Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 41: Năng lượng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 41: Năng lượng

Dạng năng lượng (cột A) Mô tả (cột B)

 1. Hóa năng a. Tỏa ra từ Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt .

2. Nhiệt năng b. Tạo ra từ pin, ắc quy, máy phát điện, pin mặt trời, thủy điện, sét .

3. Năng lượng âm c. phát ra từ Mặt Trời, từ các phản ứng hóa học, từ một số loài động vật (đom đóm, sứa biển ).

4. Điện năng d. lưu trữ trong các hóa chất tạo thành vật (trong thực phẩm, pin, nến, diêm, pháo hoa .)

5. Quang năng e. được lan truyền từ một nguồn phát âm (dây đàn, mặt trống, màng loa.)

Bảng 3

Hoạt động Nguồn năng lượng

1. Máy hút bụi đang hoạt động.

2. Chong chóng giấy đang quay.

3. Học sinh đạp xe trong công viên.

4. Mặt nước trong chiếc cốc rung động khi đặt cốc nước trước màng loa đang hoạt động.

5. Cầu thủ chuyền bóng cho đồng đội a. Nước

b. Gió

c. Điện

d. Ánh sáng mặt trời

e. Âm thanh

g. Thực phẩm

 

docx 17 trang huongdt93 7490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống - Bài 41: Năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂNG LƯỢNG VÀ CUỘC SỐNG
NĂNG LƯỢNG
LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Các dạng năng lượng
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Nối hai cột dưới đây để cho biết mỗi dạng năng lượng được đề cập đến là dạng năng lượng nào?
Năng lượng dòng nước đổ xuống từ đỉnh thác.
a. Năng lượng điện.
Năng lượng tỏa ra từ hòn than đang cháy.
b. Thế năng hấp dẫn.
Năng lượng đến từ Mặt Trời chiếu sáng.
c. Năng lượng nhiệt.
Năng lượng được truyền đi trên các đường dây tải điện.
d. Năng lượng ánh sáng.
Câu 2. Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với tất cả các nguồn cung cấp ở cột B.
Bảng 1:
 (A) Dạng năng lượng
 (B) Nguồn cung cấp
1. Cơ năng
a. Đèn LED, Mặt Trăng, Mặt Trời
2. Nhiệt năng
b. Gas, pin, thực phẩm
3. Điện năng
c. Quả bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao.
4. Quang năng
d. Lò sưởi, Mặt Trời, bếp gas
5. Hóa năng
e. Pin mặt trời, máy phát điện, tia sét
Bảng 2:
Dạng năng lượng (cột A) 
Mô tả (cột B)
 1. Hóa năng 
a. Tỏa ra từ Mặt Trời, ngọn lửa, bóng đèn sợi đốt ...
2. Nhiệt năng 
b. Tạo ra từ pin, ắc quy, máy phát điện, pin mặt trời, thủy điện, sét ...
3. Năng lượng âm 
c. phát ra từ Mặt Trời, từ các phản ứng hóa học, từ một số loài động vật (đom đóm, sứa biển )...
4. Điện năng
d. lưu trữ trong các hóa chất tạo thành vật (trong thực phẩm, pin, nến, diêm, pháo hoa ...)
5. Quang năng
e. được lan truyền từ một nguồn phát âm (dây đàn, mặt trống, màng loa...) 
Bảng 3
Hoạt động
Nguồn năng lượng
1. Máy hút bụi đang hoạt động.
2. Chong chóng giấy đang quay.
3. Học sinh đạp xe trong công viên.
4. Mặt nước trong chiếc cốc rung động khi đặt cốc nước trước màng loa đang hoạt động.
5. Cầu thủ chuyền bóng cho đồng đội
a. Nước
b. Gió
c. Điện
d. Ánh sáng mặt trời
e. Âm thanh
g. Thực phẩm
Bảng 4
Dạng năng lượng (Cột A)
Mô tả (Cột B)
1. Động năng
a. Năng lượng toả ra từ bếp than.
2. Thế năng hấp dẫn
b. Năng lượng phát ra từ tiếng kèn.
3.Thế năng đàn hổi
c. Năng lượng phát ra từ màn hình ti vi.
4. Hoá năng
d. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm.
