Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 5: Đo khối lượng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 5: Đo khối lượng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.

- Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.

- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động nhớ lại, ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã biết.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được phương án thực hiện đo khối lượng của một vật.

+Giao tếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo khối lượng trong một số trường hợp đơn giản.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được khối lượng của một vật bằng cân.

3. Phẩm chất

-Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.

- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập.

- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, ở rộng.

 

docx 7 trang Hà Thu 31/05/2022 1780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 5: Đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO (10 tiết)
BÀI 5. ĐO KHỐI LƯỢNG (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Chủ động nhớ lại, ôn lại các đơn vị đo khối lượng đã biết.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được phương án thực hiện đo khối lượng của một vật.
+Giao tếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo khối lượng trong một số trường hợp đơn giản.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
3. Phẩm chất
-Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập.
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận, trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, ở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK.
- Phiếu học tập, dung cụ đo khối lượng. 
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
1
 Hoạt động khởi động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
2
Hoạt động 3: Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp và các thao tác khi đo khối lượng
Hoạt động 4: Đo khối lượng bằng cân
Hoạt động luyện tập, vận dụng
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu định nghĩa chung về GHD và DCNN của dụng cụ đo và xác định GHD và DCNN của thước kẻ em đang dùng. 
Câu 2: Nêu cách đo chiều dài bằng thước.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: Hs dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1:
GV kể lại một phần câu chuyện cổ tích việt nam:
CÂN VOI
Tương truyền, có lần, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?”
“Được chứ!” Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi. Sứ Tàu phì cười, nói: “Xem ra chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!” “Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.” Lương Thế Vinh trả lời.
Sứ Tàu lại châm chọc: “Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!” Lương Thế Vinh không trả lời.
Bạn nào đã đọc truyện hoặc hãy cùng suy nghĩ xem liệu vị Trạng Nguyên của chúng ta sẽ làm thế nào?
Nhiệm vụ 2:
GV: Yêu cầu các nhóm HS quan sát hai cốc giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn. Theo các em khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để biết chính xác được điều đó.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.
Nhiệm vụ 1:
HS: Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền lớn đang neo tại bờ sông, đợi khi con voi đã đứng yên thì sai người đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó, ông ra lệnh cho quân lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi trạng cho bắc cân cân hết số đá trong thuyền và bảo với sứ Minh: “Đây, con voi ông chỉ, nặng chừng này cân!”
Nhiệm vụ 2:
HS: Không bằng nhau, cùng thể tích nhưng cốc nước sẽ nặng hơn (các HS sẽ có các ý kiến khác nhau). Muốn biết chính xác điều đó ta phải dùng cân để đo khối lượng.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV: Đó là cách cân khối lượng của nhà toán học Lương Thế Vinh. Vậy cách cân khối lượng như thế nào và dùng những dụng cụ gì để cân cho phù hợp; cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng
a)Mục tiêu: Nêu được đơn vị thường dùng để đo khối lượng của một vật.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
Quan sát tranh, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Nhiệm vụ 1: 
1. Em hãy cho biết: ý nghĩa số gam ghi trên vỏ bột giặt ? 
2. Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
1. Trên vỏ OMO có ghi 9 kg. Số đó chỉ khối lượng bột giặt có trong túi.
2. 
Bảng kiến thức
Một số đơn vị đo khối lượng
Đơn vị
 Kí hiệu
Đổi ra kg
Miligam
mg
1 mg = 000 001 kg
Gam
g
1 g = 0, 001 kg
Hectogam
(lạng)
hg
1 hg = 0,1 kg
Kilôgam
kg
Đơn vị đo lường chính thức
Yến
-
1 yến = 10 kg
Tạ
-
1 tạ = 100 kg
Tấn
t
1 tấn = 1000 kg
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận. 1 HS đọc to phần tóm tắt kiến thức trọng tâm.
- GV bổ sung thêm: Kg là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt tại Viện đo lường quốc tế ở Pháp.
- GV tổng kết – rút ra kiến thức.
1. Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng
Một số đơn vị đo khối lượng
Đơn vị
 Kí hiệu
Đổi ra kg
Miligam
mg
1 mg = 000 001 kg
Gam
g
1 g = 0, 001 kg
Hectogam
hg
1 hg = 0,1 kg
Kilôgam
kg
Đơn vị đo lường chính thức
Yến
-
1 yến = 10 kg
Tạ
-
1 tạ = 100 kg
Tấn
t
1 tấn = 1000 kg
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
a) Mục tiêu: Nêu được một số dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1:
-Giáo viên để một số loại cân đã chuẩn bị như cân đòn, cân roberval, cân y tế, cân đồng hồ. Yêu cầu HS quan sát sách giáo khoa, hoạt động cặp đôi nêu đúng tên các loại cân đó.
Nhiệm vụ 2: Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a; b; c hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó?
Nhiệm vụ 3: 
Quan sát tranh và nối tên các bộ phận cân đồng hồ dưới đây, cho biết GHĐ và ĐCNN của cân:
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trả lời được các nội dung:
Nhiệm vụ 1: HS thực hành đọc tên từng loại cân tương ứng với mẫu.
Nhiệm vụ 2: 
- Cân robecvan thường được dùng trong phòng thí nhiệm
- Cân đồng hồ thường dùng trong đời sống, tùy thuộc vào giới han đo của cân để được xử dụng trong mua bán.
-Cân y tế dùng trong đo khối lượng của cơ thể
-Cân tiểu li dùng để cân khối lượng của các vật rất nhỏ, thường được dùng trong các tiệm mua bán vàng.
Nhiệm vụ 3:
1-thân cân; 2- đĩa cân; 3- kim cân; 4- bảng số cân; 5-ốc điều chỉnh
-Cân đồng hồ trên có GHĐ là 20 kg; ĐCNN là 20 g
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
2. Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng
-Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cân Roberval, 
-Mỗi loại cân đều có giới hạn đo(GHĐ) và độ chia nhỏ nhất(ĐCNN)
2. Thực hành đo khối lượng
Hoạt động 3: Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp và các thao tác khi đo khối lượng
a) Mục tiêu: 
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác khi đo khối lượng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình 5.3, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: 
Nhiệm vụ 1:
Để đo khối lượng cơ thể ta dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp đựng bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?
Nhiệm vụ 2: 
Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật?
Nhiệm vụ 3: 
Quan sát hình 5.5 SGK và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng?
Nhiệm vụ 4: 
Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu kg? (biết ĐCNN của cân này là 1 kg)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trả lời được các nội dung:
Nhiệm vụ 1: 
-Đo khối lượng cơ thể ta nên chọn cân ở hình b) vì cân ở hình a) có GHĐ là 5 kg bé hơn khối lượng cơ thể, cân ở hình b) có GHĐ lớn hơn khối lượng cơ thể ta.
-Để đo khối lượng hộp đựng bút ta nên chọn cân ở hình a) vì khối lượng hộp bút thường nhỏ hơn 5 kg.
Nhiệm vụ 2: 
Ta cần hiệu chỉnh cân ban đầu về số 0, như hình 5.4a
Nhiệm vụ 3: 
Cách đặt mắt của bạn ở giữa là đúng
Nhiệm vụ 4: 
Khối lượng của mỗi thùng hàng là 39 kg
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
-Giáo viên yêu cầu cá nhân 1 HS cho biết cách đo khối lượng bằng cân đồng hồ.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
3.Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp và các thao tác khi đo khối lượng
-Khi đo khối lượng của một vật bằng cân thì cần ước lượng khối lượng của nó, từ đó lựa chọn loại cân phù hợp để phép đo được chính xác.
-Các thao tác đo khối lượng bằng cân đồng hồ:
+Hiệu chỉnh cân về vạch số 0 trước khi đo
+Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân
+Đọc và chia kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
Hoạt động 4: Đo khối lượng bằng cân
a) Mục tiêu: Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn để HS thực hiện được phép đo khối lượng của một vật bằng cân. GV chia lớp thành các nhóm HS thực hiện trong phòng thực hành: Bàn giao các dụng cụ thực hành cho từng nhóm; các nhóm HS kiểm tra dụng cụ và thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành theo mẫu bảng 5.2
Vật cần đo
Ước lượng
Khối lượng(g)
Chọn dụng cụ đo khối lượng
Kết quả đo (g)
Tên 
GHĐ
ĐCNN
Lần 1(m1)
Lần 2(m2)
Lần 3(m3)
L 
 = (m1 +m2+m3): 3
Viên bi sắt
Cặp sách
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiến hành đo và ghi kết qủa, giáo viên hướng dẫn
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
 4. Đo khối lượng bằng cân
Các bước đo khối lượng của vật bằng cân:
-B1: Ước lượng khối lượng vật cần đo
-B2: Chọn cân có GHĐ và độ chia nhỏ nhất phù hợp
B3:Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo
B4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân
B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này?
HD: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta hiện nay là kg; các ước và bội số của kg ta thường gặp là g, lạng, yến, tạ, tấn.
Câu 2: Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là:
a.Cân tạ b.Cân Roberval c.Cân đồng hồ d.Cân tiểu li
Câu 3. Loại cân thích hợp để xử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là:
a.Cân tạ b.Cân đòn c.Cân đồng hồ d. Cân tiểu li
Câu 4. Trang 26. SGK
HD: GHĐ của cân là 3 kg; ĐCNN của cân là 20g; khối lượng quả 240 g.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1.Em hãy thực hiện đổi các đơn vị sau:
a) 5 tấn = ..............kg b) 20 tạ = .................kg 
c) 100kg = ............yến d) 6 tấn =................yến 
e) 0,5kg = ...............g 
HD: 
a) 5 tấn = 5 x 1000=5000 kg
b) 20 tạ = 20 x 100 = 2000 kg
c) 100 kg = 100 x 0,1 = 10 yến
d) 6 tấn = 6 x 100 = 600 yến
e) 0,5 kg = 0,5 x 1000 = 500 g 
2.Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả ước lượng của em. (có thể giao bài tập về nhà)
HD: -Mô tả cách đo:
+Ước lượng khối lượng của hộp bút
+Lựa chọn cân phù hợp
+Hiệu chỉnh cân trước khi đo
+Đặt hộp đựng bút lên cân
+Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo vào mẫu
-Hoàn thành bảng:
Vật cần đo
Ước lượng
Khối lượng(g)
Chọn dụng cụ đo khối lượng
Kết quả đo (g)
Tên 
GHĐ
ĐCNN
Lần 1(m1)
Lần 2(m2)
Lần 3(m3)
L 
 = (m1 +m2+m3): 3
Hộp đựng bút
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. Tìm hiểu:
*Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx