Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Ôn tập giữa học kì I
- Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. [1]
- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. [2]
- Biết đơn vị đo, dụng cụ đo : chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ. [3]
- Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. [4]
- Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh.). [5]
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái) : nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sôi. [6]
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Ôn tập giữa học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY: TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP GIỮA KÌ I Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 6 Thời gian thực hiện: ( 2 tiết) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến Thức - Phân biệt được các lĩnh vực Khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu. [1] - Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. [2] - Biết đơn vị đo, dụng cụ đo : chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ. [3] - Nêu được khái niệm về sự nóng chảy; sự sôi; sự bay hơi; sự ngưng tụ, đông đặc. [4] - Nêu được sự đa dạng của chất (chất có ở xung quanh chúng ta, trong các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật vô sinh, vật hữu sinh...). [5] - Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể (trạng thái) : nóng chảy, đông đặc, bay hơi, ngưng tụ, sôi. [6] - Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt nhiên liệu. [7] - Biết được một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng và tính chất của chúng. [8] - Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm thông dụng. [9] - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất rắn hoà tan trong nước. Nhận biết huyền phù và nhũ tương. [10] - Trình bày được một số cách đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó. [11] 2. Năng lực, phẩm chất 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự chủ và tự học. [12] - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. [13] 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên * Năng lực Vật lí : [14] - Nêu được các biện pháp an toàn phòng thí nghiệm. - Nêu được cách sử dụng và bảo quản kính lúp, kính hiển vi. - Nêu được cách đo chiều dài, khồi lượng, thời gian, nhiệt độ. - Thực hiện được đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt độ. * Năng lực Hóa học : [15] - Lấy được ví dụ về sự đa dạng của chất, sự chuyển thể của chất, ví dụ chứng tỏ vai trò của lương thực, thực phẩm. - Nêu được vai trò của chất, oxygen, không khí, lương thực, thực phẩm với đời sống con người. - Đề xuất được cách bảo quản các loại lương thực, thực phẩm, Tách chất ra khỏi hỗn hợp . - Các ứng dụng trong đời sống và sản xuất 3. Phẩm chất : - Chăm học, chịu khó. [16] - Có trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ. [17] - Trung thực, cẩn thận trong khi làm bài, ghi chép cẩn thận. [18] II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: - Máy tính, bài giảng power point 2. Đối với học sinh: - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập - Máy tính, điện thoại thông minh. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG ( 10 phút ) a. Mục tiêu: - Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài. - Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay sẽ ôn tập nội dung kiến thức về giới thiệu về khoa học tự nhiên, kính hiển vi, kính lúp, các chất quanh ta, một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng, hỗn hợp các chất, tách chất khỏi hỗn hợp. b. Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi: Đuổi hình bắt chữ c. Sản phẩm học tập: - Hình 1: kính hiển vi - Hình 2: tế bào - Hình 3: Kính lúp - Hình 4: Oxygen d. Tổ chức thực hiện: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : - GV yêu cầu HS đọc thể lệ trò chơi - HS đọc thể lệ trò chơi và đăng kí tham gia chơi + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV chiếu nội dung các hình ảnh - HS suy nghĩ và đưa ra các phương án trả lời cho các hình ảnh + Bước 3: Báo cáo kết quả/ sản phẩm : - HS đưa ra các phương án trả lời cho các hình ảnh - HS khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV chốt các phương án đúng - GV nối vào bài: Hình ảnh mà chúng ta quan sát chính là các nội dung chúng ta đã học từ đầu năm đến giờ để củng cố lại các kiến thức đã học hôm nay chúng ta sẽ có 1 tiết ôn tập HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( .... phút ) Hoạt động 2.1: TRẮC NGHIỆM a. Mục tiêu: [ 1-> 11, 12, 14, 15, 16] b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập trắc nghiệm Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trên power point, ứng dụng azota ( trực tuyến trên google meet ) c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM : 1.D 2.B 3.B 4.D 5.A 6.D 7.C 8.D 9.A 10.C 11.A 12.B 13.D 14.B 15.D 16.D 17.B 18.B 19.A 20.A 21.B 22.B 23.D 24.A 25.C 26.C 27.A 28.A 29.B 30.B 31.B 32.D 33.B 34.D 35.A 36.B 37.A 38.D 39.D 40.C d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dùng điện thoại thông minh, máy tính làm bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả / sản phẩm - GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. I. TRẮC NGHIỆM - Đáp án Hoạt động 2.2 : TỰ LUẬN a. Mục tiêu: [ 1 -> 11, 12, 13, 16, 17, 18 ] b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học vào các bài tập, giải thích các hiện tượng. Hệ thống câu hỏi được thiết kế trên power point ( trực tuyến trên google meet ) Câu 1. A. Em hãy nêu các đơn vị dùng để đo thời gian ? B. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, Lan có thể đóng gói 1000 viên kẹo mỗi giờ. Hoa có thể đóng 440 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 20 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn ? Câu 2. A. Em hãy kể các dụng cụ dùng để đo thời gian ? B. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1650 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 480 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn ? Câu 3. Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. A. Tại sao có nước đọng trên nắp vung ? B Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì ? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi. Câu 4. Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi. Tại sao không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất ? Câu 5. Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô ( gạo, ngô, khoai, sắn ) và lương thực đã được nấu chin ( cơm, cháo ) ? Câu 6. Em hãy tìm hiếu và đề xuất cách sử dụng khí gas / xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) an toàn, tiết kiệm ? c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS Câu 1 A. Đơn vị cơ bản dùng để đo thời gian hợp pháp ở nước ta là giây ( s ), ngoài ra còn có phút ( min ), giờ ( h ), ngày, tháng, năm. B. Số hộp kẹo Lan đóng gói được trong 1 giờ là : 1000 : 20 = 50 hộp Số hộp kẹo Hoa đóng gói được trong 1 giờ là : 440 : 8 = 55 hộp Vậy Hoa đóng gói nhanh hơn Lan. Câu 2. A. Những dụng cụ dung để đo thời gian gồm có nhiều loại đồng hồ : đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, B. Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là : 1650 : 30 = 55 hộp Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là : 480 : 8 = 60 hộp Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An. Câu 3 A. Khi đun nóng, nước bay hơi. Hơi nước gặp nắp vung lạnh sẽ ngưng tụ lại. B. Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi. Câu 4. - Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi xảy ra tại nhiệt độ sôi. - Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trên bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ. Vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ nên không có “nhiệt độ bay hơi”. Câu 5. - Bảo quản lương thực khô(gao, ngô,khoai,sắn): để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, khiến mọc mầm, thôi. - Bảo quản lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo): để nơi khô ráo, trong tủ lạnh, đun sôi trước khi cất đi sẽ giữ được lâu hơn. Câu 6 - Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu. - Dùng gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cần thiết. Với những đoạn đường gần nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS trả lời Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm bài tập vào vở Bước 3: Báo cáo kết quả / sản phẩm - GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. II. TỰ LUẬN - Đáp án HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP ( .... phút ) a. Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học b. Nội dung: Câu 7. Đun vỏ chanh trong nước, thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu chanh và nước. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu chanh. Câu 8. Hãy nêu cách để có được nước muối sạch khi muối ăn lẫn một số hạt sạn không tan trong nước . Câu 9. Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/ m3 a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày). b) Nếu có một khoá nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích là 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng. Câu 10. Hãy thiết kế một phương án dùng cân địa cơ cấu tạo tương tự như cân Roberval và một quả cân loại 4 kg (Hình 6.3) đề chia túi gạo 10 kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau. c. Sản phẩm học tập: Câu 7. - Dùng phễu chiết để tách riêng nước ra khỏi tinh dầu chanh. Câu 8. - Hoà tan muối ăn có lẫn sạn vào nước. Lọc dung dịch để thu được nước muối sạch. Câu 9. a) Số tiền nước mà trường phải trả trong một tháng là: 30 x 0,120 x 30 x 10 000 = 1 080 000 đ. b) Số giọt nước bị rò rỉ trong một tháng là: 2 x 30 x 24 x 3 600 = 5 184 000 giọt. Thể tích của nước bị rò rỉ là: (5 184 000 x 0,000 001) : 20 = 0,2592 m3 Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là: 0,2592 x 10 000 = 2 592 đồng. Câu 10. - Đặt quả cân 4 kg ở một bên đĩa cân, đổ từ từ gạo sang đĩa cân còn lại cho đến khi cân thăng bằng, ta được 4 kg gạo. - Bỏ quả cân ra, chia đều gạo sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bằng. Ta được mỗi bên 2 kg gạo. - Tiếp tục lấy gạo ở 1 đĩa chia đều sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bảng. Ta được mỗi bên 1 kg gạo. - Giữ nguyên gạo ở một đĩa cân và tiếp tục lấy phần gạo còn lại đổ từ từ sang đĩa cân bên kia, cho đến khi cân thăng bằng làm 5 lần như thế nữa ta được 10 phần gạo bằng nhau bằng 1 kg. d. Tổ chức thực hiện: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS trả lời + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập : HS làm bài tập vào vở + Bước 3: Báo cáo kết quả/ sản phẩm : GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG/ MỞ RỘNG ( .... phút ) a. Mục tiêu: [ ] b. Nội dung: Câu 11. Khi đốt cháy 1 lít xăng cần 1 950 lít oxygen và sinh ra 1 248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ö tô chạy được quảng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 12. Trong nước biển có hoà tan nhiều muối, trung bình cứ 100 g nước biển có 3,5 g muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn? Câu 13. Hãy tìm hiểu trên bản đố khoáng sản và kể tên một số quặng quan trọng ở Việt Nam. Câu 14. Em hãy nêu một số cách để bảo quản thực phẩm. Câu 15. Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp thông tin gì về thực phẩm? Câu 16. Em hãy kể tên một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Câu 17. Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất ? Kế tên thành phần các chất có trong không khí. c. Sản phẩm học tập: Câu 11. a) Thể tích không khí cần là: 1 950 x 7 x 5 = 68 250 ( lít ). b) Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1 248 x 7 = 8 736 ( lít ). Câu 12. Khối lượng muối ăn trong 1 tấn nước biển : 1000 x 3,5 / 100 = 35 (kg). Câu 13. - Nước ta có nhiều mỏ quặng như quặng sắt ở Thái Nguyên, quặng bauxite ở Tây Nguyên,.... Câu 14. - Một số cách bảo quản để thực phẩm không bị hỏng: phương pháp đông lạnh, sấy khô, hun khói,... Câu 15. - Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp các thông tin như: nơi sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng, các chất có trong thành phần thực phẩm đó, năng lượng thu được nếu ăn 1 lượng sản phẩm,... Câu 16. - Các thức ăn giàu carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể: cơm, mì tôm, bún, miến, phở, bánh mì,... Câu 17. Trả lời: - Không khí là hỗn hợp đồng nhất có thành phần chính là khí nitrogen (chiếm khoảng 78%), oxygen (chiếm khoảng 21%), còn lại là khí carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. d. Tổ chức thực hiện: + Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập : GV chiếu câu hỏi yêu cầu HS trả lời + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập : HS làm bài tập vào vở + Bước 3: Báo cáo kết quả/ sản phẩm : GV chọn ngẫu nhiên yêu cầu HS trả lời + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập : - GV đưa ra đáp án chuẩn để HS đối chiếu. - HS đối chiếu đáp án chuẩn với đáp án của bản thân. IV. HỒ SƠ DẠY HỌC - Các phiếu học tập thể hiện các công cụ đánh giá trong chủ đề/ bài học: MÔN : KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I I. TRẮC NGHIỆM Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng : Câu 1. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Chơi bóng rổ B. Cấy lúa C. Đánh đàn D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học ? A. Tìm hiểu về biến chủng covid B. Sản xuất phân bón hóa học C. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu D. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi Câu 3. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên ? A. Vật lí B. Thể thao C. Hóa học D. Thiên văn Câu 4. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên ? A. Sinh Hóa B. Địa chất C. Thiên văn D. Lịch sử Câu 5. Kính lúp đơn giản : A. gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở mép viền). B. gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền). C. gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau. D. gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền). Câu 6. Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới : A. 1000 lần. B. 500 lần. C. 200 lần. D. 20 lần. Câu 7. Quan sát vật nào dưới đây cần phải sử dụng kính hiển vi : A. Tép bưởi B. Con ong C. Tế bào biểu bì vảy hành D. Con kiến Câu 8. Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm : A. Đèn chiếu sáng, gương, màn chắn B. Chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu C. Ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh) D. Thị kính, vật kính. Câu 9. Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là : A. mét ( m ) B. kilômét ( km ) C. xentimét ( cm ) D. milimét ( mm ) Câu 10. Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp ? A. 5 cm B. 4 cm C. 3 cm D. 2 cm Câu 11. Thao tác nào là sai khi dùng cân đồng hồ ? A. Đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng B. Đọc kết quả khi cân khi đã ổn định C. Đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ D. Đặt vật cân bằng trên đĩa cân Câu 12. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường hợp pháp của nước ta là : A. gam B. Kilogam C. Tấn D. Tạ Câu 13: Chọn câu đúng: 1 kilogam là : A. Khối lượng của một lít nước. B. Khối lượng của một lượng vàng. C. Khối lượng của một vật bất kì. D. Khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp. Câu 14: Một xe chở mì khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ mì khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của mì là bao nhiêu kilogam? A. 4980. B. 3620. C. 4300. D. 5800. Câu 15. Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Fa–ren–hai, kết quả đo nào sau đây đúng ? A. 66,6oF. B. 310oF. C. . 37oF. D. 98,6oF Câu 16. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: A. Đồng hồ treo tường B. Đồng hồ cát C. Đồng hồ đeo tay D. Đồng hồ bấm giây Câu 17. Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em sẽ lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây ? A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ bấm giây. D. Đồng hồ đeo tay. Câu 18. Nguyên tắc nào dưới đây được sử dụng để chế tạo nhiệt kế ? A. Thay đổi màu sắc của một vật theo nhiệt độ. B. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. C. Dãn nở vì nhiệt của chất khí. D. Hiện tượng nóng chảy của các chất. Câu 19. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật sống : A. Con gà, con chó, cây nhãn B. Chiếc lá, cây mồng tơi, hòn đá C. Chiếc bút, chiếc lá, viên phấn D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 20. Trong các nhóm sau nhóm nào gồm toàn vật không sống : A. Chiếc lá, cây bút, hòn đá B. Con gà, con chó, cây nhãn C. Con gà, cây nhãn, miếng thịt D. Chiếc bút, con vịt, con chó Câu 21. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ ? A. Mưa rơi B. Tạo thành mây C. Gió thổi D. Lốc xoáy Câu 22. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào ? A. Từ rắn sang lỏng B. Từ lỏng sang hơi C. Từ hơi sang lỏng D. Từ lỏng sang rắn Câu 23. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra ? A. Không có hiện tượng B. Tàn đỏ từ từ tắt C. Tàn đỏ tắt ngay D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa Câu 24: Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen ? A. Quang hợp B. Hòa tan C. Nóng chảy D. Hô hấp Câu 25. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện tốt ? A. Thuỷ tinh. B. Gốm. C. Kim loại. D. Cao su. Câu 26. Trong các vật liệu sau, vật liệu nào không dẫn điện ? A. Nhôm. B. Đồng. C. Thuỷ tinh. D. Sắt. Câu 27. Lứa tuổi từ 11 - 15 là lứa tuối có sự phát triển nhanh chóng về chiều cao. Chất quan trọng nhất cho sự phát triển của xương là : A. calcium. B. protein. C. carbohydrate. D chất béo. Câu 28. Nhóm nào sau đây gồm toàn lương thực ? A. Ngô, lúa gạo, lúa mì, cao lương B. Rau xanh, đu đủ, gạo, sắn. C. Khoai lang, chuối, táo, xoài, rau cải. D. Đậu xanh, lạc, vừng, trứng, thịt Câu 29. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù ? A. Nước muối. B. Nước phù sa. C. Nước chè D. Nước máy. Câu 30. Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng ? A. Nến. B. Muối ăn. C. Dầu ăn. D. Khi carbon dioxide. Câu 31. Nước giếng khoan thường lẫn nhiều tạp chất. Để tách bỏ tạp chất, người dân cho nước giếng khoan vào bể lọc, đáy bể lót các lớp cát mịn, sỏi và than củi. Nước chảy qua các lớp này sẽ trong hơn. Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Lớp cát mịn có tác dụng giữ các hạt đất, cát ở lại. B. Lớp sỏi làm cho nước có vị ngọt. C. Lớp than củi có tác dụng hút các chất hữu cơ, vi khuẩn. D. Sau một thời gian sử dụng, ta phải thau rửa các lớp đáy bể lọc. Câu 32. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây sự là đông đặc ? A. Lốc xoáy. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Nến lỏng hóa rắn. Câu 33. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ ? A. Mưa rơi B. Tạo thành sương trên lá cây C. Gió thổi D. Lốc xoáy Câu 34. Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì ? A. Đưa ra trung tâm ỵ tế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. Câu 35. Vật thể tự nhiên là : A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Câu 36. Vật thể nhân tạo là : A. Cây lúa. B. Cái cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc. Câu 37. Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng ? A. Oxygen không tan trong nước B. Oxygen không mùi và không vị C. Oxygen cần thiết cho sự sống D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu Câu 38. Chất khí nào có nhiều trong không khí gây mưa axit A. Oxygen B. Cacbon đioxit C. Nitrogen D. Sulfur đioxit Câu 39. Nhiên liệu hoá thạch A. là nguồn nhiên liệu tái tạo. B. là đá chứa ít nhất 50% xác động và thực vật. C. chỉ bao gồm dầu mỏ, than đá. D. là nhiên liệu hình thành từ xác sinh vật bị chôn vùi và biến đối hàng triệu năm trước. Câu 40. Tính chất chung của nhiên liệu là A. dễ cháy, nhiệt hạ thấp. B. dễ tan trong nước. C. dễ cháy, có tỏa nhiều nhiệt. D. nặng hơn nước. ĐÁP ÁN: 1.D 2.B 3.B 4.D 5.A 6.D 7.C 8.D 9.A 10.C 11.A 12.B 13.D 14.B 15.D 16.D 17.B 18.B 19.A 20.A 21.B 22.B 23.D 24.A 25.C 26.C 27.A 28.A 29.B 30.B 31.B 32.D 33.B 34.D 35.A 36.B 37.A 38.D 39.D 40.C II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm ) Câu 1. Em hãy nêu các đơn vị dùng để đo thời gian ? Trả lời: Đơn vị cơ bản dùng để đo thời gian hợp pháp ở nước ta là giây ( s ), ngoài ra còn có phút ( min ), giờ ( h ), ngày, tháng, năm, thế kỉ. Câu 2. Em hãy kể các dụng cụ dùng để đo thời gian ? Trả lời : Những dụng cụ dung để đo thời gian gồm có nhiều loại đồng hồ : đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây, Câu 3. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, Lan có thể đóng gói 1000 viên kẹo mỗi giờ. Hoa có thể đóng 440 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 20 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn ? Trả lời: Số hộp kẹo Lan đóng gói được trong 1 giờ là : 1000 : 20 = 50 hộp Số hộp kẹo Hoa đóng gói được trong 1 giờ là : 440 : 8 = 55 hộp Vậy Hoa đóng gói nhanh hơn Lan. Câu 4. Tại một nhà máy sản xuất bánh kẹo, An có thể đóng gói 1650 viên kẹo mỗi giờ. Bình có thể đóng 480 hộp trong 8 giờ làm việc mỗi ngày. Nếu mỗi hộp chứa 30 viên kẹo, thì ai là người đóng gói nhanh hơn ? Trả lời : Số hộp kẹo An đóng gói được trong 1 giờ là : 1650 : 30 = 55 hộp Số hộp kẹo Bình đóng gói được trong 1 giờ là : 480 : 8 = 60 hộp Vậy Bình đóng gói nhanh hơn An. Câu 5. Đun nóng nước muối trong một xoong nhỏ. Đậy vung. Khi nước sôi, nhanh chóng mở vung ra, em sẽ thấy nhiều giọt nước trên nắp vung. A. Tại sao có nước đọng trên nắp vung ? B Em hãy nếm xem những giọt nước đó có vị gì ? Từ đó cho biết chất nào trong nước muối đã bay hơi. Trả lời: A. Khi đun nóng, nước bay hơi. Hơi nước gặp nắp vung lạnh sẽ ngưng tụ lại. B. Nước trên nắp vung không có vị mặn do khi nước muối sôi chỉ có nước bay hơi, muối không bay hơi. Câu 6. Em hãy so sánh sự sôi và sự bay hơi. Tại sao không nói “nhiệt độ bay hơi” của một chất ? Trả lời: - Sự sôi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trong toàn bộ khối chất lỏng. Sự sôi xảy ra tại nhiệt độ sôi. - Sự bay hơi là quá trình chất chuyển từ lỏng sang hơi, xảy ra trên bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ. Vì sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ nên không có “nhiệt độ bay hơi”. Câu 7. Em hãy đề xuất cách bảo quản lương thực khô ( gạo, ngô, khoai, sắn ) và lương thực đã được nấu chin ( cơm, cháo ) ? Trả lời: - Bảo quản lương thực khô(gao, ngô,khoai,sắn): để nơi khô ráo, tránh ẩm thấp, khiến mọc mầm, thôi. - Bảo quản lương thực đã được nấu chín (cơm, cháo): để nơi khô ráo, trong tủ lạnh, đun sôi trước khi cất đi sẽ giữ được lâu hơn. Câu 8. Em hãy tìm hiếu và đề xuất cách sử dụng khí gas / xăng trong sinh hoạt gia đình (để đun nấu, nhiên liệu chạy xe máy, ô tô,...) an toàn, tiết kiệm ? Trả lời: - Nguyên tắc sử dụng nhiên liệu an toàn là nắm vững tính chất đặc trưng của từng nhiên liệu. Dùng đủ, đúng cách là cách để tiết kiệm nhiên liệu. - Dùng gas để nấu ăn chỉ để lửa ở mức phù hợp với việc đun nấu, không để quá to hoặc quá lâu khi không cần thiết. Với những đoạn đường gần nên đi bộ hoặc đi xe đạp để tiết kiệm nhiên liệu. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Câu 9. Đun vỏ chanh trong nước, thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu chanh và nước. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu chanh. Trả lời: - Dùng phễu chiết để tách riêng nước ra khỏi tinh dầu chanh. Câu 10. Hãy nêu cách để có được nước muối sạch khi muối ăn lẫn một số hạt sạn không tan trong nước . Trả lời: - Hoà tan muối ăn có lẫn sạn vào nước. Lọc dung dịch để thu được nước muối sạch. Câu 11. Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/ m3 a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày). b) Nếu có một khoá nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích là 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng. Trả lời: a) Số tiền nước mà trường phải trả trong một tháng là: 30 x 0,120 x 30 x 10 000 = 1 080 000 đ. b) Số giọt nước bị rò rỉ trong một tháng là: 2 x 30 x 24 x 3 600 = 5 184 000 giọt. Thể tích của nước bị rò rỉ là: (5 184 000 x 0,000 001) : 20 = 0,2592 m3 Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là: 0,2592 x 10 000 = 2 592 đồng. Câu 12. Hãy thiết kế một phương án dùng cân địa cơ cấu tạo tương tự như cân Roberval và một quả cân loại 4 kg (Hình 6.3) đề chia túi gạo 10 kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau. Trả lời: - Đặt quả cân 4 kg ở một bên đĩa cân, đổ từ từ gạo sang đĩa cân còn lại cho đến khi cân thăng bằng, ta được 4 kg gạo. - Bỏ quả cân ra, chia đều gạo sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bằng. Ta được mỗi bên 2 kg gạo. - Tiếp tục lấy gạo ở 1 đĩa chia đều sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bảng. Ta được mỗi bên 1 kg gạo. - Giữ nguyên gạo ở một đĩa cân và tiếp tục lấy phần gạo còn lại đổ từ từ sang đĩa cân bên kia, cho đến khi cân thăng bằng làm 5 lần như thế nữa ta được 10 phần gạo bằng nhau bằng 1 kg. Câu 13. Khi đốt cháy 1 lít xăng cần 1 950 lít oxygen và sinh ra 1 248 lít khí carbon dioxide. Một ô tô khi chạy một quãng đường dài 100 km tiêu thụ hết 7 lít xăng. Hãy tính thể tích không khí cần cung cấp để ô tô chạy được quảng đường dài 100 km và thể tích khí carbon dioxide đã sinh ra. Coi oxygen chiếm 1/5 thể tích không khí. Trả lời: - Thể tích không khí cần là: ( 1 950 x 7 ) x 5 = 68 250 ( lít ). - Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: 1 248 x 7 = 8 736 ( lít ). Câu 14. Trong nước biển có hoà tan nhiều muối, trung bình cứ 100 gam nước biển có 3,5 gam muối ăn tan. Hỏi từ 1 tấn nước biển sẽ thu được bao nhiêu kg muối ăn? Trả lời: Đổi : 1 kg = 1000 g Khối lượng muối ăn trong 1 tấn nước biển : = 35 (kg). Câu 15. Hãy tìm hiểu trên bản đố khoáng sản và kể tên một số quặng quan trọng ở Việt Nam. Trả lời: Nước ta có nhiều mỏ quặng như quặng sắt ở Thái Nguyên, quặng bauxite ở Tây Nguyên,.... Câu 16. Em hãy nêu một số cách để bảo quản thực phẩm. Trả lời: Một số cách bảo quản để thực phẩm không bị hỏng: phương pháp đông lạnh, sấy khô, hun khói,... Câu 17. Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp thông tin gì về thực phẩm? Trả lời: Nhãn ghi trên bao bì sản phẩm từ các thực phẩm cung cấp các thông tin như: nơi sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng, các chất có trong thành phần thực phẩm đó, năng lượng thu được nếu ăn 1 lượng sản phẩm,... Câu 18. Em hãy kể tên một số thức ăn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Trả lời: - Các thức ăn giàu carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể: cơm, mì tôm, bún, miến, phở, bánh mì,... Câu 19. Không khí là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất ? Kế tên thành phần các chất có trong không khí. Trả lời: - Không khí là hỗn hợp đồng nhất có thành phần chính là khí nitrogen (chiếm khoảng 78%), oxygen (chiếm khoảng 21%), còn lại là khí carbon dioxide, hơi nước và các khí khác. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_on_tap_giua_hoc_ki_i.docx