Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 6: Đo thời gian

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 6: Đo thời gian

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian

- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.

- Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung liên quan đến phép đo thời gian.

+Giao tếp và hợp tác: Tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo thời gian trong một số trường hợp đơn giản.

+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

3. Phẩm chất

-Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.

- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập.

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá vấn đề.

 

docx 6 trang Hà Thu 31/05/2022 4171
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 6: Đo thời gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO (10 tiết)
BÀI 6. ĐO THỜI GIAN (2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
- Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung liên quan đến phép đo thời gian.
+Giao tếp và hợp tác: Tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian; nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ. 
3. Phẩm chất
-Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác.
- Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết qủa thu thập.
- Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK.
- Phiếu học tập, dung cụ đo thời gian. 
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
1
 Hoạt động khởi động
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian
Hoạt động 2: Ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ
2
Hoạt động 3: Sử dụng đồng hồ đúng cách
Hoạt động 4: Đo thời gian bằng đồng hồ
Hoạt động luyện tập, vận dụng
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này?
Câu 2: Nêu các bước đo khối lượng của một vật bằng cân?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
GV gọi một HS trả lời câu hỏi: Các HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung: 
- Em sẽ cảm nhận về thời gian trôi qua nhanh hay chậm trong cùng một khoảng thời gian, khi bận rộn mà chưa xong việc và khi chờ đợi để nhận một món quà bất ngờ?
- HS: Khi bận rộn cảm nhận về thời gian trôi qua thật nhanh, khi chờ đợi để nhận món quà bất ngờ, thời gian trôi qua một cách chậm rãi và như nó kéo dài ra rất nhiều.
GV: Cùng một khoảng thời gian như nhau nhưng cảm nhận về thời gian có thể sẽ khác nhau tùy vào trạng thái hoàn cảnh hiện tại của con người, vậy làm cách nào ta có thể đo chính xác thời gian?
HS: Ta phải dùng các dụng cụ như đồng hồ để đo thời gian.
GV: Để tìm hiểu xem có những loại đồng hồ nào, đơn vị và cách đo; cô cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Đơn vị và dụng cụ đo thời gian
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian
a) Mục tiêu: Nêu được đơn vị thường dùng để đo thời gian.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, để một số loại đồng hồ đã chuẩn bị lên bàn giáo viên, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:
Quan sát mẫu, kết hợp thông tin, hình 6.1 SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi:
Nhiệm vụ 1: 
1. Hãy kể tên các đơn vị đo thời gian mà em biết?
2.Em hãy kể tên một số loại đồng hồ cô đã chuẩn bị? Ngoài những loại đồng hồ được liệt kê trong hình 6.1, hãy kể thêm một số loại đồng hồ mà em biết và nêu ưu thế của từng loại?
3.Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường xử dụng đồng hồ bấm giây?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
1. Bảng kiến thức
Một số đơn vị đo thời gian
Đơn vị
 Kí hiệu
Đơn vị đổi
Giây
s
Đơn vị đo lường chính thức
Phút
min
1 min = 60 s
Giờ
h
1 h = 60 min
Ngày
-
1 ngày = 24 h
Tuần
-
1 tuần = 7 này
Tháng
-
1 tháng có thể 28;29;30;31 ngày
Năm
-
1 năm có thể có 12 tháng hoặc 13 tháng(năm nhuận)
(GV giao cho HS tự về nhà tìm hiểu xem 1 tháng có bao nhiêu ngày: tháng đủ, tháng thiếu, một năm có bao nhiêu tháng: năm thường, năm nhuận)
2. HS nêu tên được các loại đồng hồ: Đeo tay, treo tường, để bàn, điện tử, bấm giây.
-Ngoài ra còn có một số loại đồng hồ như: 
+Đồng hồ bấm giây điện tử thường sử dụng trong đo các khoảng thời gian ngắn (như các cuộc thi điền kinh )
+Đồng hồ cát sử dụng trong khoảng thời gian ngắn, tượng trưng cho quy luật thời gian: đã qua đi thì không lấy lại được-> đừng để thời gian trôi đi một cách vô ích ở mỗi thời điểm.
3.Vì độ chia nhỏ nhất và giới hạn đo của đồng hồ bấm giây phù hợp với thời gian vận động viên chạy.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận. 
- GV tổng kết – rút ra kiến thức.
1. Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian
- Đơn vị đo thời gian:
Một số đơn vị đo thời gian
Đơn vị
 Kí hiệu
Đơn vị đổi
Giây
s
Đơn vị đo lường chính thức
Phút
min
1 min = 60 s
Giờ
h
1 h = 60 min
Ngày
-
1 ngày = 24 h
Tuần
-
1 tuần = 7 này
Tháng
-
1 tháng có thể 28;29;30;31 ngày
Năm
-
1 năm có thể có 12 tháng hoặc 13 tháng(năm nhuận)
- Để đo thời gian người ta dùng đồng hồ.
2. Thực hành đo thời gian
Hoạt động 2: Ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ
a) Mục tiêu: Biết cách ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm HS suy nghĩ, kết hợp với kiến thức đã học ở hoạt động 1, hoàn thành nhiệm vụ sau:
Để xác định thời gian vận động viên chạy 800 m ta nên dùng loại đồng hồ nào? Vì sao?
Hãy ước lượng thời gian đi từ cuối lớp học tới bục giảng và lựa chọn đồng hồ phù hợp để đo khoảng thời gian đó.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trả lời được các nội dung:
1.Ta nên dùng loại đồng hồ bấm giây, vì có ĐCNN và GHĐ phù hợp với thời gian vận động viên chạy.
2. Ước lượng: Cho một bạn HS đi từ cuối lớp học lên bục giảng, những HS còn lại ước lượng thời gian đi của bạn đó. Sử dụng đồng hồ bấm giây để đo khoảng thời gian đó.
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
2. Ước lượng thời gian và lựa chọn đồng hồ
-Ta cần ước lượng thời gian của hoạt động cần đo rồi chọn đồng hồ cho phù hợp.
Hoạt động 3: Sử dụng đồng hồ đúng cách
a) Mục tiêu: HS xác định được các thao tác đúng khi sử dụng đồng hồ đo thời gian.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm HS quan sát hình 6.2, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: 
Cách hiệu chỉnh đồng hồ ở hình nào thì thuận tiện hơn khi thực hiện phép đo thời gian?
Quan sát hình 6.3 và cho biết cách đặt mắt để đọc số chỉ của đồng hồ như thế nào là đúng?
Quan sát hình 6.4 và cho biết số chỉ của đồng hồ ở mỗi trường hợp là bao nhiêu? ( biết ĐCNN của đồng hồ này là 1s)
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS trả lời được các nội dung:
1.Hình 6.2 a
2.Hình 6.3 a
3.Kết quả đo ở mỗi trường hợp là 5s
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- HS hoàn thành các câu trả lời dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
3. Sử dụng đồng hồ đúng cách
Cách sử dụng đồng hồ:
-Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo
-Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ
-Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của đồng hồ
Hoạt động 4: Đo thời gian bằng đồng hồ
a) Mục tiêu: Đo được thời gian bằng các loại đồng hồ khác nhau
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo như câu hỏi số 7:
Thực hiện đo lần lượt thời gian di chuyển của hai bạn học sinh khi đi từ cuối lớp học tới bục giảng. Hoàn thành theo mẫu bảng 6.1.Ghi kết quả đo được vào bảng sau:
Đối tượng cần đo
Thời gian ước lượng
(s)
Chọn dụng cụ đo thời gian
Kết quả đo (s)
Tên 
Dụng cụ đo
GHĐ
ĐCNN
Lần 1(t1)
Lần 2(t2)
Lần 3(t3)
L 
 = (t1 +t2+t3): 3
Bạn 1
Bạn 2
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS tiến hành đo và ghi kết qủa, giáo viên hướng dẫn
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
 4. Đo thời gian bằng đồng hồ
Cách đo:
B1:Ước lượng thời gian di chuyển của từng bạn
B2:Chọn đồng hồ phù hợp
B3:Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách trước khi đo
B4:Thực hiện đo thời gian bằng đồng hồ
B5:Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Để đo thời gian của vận động viên chạy 100m, loại đồng hồ thích hợp nhất là:
a. Đồng hồ để bàn b. Đồng hồ bấm giây
c. Đồng hồ treo tường d. Đồng hồ cát
2.Khi đo thời gian chạy 100m của bạn Nguyên trong giờ thể dục, em sẽ đo khoảng thời gian:
a.Từ lúc bạn Nguyên lấy đà chạy tới lúc về đích
b.Từ lúc có lệnh xuất phát tới lúc về đích
c.Bạn Nguyên chạy 100m rồi nhân đôi
d.Bạn Nguyên chạy 200m rồi chia đôi
3. Thực hiện phép đo thời gian của một bạn chạy 100m?
HD:
Đối tượng cần đo
Thời gian ước lượng
(s)
Chọn dụng cụ đo thời gian
Kết quả đo (s)
Tên 
Dụng cụ đo
GHĐ
ĐCNN
Lần 1(t1)
Lần 2(t2)
Lần 3(t3)
L 
 = (t1 +t2+t3): 3
Bạn chạy 100m
50s
Đồng hồ bấm giây
60s
1s
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK:
1. Phân biệt đồng hồ cát và đồng hồ nước?
HD: Nội dung ở SGK
2. Hãy lập bảng theo mẫu và chọn loại đồng hồ phù hợp để đo thời gian các hoạt động:
-Hoàn thành bảng:
 Loại đồng hồ
Hoạt động
Đồng hồ đeo tay
Đồng hồ treo tường
Đồng hồ bấm dây
Một tiết học
x
x
Chạy 100m
x
Đi từ nhà đến trường
x
x
3.GV giáo yêu cầu các nhóm HS tham khảo link dưới đây về nhà làm đồng hồ mặt trời.
 Hướng dẫn làm đồng hồ mặt trời - Xchannel – YouTube 
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. 
*Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_c.docx