5. Nhiệt năng
e. Năng lượng của một viên bi lăn trên sàn.
6. Quang năng
g. Năng lượng của lọ hoa đặt trên mặt bàn.
7. Năng lượng âm
h. Năng lượng của sợi dây cao su bị kéo dãn.
Câu 3: Cho các cụm từ sau: Năng lượng gió, năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng, ánh sáng, năng lượng, nhiệt, phát triển, sống. Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Pin mặt trời biến đổi.. (1) .. thành năng lượng điện, còn máy phát điện gió biến đổi (2) . thành năng lượng điện. Đây đều là các nguồn năng lượng tái tạo.
Năng lượng (3) . của Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất được các loài thực vật hấp thụ để (4) . và (5) .
 (6) . dự trữ trong pin của điện thoại đi động giúp điện thoại ghi và phát ra âm thanh, hình ảnh. (7) . lưu trữ trong xăng, dầu cần cho hoạt động của ô tô và xe máy, máy bay, tàu thủy và các phương tiện giao thông khác.
Xăng, dầu và các chất đốt (than, gỗ, rác thải, ) được gọi là nhiên liệu. Chúng giải phóng (8) ., tạo ra nhiệt và (9) . khi bị đốt cháy.
Câu 4. Lấy ví dụ chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
Câu 5. Nêu một số nhiên liệu thường dùng và sự ảnh hưởng của việc sử dụng các nhiên liệu đó đối với môi trường.
Câu 6. Hoàn thành các thông tin bằng cách đánh dấu (x) vào cột phù hợp theo bảng mẫu sau:
Loại năng lượng
Tái tạo
Chuyển hóa toàn phần
Sạch
Ô nhiễm môi trường
Năng lượng dầu mỏ
?
?
?
?
Năng lượng mặt trời
?
?
?
?
Năng lượng hạt nhân
?
?
?
?
Năng lượng than đá
?
?
?
?
Câu 7: Hãy kể tên thiết bị sử dụng xăng để hoạt động trong gia đình em (nếu có).
Câu 8: Con người có thể sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng dòng nước vào những việc gì?
Xăng sinh học là dạng năng lượng tái tạo hay năng lượng chuyển hóa toàn phần? Sử dụng xăng sinh học có những Ưu thế nào so với xăng thông thường.
Câu 10: Hai máy bay có khối lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50 m/s. Chiếc 2 bay ở độ cao 3 km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?
Câu 11: Trong xây dựng, người ta dùng búa máy để đóng các cọc bê tông. Một búa máy có khối lượng M được thả rơi từ độ cao H xuống và đóng vào một cọc bê tông có khối lượng m trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất một đoạn h. Em hãy nêu sự phụ thuộc của h vào H để thấy được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
.
Câu 12. Đánh dấu X vào những ô đúng hoặc sai ứng với các nội dung sau:
Câu
Nội dung
Đúng
Sai
a
Một số quá trình biến đổi trong tự nhiên không nhất thiết phải cần đến năng lượng.
b
Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
c
Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
d
Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
Câu 13: Một học sinh lớp 6 cần trung bình 2 000 kcal mỗi ngày.Tính theo đơn vị jun (J) thì năng lượng này bằng bao nhiêu? Biết 1 cal = 4,2J và 1 kcal = 1000 cal.
Câu 14: Bảng năng lượng trung bình cần cho các hoạt động hằng ngày:
Hoạt động
Năng lượng dành cho hoạt động trong 1 phút (kJ)
Ngồi yên
6
Đi xe đạp
25
Chơi bóng đá
60
Bơi lội
73
a. Tại sao trong lúc ngồi yên cơ thể vẫn cần năng lượng?
b. Để chơi bóng đá trong một hiệp 45 phút, cầu thủ cần một năng lượng bao nhiêu?
c. Em hãy lí giải tại sao bơi lội lại tốn nhiểu năng lượng hơn đá bóng.
d. Theo em, trong lúc ngủ, cơ thể chúng ta có tiêu thụ năng lượng không?
Câu 15. * Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cẩn sử dụng là bao nhiêu (J)?
Câu 16. Mỗi thiết bị sau đây cần nhận năng lượng vào ở dạng nào để hoạt động? Gọi tên nguồn cung cấp năng lượng tương ứng.
Hình 47.1
Câu 17. Năng lượng cung cấp cho một ô tô chuyển động được cung cấp từ đâu? Gọi tên các dạng năng lượng xuất hiện khi ô tô chuyển động trên đường.
Câu 18. Sắp xếp các đối tượng trong Hình 50.1 dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản xuất điện bằng pin mặt trời.
Câu 19. Sắp xếp các đối tượng trong Hình 50.2 dưới đây theo đúng thứ tự để thấy được cách sản xuất nhiên liệu từ thực vật.
Hình 50.2
Câu 20. Hãy sắp xếp các năng lượng sau đây vào nhóm năng lượng gắn với chuyển động hoặc nhóm năng lượng lưu trữ: động năng của vật; năng lượng của thức ăn; năng lượng của gió đang thổi; năng lượng của xăng dầu; năng lượng khi cánh cung bị uốn cong; năng lượng của dòng nước chảy.
Zalo: 0932.99.00.90
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
 Có mấy dạng năng lượng?
A. 2. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 8.
 Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào?
A. Cơ năng.	B. Động năng. 	C. Hóa năng. 	D. Thế năng.
 Dạng năng lượng nào cần thiết để nước đá tan thành nước?
A. Năng lượng ánh sáng.	B. Năng lượng âm thanh.
C. Năng lượng hoá học.	D. Năng lượng nhiệt.
 Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là:
A. Nhiệt năng.	B. Quang năng.	C. Hoá năng.	D. Cơ năng.
 Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. 
B. Chỉ có nhiệt năng và động năng.
C. Chỉ có động năng và thế năng.
D. Chỉ có động năng.
 Ta nhận biết trực tiếp được một vật có nhiệt năng khi nó có khả năng nào?
A. Làm tăng thể tích vật khác.
B. Làm nóng một vật khác.
C. Sinh ra lực đẩy làm vật khác chuyển động.
D. Nổi trên mặt nước.
 Bằng các giác quan, căn cứ vào đâu mà ta nhận biết được là một vật có nhiệt năng?
A. Có thể kéo, đẩy các vật.
B. Có thể làm biến dạng vật khác.
C. Có thể làm thay đổi nhiệt độ các vật.
D. Có thể làm thay đổi màu sắc các vật khác.
Zalo: 0932.99.00.90
 Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. Làm cho vật nóng lên.
B. Truyền được âm.
C. Phản chiếu được ánh sáng.
D. Làm cho vật chuyển động.
 Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm trên mặt đất.
B. Tảng đá được nâng lên khỏi mặt đất.
C. Chiếc thuyền chạy trên mặt nước.
D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống
 Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có động năng có biểu hiện gì?
A. Nóng lên.	B. Đổi màu.	C. Phát sáng.	D. Chuyển động.
Năng lượng của nước chứa trong hổ của đập thuỷ điện là:
A. Thế năng.	B. Nhiệt năng.	C. Điện năng.	D. Động năng và thế năng.
Từ điểm A một vật được ném lên theo phương thẳng đứng. Vật lên đến vị trí cao nhất B rồi rơi xuống đến điểm C trên mặt đất Gọi D là điểm bất kì trên đoạn AB (Hình 48.1). Chọn phát biểu đúng?
A. Động năng của vật tại A là lớn nhất.	B. Thế năng của vật tại B là lớn nhất.
C. Động năng của vật tại D là lớn nhất.	D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
Kéo con lắc lên tới vị trí A rổi buông nhẹ (Hình 48.2). Bỏ qua ma sát của không khí. Tìm phát biểu sai?
A. Khi chuyển động từ A đến C, động năng của con lắc tăng dần, thế năng giảm dần.
B. Khi chuyển động từ C đến B, thế năng của con lắc tăng dần, động năng giảm dần.
C. Động năng của vật tại C lớn hơn tại#A. 
D. Thế năng của vật tại C là lớn nhất.
Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng sinh khối được gọi là năng lượng tái tạo. Câu nào sau đây không đúng?
A. Chúng an toàn nhưng khó khai thác.
B. Chúng hầu như không giải phóng các chất gây ô nhiễm không khí.
C. Chúng có thể được thiên nhiên tái tạo trong khoảng thời gian ngắn hoặc được bổ sung liên tục qua các quá trình thiên nhiên.
D. Chúng có thể biến đổi thành điện năng hoặc nhiệt năng.
 Vật liệu nào không phải là nhiên liệu?
A. Than đá.	B. Hơi nước.	C. Gas.	D. Khí đốt.
 Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng khí đốt.	B. Năng lượng gió.
C. Năng lượng thuỷ triều.	D. Năng lượng mặt trời.
 Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách:
A. Di chuyển nhiên liệu.	B. Tích trữ nhiên liệu.
C. Đốt cháy nhiên liệu.	D. Nấu nhiên liệu.
Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguồn năng lượng tái tạo?
A. Than.	B. Khí tự nhiên.	C. Gió.	D. Dẩu.
Nguồn năng lượng nào dưới đây là nguón năng lượng không tái tạo?
A. Mặt Trời.	B. Nước.	C. Gió.	D. Dầu.
Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng?
A. Máy quạt.	B. Bàn là điện.	C. Máy khoan.	D. Máy bơm nước.
 Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng:
A. Nhiệt năng.	B. Hoá năng.	C. Thế năng hấp dẫn	D. Thế năng đàn hồi
BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
Zalo: 0932.99.00.90
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1. Đánh dấu chọn (x) vào giải pháp thích hợp cho việc tiết kiệm năng lượng.
Dùng loại bếp có kích cỡ phù hợp với nối đun khi nấu ăn.
Dùng bóng đèn hiệu quả năng lượng hoặc đèn LED để chiếu sáng trong nhà.
Luôn bật máy điều hòa trong phòng ở chế độ 16 °C.
Điếu chỉnh nút làm lạnh trong tủ lạnh ở mức vừa phải.
Luôn kéo kín màn che cửa sổ phòng ngủ.
Tắt cầu dao cấp điện cho cả nhà khi ra khỏi nhà.
Tắt hết đèn khi ra khỏi phòng.
Để mở cửa tủ lạnh thay vì bật máy điều hòa trong những ngày nóng bức.
Dùng bóng đèn công suất thấp (không quá sáng) để chiếu sáng cầu thang, nhà tắm.
Câu 2: Các câu dưới đầy ĐÚNG (Đ) hay SAI (S)?
a. Ở các máy cơ và máy điện, năng lượng thường hao phí dưới dạng nhiệt năng.
b. Ở nồi cơm điện, nhiệt năng là năng lượng hao phí.
c. Máy bơm nước biến đổi hoàn toàn điện năng tiêu thụ thành động năng của dòng nước.
d. Năng lượng hao phí càng lớn thì máy móc hoạt động càng hiệu quả.
e. Không thể chế tạo loại máy móc nào sử dụng năng lượng mà không hao phí.
Câu 3: Cho các cụm từ sau: Năng lượng ánh sáng, lớn hơn, nhỏ hơn, vật này sang vật khác, năng lượng hóa học, tăng lên, hao hụt đi, dạng này sang dạng khác, năng lượng nhiệt, thế năng, động năng, cơ năng, nhiệt năng, chuyển hóa, bảo toàn, tự mất đi, năng lượng âm, điện năng . Hãy chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
Khi dùng bếp ga để đun nóng một cái chảo, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ (1) . 
Khi chiếc xe đi từ đỉnh vòng đu xuống gần mặt đất, đã có sự chuyển hóa năng lượng từ (2) .
Khi sử dụng đèn sưởi, năng lượng điện đã được chuyển hóa chủ yếu thành (3) .
Thả cho viên bi sắt lăn xuống từ điểm AA có độ cao h_1h1​. Quan sát chuyển động của viên bi, đánh dấu vị trí của viên bi khi lên đến điểm BB có độ cao h_2h2​.
Khi viên bi chuyển động từ AA đến CC, (4) . đã chuyển thành (5) .
Khi viên bi chuyển động từ CC đến BB, (6) . đã chuyển thành (7) .
Thế năng ban đầu của viên bi tại điểm AA (8) . thế năng của viên bi tại điểm BB. Điều này là do cơ năng của viên bi đã (9) .
Hóa năng lưu trữ trong thực phẩm, khi ta ăn được chuyển hóa thành (10) . giúp ta đạp xe.
Hóa năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm được chuyển hóa thành (11) . và (12) .
Hóa năng trong nhiên liệu (xăng, dầu) khi đốt cháy được chuyển hóa thành (13) , (14) . và (15) . của máy bay, tàu hỏa. 
Khi quả bóng được giữ yên ở trên cao, nó đang có (16) . Khi quả bóng được thả rơi ..(17) . của nó được chuyển hóa thành (18) .
Quả báo không thể này trở lại độ cao ban đầu, nơi nó được thả rơi, bởi vì không phải tất cả (19) . của nó biến thành (20) . Thực tế luôn có một phần năng lượng của nó được chuyển hóa thành (21) . và (22) . trong khi va chạm.
 Trong quá trình chuyển động của quả bóng, luôn có sự (23) . từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác. Năng lượng toàn phần của quả bóng luôn được (24) . không bao giờ (25) . hoặc được tạo ra thêm.
Câu 4. Một quả bóng cao su được nén từ độ cao h xuống nền đất cứng, khi chạm đất quả bóng nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao của quả bóng giảm dần, nghĩa là cơ năng của quả bóng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán còn có hiện tượng nào khác xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng quả bóng bị nảy lên và rơi xuống.
Câu 5. Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng các phương tiện giao thông.
Câu 6. Lập kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng trong nhà trường. Giới thiệu kế hoạch đó với các bạn khác để cùng thực hiện.
Câu 7. Em hãy nêu một số biện pháp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng điện ở nhà?
Câu 8. Khi đi xe đạp tới trường, năng lượng cung cấp cho xe chuyển động được truyền từ đâu? Trong quá trình đạp xe, có năng lượng hao phí hay không? Nêu biện pháp làm giảm sự hao phí đó?
Câu 9. Hãy kể tên các thiết bị/dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp.
Câu 10. Hãy nêu tên ba thiết bị/dụng cụ trong đó có sự chuyển hoá năng lượng từ:
a. Hoá năng thành điện năng.
b. Nhiệt năng thành quang năng.
c. Điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.
Câu 11. Sử dụng đổng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đổng hồ chỉ 2,5 kW.h.Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4 kW.h. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không?
Câu 12. Trong cuộc thảo luận về khoa học kĩ thuật, bạn An đề xuất mô hình như sau: Nếu chỉ để quạt điện làm mát thì chưa tận dụng hết công suất của quạt. Vì vậy, ta gắn thêm vào trục cánh quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh,... Khi đó, ta sẽ được một thiết bị đa năng, vừa quạt mát và vừa thực hiện được các chức năng khác. Theo em, ý tưởng của bạn An có hợp lí không? Vì sao?
Câu 13. Một quả bóng cao su rơi từ vị trí A xuống mặt đất, rồi lại nảy lên nhưng chỉ lên tới điểm B (Hình 48.3). Bỏ qua sức cản của không khí. Tại sao quả bóng không lên tới điểm A?
Câu 14. Hãy chỉ ra sự biến đổi từ một dạng năng lượng này sang một dạng năng lượng khác trong các trường hợp sau: 
a. Khi nước đổ từ thác xuống.
b. Khi ném một vật lên theo phương thẳng đứng.
c. Khi lên dây cót đồng hồ.
Câu 15. Bảng dưới đây cho biết số liệu về thời gian thắp sáng tối đa và điện năng tiêu thụ của hai loại đèn có độ sáng bằng nhau.
Loại đèn
Thời gian thắp sáng tối đa
Điện năng tiêu thụ trong 1 h
Giá
Dây tóc
(220V-75W)
1 000 h
0,075 kw.h
5 000 đồng
Compact
(220V-20W)
5 000 h
0,020 kw.h
40 000 đồng
	Dựa vào bảng trên em hãy tính số tiền mà một trường học tiết kiệm được trong 1 năm (365 ngày) khi thay thế 150 bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact. Cho biết giá điện là 1 500 đồng/ KW.h và mỗi ngày các đèn hoạt động 8 h.
Câu 16. Vào mùa đông, khi xoa hai lòng bàn tay với nhau, sau đó áp lòng bàn tay vào má, ta thấy ấm hơn. Thảo luận với bạn để chỉ ra sự chuyển dạng năng lượng chủ yếu khi đó. Nêu tên dạng năng lượng truyền từ hai tay lên má trong động tác kể trên.
Câu 17. Sử dụng các đinh sắt giống nhau, thả cho chúng rơi thẳng đứng từ các độ cao khác nhau xuống cát và đo độ ngập sâu của mỗi đinh sắt trong cát.
Lần đo
Độ cao của đinh so với cát
(Tính bằng cm)
Độ ngập sâu của đinh trong cát
(Tính bằng cm)
1
10
1,7
2
20
2,1
3
30
2,5
Ghi lại các kết quả đo như ví dụ ở bảng trên. Từ kết quả thí nghiệm của mình, em hãy thực hiện các yêu cầu sau đây:
a. So sánh độ ngập sâu của đinh sắt mỗi lần thả với trước đó.
b. Trong quá trình rơi của đinh sắt, thế năng của nó đã biến thành dạng năng lượng chủ yếu nào?
c. Với cùng một đinh sắt được thả từ các độ cao khác nhau xuống cát, vì sao khi thả từ độ cao lớn nhất, đinh lại ngập sâu nhất trong cát?
Zalo: 0932.99.00.90
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
 Ta có thể nhận biết được các dạng năng lượng như hóa năng, quang năng, điện năng khi chúng được biến đổi thành?
A. Cơ năng.	B. Nhiệt năng.	C. Năng lượng hạt nhân.	D. A hoặc	B. 
 Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:
A. Quả bóng bị Trái Đất hút.
B. Quả bóng đã thực hiện công.
C. Thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng.
D. Một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng do ma sát với mặt đất và không khí.
 Một ô tô đang chạy thì đột ngột tắt máy, xe chạy thêm một đoạn rồi mới dừng hẳn là do:
A. Thế năng xe luôn giảm dần.
B. Động năng xe luôn giảm dần.
C. Động năng xe đã chuyển hóa thành dạng năng lượng khác do ma sát.
D. Động năng xe đã chuyển hóa thành thế năng.
 Hãy chỉ ra năng lượng đã chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào qua các bộ phận (1) và (2) của xe đạp:
A. (1) cơ năng, (2) quang năng.	B. (1) cơ năng, (2) cơ năng.
C. (1) điện năng, (2) quang năng.	D. (1) quang năng, (2) cơ năng.
 Dụng cụ nào sau đây khi hoạt động biến đối phần lớn điện năng mà nó nhận vào thành nhiệt năng?
A. Điện thoại.	B. Máy hút bụi.	C. Máy sấy tóc.	D. Máy vi tính.
Hoá năng lưu trữ trong que diêm, khi cọ xát với vỏ bao diêm, được chuyển hoá hoàn toàn thành?
A. Nhiệt năng.	B. Quang năng.	C. Điện năng.	D. Nhiệt năng và quang năng.
Khi sử dụng lò sưởi điện, năng lượng nào biến thành nhiệt năng?
A. Cơ năng.	B. Điện năng.	C. Hóa năng.	D. Quang năng. 
Trong nồi cơm điện, năng lượng nào đã được chuyển hóa thành nhiệt năng?
A. Cơ năng. 	B. Điện năng. 	C. Hóa năng. 	D. Quang năng.
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuỵển hoá:
A. Cơ năng thành điện năng.	B. Điện năng thành hoá năng.
C. Nhiệt năng thành điện năng.	D. Điện năng thành cơ năng.
Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng.
B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng.
C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở.
D. Vật nóng lên khi bị cọ xát.
Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện tử chạy bằng pin?
A. Cơ năng.	B. Nhiệt năng.	C. Hoá năng.	D. Quang năng.
Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành
A. Năng lượng điện.	B. Năng lượng hóa học.
C. Năng lượng ánh sáng.	D. Năng lượng nhiệt.
Khi một chiếc tủ lạnh đang hoạt động thì trường hợp nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?
A. Làm nóng động cơ của tủ lạnh.
B. Tiếng ổn phát ra từ tủ lạnh.
C. Làm lạnh thức ăn đưa vào tủ khi còn quá nóng.
D. Duy trì nhiệt độ ổn định trong tủ lạnh để bảo quản thức ăn.
Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
A. Ra khỏi phòng quá 10 phút không tắt điện.
B. Bật tất cả các bóng đèn trong phòng khi ngói ở bàn học.
C. Bật bình nóng lạnh thật lâu trước khi tắm.
D. Dùng ánh sáng tự nhiên và không bật đèn khi ngồi học cạnh cửa sổ.
Cách sử dụng đèn thắp sáng nào dưới đây không tiết kiệm điện năng?
A. Bật đèn cả khi phòng có đủ ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
B. Tắt đèn khi ra khỏi phòng quá 15 phút.
C. Dùng bóng đèn compact thay cho bóng đèn dây tóc.
D. Chỉ bật bóng đèn đủ sáng gần noi sử dụng.
Biện pháp nào dưới đây không giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?
A. Không đậy nắp nồi khi nấu thức ăn.
B. Tắt bếp sớm hơn vài phút khi luộc một số món ăn.
C. Đổ nước vừa đủ khi luộc thực phẩm.
D. Dùng ấm siêu tốc thay cho ấm thường để đun nước.
Zalo: 0932.99.00.90
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi quạt điện hoạt động, phãn lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành nhiệt năng.
B. Khi quạt điện hoạt động, phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hoá thành thế năng.
C. Phẫn năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phẫn năng lượng ban đẩu cung cấp cho máy.
D. Phẩn năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.
Trong các quá trình biến đổi từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng:
A. Luôn được bảo toàn.	B. Luôn tăng thêm.
C. Luôn bị hao hụt.	D. Tăng giảm liên tục.
Thiết bị nào dưới đây không sử dụng pin mặt trời để hoạt động?
A. 	B. 
C. 	D. 
Tuabin điện gió sản xuất điện từ
A. Động năng.	C. Năng lượng ánh sáng.
B. Hoá năng.	D. Năng lượng mặt trời.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx