Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 36: Tác dụng của lực
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động.
- Nêu được ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật đó biến dạng.
2. Về năng lực khoa học tự nhiên:
- Năng lực chung: tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về tác dụng của lực; tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên: Nêu được các tác dụng của lực; lấy được ví dụ về tác dụng của lực là thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật; giải thích được một số tác dụng của lực tồn tại trong tự nhiên.
3. Về phẩm chất:
- Khách quan, trung thực trong thu thập thông tin.
- Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập, xử lí thông tin, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm.
BÀI 44: TÁC DỤNG CỦA LỰC Môn: khoa học tự nhiên, lớp 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động. - Nêu được ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật đó biến dạng. 2. Về năng lực khoa học tự nhiên: - Năng lực chung: tự học có hướng dẫn của GV để tìm hiểu về tác dụng của lực; tổ chức hoạt động nhóm hiệu quả; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực khoa học tự nhiên: Nêu được các tác dụng của lực; lấy được ví dụ về tác dụng của lực là thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật; giải thích được một số tác dụng của lực tồn tại trong tự nhiên. 3. Về phẩm chất: - Khách quan, trung thực trong thu thập thông tin. - Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập, xử lí thông tin, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng. - Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - GV: Sách giáo khoa, máy tính, tivi, hình ảnh Phiếu học tập: Hình ảnh Hiện tượng Thay đổi tốc độ Thay đổi hướng chuyển động Nguyên nhân Hình 1(H-44.1) Hình 2(H-44.2) Hình 3 Hình 4 Hình 5 - HS: SGK, vở ghi . III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động: *Hoạt động 1: Đặt vấn đề a. Mục tiêu: + Kiểm tra kiến thức bài học trước. + Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. + Tổ chức tình huống học tập. b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi kiểm tra bài cũ và cho HS quan sát tranh giới thiệu bài mới. c. Sản phẩm: Câu hỏi của GV, câu trả lời của HS và lời nhận xét giới thiệu bài mới của GV. d. Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: - NV1: Kiểm tra bài cũ ? Lấy 2 ví dụ về vật này tác dụng lực lên vật kia. Chỉ rõ lực đó là tác dụng đẩy hay kéo. - NV2: Giáo viên đưa ra hình ảnh, video hoặc nêu tình huống: + Người đầu bếp đang nhào bột. + Một bạn học sinh đang phát cầu + Tình huống SGK Em hãy cho biết người đầu bếp tác dụng lực gì lên khối bột, em nhận thấy khối bột có hiện tượng gì? Tương tự phân tích ví dụ bạn học sinh, người giương cung? Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Chiếu hình ảnh liên quan đến câu hỏi để HS quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả, chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Trong các ví dụ trên, chúng ta nhận thấy khi vật A tác dụng lực lên vật B có thể làm cho vật B bị thay đổi hình dạng (hay biến dạng), bị thay đổi chuyển động. Vậy cụ thể tác dụng của lực gây ra trên một vật như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 44 – Tác dụng của lực. Chuẩn bị sách vở vào bài mới B. Hình thành kiến thức mới *Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động của vật a. Mục tiêu: - Hiểu được thuật ngữ thay đổi tốc độ, hướng chuyển động. - Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật. b. Nội dung: - Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Hoạt động chung cả lớp. c. Sản phẩm: Phiếu học tập nhóm d. Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát các hình 44.1 và 44.2 trong SGK và đưa thêm các hình ảnh (các hình ảnh phù hợp với 5 trường hợp biến đổi chuyển động tương ứng SGK) Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu các hình ảnh liên quan cụ thể: + Hình 1(H- 44.1 )- Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác. + Hình 2(H- 44.2) - Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động. + Hình 3 - Vật đang chuyển động, bị dừng lại + Hình 4 - Vật chuyển động nhanh lên + Hình 5 - Vật chuyển động chậm đi - GV gợi ý: Đối với cột 2 - hiện tượng: HS sử dụng các câu trong SGK để điền Đối với cột 3,4: đánh dấu X. Thực hiện nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập Thu phiếu học tập của các nhóm Nộp phiếu học tập Báo cáo kết quả và thảo luận: - Chọn 2 nhóm lên trình bày phiếu học tập - Gọi nhóm khác lên nhận xét - GV nhận xét khi các nhóm đã bổ sung. - Nhóm được chọn lên trình bày phiếu học tập - Nhóm khác lên nhận xét phần trình bày của nhóm bạn Tổng kết: - Nêu ra những kết quả có thể xảy ra với vật khi có lực tác dụng? - Chỉ ra kết luận chung cho 5 hiện tượng đã phân tích ở trên?. Hs chỉ ra có 5 sự thay đổi dựa vào phiếu + Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác. + Vật đang đứng yên bắt đầu chuyển động + Vật đang chuyển động, bị dừng lại + Vật chuyển động nhanh lên + Vật chuyển động chậm đi Hs ghi kết luận vào vở. Luyện tập: GV cho HS lấy ví dụ cho sự thay đổi chuyển động của vật dưới tác dụng của lực. Lấy ví dụ Nội dung cần đạt phần 1: => Kết luận: Vậy khi có lực tác dụng vào vật có thể làm vật thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động hay gọi chung là thay đổi chuyển động. *Hoạt động 3:Tìm hiểu vể sự biến dạng của các vật a. Mục tiêu: - Hiểu được thuật ngữ biến dạng - Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật bị biến dạng. b. Nội dung: - Nghiên cứu tài liệu, quan sát thực nghiệm. - Gv hướng dẫn cho HS có thể làm rõ mục tiêu đưa ra. c. Sản phẩm: Hướng dẫn của GV, phần kết luận HS rút ra cho hoạt động 3. d. Cách thức tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video (hình ảnh) có hiện tượng tác dụng của lực làm vật bị biến dạng (thể hiện được nhiều dạng biến đổi hình dạng: nén, kéo dãn, gãy, cong...) ? Từ (hình ảnh) clip trên, em hãy nhận xét hiện tượng xảy ra với vật? + Nguyên nhân của sự thay đổi đó là gì? Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Gợi ý HS bằng các hình ảnh ( hoặc clip) liên quan đến câu hỏi. Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả và thảo luận: - Cá nhân HS lên trả lời câu hỏi của GV - Gọi HS khác nhận xét - GV lên nhận xét khi các HS khác đã nhận xét và bổ sung. - HS lên trả lời - HS khác nhận xét Tổng kết: =>Hiện tượng xảy ra với vật khi chịu lực tác dụng? Hs lắng nghe, ghi vở. Luyện tập: HS lấy ví dụ về tác dụng của lực làm vật bị biến dạng Hs lấy ví dụ Nội dung cần đạt phần 2: => Kết luận: Vậy khi có lực tác dụng vào vật có thể làm vật bị biến dạng. *Hoạt động 3: Tìm hiểu vể kết quả đồng thời sự thay đổi chuyển động và sự biến dạng của các vật a. Mục tiêu: Nêu được một số ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật đồng thời bị thay đổi chuyển động và bị biến dạng. b. Nội dung: Gv hướng dẫn để HS làm rõ được mục tiêu đưa ra c. Sản phẩm: Rút ra kết luận của toàn bài. d. Cách thức tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát video, hình ảnh về lực tác dụng làm vật đồng thời bị thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và bị biến dạng( ví dụ: đá bóng, đánh bóng tennis ) + Nhận xét về hiện tượng xảy ra với vật (quả bóng)? + Nguyên nhận của sự thay đổi đó là gì? => Vậy khi có lực tác dụng vào vật thì có thể gây ra những kết quả gì với vật? Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Cho HS quan sát video, hình ảnh. Gọi ý trả lời nếu cần. Hs thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả và thảo luận: - GV gọi HS lên trả lời. - Gọi HS khác lên nhận xét. - Gv nhận xét sau khi HS đã nhận xét =>GV Chốt lại kiến thức toàn bài. - HS trả lời - HS khác nhận xét - HS lắng nghe, ghi vở. Luyện tập: HS lấy ví dụ về tác dụng của lực làm vật đồng thời bị thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và bị biến dạng. Hs lấy ví dụ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT TOÀN BÀI: Khi có lực tác dụng vào vật có thể làm vật thay đổi tốc độ; thay đổi hướng chuyển động; vật bị biến dạng hoặc đồng thời làm vật thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và vật bị biến dạng. * Hoạt động 4: Luyện tập a. Mục tiêu: HS lấy được ví dụ, mô tả được tác dụng của lực trong từng trường hợp, bài tập cụ thể. b. Nội dung: HS chơi trò chơi để trả lời các câu hỏi liên quan đến tác dụng của lực gây ra. c. Sản phẩm: Bảng nhóm của HS d. Cách thức tổ chức hoạt động: trò chơi “ Quan sát tranh-trả lời nhanh” Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Thông báo luật chơi: Quan sát tranh và làm theo hướng dẫn của GV để trả lời câu hỏi. Cuối buổi các nhóm nhận xét lẫn nhau. Ghi nhớ luật chơi Giao nhiệm vụ: GV chiếu 6 bức tranh mô tả theo các bài tập: Hình 44.4, Hình 44.5, Hình 44.6; Bài tập 2,3,4. Các nhóm sẽ viết các cụm từ tương ứng với từng bức tranh mô tả đúng kết quả tác dụng của lực vào vật.( dùng bảng phụ) Thời gian hoàn thành là 3phút theo hiệu lệnh của GV. Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Chiếu tranh cho các nhóm quan sát và hướng dẫn HS điền mô tả. Thực hiện nhiệm vụ Báo cáo kết quả: GV treo bảng nhóm lên bảng, GV nhận xét một số nhóm Theo dõi đánh giá của GV Tổng kết: Gv ghi nhận và khen ngợi với các nhóm có nhiều đáp án đúng. * Hoạt động 5: Vận dụng a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi vận dụng. b. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Cách thức tổ chức hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau vào phiếu học tập cá nhân, tiết sau nộp lại cho GV. NV1: - Lấy một ví dụ cho sự thay đổi chuyển động của vật dưới tác dụng của lực. - 1 ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng. - 1 ví dụ về tác dụng của lực làm vật đồng thời bị thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và bị biến dạng. NV2: Có khi nào lực tác dụng lên vật mà không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biến đổi chuyển động không? Nhận nhiệm vụ Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Hướng dẫn HS làm tại nhà. Thực hiện nhiệm vụ tại nhà Báo cáo kết quả: GV thu phiếu học tập ở tiết sau. C. Dặn dò - HS hoàn thành bài tập SGK, SBT. - Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx