Mục tiêu: HS thực hành đo được chính xác của chiều dài bàn học và quyển sách KHTN 6 bằng thước.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 6 bạn, sau đó hoàn thành các nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 1: Hãy đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2.
Nhiệm vụ 2: 
Hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em rút ra nhận xét gì?
Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 Nhiệm vụ 1: Phiếu học tập
Vật cần đo
Chiều dài ước lượng
Chọn dụng cụ đo chiều dài
Kết quả đo (cm)
Tên 
GHĐ
ĐCNN
Lần 1(l1)
Lần 2(l2)
Lần 3(l3)
L 
 = (l1 +l2+l3): 3
Bàn học
Quyển sách
GV hướng dẫn HS cách đo
Nhiệm vụ 2:
1.Thực hiện đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD bằng nhau và bằng 2,2 cm. Từ đó ta thấy cảm nhận của giác quan chúng ta về kích thước các vật có thể sai.
2. Khi quan sát các cột đèn đường tại 1 vị trí nào đó trên đường ta thấy chiều cao của các cột đèn đường khác nhau , cột gần nhất cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất. Trong thực tế chiều cao của các cột đèn đường là như nhau. Như vậy khi cảm nhận bằng giác quan vè kích thước của một vật có thể sai.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
5. Đo chiều dài bằng thước
-Các bước đo chiều dài của một vật bằng thước:
-B1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo
B2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp
B3: Đặt thước đo đúng cách
B4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo gia trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật
B5: Ghi kết qủa đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu các nhóm HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
1) Lấy ví dụ về một loại thước đo chiều dài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.
HD : HS có thể lấy thước kẻ đang dùng, GHĐ : 20cm ; ĐCNN : 1mm
2.Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kèm theo đơn vị, thông tin đúng của thước là :
a. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1cm b. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1cm
c. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1cm d. GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1mm
3. Hãy ước lượng chiều dài lớp học, lựa chọn thước đo phù hợp để đo chiều dài lớp học rồi so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng ban đầu của em.
4. Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều dài quãng đường từ cổng trường vào lớp học của em.
HD: Bước đi đều và đếm số bước chân của em đi được từ nhà đến trường (n). Đo chiều dài của một bước chân (l). Khi đó khoảng cách gần đúng từ nhà đến trường là ( n x l).
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: HS hoạt động cặp đôi theo bàn
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện: GV sử dụng phương pháp thực hành
* Em hãy mô tả cách đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em?
-Mô tả cách đo: Đo lần lượt chiều cao của từng bạn theo các bước sau:
+ Bạn cần đứng thẳng
+Ước lượng chiều cao của bạn
+Chọn thước đo phù hợp (thước dây hoặc thước cuộn)
+Đặt thước đo đúng cách: Đặt đầu số 0 sát mặt đất, căng dây thẳng theo phương vuông góc với mặt đất 
+ Đặt mắt đúng cách 
+Đọc và ghi kết quả đo vào bảng
+Hoàn thành bảng
Kết quả đo chiều cao của hai bạn
Vật cần đo
Chiều dài ước lượng
Chọn dụng cụ đo chiều dài
Kết quả đo (cm)
Tên 
GHĐ
ĐCNN
Lần 1(l1)
Lần 2(l2)
Lần 3(l3)
L 
 = (l1 +l2+l3): 3
Bạn 1
Bạn 2
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. 
*Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx