Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo độ dài

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo độ dài

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai kích thước của các vật.

- Nêu được cách đo, dụng cụ đo, đơn vị đo và đo chiều dài của các vật.

2. Năng lực

 - Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của Gv các nội dung để đo chiều dài.

+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Hoạt động nhóm với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của các vật.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

+ Nhận thức KHTN: Nêu được cách đo, dụng cụ đo, đơn vị đo và đo chiều dài của các vật.

+ Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo, ước lượng chiều dài của một số vật trong các trường hợp đơn giản

+ Chỉ ra một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu cách khắc phục thao tác sai đó.

+ Đo được chiều dài một số vật bằng thước.

- Phẩm chất:

+ Khavhs quan, trung thực trong thu thập và xử lý số liệu, viết và nói đúng với kết quả khi thực hiện phép đo.

+ Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và sử lý số liệu, có ý chíe vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy chiếu, latop.

- Dụng cụ: thước kẻ, thước cuộn, thước kẹp.

- Bảng 4.2, bút dạ, giấy A4, A3

 

docx 12 trang huongdt93 04/06/2022 1410
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 1: Các phép đo - Bài 4: Đo độ dài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
Tiết: Bài 4: ĐO CHIỀU DÀI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai kích thước của các vật.
- Nêu được cách đo, dụng cụ đo, đơn vị đo và đo chiều dài của các vật.
2. Năng lực
 - Năng lực chung: 
+ Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của Gv các nội dung để đo chiều dài.
+ Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. Hoạt động nhóm với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong đo chiều dài của các vật.
- Năng lực khoa học tự nhiên: 
+ Nhận thức KHTN: Nêu được cách đo, dụng cụ đo, đơn vị đo và đo chiều dài của các vật.
+ Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo, ước lượng chiều dài của một số vật trong các trường hợp đơn giản
+ Chỉ ra một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu cách khắc phục thao tác sai đó.
+ Đo được chiều dài một số vật bằng thước.
- Phẩm chất:
+ Khavhs quan, trung thực trong thu thập và xử lý số liệu, viết và nói đúng với kết quả khi thực hiện phép đo.
+ Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và sử lý số liệu, có ý chíe vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập, vận dụng, mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Máy chiếu, latop.
- Dụng cụ: thước kẻ, thước cuộn, thước kẹp.
- Bảng 4.2, bút dạ, giấy A4, A3 
III. Tiến trình dạy học.
A. Khởi động.
 Hoạt động 1: 
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài thực hành.
b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV, HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập.
? Vì sao khi đo chiều dài của sân trường người ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây, còn trong học tập các em lại dùng thước kẻ để đo.
B2: Thực hiện nhiệm vụ.
GV quan sát trợ giúp HS khi có yêu cầu, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
B3: Báo cáo kết quả thực hiện
GV gọi HS trình bày.
GV: Từ những hiểu biết đã có của HS, GV dẫn dắt vào nội dung bài mới.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
B. Hình thành kiến thức
Tiết 1: Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài
 Hoạt động 2: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật.
a. Mục tuêu: HS nêu được cảm nhận của mình về kích thước các vật bằng giác quan.
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình 4.1 hướng dẫn HS thảo luận 
c. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
- Nhiệm vụ: Từ việc quan sát hình 4.1 về chiều dài 2 đoạn AB, CD. HS nêu cảm nhận của mình về kích thước các vật bằng giác quan.
GV phóng to hình 4.1 SGK và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1,2 SGK.
1, Cảm nhận của em về chiều dài đoạn AB so voeis đoạn CD trong hình 4.1 như thế nào?
2, Hãy ước lượng chiều dài 2 đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không ta phải làm như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ.
GV quan sát và trợ giúp HS nếu có yêu cầu.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
B4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV đánh giá tinh thần học tập của HS từ đó dẫn đến kết luận, kết qur ước lượng có chính xác hay không ta cần thực hiện phép đo chiều dài các đoạn thẳng.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS phát biểu cảm nhận của mình về chiều dài các đoạn thẳng.
- HS nêu ước lượng của mình về chiều dài các đoạn thẳng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài.
a. Mục tiêu: HS nêu được các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp.
b. Nôi dung: Gv hướng dẫn HS nhắc lại được đơn vị chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là metre kí hiệu là m. Qua đó HS nêu được các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi của GV.
d. Tỏ chức thực hiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
Sử dụng kĩ thuât động não yêu cầu HS nêu đơn vị đo độ dài đã học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
B4: Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV đánh giá tinh thần học tập và thái độ của HS, đánh giá kết quả hoạt động và chốt lại kiến thưc nội dung cần thiết
B5: Tổng kết
+ Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường nước ta hiện nay là metre kí hiệu là m
+ Các ước số và bội số của đơn vị metre thường gặp là: km, dm, cm, mm .
Mở rộng: GV giới thiệu một số đơn vị đo độ dài khác nhau.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
- HS lắng nghe và ghi vở.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài
a. Mục tuêu: HS nhận ra được các dụng cụ đo chiều dài thướng gặp..
b. Nội dung: GV chuẩn bị các loại thước như gợi ý trong SGK hướng dẫn HS quan sát từ đó gips các em nhận ra các dụng cụ đo chiều dài thường gặp
c. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
GV chuẩn bị các laoij thước như gợi ý SGK hướng dẫn HS quan sát. HS thảo luận nhóm với nhau và đại diện nhóm trả lời câu hỏi 3
3, Kể tên các loại thước đo mà em biết. Tại sao người ta lại sản suất nhiều loại thước đo như vậy? 
? Giới hạn đo và DCNN là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV đánh giá tinh thần học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động và chốt lại nội dung cần thiết 
B5: Tổng kết.
- Để đo chiều dài của vật ta dùng thước, trên mỗi loại thước đều có ghi GHĐ và ĐCNN
+ GHĐ là độ dài lớn nhất ghi trên thước
+ ĐCNN: là độ dài 2 vạch liên tiếp trên thước
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
- HS lắng nghe và ghi vở.
Hoạt động 5: Luyện tập
a. Mục tuêu: Sử dụng kiến thức đã học trả lời được câu hỏi trong SGK.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
Quan sát hình 4.2 và thước trên bàn mỗi nhóm, cho biết GHĐ và ĐCNN của mỗi thước.
B2: Thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động 
GV gọi đại diện nhóm HS trả lời.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV đánh giá tinh thần học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động, nhận xét câu trả lời của môĩ nhóm
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
Tiết 2: THực hành đo chiều dài
Hoạt động 6: Lựa chọn thước phù hợp
a. Mục tiêu: HS biết được ước lượng chiều dài cần đo để lựa chọn thước phù hợp
b. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm và hướng dẫn HS thực hành phép đo và thảo luận.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
YC các nhóm thảo luận nội dung 4 SGK
4, Quan sát hình 4.3 và cho biét cách đo nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động 
Gọi HS báo cáo 
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV đánh giá tinh thần học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động và chốt lại nội dung cần thiết 
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
Hoạt động 7: Tìm hiểu thao tác đúng khi đo
a. Mục tiêu: HS thực hiện thao đúng thao tác phép đo chiều dài của 1 vật.
b. Nội dung: Hướng dẫn HS thực hành, quan sát hình và thảo luận nội dung.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời câu hỏi của GV.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS quan sát hình 4.4,4.5,4.6 và thảo luận nội dung 5,6,7 SGK.
5, Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?
6, Quan sat hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng? 
7, Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu
B2: Thực hiện nhiệm vụ.
B3: Báo cáo kết quả hoạt động 
Gọi HS báo cáo 
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV đánh giá tinh thần học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động và chốt lại nội dung cần thiết 
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
Hoạt động 8: Đo chiều dài bằng thước
a. Mục tiêu: HS thực hành phép đo chiều dài của bàn học và quyển sách KHTN 6.
b. Nội dung: Hướng dẫn HS thực hành, quan sát hình và thảo luận .
c. Sản phẩm học tập: Thực hành được các thao tác đo chiều dài bằng thước.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu các nhóm thực hành phép đo và thảo luận nội dung 8 SGK
8, Hãy đo chiều dài bàn học và chiều dài quyển sách KHTN 6 của em, sau đó hoàn thành bảng 4.2
- HS nhận nhiệm vụ.
Bảng 4.2:
Vật cần đo
Chiều dài ước lượng (cm)
Chọn dụng cụ đo chiều dài
Kết quả đo
Tên dụng cụ đo
GHĐ
ĐCNN
Lần 1
L1
Lần 2
L2
Lần 3
L3
L=l1+l2+l33
Chiều dài bàn học của em
Chiều dài quyển sách KHTN 6
B2: Thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động 
Gọi HS báo cáo 
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
GV lưu ý kết quả đo 3 lần có thể không giống nhau do sai số trong phép đo, nên trong thực nghiệm người ta lấy kết quả trung bình cộng của 3 lần đo.
B5: Tổng kết
GHV hướng dẫn HS rút ra kết luận.
- Khi đo chiều dài của 1 vật bằng thước ta cần thực hiện các bước sau:
 B1: Ước lượng chiều dài vật cần đo
B2: Chọn thước đo phù hợp.
B3: Đặt thước đo đúng cách.
B4: Đặt mắt đúng cách, đọc giá trị chiều dài vật cần đo theo giá trị vạch chia theo quy định thước và gần nhất với đầu kia của vật.
B5: Ghi kết quả mỗi lần đo.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
- HS lắng nghe và ghi vở.
Hoạt động 9: Luyên tập
a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hoá kiến thứcmowis mà HS lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS chủ yếu là hoạt động cá nhânđể hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn, thầy cô giáo.
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
? Hãy đo chiều dài đoạn AB,CD trong hình 4.1? Từ kết quả đó em rút ra nhận xét gì?
? Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước của các vật.
B2: Thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động 
Gọi HS báo cáo 
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
Hoạt động 10: Vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b. Nội dung: GV cho HS trả lời trên lớp hoặc về nhà .
c. Sản phẩm học tập: Các câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B1: GV giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Hãy mô tả cách đo chiều cao của 2 bạn tronng lớp em và hoàn thành bảng sau:
- HS nhận nhiệm vụ.
Vật cần đo
Chiều dài ước lượng (cm)
Chọn dụng cụ đo chiều cao
Kết quả đo
Tên dụng cụ đo
GHĐ
ĐCNN
Lần 1
L1
Lần 2
L2
Lần 3
L3
L=l1+l2+l33
Bạn 1
Bạn 2
Nhiệm vụ 2: Giải các bài tập trong SGK( về nhà nếu không còn thời gian)
B2: Thực hiện nhiệm vụ.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động 
Gọi HS báo cáo 
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- HS thực hiện nhiệm vụ GV giao.
- HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa nếu có.
C. Dặn dò.
- HS làm bài tập trong SGK, SBT.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên.
- Kết thúc bài học GV cho HS tự đánh giá theo bảng.
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx