Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 7 - Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 7 - Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:

- Phân biệt được các đơn vị phân loại sinh vật .

- Nêu được hai cách gọi tên sinh vật: tên địa phương và tên khoa học

- Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

- Nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về việc phân loại thế giới sống. Nhận biết được năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật. Phân biệt được các đơn vị phân loại sinh vật.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khácn nhau. Vậy các nhà khoa học phân loại như thế nào?”, “Dựa vào đâu để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?”

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:

- Kể tên được các đơn vị phân loại sinh vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.

- Biết được hai cách gọi tên sinh vật: tên địa phương và tên khoa học.

- Nhận biết được Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.

- Kể tên được năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật.

- Giải thích được câu hỏi: “Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khácn nhau. Vậy các nhà khoa học phân loại như thế nào?”, “Dựa vào đâu để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?”

- HS trả vận dụng kiến thức trả lời được các câu hỏi liên hệ thực tế: Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau nào? ”, “Em hãy sắp xếp các loài trong hình sau vào các giới Nấm, giới Động vật, Giới thực vật sao cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy?”, “Thỏ thuộc giới sinh vật nào?”

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:.

- Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập. chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu về bài học và tìm tòi các tài liệu liên quan đến bài học.

- Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về phân loại sinh vật.

- Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và ghi chép bài cẩn thận.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh : Hình 25.1: Một số loài sinh vật.

- Hình 25.2:Sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật.

- Hình 25.3:Loài ong mật châu Á

- Hình 25.4:Sơ đồ hệ thống phân loại năm giới

- Hình 25.5: Một số loài sinh vật

- Một số hình ảnh khác:Hình ảnh một số loài sinh vật, hình ảnh đồ dùng học tập, hình ảnh giá sách gọn gàng, hình ảnh phân nhóm các động vật

 

