Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 35: Nấm

Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 35: Nấm

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC

1. Mức độ/kiến thức cần đạt:

- Quan sát và vẽ được một số đạt diện nấm.

- Nêu được sự đa dạng của nấm. Phân biệt nấm đơn bào, nấm đa bào; nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được, nấm độc.

-Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do nấm.

- Giải thích được một số khâu trong kỹ thuật trồng nấm.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân khi tìm hiểu về đa dạng nấm và vai trò của nấm; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;

- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của nấm men, nấm mốc, nấm rơm;Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Xác định được sự tổn tại của cơ thể nấm đơn bào và cơ thể nấm đa bào trong tự nhiên;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được trong tự nhiên.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận biết được một số đại diện nấm trong tự nhiên thông qua hình ảnh, mẫu vật (nấm đảm, nấm túi,.);

-Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được nấm đơn bào, nấm đa bào; Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nấm;

-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trồng nấm rơm.

3. Phẩm chất

- Có niềm tin yêu khoa học;

- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;

- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;

- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;

- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.

 

docx 12 trang Hà Thu 30/05/2022 2030
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) - Bài 35: Nấm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy : 
CHỦ ĐỀ 8: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG
TIẾT - BÀI 35: NẤM (4 TIẾT)
TIẾT 1: QUAN SÁT MỘT SỐ NẤM
TIẾT 2: SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM
TIẾT 3: VAI TRÒ CỦA NẤM
TIẾT 4: KĨ THUẬT TRỒNG NẤM 
I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA BÀI HỌC 
1. Mức độ/kiến thức cần đạt:
- Quan sát và vẽ được một số đạt diện nấm.
- Nêu được sự đa dạng của nấm. Phân biệt nấm đơn bào, nấm đa bào; nấm đảm, nấm túi; nấm ăn được, nấm độc.
-Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và thực tiễn. Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Trình bày được biện pháp phòng chống bệnh do nấm.
- Giải thích được một số khâu trong kỹ thuật trồng nấm.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân khi tìm hiểu về đa dạng nấm và vai trò của nấm; Nhận ra và điều chỉnh những hạn chế của bản thân khi tham gia thảo luận nhóm;
- Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; xác định nội dung hợp tác nhóm trao đổi về đặc điểm của nấm men, nấm mốc, nấm rơm;Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Xác định được sự tổn tại của cơ thể nấm đơn bào và cơ thể nấm đa bào trong tự nhiên;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng để phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được trong tự nhiên.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
- Nhận biết được một số đại diện nấm trong tự nhiên thông qua hình ảnh, mẫu vật (nấm đảm, nấm túi,...);
-Tìm hiểu tự nhiên: Xác định được nấm đơn bào, nấm đa bào; Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nấm;
-Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trồng nấm rơm.
3. Phẩm chất
- Có niềm tin yêu khoa học;
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm;
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học;
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập;
- Có ý thức tìm hiểu và bảo vệ thế giới tự nhiên.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sgk. Bảng phụ trang 144. Tranh phóng to H 35.1; 35.2; 35.3; 35.4; 35.5; 35.6 - SGK. Phiếu học tập. Máy chiếu, laptop (nếu có). Một số video về vai trò và các bệnh do nấm gây ra.
Dụng cụ: Kính lúp cầm tay, panh, kim mũi nhọn, đĩa đồng hồ, găng tay, khẩu trang cá nhân.
Mẫu vật: một ít mốc trắng từ cơm nguội ,bánh mỳ.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi, vở bài tập, đọc trước bài ở nhà. Chuẩn bị tìm hiểu về vai trò của nấm; một số bệnh do nấm gây ra. Bài thuyết trinh về vai trò của nấm; Trò chơi.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
A . KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1: TRÒ CHƠI
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới
b. Nội dung: Hs chọn các nấm ăn được và làm thuốc mà em biết.
c. Sản phẩm: Lời giới thiệu của giáo viên, câu hỏi của GV và câu trả lời của HS.
d. Cách thức tổ chức hoạt động: Chia lớp 2 đội - Quan sát tranh ảnh – Viết tên các nấm ăn được và làm thuốc. Đội nào đúng nhanh hơn sẽ thắng.
Hình ảnh 1: Nấm hương – làm thức ăn
Hình ảnh 2: Nấm độc đỏ - đẹp nhưng rất độc
Hình ảnh 3: Mốc trắng trên bánh mỳ - làm ôi thui thức ăn
Hình 4: Nấm linh chi – làm thuốc
Hình ảnh 5: Nấm than trên ngô – ký sinh hại cây trồng
Hình ảnh 6: Hắc lào - Nấm ký sinh trên da gây bệnh
Hình ảnh 7: Nấm kim – làm thức ăn
Hình ảnh 8: Mộc nhĩ – làm thức ăn
Hình ảnh 9: Nấm rơm – làm thức ăn
Hình ảnh 10: Nấm độc trắng – rất độc
Hs chọn các loại nấm được dùng làm thức ăn ( nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm kim) và nấm làm thuốc ( Nấm linh chi)
Gv nhận xét và giới thiệu bài: vậy tại sao cũng là các loại nấm nhưng có nhiều loại lại chứa độc tố nguy hiểm, có loại làm hư hỏng thực phẩm hoặc gây bệnh cho con người và động thực vật. Vậy các loại nấm đó có đặc điểm gì khác nhau?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1- QUAN SÁT MỘT SỐ NẤM
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM
Hoạt động 2: 1.Thực hành quan sát một số loại nấm:
a. Mục tiêu: Hs quan sát nấm bằng mất thường và bằng kinh lúp. Nhận biết được nấm và 1 số đại diện nấm phổ biến trong đời sống.
b. Nội dung: Quan sát hình ảnh các nấm và chơi trò Những mảnh ghép hoàn hảo nhận dạng 1 số nấm trong tự nhiên.Quan sát mẫu nấm bằng kinh lúp và vẽ các sợi nấm mốc và loại nấm lớn. Làm bộ sưu tập ảnh về nấm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Hs nhìn thấy sợi nấm, nấm lớn, vẽ được hình. Bộ sưu tập ảnh về nấm được hoàn thành.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát 1 số loại nấm trên hình ảnh, mẫu nấm mốc qua kinh lúp, vễ lại hình.
Sắp xếp các ảnh hiện có thành bộ sưu tập ảnh về nấm.
Học sinh quan sát tranh, mẫu vật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv đặ câu hỏi.
Hướng dẫn Hs quan sát mẫu vật bằng kinh lúp.
Hướng dẫn Hs làm bộ sưu tập ảnh.
Học sinh trả lời bằng cách gọi tên nấm trong hình ảnh gv đưa ra,
Làm bộ sưu tập ảnh về nấm.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhận xét câu trả lời.
Nhận xét cách quan sát mẫu vật của HS
-Gọi tên đúng các loại nấm: Nấm rơm, nấm hương, nấm kim châm, nấm mộc nhĩ, nấm linh chi.
- Vẽ hình sợi nấm, nấm hương, nấm rơm.
- Mỗi Hs có 1 bộ sưu tập về nấm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Nhận biết và gọi tên được: nấm hương, nấm rơm, nấm linh chi, mốc trắng 
Vẽ hình sợi nấm mốc, hình nấm rơm.
Hoàn thành bộ sưu tập ảnh về nấm.
TIẾT 2 - SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM
I.ĐẶC ĐIỂM CỦA NẤM
Kết nối tiết học trước: GV tổ chức trò chơi Đuổi hình bát chữ giúp HS hệ thống hoá sự có mặt của các dạng nấm trong tự nhiên và trong đời sống. Đồng thời, GV hướng dẫn HS gọi đúng tên các loài nấm đã nhận biết trong phần thực hành. 
Hoạt động 3: 2.Tìm hiểu sự đa dạng của nấm:
a. Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng của nấm; từ đó phân biệt nấm đảm và nấm túi; nấm đơn bào và nấm đa bào; nấm ăn được và nấm độc.
b. Nội dung: HS tìm hiểu các loại nấm trong tự nhiên về hình dạng, cấu tạo, môi trường sống.
c. Sản phẩm: Hs nhận xét đung các hình dạng của nấm, 
d. Cách thức tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát H 35.1; 35.2, thảo luận ( nhôm 2) trả lời các câu hỏi 3,4,5,6
Học sinh quan sát hình và đọc thông tin.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đặt câu hỏi, phát PHT, theo dõi HS làm vào PHT
Học sinh trả lời câu hỏi vào PHT
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhận xét câu trả lời.
Nhận xét kết quả thảo luận của HS
Phân biệt nấm túi và nấm đảm?
Phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào?
Phân biệt nấm ăn được và nấm độc?
Môi trường sống của nấm như thế nào?
Kể tên một số nấm ăn được mà em biết
-Hình dạng của nấm đa dạng: hình bầu dục, hình cốc, hình mũ, hình sợi,...
- Phân biệt đúng nhôm nấm đảm và nấm túi: ..
- Nhận biết đúng cấu tạo đơn hay đa bào
- Môi trường sống
- Nấm ăn được và nấm độc.
( Hs trao đổi PHT để chấm chéo giữa các nhôm)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
GV hướng dẫn HS đọc thêm để hiểu biết về nấm độc ở Việt Nam.
Học sinh nghe
Phiếu học tập:
Tên loại nấm
Hình dạng
Cấu tạo đơn bào hay đa bào
Nấm đảm hay nấm túi
Nấm ăn được hay nấm độc
Môi trường sống
Nấm hương
Nấm sò
Nấm men
Nấm mộc nhĩ
Nấm độc đỏ
Nấm độc tán trắng
Nấm cốc
Nấm đông trùng hạ thảo
Nấm bụng dê
Nấm mốc
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Sự đa dạng của nấm thể hiện ở:
+ Nhiều hình dạng, kích thước khác nhau
+ Cấu tạo đơn bào hoặc đa bào
+ Cơ quan sinh sản : là đảm bào tử ( nhóm nấm đảm) , là túi bào tử ( nhóm nấm túi)
+ Có loại nấm ăn được ( nấm hương, mộc nhĩ, ); có loại nấm độc. 
Sự đa dạng của nấm còn thể hiện ở môi trường sống ( đất, rơm rạ, thức ăn, hoa quả, da ) chủ yếu là ẩm ướt.
TIẾT 3 – II. VAI TRÒ CỦA NẤM
Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn
a. Mục tiêu: HS biết vai trò của nấm, biết các loại nấm có ích, nấm có hại, một số chế phẩm sinh học từ nấm.
b. Nội dung: Quan sát hình 35.3; 35.4 nhóm 4 chuẩn bị bài thuyết trình
c. Sản phẩm: Bài thuyết trinh của học sinh 
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của các nhóm.
Cho các nhóm treo nội dung chuẩn bị lên các vị trí trong phòng học theo quy định.
Học sinh chuẩn bị nội dung đã được phân công chuẩn bị.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv lắng nghe các nhóm báo cáo , các nhóm khác đặt câu hỏi về nội dung thuyết trình.
Hs các nhóm cử các đại diện lên thuyết trinh .
Hs các nhóm khác đặt câu hỏi. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhận xét câu trả lời.
Nhận xét cách trình bày của các nhóm
Nấm có vai trò phân huỷ xác sinh vật (thực vật, động vật), làm sạch môi trường.( trong tự nhiên)
Nấm được sử dụng làm thức ăn: nấm rơm, nấm hương, nấm mộc nhĩ,...
Nấm được sử dụng làm tác nhân lên men trong sản xuất rượu, bia, bánh mì, nấm men.
Nấm được sử dụng làm thực phẩm chức năng bổ dưỡng cho cơ thể: nấm linh chi, nấm vân chi.
Nấm được sử dụng làm thuốc trừ sâu sinh học: một số loài nấm có khả năng kí sinh trên cơ thể sâu làm ngừng trệ các quá trình sống của sâu.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
Bài tập: Kể tên 1 số nấm có vai trò trong thực tiễn
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Vai trò của nấm trong tự nhiên.
Vai trò của nấm trong đời sống con người.
Hoạt động 5: Tìm hiểu một số bệnh do nấm gây ra.
a. Mục tiêu: HS nhận biết một số bệnh do nấm gây ra ở người, nhận biết sự lây lan của bệnh và nêu một số biện pháp phòng, chống bệnh do nấm. 
b. Nội dung: Hs tham gia trò chơi “Bác sỹ tý hon” để tìm hiểu các bênh do nấm gây ra.
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Phân công nhóm yêu thích bộ môn chuẩn bị nội dung các câu hỏi có liên quan đến các bệnh do nấm gây ra. 
Phân công số HS còn lại trong lớp tìm hiểu thông tin về bênh do nấm và nội dung SGK
Học sinh chuẩn bị nội dung đã được phân công.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv quan sát Hs Tổ chức trò chơi. Giải quyết những thắc mắc nếu hs gặp vấn đề cần hỏi.
Hs giới thiệu luật chơi, các câu hỏi kèm hình ảnh về các bệnh do nấm.
Hs trả lời các câu hởi theo đội. 
Đội nào trả lời nhanh hơn và đúng nhiều câu sẽ đạt điểm cao là thắng. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhận xét câu trả lời.
Nhận xét cách tổ chức của HS.
- Các bệnh do nấm có biểu hiện như thế nào.
-Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm. 
-Một số con đường có thể làm lây truyền bệnh do nấm như:
 + Tiếp xúc trực tiếp với đối tượng (như người haỵ vật nuôi) bị nhiễm nấm;
+ Dùng chung đồ với người bị nhiễm nấm;
+ Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm; bụi, đất chứa nấm gây bệnh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
GV hướng dẫn HS đọc thêm về nấm mốc và penicillin trong SGK.
Học sinh nghe
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Các bệnh do nấm gây ra và biểu hiện của bệnh
Con đường lây nhiễm do nấm gây ra.
Cách phòng tránh mắc các bệnh do nấm.
Hạn chế tiếp xúc với mẩm bệnh, nguồn bệnh, đặc biệt nơi môi trường ẩm mốc;
 Bảo hộ an toàn khi tiếp xúc với người bị nhiễm nấm hoặc khử trùng sau khi tiếp xúc với môi trường không an toàn với nấm mốc;
 Không dùng chung đổ với người bị bệnh nấm, hoặc với người khác. Quần áo sau khi mặc cần được giặt ngay, tránh treo trên giá sau đó vài ngày đưa ra mặc lại;
 Vệ sinh cơ thể đúng cách, đúng thời điểm, an toàn;
 Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
TIẾT 4 – III. KĨ THUẬT TRỒNG NẤM
Hoạt động 6: Tìm hiểu kĩ thuật trồng nấm rơm
a. Mục tiêu: HS làm dự án ảo "Quỵ trình trồng nấm rơm"
b. Nội dung: Thiết kế các khâu trong quy trình bằng hình ảnh. Giải thích.
c. Sản phẩm: Sơ đồ quy trình trồng nấm có lời minh họa cho các hình ảnh.
d. Cách thức tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv giao nhiệm vụ cá nhân Hs tìm hiểu và làm dự án ảo ở nhà
Hs nhận thông tin yêu cầu của GV
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv cung cấp và giúp đỡ HS các thông tin, nội dung cần thiết.
 Hs đọc các thông tin trong SGK và sưu tầm hình ảnh video có liên quan đến trồng nấm rơm. 
Sắp xếp thông tin và hình ảnh sao cho phù hợp và chinh xác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Nhận xét câu trả lời.
Nhận xét cách trình bày của các nhóm
-Trình bày các bước thực hiện dự án.
-Giải thích các thông tin: môi trường trồng nấm rơm vì sao không là đất?
-Trồng gần nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm là đúng hay sai?
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết kiến thức
* Lưu ý môi trường trồng nấm rơm như thế nào là lý tưởng?
* Nấm men được ứng dụng trong những lĩnh vực nào của đời sống con người?
Học sinh nghe
Nấm men được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống như sản xuất bia, bánh mì, lên men rượu,...
-Trong sản xuất nước tương, nước mắm, có thêm thành phẩn nấm men được chiết xuất sẽ giúp làm dịu đi vị chát của muối và loại bỏ mùi tanh khó chịu của cá. Nước tương, nước mắm sẽ thơm ngon, tròn vị và rất đậm đà.
-Trong sản xuất mì gói: Nấm men khi dùng để ăn với mì gói sẽ tạo cảm giác tô mì thơm ngon, ngọt nước hơn.
-Trong sản xuất hạt nêm, nấm men được bổ sung từ 1 đến 5% giúp cho vị ngọt của đạm trong hạt nêm tăng lên đáng kể. Chiết xuất của nấm men còn có thêm chức năng làm tròn vị cho sản phẩm.
- Trong sản xuất các loại bánh, nấm men không thể thiếu trong quá trình lên men. Một lượng nấm men phù hợp làm bánh mì thơm ngon hơn.
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:
Các bước của quy trình trồng nấm rơm ( 5 bước). Giải thích các bước.
Một số ứng dụng của nấm men trong 1 số lĩnh vực của đời sống con người.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Ôn tập lại các kiến thức vừa được học
b. Nội dung: hệ thống câu hỏi ôn tập tự luận và trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : Vấn đáp học sinh hoặc hoạt động trò chơi.
NỘI DUNG CÂU HỎI LUYỆN TẬP:
Có thể dựa vào một số đặc điểm để phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào, nấm đảm và nấm túi, nấm độc và nấm không độc.
 Phân biệt nấm đảm và nấm túi: Dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản của nấm, ta có thể phân biệt nấm đảm và nấm túi. Nấm đảm có đảm bào tử (ví dụ nấm hương). Nấm túi có túi bào tử (ví dụ nấm mốc).
 Phân biệt nấm ăn được và nấm không ăn được: Dựa vào đặc điểm cấu tạo câỵ nấm, ta có thể sơ bộ phân biệt nấm độc và nấm ăn được. Nấm có đủ các phẩn của thể quả (mũ, phiến nấm, cuống nấm, vòng cuống nấm và bao gốc nấm), đặc biệt là những loại nấm có đẩy đủ vòng cuống nấm, bao gốc nấm thường là nấm độc. 
Phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào: Dựa vào cấu tạo tế bào, ta có thể phân biệt nấm đơn bào và nấm đa bào. Cơ thể nấm đơn bào (ví dụ nấm men) chỉ có 1 tế bào. Nấm đa bào (ví dụ nấm mốc) có hệ sợi nấm được cấu tạo từ nhiều tế bào.
 Nấm mốc thường xuất hiện khi thời tiết ẩm, nồm. Những vị trí dễ xuất hiện nấm mốc trong nhà: góc nhà ẩm, quần áo mặc dở treo lâu ngày, thức ăn để lâu không được bảo quản đúng cách.
 Biện pháp phòng chống bệnh do nấm gây nên trên da người:
- Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh;
- Vệ sinh cơ thể, rửa tay đúng thời điểm;
- Thay quần áo ngaỵ khi đi làm về hoặc ngay sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nghi ngờ có nguồn bệnh.
- Vệ sinh môi trường, giữ cho môi trường thông thoáng, sạch sẽ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để gọi tên và nêu vai trò hay tác hại của các loại nấm có trong hình ảnh sau.
b. Nội dung: Trò chơi : ai nhanh hơn hoặc trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Ghép đươc tranh ảnh nấm với tên và vai trò (tác hại) của nấm đó, hoặc câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động : hoạt động nhóm hoặc hđ cá nhân
Cách 1: Trò chơi: Gv đưa ra các bức tranh, chia lớp thành 2 đội. 
Đội 1: Chọn và ghép thành bức tranh gồm các loại nấm đảm
Đội 2: Chọn và ghép thành bức tranh gồm cácloại nấm túi.
Cách 2: Trả lời câu hỏi 
Câu 1: Phân biệt nấm ăn được và nấm độc dựa vào đặc điểm nào?
(Nấm độc có vòng cuống nấm và bao gốc nấm)
Câu 2: Loại nấm nào sau đây được dùng trong sản xuất rượu bia, bánh mỳ.
Nấm rơm
Nấm hương
Nấm men
Nấm linh chi
 Câu 3: Trong các nấm có tên sau nấm nào là nấm không ăn được?
Nấm đôc đỏ.
Nấm linh chi
Nấm hương
Mộc nhĩ đen.
E. MỞ RỘNG – HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Mở rộng: Bảo quản thức ăn, thực phẩm như thế tránh bị nấm mốc?
Phơi thật khô trước khi cất đi, để nơi khô ráo, thoang mát.
Thức ăn bảo quản lạnh hoặc ướp muối, hun khói 
Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập SBT.
- Đọc trước bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_6_bo_sach_chan_troi_sang_tao_bai_35_nam.docx