Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 3: Oxygen và không khí - Bài 12: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 3: Oxygen và không khí - Bài 12: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được thành phần của không khí.

- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

- Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

2. Năng lực

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận thức KHTN:

Nêu được thành phần của không khí.

Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.

Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.

- Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:

Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng hóa học:

Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần và vai trò của không khí trong tự nhiên, ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ bài học.

3. Phẩm chất

- Trung thực: Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.

- Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

 

docx 7 trang huongdt93 3120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 3: Oxygen và không khí - Bài 12: Không khí và bảo vệ môi trường không khí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 3: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ.
BÀI 12: KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.
(Thời lượng: 1 tiết).
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Kiến thức
Nêu được thành phần của không khí.
Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.
Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
Năng lực
 Năng lực khoa học tự nhiên
Nhận thức KHTN: 
Nêu được thành phần của không khí.
Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học:
Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng hóa học:
Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.
 Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về thành phần và vai trò của không khí trong tự nhiên, ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ bài học.
Phẩm chất
Trung thực: Cẩn thận, khách quan và trung thực trong thực hành.
Trách nhiệm: Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
Chăm chỉ: Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Một số file hình ảnh, tranh ảnh, video phóng sự về ô nhiễm môi trường không khí.
Máy chiếu, laptop.
Phiếu học tập.
Giấy A0, bút dạ nhiều màu.
Tập ghi chép, SGK, dụng cụ học tập.
Nước màu (được pha ít giọt dung dịch kiềm), ống thủy tinh và chậy thủy tinh có gắn cây nến.
Từng nhóm HS tìm hiểu trước và chuẩn bị phần trình bày về sự ô nhiễm môi trường không khí tại địa phương mình đang sinh sống.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu
Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự ham học hỏi cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
Nội dung
GV trình bày vấn đề, tổ chức cho HS xem qua hình ảnh, clip về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. 
HS trả lời câu hỏi.
Sản phẩm
HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 
Hs trả lời được câu hỏi 1 trong SGK.
Hs hoàn thành phiếu học tập số 1.
Tổ chức thực hiện
GV chia lớp làm 4-5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 HS. 
Chiếu clip về “Thành phần của không khí trong tự nhiên” cho HS xem. Từ đó HS rút ra câu trả lời cho bảng KWL.
HS có thể trả lời đúng hoặc sai, GV tổng kết lại cho HS từ đó GV dẫn dắt vào bài mới. 
GV trình bày vấn đề: “Để nắm rõ hơn và trả lời câu hỏi đó hôm nay chúng ta sẽ học bài: KHÔNG KHÍ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ.” 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
 Tìm hiểu thành phần của không khí – Xác định thành phần phần trăm về thể tích khí oxygen trong không khí.
Mục tiêu
Thông qua việc quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi. Hs tìm hiểu trong không khí gồm những thành phần nào và xác định thành phần phần trăm thể tích các khí trong không khí, gồm: 21% oxygen, 78% nitrogen còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khác. 
Nội dung
GV yêu cần HS đọc thông tin SGK – quan sát, phân tích hình ảnh, thí nghiệm. 
HS sưu tầm hình ảnh về những vấn đề em biết liên quan đến vai trò của oxygen và không khí. 
HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
Sản phẩm
HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 
Phiếu học tập số 2, 3
Hs trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5, 6, 7 trong SGK. 
Tổ chức thực hiện
GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi 
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK – quan sát thí nghiệm, phân tích hình ảnh. 
Hs nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
1. HS tìm hiểu thí nghiệm sau:
B1: Cho ít nước màu (được pha ít giọt dd kiềm) vào chậu thủy tinh.
B2: Đốt nến cháy, sau đó úp ống thủy tinh lên trên ngọn nến. Đánh dấu mực nước trong ống ngay khi úp và sau khi nến tắt.
B3: Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét.
Gợi ý: Biết rằng khí carbon dioxide làm đục nước vôi trong.
Qua thí nghiệm trên chứng tỏ trong không khí gồm những chất gì?
2. Sử dụng thêm SGK và internet tìm hiểu ngoài những chất trên, không khí còn chứa thêm chất gì và thành phần theo thể tích như thế nào?
3. HS hoàn thành Phiếu học tập số 2 thể hiện nội dung đã nghiên cứu.
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi phản biện.
GV nhận xét, tổng kết sau khi các nhóm đã có ý kiến và nhận xét bổ sung.
Kết luận: Không khí là một hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích : 21% oxi, 78% nitrogen, còn lại là cacbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.
Tìm hiểu về vai trò của không khí trong tự nhiên
Mục tiêu
Thông qua tìm hiểu internet, sách báo trước ở nhà. HS nêu được các vai trò của không khí trong tự nhiên.
Nội dung
HS đọc thông tin từ SGK, internet, sách báo - nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ. 
HS các nhóm trình bày vai trò của không khí trong tự nhiên dựa vào sơ đồ mindmap hoặc poster mà các nhóm đã chuẩn bị trước.
Sản phẩm
HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 
Sơ đồ mindmap hoặc poster của HS.
Hs trả lời được câu hỏi 8 trong SGK. 
Tổ chức thực hiện
GV chia lớp làm 4-5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 HS. 
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm ở nhà từ tiết trước, đọc thông tin SGK internet, sách báo để hoàn thành sơ đồ mindmap hoặc poster vào giấy A0 về vai trò của không khí trong tự nhiên.
1. Tìm hiểu qua internet, sách báo về:
a) Vai trò của oxygen, nitrogen, carbon dioxide và hơi nước đối với tự nhiên.
b) Các vai trò khác của không khí đối với tự nhiên.
2. Thiết kế bằng sơ đồ mindmap hoặc poster thể hiện nội dung đã nghiên cứu.
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi phản biện.
GV nhận xét, tổng kết sau khi các nhóm đã có ý kiến và nhận xét bổ sung.
 Ô nhiễm không khí
Mục tiêu
Thông qua việc tìm hiểu từ internet, sách báo cũng như quan sát từ đời sống hằng ngày. HS trình bày được sự ô nhiễm không khí và biểu hiện của ô nhiễm không khí, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
Nội dung
HS xem đoạn clip ngắn do GV chuẩn bị, cùng với đọc thông tin từ SGK, internet, sách báo.
HS nghe GV hướng dẫn, HS thảo luận, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ.
Sản phẩm
HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 
Sơ đồ mindmap hoặc poster của HS.
Hs trả lời được câu hỏi 9, 10 trong SGK. 
Mảnh ghép tổng thể.
Tổ chức thực hiện
GV GV chia lớp làm 4-5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 HS. 
GV thiết kế Phiếu học tập số 3 chia giấy A0 thành 3 phần: Biểu hiện và tác hại của ô nhiễm không khí; các chất, nguồn gây ô nhiễm không khí; biện pháp bảo vệ môi trường không khí. Phát Phiếu học tập số 3 mảnh ghép.
Các nhóm phân công nội dung mỗi mảnh ghép cho các bạn nghiên cứu và điền nội dung tương ứng vào giấy A0.
1. Trên thực tế nơi e ở hay gặp những khu vực bị ô nhiễm chưa? Không khí ở đó như thế nào, em có cảm giác gì trong trường hợp đó? 
2. Sử dụng thêm SGK và internet tìm hiểu ô nhiễm không khí là gì? Những tác hại do ô nhiêm không khí gây ra (kèm ví dụ cụ thể cho từng tác hại). 
3. Thiết kế bằng sơ đồ mindmap hoặc poster thể hiện nội dung đã nghiên cứu. 
1. Tìm hiểu qua internet, sách báo về:
a) Những chất gây ô nhiễm không khí.
b) Các nguồn gây ô nhiễm không khí.
2. Thiết kế bằng sơ đồ mindmap hoặc poster thể hiện nội dung “Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí”.
3. Hoàn thành bảng sau:
Nguồn gây ô nhiễm không khí
Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm
Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí
Cháy rừng
Con người/Tự nhiên
Tro, khói, bụi
Núi lửa
?
?
Nhà máy nhiệt điện
?
?
Phương tiện giao thông chạy bằng xăng, dầu
?
?
Đốt rơm rạ...
?
?
Vận chuyển vật liệu xây dựng
?
?
1. Ô nhiễm không khí đang là vấn đề gây nhức nhối trên thế giới, theo em chúng ta có thể giảm thiểu ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó chúng ta nên làm gì?
2. “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, trong những biện pháp trên em thấy những biện pháp nào mà chính em có thể thực hiện được?
Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi phản biện.
GV nhận xét, tổng kết sau khi các nhóm đã có ý kiến và nhận xét bổ sung.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập.
Nội dung: HS đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS, Phiếu học tập số 4.
Tổ chức thực hiện
GV giao nhiệm vụ các nhóm hoàn thành Phiếu học tập số 4. Nhóm nào ghi được càng nhiều và chính xác sẽ đạt số điểm cao (mỗi ý 10đ).
1. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục.
Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
Nguồn gây ô nhiễm không khí
Biện pháp khắc phục
......
......
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Các nhóm lên bảng treo kết quả và trình bày kết quả, các nhóm còn lại nhận xét, đặt câu hỏi phản biện lẫn nhau.
GV nhận xét, tổng kết sau khi các nhóm đã có ý kiến và nhận xét bổ sung.
LƯU Ý: Nếu còn thời gian cho các con xem thêm clip về việc trẻ em lên tiếng để bảo vệ môi trường khong khí – vấn nạn nhức nhối hiện nay.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
Nội dung: HS đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS. 
Sơ đồ mindmap hoặc poster.
Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình?
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
K
Em đã biết những gì về không khí?
W
Em muốn biết những gì về không khí?
L
Em đã học được gì về không khí?
 .
 ..
 .
Tiêu chí đánh giá
Mô tả chất lượng
Xuất sắc
Tốt
Đạt yêu cầu
Chưa đạt
Hình ảnh
Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học và có ý nghĩa. 
Hình ảnh liên quan đến nội dung bài học
Một số hình ảnh liên quan đến nội dung bài học
Hình ảnh không liên quan đến nội dung bài học
Thái độ học tập 
Tích cực tham gia hoạt động, và lắng nghe chăm chú các nhóm khác
Tích cực tham gia hoạt động
Lắng nghe chăm chú và có tham gia hoạt động
Chưa tích cực tham gia hoạt động 
Kỹ năng trình bày
Nói rõ, tự tin, thuyết phục, giao lưu người nghe
Nói rõ, tự tin, giao lưu người nghe
Không rõ lời, thiếu tự tin, ít giao lưu người nghe
Nói nhỏ, không tự tin, không giao lưu người nghe
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu 1. Theo các em, trong không khí có những khí gì? Ngoài các khí này còn có chất nào nữa không?
 ............................................................................
Câu 2. Trong bản tin dự báo thời tiết thường có dự báo về độ ẩm của không khí (hình 10.1). Điều đó chứng tỏ trong không khí chứa chất gì? Chất đó được tạo ra từ đâu?
Câu 3. Quan sát biểu đồ hình 10.2, em hãy cho biết không khí là một chất hay hỗn hợp nhiều chất.?
Câu 4. Không khí có duy trì sự cháy và sự sống không? Vì sao?
Câu 5.Tỉ lệ thể tích khí oxygen và nitrogen trong không khí là bao nhiêu?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Quan sát thí nghiệm, khi úp ống thuỷ tinh vào ngọn nến đang cháy thì ngọn nến có tiếp tục cháy không? Giải thích.
 ...............................................
Câu 2. Sau khi ngọn nến tắt, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? Giải thích.
 ................................................
Câu 3. Từ kết quả thí nghiệm, xác định phẩn trăm thể tích của oxygen trong không khí. So sánh với kết quả trong biểu đổ hình 10.2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
NHÓM: 
MÃNH GHÉP SỐ 1: TÌM HIỂU VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 
Em hãy quan sát một video ngắn nói về tình trạng không khí bị ô nhiễm, quan sát hình 10.4 và 10.5 trong SGK, cúng kiến thức thực tiễn của e. Thảo luận trả lời các nội dung sau: 
1. Khi không khí bị ô nhiễm có những đặc điểm nào? 
2. Em hãy tìm hiểu và cho biết những tác hại do không khí bị ô nhiễm gâỵ ra? 
MÃNH GHÉP SỐ 2: NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 
( Tìm hiểu về nguồn gây ô nhiễm không khí) 
Em hãy quan sát các hình từ 12.6 đến 12.10 trong SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi từ 11 đến 13 trong sgk. 
11. Em hãy liệt kê các nguồn gây ô nhiễm không khí? 
12. Em hãy tìm hiểu và cho biết những chất nào gây ô nhiễm không khí? 
13. Quan sát các hình từ 12.6 đến 12.10, em hãy điền thông tin theo mẫu ở bảng 10.1: 
Bảng Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 
Nguồn gây ô nhiễm không khí 
Con người hay tự nhiên gây ra ô nhiễm 
Chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí 
Cháy rừng 
Núi lửa 
Nhà máy nhiệt điện 
Phương tiện giao thông chạy xăng, dẩu 
Đốt rơm rạ 
chuyển vật liệu xây dựng 
MÃNH GHÉP SỐ 3: BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ 
Tỉm hiểu Tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí 
 Trả lời các câu hỏi sau: 
1. Có thể giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều đó ta cần phải làm gì? 
2. Em hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí từ những nguồn gây ô nhiễm ở 
phần “4. Nguyên nhân Gây ô nhiễm” chúng ta đã học? 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx