Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Ôn tập chủ đề 1: Các phép đo

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Ôn tập chủ đề 1: Các phép đo

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa được kiến thức về các phép đo.

- Thực hiện được các phép đo theo yêu cầu.

- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập;

- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ để;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề thông qua việc giải bài tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+Hệ thống hóa được kiến thức về các phép đo.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.

- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý thức vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, mở rộng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK.

- Phiếu học tập, dụng cụ đo.

2. Học sinh

- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới

 

docx 8 trang Hà Thu 31/05/2022 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Ôn tập chủ đề 1: Các phép đo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày..............tháng...........năm 2021
Ngày soạn: Kí duyệt của BGH:
Ngày dạy: 
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1:
CÁC PHÉP ĐO (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa được kiến thức về các phép đo.
- Thực hiện được các phép đo theo yêu cầu.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: Thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đề ôn tập;
- Giao tiếp và hợp tác: Chủ động, gương mẫu, phối hợp các thành viên trong nhóm hoàn thành các nội dung ôn tập chủ để;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề thông qua việc giải bài tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+Hệ thống hóa được kiến thức về các phép đo.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học.
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý thức vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, mở rộng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK.
- Phiếu học tập, dụng cụ đo. 
2. Học sinh
- Vở ghi, SHS, đọc trước bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Em hiểu thế nào là nhiệt độ? Nêu đơn vị của nhiệt độ thường dùng?
Câu 2: Nêu cách xác định nhiệt độ bằng nhiệt kế?
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học, tạo hứng thú học tập cho hs.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV yêu cầu các nhóm HS dựa vào kiến thức đã học hoàn thành các nhiệm vụ:
Phiếu học tập:
Nhiệm vụ 1: Sắp xếp các nội dung ở cột A với các nội dung ở cột B cho phù hợp:
A
1.Đo chiều dài l (m)
2.Đo khối lượng m (kg)
3.Đo thời gian t (giây)
4.Đo nhiệt độ t (0C)
B
a.Dùng cân
b.Dùng đồng hồ
c.Dùng nhiệt kế
d.Dùng thước
Nhiệm vụ 2: Sắp xếp các bước đo đại lượng sau với nội dung cho phù hợp:
Bước
B1
B2
B3
B4
B5
Nội dung
1.Chọn dụng cụ đo
2.Hiệu chỉnh dụng cụ đo
3.Thực hiện phép đo
4.Đọc và ghi kết quả đo
5.Ước lượng đại lượng cần đo
Nhiệm vụ 3: Có hai nhiệt kế là nhiệt kế rượu và nhiệt kế thuỷ ngân. Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thuỷ ngân lần lượt là 80 °c và 357 °c. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi?
A. Dùng được cả hai nhiệt kế.	B. Không dùng được cả hai nhiệt kế.
C. Chỉ dùng được nhiệt kế rượu.	D. Chỉ dùng được nhiệt kế thuỷ ngân.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS thảo luận nhóm, nêu được: 
Nhiệm vụ 1: 1-d; 2-a; 3-b; 4-c
Nhiệm vụ 2: B1- 5 ; B2-1; B3-2; B4-3 ; B5-4
Nhiệm vụ 3: 
- Nước sôi ở 1000C .
- Vì rượu sôi ở 800C < 100 0C → không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của nước đang sôi.
⇒ Đáp án D
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV Kết luận, nhận xét . 
- Phương án đánh giá: GV sử dụng THANG ĐO MỨC ĐỘ để đánh giá HS:
a)Dùng cho nhóm trưởng đánh giá các thành viên trong nhóm: 
Học sinh
Nội dung đánh giá: Dựa vào quá trình tham gia hoạt động của nhóm
Nhận xét
Mức 1 (chưa đạt)
Mức 2 (đạt)
Mức 3 (tốt)
Chưa tích cực còn lơ là , mất trật tự
Tham gia đầy đủ các hoạt động của nhóm
Tham gia tốt các hoạt động của nhóm, có những ý kiến hay, độc đáo
1.
2.
3.
4.
5.
6.
b)Dùng cho giáo viên đánh giá các nhóm: 
Nội dung đánh giá
Mức 1 (chưa đạt)
Mức 2 (đạt)
Mức 3 (tốt)
Nhận xét
Trả lời câu hỏi
Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích.
Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn.
 Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn.
Đóng góp ý kiến
Chỉ nghe ý kiến
Có ý kiến
Có nhiều ý kiến, ý tưởng
Tiếp thu, trao đổi ý kiến, hỗ trợ, bổ sung ý kiến cho các nhóm khác
Lắng nghe
Có lắng nghe, phản hồi
Lắng nghe ý kiến các nhóm khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến có hiệu quả
B.HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về các phép đo.
a) Mục tiêu: HS hệ thống hóa được kiến thức về các phép đo.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV giới thiệu về sơ đồ tư duy và các bước vẽ sơ đồ tư duy:
Sơ đồ tư duy là phương pháp ghi chú sáng tạo các ý tưởng bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn và hình ảnh sinh động giúp bộ não con người tiếp cận và ghi nhớ thông tin nhanh hơn, nhớ lâu hơn.
1. Chuẩn bị các dụng cụ cần để vẽ sơ đồ tư duy
Giấy (khổ lớn hoặc nhỏ tùy thuộc vào nội dung và mục đích ghi chép)
Bút màu (nhiều màu), tốt nhất dùng bút dạ để tiện ghi chép và tô vẽ các nhánh, hình dạng
Sách, tài liệu về nội dung, chủ đề cần làm sơ đồ tư duy
2. Cách vẽ:
Bước 1: Xác định đề tài, chủ đề của sơ đồ tư duy
Viết hay vẽ chủ đề lớn ở vị trí trung tâm tờ giấy và vẽ vòng bao xung quanh. Sử dụng màu vẽ nổi bật đề tài, hình ảnh rõ nét hoặc nếu dạng từ khóa thì cô đọng, ngắn gọn, viết cỡ chữ lớn.
Bước 2: Vẽ các mỗi ý lớn phát triển từ chủ đề chính
Tìm kiếm các ý quan trọng từ chủ đề chính. Vẽ đường phân nhánh xuất phát từ chủ đề ở trung tâm nối với từng ý.
Bước 3: Phát triển sơ đồ tư duy bằng cách mở rộng các nhánh nội dung
Từ mỗi ý lớn, vẽ tiếp tục các đường nhánh tới các ý phụ bổ sung cho ý đó. Tiếp tục mở rộng các phân nhánh chi tiết cho các ý phụ đó. Phát triển chi tiết sơ đồ đến khi triển khai chi tiết nhất chủ đề. Lưu ý, các ý phát triển từ nhánh phải có nội dung chung hướng đến chủ đề chính của sơ đồ.
Bước 4: Vẽ thêm hình minh họa và hoàn thiện sơ đồ
Sau khi hoàn thành các nội dung và hình ảnh thể hiện ý tưởng của chủ đề chính, bạn cần thêm các màu sắc, hình vẽ minh họa để dễ hiểu, dễ ghi nhớ kiến thức. Các hình ảnh, cảm xúc, tác động tốt đến não bộ giúp ta ghi nhớ lâu hơn.
-GV hướng dẫn các nhóm HS từng bước vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức về: Các phép đo.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
GV hướng dẫn HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ:
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận. 
1. Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức về các phép đo.
-Sơ đồ tư duy: Các phép đo
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải bài tập
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu các nhóm HS đọc SGK, hoàn thành nhiệm vụ của HSsau:
Nhiệm vụ 1:
Hãy lập bảng theo mẫu sau và chọn thước đo phù hợp nhất với các đối tượng cần đo:
 Loại thước
Đối tượng
Thước kẻ dài 30 cm
Thước cuộn
Thước dây
Thước kẹp
Chiều dài lớp học
Chiểu cao của người
Đường kính ruột bút chì
Đường kính miệng cốc uống nước
Nhiệm vụ 2:
1. Có một cái cân đổng hổ đã cũ và không còn chính xác, làm thế nào có thể cân chính xác khói lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm một hộp chứa nhiều loại quả cân khác nhau?
2. Để thực hiện đo thời gian khi đi từ cổng trường vào lớp học em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn và trình bày các bước đo?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
- Gv hướng dẫn HS hoàn thành các nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
Loại thước
Đối tượng
Thước kẻ dài 30 cm
Thước cuộn
Thước dây
Thước kẹp
Chiều dài lớp học
x
x
Chiểu cao của người
x
x
Đường kính ruột bút chì
x
Đường kính miệng cốc uống nước
x
Nhiệm vụ 2:
1.Đặt vật cân lên đĩa cân và ghi lại giá trị của kim chỉ, sau đó thay vật cần cân bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim cân chỉ đúng vị trí cũ, tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân bằng khối lượng của vật cần cân.
