Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 7 - Bài 37: Thực hành "Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên"

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 7 - Bài 37: Thực hành "Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên"

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Trình bày được các yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật ngoài thiên nhiên.

- Sử dụng được các dụng cụ hỗ trợ để quan sát, ghi chép kết quả quan sát (kính lúp, ống nhòm, máy ảnh).

- Tìm kiếm, quan sát, xác định và mô tả được các đặc điểm về môi trường sống, màu sắc, hình dạng, sự di chuyển, đặc điểm đặc trưng của một số loài động vật có trong khu vực quan sát.

- Phân tích, khái quát được kết quả quan sát thể hiện trong báo cáo thu hoạch.

- Trình bày, giới thiệu được kết quả thực hành và tham gia đánh giá được kết quả học tập của các nhóm bạn.

- Đề xuất được các biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ sự đa dạng động vật tại khu vực quan sát.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật ngoài thiên nhiên; tự chuẩn bị được trang phục phù hợp (giày, dép, mũ, áo phù hợp, ), chủ động thực hiện nhiệm vụ quan sát và thảo luận nhóm.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra cách thức quan sát; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện báo cáo thu hoạch; lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, khích lệ khi nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các nhóm bạn.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thực hiện quan sát và mô tả được đặc điểm của một số động vật trong khu vực quan sát, tăng cường khả năng quan sát tìm hiểu động vật trong tự nhiên, đề xuất được biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ động vật trong tự nhiên.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên: trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức quan sát, mô tả được đặc điểm và hệ thống được các đặc điểm của các mẫu động vật quan sát.

- Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát bằng mắt thường, sử dụng kính lúp, ống nhòm để quan sát động vật; ghi chép lại kết quả quan sát và chụp ảnh làm tư liệu về động vật và trình bày được kết quả quan sát thông qua báo cáo thu hoạch.

- Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát, tìm hiểu các loài động vật trong tự nhiên, chủ động tham gia góp phần bảo vệ động vật.

3. Phẩm chất:

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm.

- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả dựa theo quan sát.

- Yêu động vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của động vật và các loài động vật có ích.

 

docx 8 trang Hà Thu 28/05/2022 2520
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương 7 - Bài 37: Thực hành "Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 37: THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT 
MỘT SỐ NHÓM ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Môn học: KHTN - Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 01 tiết
I. Mục tiêu
 Kiến thức: 
Trình bày được các yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật ngoài thiên nhiên.
Sử dụng được các dụng cụ hỗ trợ để quan sát, ghi chép kết quả quan sát (kính lúp, ống nhòm, máy ảnh).
Tìm kiếm, quan sát, xác định và mô tả được các đặc điểm về môi trường sống, màu sắc, hình dạng, sự di chuyển, đặc điểm đặc trưng của một số loài động vật có trong khu vực quan sát.
- Phân tích, khái quát được kết quả quan sát thể hiện trong báo cáo thu hoạch.
- Trình bày, giới thiệu được kết quả thực hành và tham gia đánh giá được kết quả học tập của các nhóm bạn.
- Đề xuất được các biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ sự đa dạng động vật tại khu vực quan sát.
Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, chủ động theo dõi sự hướng dẫn của GV để xác định rõ yêu cầu, các nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật ngoài thiên nhiên; tự chuẩn bị được trang phục phù hợp (giày, dép, mũ, áo phù hợp, ), chủ động thực hiện nhiệm vụ quan sát và thảo luận nhóm.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra cách thức quan sát; trao đổi kết quả quan sát, rút ra nhận xét và hoàn thiện báo cáo thu hoạch; lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp, khích lệ khi nhận xét, đánh giá kết quả học tập của các nhóm bạn.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thực hiện quan sát và mô tả được đặc điểm của một số động vật trong khu vực quan sát, tăng cường khả năng quan sát tìm hiểu động vật trong tự nhiên, đề xuất được biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ động vật trong tự nhiên.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức khoa học tự nhiên: trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức quan sát, mô tả được đặc điểm và hệ thống được các đặc điểm của các mẫu động vật quan sát.
Tìm hiểu tự nhiên: thực hiện quan sát bằng mắt thường, sử dụng kính lúp, ống nhòm để quan sát động vật; ghi chép lại kết quả quan sát và chụp ảnh làm tư liệu về động vật và trình bày được kết quả quan sát thông qua báo cáo thu hoạch.
Vận dụng kiến thức: tăng cường quan sát, tìm hiểu các loài động vật trong tự nhiên, chủ động tham gia góp phần bảo vệ động vật.
Phẩm chất: 
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập của cá nhân và phối hợp tích cực với các thành viên trong nhóm.
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả dựa theo quan sát. 
Yêu động vật, tích cực, chủ động bảo vệ môi trường sống của động vật và các loài động vật có ích.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
	- GV lựa chọn khu vực quan sát phù hợp, đảm bảo an toàn, có sự đa dạng động vật.
	- Dụng cụ, thiết bị: ống nhòm, kính lúp, máy ảnh; vở, bút ghi chép; tài liệu nhận diện nhanh các động vật ngoài thiên nhiên (hình ảnh đại diện và một số đặc điểm nhận dạng của một số ngành, lớp Động vật HS đã được học- file PPT).
Tư trang phù hợp với buổi học ngoài thiên nhiên (quần áo gọn gàng, giày dép phù hợp, mũ/nón, ).
Phiếu Báo cáo thu hoạch.
- Phiếu Đánh giá kết quả hoạt động và báo cáo của nhóm. 
III. Tiến trình dạy học 
Hoạt động 1: Xác định yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật, nội dung báo cáo thu hoạch tìm hiểu một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên.
Mục tiêu: 
- Trình bày được yêu cầu, nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật.
- Xác định được những nội dung báo cáo thu hoạch trong tiết thực hành.
Nội dung: 
- HS nghiên cứu tài liệu SGK, thảo luận nhóm, khái quát, xác định nhiệm vụ, cách thức quan sát, nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên.
- HS xác định rõ nội dung cần hoàn thiện khi quan sát (thể hiện trong báo cáo thu hoạch theo nhóm).