docx 6 trang Hà Thu 9001
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 7 - Bài 25: Hệ thống phân loại sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 25: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI SINH VẬT
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ:
Phân biệt được các đơn vị phân loại sinh vật .
Nêu được hai cách gọi tên sinh vật: tên địa phương và tên khoa học
Nêu được sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
Nhận biết được năm giới sinh vật. Lấy được ví dụ minh họa cho mỗi giới.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về việc phân loại thế giới sống. Nhận biết được năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật. Phân biệt được các đơn vị phân loại sinh vật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khácn nhau. Vậy các nhà khoa học phân loại như thế nào?”, “Dựa vào đâu để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?”
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
- Kể tên được các đơn vị phân loại sinh vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Biết được hai cách gọi tên sinh vật: tên địa phương và tên khoa học.
Nhận biết được Sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
Kể tên được năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật.
- Giải thích được câu hỏi: “Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khácn nhau. Vậy các nhà khoa học phân loại như thế nào?”, “Dựa vào đâu để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?” 
- HS trả vận dụng kiến thức trả lời được các câu hỏi liên hệ thực tế: Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau nào? ”, “Em hãy sắp xếp các loài trong hình sau vào các giới Nấm, giới Động vật, Giới thực vật sao cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy?”, “Thỏ thuộc giới sinh vật nào?”
3. Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:.
Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập. chăm chỉ, chịu khó tìm hiểu về bài học và tìm tòi các tài liệu liên quan đến bài học.
Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về phân loại sinh vật.
Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và ghi chép bài cẩn thận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Hình ảnh : Hình 25.1: Một số loài sinh vật.
Hình 25.2:Sơ đồ các đơn vị phân loại sinh vật.
Hình 25.3:Loài ong mật châu Á
Hình 25.4:Sơ đồ hệ thống phân loại năm giới
Hình 25.5: Một số loài sinh vật
Một số hình ảnh khác:Hình ảnh một số loài sinh vật, hình ảnh đồ dùng học tập, hình ảnh giá sách gọn gàng, hình ảnh phân nhóm các động vật 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là: Hệ thống phân loại sinh vật
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay học về hệ thống phân loại sinh vật.
b) Nội dung: GV chiếu hình ảnh hiệu sách, hình ảnh các sinh vật trong thiên nhiên và hình ảnh đồ dùng học tập ,yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Khi vào một hiệu sách lớn, em có dễ dàng tìm được quyển sách mình cần không? Vì sao?
Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
Phân loại đó giúp ích gì cho em?
Để dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?
c) Sản phẩm: 
- Học sinh sẽ nhận ra được bài học hôm nay học về hệ thống phân loại sinh vật.
Học sinh nêu được:
- Khi vào hiệu sách em sẽ dễ dàng tìm được quyến sách mà mình cần. Vì ở đó sách đã được phân loại theo từng nhóm khác nhau.
- Em biết cách phân loại đồ dùng học tập theo từng nhóm: nhóm sách giáo khoa, nhóm vở viết, nhóm bút viết, nhóm bút vẽ việc phân loại này là giúp các em dễ tìm được đồ dùng của mình.
- Các nhà khoa học đã dựa vào một số tiêu chí để xếp các sinh vật vào các bậc phân loại.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh hiệu sách, hình ảnh các sinh vật trong thiên nhiên và hình ảnh đồ dùng học tập ,yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
Khi vào một hiệu sách lớn, em có dễ dàng tìm được quyển sách mình cần không? Vì sao?
Em hãy sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập thành từng nhóm dựa vào đặc điểm chung giữa chúng.
Phân loại đó giúp ích gì cho em?
Để dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào?
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV giao: thảo luận, trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời. Cử đại diện trả lời câu hỏi.
HS báo cáo thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên đại diện một nhóm trả lời câu hỏi. các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV kết luận bằng lời: để dễ dàng tìm ra một loài sinh vật trong vô số các loài sinh vật trong tự nhiên, các nhà khoa học đã phân loại thế giới sống như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài “ Hệ thống phân loại sinh vật”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về hệ thống phân loại sinh vật
Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được khái niệm về phân loại sinh học.
Học sinh biết được các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau.
Nội dung: 
HS đọc thông tin sách giáo khoa( SGK ) kết hợp quan sát hình ảnh trên màn hình về các nhóm động vật và HìnhHình 25.1-SGK/87, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
Thế nào là phân loại sinh học?
Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khác nhau, các nhà khoa học dựa vào những tiêu chí nào để phân loại các loài sinh vật?
- Các nhà khoa học phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại nào?
c) Sản phẩm: 
- Phân loại sinh học là sự sắp xếp các đối tượng sinh vật có những đặc điểm chung vào từng nhóm, theo thứ tự nhất định.
- Các nhà khoa học đã dựa vào các tiêu chí để phân loại sinh vật như: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng 
- Thế giới sinh vật được phân chia thành các đơn vị phân loại theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc thông tin sách giáo khoa( SGK ) kết hợp quan sát hình ảnh trên màn hình về các nhóm động vật và Hình 25.1-SGK/87, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là phân loại sinh học?
+ Trên thế giới có hàng triệu loài sinh vật khác nhau, các nhà khoa học dựa vào những tiêu chí nào để phân loại các loài sinh vật?
+ Các nhà khoa học phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại nào?
- HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên, thảo luận nhóm tìm câu trả lời, cử đại diện trả lời.
- HS báo cáo thảo luận: Các nhóm đã tìm được câu trả lời, cử đại diện trả lời . Giáo viên gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và chiếu đáp án.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về Giới và hệ thống phân loại năm giới
a) Mục tiêu: 
Học sinh nhận biết được sinh vật chia thành năm giới sinh vật: Khởi sinh, Nguyên sinh vật, Nấm, Thực vật, Động vật.
b) Nội dung: 
Học sinh quan sát Hình 25.4 – SGK/88, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: 
Giới sinh vật là gì?
Hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên các giới.
c) Sản phẩm:
- Giới là bậc phân loại cao nhất, bao gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.
- Sinh vật được chia thành năm giới:giới khởi sinh, giới nguyên sinh vật, giới nấm, giới thực vật và giới động vật.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát Hình 25.4 – SGK/88, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: 
Giới sinh vật là gì?
Hãy cho biết sinh vật được chia thành mấy giới? Kể tên các giới.
- HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu, thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời. Cử đại diện trả lời.
- HS báo cáo thảo luận: Các nhóm đã tìm được câu trả lời, cử đại diện trả lời . Giáo viên gọi một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét và kết luận bằng slide kết hợp ghi tóm tắt trên bảng.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: củng cố kiến thức về giới và hệ thống phân loại năm giới.
b) Nội dung: 
Học sinh quan sát Hình 25.5 – SGK/89 và trả lời câu hỏi:
 Hãy sắp xếp các loài trong Hình vào các giới Nấm, giới Động vật, Giới thực vật sao cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy?
Dựa vào đặc điểm nào của các loài sinh vật để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?
c) Sản phẩm: 
- Sắp xếp các loài trong hình vào các giới: 
Giới Nấm: B.
Giới Động vật: D,E,G . 
Giới thực vật: A,C. 
- Dựa vào đặc điểm (tiêu chí) để xếp các loài sinh vật vào các giới: đặc điểm tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, môi trường sống, kiểu dinh dưỡng 
d) Tổ chức thực hiện: 
GV giao nhiệm vụ: yêu cầu học sinh mỗi cá nhân quan sát Hình 25.5 – SGK/89 và trả lời câu hỏi: 
Em hãy sắp xếp các loài trong Hình 25.5 – SGK/89 vào các giới Nấm, giới Động vật, Giới thực vật sao cho phù hợp. Nêu lí do vì sao em sắp xếp như vậy?
Dựa vào đặc điểm nào của các loài sinh vật để xếp các loài sinh vật vào các giới khác nhau?
HS thực hiện nhiệm vụ: mỗi cá nhân sẽ quan sát Hình 25.5 – SGK/89 kết hợp với kiến thức đã biết để tìm câu trả lời.
Báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1 học sinh báo cáo kết quả, các HS khác sẽ nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV chốt đáp án: GV nhận xét và kết luận bằng slide kết hợp ghi tóm tắt trên bảng.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
Học sinh hệ thống được kiến thức về phân loại sinh vật.
Nội dung: 
Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Học sinh làm việc nhóm: Trao đổi nhóm chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: 
Giới, lớp, bộ, họ, chi, loài , ngành.
Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài.
Ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài, giới.
Em hãy cho biết thỏ thuộc giới sinh vật nào?
a. Giới Nấm.
b. Giới Thực vật.
c. Giới Động vật.
d. Giới Nguyên sinh vật.
e. Giới Khởi sinh.
- Đọc “ Em có biết?”
- Vẽ sơ đồ tư duy tổng quát bài học
Sản phẩm: 
 Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Trong năm giới sinh vật, thỏ thuộc giới sinh vật: Giới Động vật.
Ngoài hệ thống phân loại năm giới, hiện có một số nhà khoa học đưa ra hệ thống phân loại sinh vật gồm ba lãnh giới: vi sinh vật cổ, vi khuẩn và lãnh giới thứ ba gồm các sinh vật nhân thực.
Vẽ sơ đồ tư duy
d) Tổ chức thực hiện: 
 GV giao nhiệm vụ: 
+ Giáo viên chiếu câu hỏi trên slide, yêu cầu học sinh làm việc nhóm: Trao đổi nhóm chọn đáp án đúng cho câu hỏi:
Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: 
Giới, lớp, bộ, họ, chi, loài , ngành.
Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
Giới, ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài.
Ngành, bộ, họ, lớp, chi, loài, giới.
Em hãy cho biết thỏ thuộc giới sinh vật nào?
a. Giới Nấm.
b. Giới Thực vật.
c. Giới Động vật.
d. Giới Nguyên sinh vật.
e. Giới Khởi sinh.
+ Đọc phần “ Em có biết” để hiểu thêm về các cách phân loại sinh vật.
+ Tóm tắt kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ : Trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu.
Học sinh báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 3 học sinh báo cáo kết quả, các HS khác sẽ nhận xét và bổ sung ý kiến.
GV nhận xét và chiếu đáp án.
+ Các nhà khoa học đã phân loại sinh vật thành các đơn vị phân loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, lần lượt là: b. Giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi, loài.
+ Trong năm giới sinh vật, thỏ thuộc giới sinh vật: c. Giới Động vật.
+ GV nhấn mạnh bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va.docx