2.Thực hiện đo thời gian đi từ cổng trường vào lớp học nên dùng đồng hồ bấm giây vì thời gian di chuyển trong hoạt động trên là ngắn.
Các bước:
-Ước lượng khoảng thời gian cần đo
-Chọn đồng hồ phù hợp: Đồng hồ bấm giây
-Hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách
-Thực hiện phép đo
-Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo
* Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm à nhóm khác bổ sung à chọn ý kiến đúng.
* Bước 4: Kết luận, nhận định: 
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức, ghi bảng
2. Hướng dẫn giải bài tập
-Bài tập vận dụng của HS
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung:Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1.Một thước thẳng có 101 vạch chia đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0. Vạch cuối cùng ghi số 100, kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là:
GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1 cm
 GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1cm
 GHĐ và ĐCNN là 100cm và 1mm
GHĐ và ĐCNN là 101cm và 1mm
HD: 
-GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước
-ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước. 
Câu 2.Chọn đáp án đúng: 15 foot (ft) = ..m
3,81m
0,3048m
4,572m
0,0015m
Câu 3.Ba bạn Na, Nam, An cùng đo chiều cao của bạn Hùng. Các bạn đề nghị Hùng đứng sát vào tường, dùng một thước kẻ đặt ngang đầu Hùng để đánh dấu chiều cao của Hùng vào tường, sau đó dùng thước cuộn có giới hạn đo 2m và độ chia nhỏ nhất là 0,5 cm, để đo chiều cao từ mặt sàn đến chỗ đánh dấu trên tường. Kết quả đo lần lượt của Na, Nam, An lần lượt là: 165,3 cm; 165,5 cm; 166,7 cm. Kết quả của bạn nào được ghi chính xác?
a.Na
b.Nam
c.An
d.Không bạn nào đúng
Câu 4: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ). Con số 10T có ý nghĩa gì?
 a.Xe có trên 10 người ngồi thì không được đi qua cầu
b.Khối lượng toàn bộ cả xe và hàng trên 10 tấn thì không được đi qua cầu
c.Khối lượng của xe trên 100 tấn thì không được đi qua cầu
d.Xe có khối lượng trên 10 tạ thì không được đi qua cầu
Câu 5: Một tuần bằng:
a. 604800 giây b. 604800 phút
c. 100800 phút d. 420 giờ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
Bài tập vận dụng: Bản tin dự báo thời tiết nhiệt độ của Hà Nội là: Nhiệt độ từ 19 0C đến 28 0C, nhiệt độ trên tương ứng với nhiệt độ nào trong nhiệt giai Kelvin?
a.Nhiệt độ từ 66,2 0K đến 82,40K
b. Nhiệt độ từ 292 0K đến 3000K
c. Nhiệt độ từ 292 0K đến 3010K
d. Nhiệt độ từ 66,4 0K đến 82,20K
HD: Ngoài thang nhiệt độ Celsius, còn có các thang nhiệt độ sau:
-Fahrenheit (0F): Nhiệt độ của nước đá đang tan là 230F, nhiệt độ của hơi nước đang sôi là: 2120K 
0C = 5/9(t0F -32)
-Thang nhiệt độnKelvin: 00C ứng với 273K; K = t 0C + 273
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Học bài – Đọc và soạn trước bài mới. 
-GV sử dụng PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT để đánh giá quá trình học của các HS trong quá trình học chủ đề 1: Các phép đo.
Họ tên
Phẩm chất
Tiêu chí
Mức 3
Mức 2
Mức 1
Chăm chỉ
Tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu các nội dung học tập liên quan đến bài học.
Tích cực tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu nhanh, chính xác các nội dung học tập liên quan đến bài học.
Tích cực tham khảo các tư liệu, sách báo, internet để tìm hiểu chính xác các nội dung học tập liên quan đến bài học.
Tìm kiếm tư liệu còn chậm, chưa đảm bảo yêu cầu của nội dung bài học.
Trách nhiệm
Tham gia hoàn thành công việc bản thân được phân công, hối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Chủ động, tích cực tham gia hoàn thành công việc bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án.
Chủ động, chưa tích cực tham gia hoàn thành công việc bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành dự án
Chưa tích cực tham gia hoàn thành công việc bản thân được phân công, phối hợp với thành viên trong nhóm còn hạn chế.
*Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_o.docx