- HS ghi nhớ và thực hiện theo các yêu cầu để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho tiết học.
Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Học sinh xác định được nhiệm vụ, cách thức quan sát động vật:
+ Nội dung quan sát: môi trường sống, màu sắc, hình dạng, sự di chuyển, đặc điểm đặc trưng của một số loài động vật có trong khu vực quan sát.
+ Quan sát bằng mắt thường đối với những loài động vật ở gần, có kích thước đủ lớn.
+ Sử dụng kính lúp để quan sát những loài động vật có kích thước nhỏ và ống nhòm để quan sát những loài ở xa.
+ Ghi chép và sử dụng máy ảnh để chụp ảnh tư liệu về các động vật nhóm quan sát được.
+ Lưu ý thứ tự quan sát:
· B1: Quan sát động vật ở các khu vực khác nhau, xác định môi trường sống của chúng.
· B2: Quan sát các đặc điểm và hoạt động di chuyển của động vật: 
* Quan sát màu sắc, hình dạng, đặc điểm đặc trưng của các loài động vật (Sử dụng kính lúp, ống nhòm hỗ trợ). Quan sát sự di chuyển của các loài động vật, xác định được cách thức di chuyển của đại diện quan sát (Sử dụng kính lúp, ống nhòm hỗ trợ).
- Yêu cầu: Tuân thủ các quy định an toàn, nghiêm túc quan sát theo nhóm và ghi chép lại kết quả với các nội dung để hoàn thành bài thu hoạch. 
- Thảo luận nhóm, hoàn thiện bản báo cáo thu hoạch (Phụ lục 1).
Tổ chức thực hiện: 
- Tổ chức lớp học thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm: Nghiên cứu tài liệu SGK, thảo luận nhóm, nêu rõ nhiệm vụ, cách thức quan sát; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- HS thực hiện hoạt động học tập, thảo luận, thống nhất ý kiến, trình bày rõ nhiệm vụ, cách thức quan sát, ghi nhớ yêu cầu của tiết học.
- GV tổ chức thảo luận chung: gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét và nhấn mạnh cách quan sát, yêu cầu của tiết học, phát Phiếu báo cáo thu hoạch ® HS hiểu rõ nhiệm vụ, cách thức quan sát và xác định được nội dung báo cáo thu hoạch.
Hoạt động 2: Tiến hành quan sát, ghi chép kết quả và hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
Mục tiêu: 
- Sử dụng được các dụng cụ hỗ trợ để quan sát, ghi chép kết quả quan sát (kính lúp, ống nhòm, máy ảnh).
Tìm kiếm, quan sát, xác định và mô tả được các đặc điểm về môi trường sống, màu sắc, hình dạng, sự di chuyển, đặc điểm đặc trưng của một số loài động vật có trong khu vực quan sát.
Nội dung: 
- HS theo nhóm: tiến hành quan sát, ghi lại đặc điểm quan sát.
- HS theo nhóm: tổng hợp kết quả quan sát, hoàn thiện báo cáo thu hoạch.
Sản phẩm: 
- Kết quả quan sát, ghi chép, ảnh chụp của HS về động vật tại khu vực quan sát.
- Báo cáo thu hoạch.
Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ học tập: thực hiện theo nhóm:
+ Quan sát bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm để tìm hiểu về một số nhóm động vật tại địa điểm quan sát.
+ Ghi lại kết quả quan sát, thảo luận, hoàn thiện nội dung Phiếu báo cáo thu hoạch.
- HS thực hiện nhiệm vụ (quan sát, ghi chép kết quả quan sát).
- Báo cáo, thảo luận: HS hoàn thiện báo cáo thu hoạch, chuẩn bị nội dung báo cáo trước lớp.
- Kết luận: GV nhận xét ý thức học tập của các nhóm, động viên HS, nêu rõ góp ý- rút kinh nghiệm (nếu cần).
Hoạt động: Báo cáo, giới thiệu kết quả quan sát của các nhóm.
a) Mục tiêu: 	
- HS giới thiệu, trình bày được kết quả quan sát của nhóm trước lớp.
b) Nội dung: 
- Đại diện nhóm cử đại diện HS báo cáo, giới thiệu kết quả quan sát, tìm hiểu trước lớp dựa theo các nội dung trong Phiếu báo cáo thực hành.
c) Sản phẩm: 
- Phiếu báo cáo thu hoạch đã hoàn thiện theo nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ học tập: thực hiện theo nhóm:
+ Đại diện các nhóm báo cáo, giới thiệu kết quả thực hành quan sát của nhóm, nhóm khác theo dõi để cho ý kiến nhận xét.
+ Mỗi nhóm có tối đa: 4 phút thuyết trình.
- HS phân công nhiệm vụ báo cáo cho các thành viên trong nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: HS thuyết trình, giới thiệu kết quả quan sát của nhóm; HS nhóm khác theo dõi, lắng nghe để nhận xét.
- Kết luận: GV nhấn mạnh: Trong một khu vực em có thể tìm được nhiều loài động vật cùng sinh sống. Thế giới động vật có sự đa dạng, phong phú và có rất nhiều vai trò đối với tự nhiên và đời sống con người. Vì vậy hãy chung tay bảo vệ các loài động vật, bảo vệ môi trường sống của chúng.
Hoạt động: nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm và đề xuất biện pháp bảo vệ động vật tại khu vực quan sát.
a) Mục tiêu: 	
- HS tham gia nhận xét, đánh giá được kết quả thực hành của nhóm mình và của các nhóm bạn theo các tiêu chí cụ thể (Phụ lục 2)® HS hoàn thiện nội dung tiết thực hành, rút ra được kinh nghiệm để học tập hiệu quả hơn.
- HS đề xuất được các biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ sự đa dạng của động vật tại khu vực quan sát.
b) Nội dung: 
- Các nhóm nhận xét, đánh giá kết quả dựa theo Phiếu đánh giá.
- Từ kết quả nhận xét, HS rút ra được kinh nghiệm để tự điều chỉnh cách quan sát, cách học tập tìm hiểu ngoài thiên nhiên và hoạt động nhóm hiệu quả hơn.
- HS thảo luận, đề xuất các biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ sự đa dạng của động vật tại khu vực quan sát.
c) Sản phẩm: 
- Bài báo cáo thu hoạch đã được trình bày của các nhóm.
- Ý kiến đánh giá của HS được thể hiện trong Phiếu đánh giá.
- Các biện pháp bảo vệ sự sự đa dạng của động vật.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ học tập: thực hiện theo nhóm:
+ Nhận xét, cho ý kiến đánh giá và thống nhất ý kiến đánh giá theo nhóm về kết quả thực hành của nhóm Em và các nhóm bạn theo bảng tiêu chí đánh giá.
	+ Đề xuất được các biện pháp chủ yếu giúp bảo vệ sự đa dạng của động vật tại khu vực quan sát.
- HS theo nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến đánh giá, đưa ra được một số biện pháp phù hợp.
- Báo cáo, thảo luận: 
+ Đại diện nhóm nêu ý kiến tự đánh giá và nhận xét kết quả học tập của nhóm bạn, lắng nghe và rút kinh nghiệm.
+ HS nêu được các biện pháp phù hợp giúp bảo vệ động vật tại khu vực quan sát.
- Kết luận: GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, động viên, khích lệ HS, rút kinh nghiệm cho HS về các thao tác, cách thức quan sát, hoạt động nhóm (nếu cần).
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO THU HOẠCH
BÀI 37. THỰC HÀNH: QUAN SÁT VÀ NHẬN BIẾT 
MỘT SỐ NHÓM ĐỘNG VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN
Nhóm:........ Lớp: .
1. Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:
STT
Tên động vật quan sát được
Môi trường sống
Đặc điểm
(hình dạng, màu sắc, 
di chuyển )
2. Trả lời câu hỏi:
2.1. Trong khu vực quan sát, nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.
2.2. Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.
2.3. Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường. Hãy kể tên các động vật có những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lợi gì cho động vật?
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ BÁO CÁO CỦA NHÓM
Nhóm:.........	Lớp: 
Hãy cho ý kiến đánh giá đã được thống nhất về kết quả học tập (kết quả quan sát, báo cáo) và ý thức học tập của nhóm Em và của các nhóm bạn trong tiết thực hành theo các tiêu chí dưới đây:
Tiêu chí/
Nội dung đánh giá
Mức độ đạt được
Rút kinh nghiệm
(Ghi ý kiến đóng góp)
Nhóm
Em
Nhóm
Nhóm
Nhóm
Số lượng động vật quan sát, giới thiệu được.
Ghi rõ số lượng loài/ nhóm ĐV mà nhóm quan sát, giới thiệu được
Thông tin giới thiệu có đủ theo yêu cầu:
+ Về môi trường sống.
+ Đặc điểm hình thái, cấu tạo.
+ Hoạt động di chuyển.
Mức: Chưa đủ, tốt, rất tốt
Chưa đủ: < 5 loài ĐV; giới thiệu sơ sài.
Tốt: ³ 5 loài ĐV; giới thiệu đủ, đúng đặc điểm cơ bản.
Rất tốt: ³ 10 loài ĐV, thông tin giới thiệu được chắt lọc, đặc trưng.
Phần thuyết trình giới thiệu ngắn gọn, hấp dẫn.
Mức: Tiếp tục cố gắng, tốt, rất tốt
Tiếp tục cố gắng: thuyết trình còn lộn xộn, chưa gọn, chưa rõ ý, quá thời gian, 
Tốt: thuyết trình to, rõ ý, logic, đúng thời gian, 
Rất tốt: đạt mức tốt + hấp dẫn, sáng tạo,..
Ý thức học tập và tinh thần làm việc nhóm
Mức: Tiếp tục cố gắng, tốt, rất tốt
Căn cứ vào ý thức học tập của các cá nhân, tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp giữa các thành viên, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va.docx