Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

- Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp;

- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức khoa học tự nhiên:Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các phương pháp đó;

- Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết;

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.

3. Phẩm chất:

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;

- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 9 trang huongdt93 06/06/2022 3460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 16. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP
 (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
- Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các cách tách đó.
2. Năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dung về phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp;
- Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận hiệu quả với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các phương án tìm hiểu một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên:Trình bày được một số phương pháp đơn giản để tách chất ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các phương pháp đó;
- Tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng được một số dụng cụ, thiết bị cơ bản để tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng cách lọc, cô cạn, chiết;
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Chỉ ra được mối liên hệ giữa tính chất vật lí của một số chất thông thường với phương pháp tách chúng ra khỏi hỗn hợp và ứng dụng của các chất trong thực tiễn.
3. Phẩm chất: 
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân;
- Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành;
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh: sơ đồ hệ thống lọc nước, các phương pháp lọc
- Dụng cụ: đèn cồn, đũa thủy tinh, phễu lọc, giấy lọc, cốc thủy tinh, giá thí nghiệm, bình chiết, bình tam giác
- Hóa chất: sulfur, nước cất, muối ăn, dầu ăn
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Gợi mở về sự cần thiết tách chất ra khỏi hỗn hợp tạo hứng thú cho HS khi vào bài học.
b) Nội dung: Qua đoạn phim về lũ lụt, kiến thưc sẵn có của bản thân học sinh nêu được các cách cách để có nước sạch
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên cho hs xem một đoạn phim về mưa lũ. 
- Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi: “Sau đợt lũ tràn về, nguồn nước sinh hoạt của nhiều nhà đã bị nhiễm bẩn. Vậy làm thế nào để có nguốn nước sạch sử dụng an toàn?” 
- Hs trả lời và các hs khác bổ sung
- Qua câu trả lời của học sinh giáo viên dẫn vào bài mới
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Sự cẩn thiết tách các chất ra khỏi hỗn hợp
2.1.1. Tìm hiểu hệ thống lọc nước giếng bị nhiễm phèn và máy lọc nước uống gia đình
a) Mục tiêu: GV giúp HS nhận ra được các phương pháp tách chất có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
b) Nội dung: Qua hình ảnh và thông tin sgk, thực tiễn, giáo viên cung cấp học sinh tìm hiểu được sự cần thiết việc tách các chất ra khỏi hỗn hợp
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 đã hoàn thành
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giới thiệu về nguồn nước sinh hoạt của dân ở một số vùng quê và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Làm thế nào để tách các tạp chất này ra khỏi nguồn nước?”
- HS: dùng máy lọc, bể lọc, .
- GV: giới thiệu cho học sinh một số phương pháp người dân đang sử dụng, nêu ưu nhược điểm của mỗi phương pháp (việc nêu ưu nhược điểm có thể để học sinh nêu) giáo viên có thể thiết kế 1 hệ thống lọc đơn giản tại lớp và yêu cầu học sinh về nhà thiết kế (theo nhóm) và nộp lại sản phẩm vào hôm sau
- GV: chiếu hình các thành phần của máu và yêu cầu hs thảo luận nhóm 5p hoàn thành phiếu học tập số 1 (nhóm: đã phân công các giờ học trước)
- HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1
- Các nhóm báo cáo, bổ sung và chấm chéo đáp án
- GV: Qua nội dung vừa tìm hiểu yêu cầu hs rút ra kết luận
- GV dẫn dắt và đặt câu hỏi vào mục 2.2: Trong tự nhiên chất tồn tại ở dạng nào là chủ yếu? Tại sao chúng ta cần tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
 2.2. Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp
 2.2.1: Tìm hiểu một số phương pháp tách đơn giản
a) Mục tiêu: HS biết được một số phương pháp vật lý để tách chất ra khỏi hỗn hợp
b) Nội dung: Học sinh tìm hiểu đặc điểm, tính chất của các hỗn hợp từ đó lựa chọn phương pháp tách phù hợp, qua đó rút ra được đặc điểm của mỗi phương pháp tách
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 2 đã hoàn thành
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV: Cho học sinh quan sát 3 hỗn hợp: Hỗn hợp A gổm muối ăn và nước; Hỗn hợp B gổm cát và nước; Hỗn hợp C gổm dầu ăn và nước. yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
- HS thảo luận nhóm 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, bổ sung
- GV: Chiếu hình ảnh các phương pháp lọc
Phương pháp cô cạn
Phương pháp chiết
Phương pháp lọc
- Gv: yêu cầu HS trả lời câu hỏi: “Theo em có thể dùng phương pháp nào để tách muối ăn trong hỗn hợp A? Giải thích tại sao?” (Câu hỏi tương tự cho hh B,C)
- HS trả lời và các hs khác nhận xét, bổ sung.
- GV: qua thông tin vừa tìm hiểu yêu cầu học sinh rút ra kết luận
Nêu đặc điểm của mỗi phương pháp tách?
- Hs rút ra kết luận
- GV: giới thiệu thêm phương pháp tách khác như chưng cất. Hoạt động của thiết bị dùng nấu rượu.
2.3. Thực hành tách chất
2.3.1. Thực hành tách chất
a) Mục tiêu: HS thực hành phương pháp lọc, cô cạn, chiết để tách chất ra khỏi hỗn hợp
b) Nội dung: Hs tìm hiểu thông tin sgk trả lời các câu hỏi trong phiếu học tâp, thông qua giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thực hành phương pháp tách theo nhóm.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành, rubrics
d) Tổ chức thực hiện: 
* Thực hành phương pháp lọc
- Gv yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, quan sát cốc đựng sulfur và nước để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 3 thí nghiệm 1
- Gv: yêu cầu hs báo cáo kết quả thảo luận, và hướng dẫn học sinh chấm cheo các nhóm trên rubrics và phiếu học tập
-Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm tự tiến hành thí nghiệm trong khoảng thời gian quy định. Đồng thời các nhóm giám sát nhau thông qua đánh giá điểm qua rubric
- Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm và báo cáo kết quả khi hoàn thành
* Thực hành phương pháp cô cạn
- Gv yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, quan sát cốc đựng nước muối để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 3 thí nghiệm 2
- Gv: yêu cầu hs báo cáo kết quả thảo luận, và hướng dẫn học sinh chấm cheo các nhóm trên rubrics và phiếu học tập
-Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi các nhóm khác bổ sung (nếu có)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm tự tiến hành thí nghiệm trong khoảng thời gian quy định
- Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm và báo cáo kết quả khi hoàn thành
* Thực hành phương pháp chiết
- Gv yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, quan sát cốc đựng nước muối để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 3 thí nghiệm 3
- Gv: yêu cầu hs báo cáo kết quả thảo luận, và hướng dẫn học sinh chấm cheo các nhóm trên rubrics và phiếu học tập
-Hs thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi các nhóm khác bổ sung (nếu có)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tiến hành thí nghiệm. Sau đó yêu cầu mỗi nhóm tự tiến hành thí nghiệm trong khoảng thời gian quy định
- Học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm và báo cáo kết quả khi hoàn thành
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Rèn luyện lại kiến thức vừa học
b) Nội dung: Hs trả lời các câu hỏi trắc nghiệm được giáo viên tổ chức thoe một trò chơi
c) Sản phẩm: Đáp án, các câu hỏi
d) Tổ chức thực hiện: 
- Gv thiết kế trò chơi với các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Tác dụng chủ yếu của đeo khẩu trang là gì?
Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào
Tách khí cacbon dioxide (CO2) ra khỏi không khí hít vào
Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào
Tách oxgen ra khỏi không không khí hít vào
Câu hỏi 2: Khi pha cafe phin người ta đã áp dụng phương pháp nào?
Lọc
Chiết
Cô cạn
Chưng cất phân đoạn
Câu hỏi 3: Phương pháp nào sau đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước muối 
Lọc
Chiết
Cô cạn
Dùng máy li tâm
Câu hỏi 4: Trong máy lọc nước có nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em lõi bông đó có tác dụng gì?
Lọc chất tan trong nước
Lọc chất không tan trong nước
Lọc và giữ lại các khoáng chất
Lọc các chất độc hại
- Học sinh trả lời câu hỏi và học khác bổ sung
- Giáo viên nhận xét phần trả lời
Hoạt động 4. Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tế
b) Nội dung: Hs thiết kế thí nghiệm tách được nước với xăng, tách cát ra khỏi muối ăn
c) Sản phẩm: Bản thiết kế thí nghiệm
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày theo các ý:
+ Đặc điểm của hỗn hợp 
+ Phương pháp tách: ..
+ Mô tả thí nghiệm: ..
- Hs thực hiện theo hướng đãn của giáo viên và báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Gv nhận xét và đưa ra đáp án
Nhóm thực hiện: Nhóm chấm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Theo em máu là chất tinh khiết hay hỗn hợp?
Theo em con người phải truyền máu khi nào?
Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân chỉ cẩn bổ sung một trong các thành phần của máu thì ta phải làm thế nào?
Sử dụng phương pháp nào để tách riêng các thành phẩn của máu? Dựa vào đặc điểm nào để em lựa chọn phương pháp đó
Nhóm thực hiện: Nhóm chấm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
HS quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
Hãy cho biết đặc điểm khác nhau của mỗi hỗn hợp. 
2. Dựa vào tính chất nào để có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
Nhóm thực hiện: Nhóm chấm: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
I. Thực hành phương pháp lọc
1. Quan sát cốc đựng hỗn hợp sulfur và nước, hãy cho biết bột sulfur có tan trong nước không?
2. Dùng phương pháp nào để tách bột sulfur ra khỏi nước? 
3. Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.
II. Thực hành phương pháp lọc
1. Quan sát cốc nước muối, nhận xét đặc điểm của hỗn hợp? 
2. Tại sao lại dùng phương pháp cô cạn mà không dùng phương pháp lọc để tách muối ăn ra khỏi nước?
 ..............................
3. Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.
III. Thực hành phương pháp lọc
1. Quan sát cốc đựng hỗn hợp dầu ăn và nước, hãy cho biết dầu ăn có tan trong nước không?
2. Dùng phương pháp nào để tách dầu ăn ra khỏi nước? 
3. Cho biết những dụng cụ nào cần sử dụng để tách chúng.
Nhóm thực hiện: ................... Nhóm chấm: 
RUBRICS ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
Nội dung đánh giá
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Câu hỏi thảo luận
Trả lời được 3 câu (3đ)
Trả lời được 2
câu (2đ)
Trả lời được 1
câu (1đ)
Quá trình thực hành
Thao tác
Thành thạo (3đ)
Còn lúng túng (2đ)
Cần giáo viên hỗ trợ nhiều lần (1đ)
An toàn
đầy đủ an toàn (1đ)
GV nhắc nhở về an toàn TN (0.5đ)
GV nhắc nhở về an toàn TN nhiều lần (0đ)
Thời gian
Xong trước thời gian quy định (1đ)
Đúng thời gian quy định (0.75đ)
Hoàn thành chậm hơn thời gian quy định (0.5đ)
Sản phẩm
Tách được chính xác, đầy đủ chất (2đ)
Tách được chất cần nhưng vẫn lần ít tạp chất (1đ)
Tách được nhưng lẫn nhiều tạp chất (0.5đ)
Tổng điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_bai.docx