Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 40: Lực ma sát

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 40: Lực ma sát

I.Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khái niệm lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.

- Sử dụng tranh, ảnh( hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.

- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát

- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.

- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước( hoặc không khí)

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

+ Chủ động tìm hiểu về lực ma sát qua các nguồn học liệu khác nhau.

+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia

+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

-Năng lực khoa học tự nhiên

+ Nêu được khái lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ

+ Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát

+ Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.

+ Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước hoặc không khí

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ

3. Phẩm chất :

- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân

- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu về lực ma sát

- Có niềm say mê, hứng thú trong học tập, cẩn thận, chính xác khi tiến hành thí nghiệm

 

docx 21 trang huongdt93 4873
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chủ đề 9: Lực - Bài 40: Lực ma sát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 40: LỰC MA SÁT
(Thời gian thực hiện: 4 tiết)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Khái niệm lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ.
- Sử dụng tranh, ảnh( hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được nguyên nhân xuất hiện lực ma sát giữa các vật.
- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước( hoặc không khí)
2. Năng lực:
- Năng lực chung: 
+ Chủ động tìm hiểu về lực ma sát qua các nguồn học liệu khác nhau.
+ Làm việc nhóm hiệu quả đảm bảo tất cả các thành viên nhóm đều tích cực tham gia
+ Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
-Năng lực khoa học tự nhiên
+ Nêu được khái lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ
+ Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát 
+ Sử dụng tranh ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
+ Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước hoặc không khí
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
3. Phẩm chất :
- Tích cực hoạt động nhóm phù hợp với bản thân
- Trung thực, trách nhiệm trong nghiên cứu về lực ma sát
- Có niềm say mê, hứng thú trong học tập, cẩn thận, chính xác khi tiến hành thí nghiệm
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
-Clip( ghép ảnh), tranh, ảnh, hình vẽ để giới thiệu về lực ma sát, lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ, tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát, lực cản của không khí.
- Máy chiếu, laptop (nếu có)
- Giấy A3, bút dạ nhiều màu
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm đồ dùng thí nghiệm : Một lực kế và một khối gỗ
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( TIẾT 1)
NHÓM: .
Hỏi: Tại sao khi di chuyển cái bàn trên sàn, chúng ta đã đẩy bàn về phía trước. Tuy nhiên, việc đẩy bàn chuyển động như thế rất khó. Tại sao như vậy?,
Trả lời:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (TIẾT 1)
NHÓM: .
Khái niệm về lực ma sát? Lấy ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta.
Nguyên nhân xuất hiện lực ma sát
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 ( TIẾT 1)
NHÓM: .
Hỏi: Tại sao mặt dưới của dép lại gồ ghề?
Trả lời:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 ( TIẾT 2)
NHÓM: .
Hỏi: Dùng tay đẩy một họp phấn trên bàn thả tay ra thì hộp phấn sẽ như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 (TIẾT 2)
NHÓM: .
Khái niệm lực ma sát trượt
Nêu ví dụ về lực ma sát trượt
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6( TIẾT 2)
NHÓM: .
Khái niệm lực ma sát nghỉ
Nêu ví dụ về lực ma sát nghỉ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7( TIẾT 2)
NHÓM: .
Hỏi: Hãy chỉ ra sự xuất hiện của lực ma sát khi đang đi xe phanh gấp bánh xe trượt trên mặt đường 
Trả lời: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8( TIẾT 3)
NHÓM: .
Hộp phấn nằm yên khi đặt nó trên mặt phẳng nằm nghiêng. Tại sao hộp phấn không chuyển động xuống dưới?
Trả lời:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9( TIẾT 3)
NHÓM: .
Tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
Nêu ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 10( TIẾT 3)
NHÓM: .
Ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
Nêu ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao thông 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 11( TIẾT 3)
NHÓM: .
Hỏi: Tại sao khi đi dép đế bị mòn thì thường bị trơn trượt và dễ ngã?
Trả lời: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 12 (TIẾT 4)
NHÓM: ..
Hỏi: Khi lá cây rơi xuống đất có rơi theo đường thẳng từ trên cây xuống dưới mặt đất không?
Trả lời:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 13( TIẾT 4)
NHÓM: .
Hỏi: Tại sao hai tờ giấy rơi khác nhau
Trả lời: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 14( TIẾT 4)
NHÓM: .
Hỏi: Tại sao dùng tay kéo một chiếc bàn nhưng bàn vẫn đúng yên?
Trả lời: 
Tiết 1: KHÁI NIỆM VỀ LỰC MA SÁT 
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Độ dãn của lò xo là gì? Khi móc vật vào lò xo được treo theo phương thẳng đứng thì độ dãn lò xo và khối lượng vật treo có mối quan hệ như thế nào?
Câu 2: Lực kế dùng để làm gì? Nêu các bước đo lực bằng lực kế?
* GV: Thu bài mà tiết trước yêu cầu hs về nhà làm, nhận xét và tuyên dương hay cộng điểm cho nhóm nào làm đúng.
3. Bài mới:
A. Khởi động: 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Quan sát nhanh- kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về lực ma sát.
b. Nội dung: GV đẩy cái bàn chuyển động, cho hs qua sát và hỏi: Tại sao khi di chuyển cái bàn trên sàn, chúng ta đã đẩy bàn về phía trước. Tuy nhiên, việc đẩy bàn chuyển động như thế rất khó. Tại sao như vậy?, HS quan sát và hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1
c. Sản phẩm: phiếu học tập số 1
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát để trả lời các câu hỏi: Tại sao khi di chuyển cái bàn trên sàn, chúng ta đã đẩy bàn về phía trước. Tuy nhiên, việc đẩy bàn chuyển động như thế rất khó. Tại sao như vậy? Kết thúc quan sát sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát hình ảnh đẩy khúc gỗ chuyển động trên sàn như SGK trong clip để đưa ra nhận định nhanh về lực ma sát? 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thức clip
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu clip để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết 
-Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1
- Thu phiếu học tập của các nhóm
-Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về lực ma sát. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ vấn đề trên
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm lực ma sát
a.Mục tiêu: Tìm hiểu về lực ma sát và nguyên nhân sinh ra lực ma sát giữa các vật. Từ đó nêu được khái niệm về lực ma sát
b.Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên 
c.Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 40.1, 40.2 trong SGK hoạt động cặp đôi để trả lời các câu hỏi:
+Lực cản trở khi tủ chuyển động tên mặt bàn là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
+ Khi kéo khối gõ trượt đều trong hình 40.1, 40.2 tại sao giá trị lực kế lại khác nhau?
+Dựa vào kết quả H40.1, 40.2, giải thích về nguyên nhân xuất hiện lực ma sát?
+ Hoàn thành phiếu học tập số 2
1. KHÁI NIỆM LỰC MA SÁT 
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có hai bạn sẽ ghép thành một cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
-Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn một cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
-Nhóm được trình bày kết quả
-Nhóm khác nhận xét
-Tổng kết:
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm lực ma sát, nguyên nhân xuất hiện lực ma sát.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm lực ma sát, nguyên nhân xuất hiện lực ma sát.
→ Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật
→Nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát đó là sự tương tác giữa bề mặt của hai vật
-Kết luận về khái niệm lực ma sát, nguyên nhân xuất hiện lực ma sát
-Ghi kết luận vào vở
 Hoạt động 3: Luyện tập
a.Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong SGK
b.Nội dung: Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn?
c.Sản phẩm: Vận dụng kiến thức đã học trả lời được câu hỏi trên 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: 
+ Mỗi bàn hai bạn thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao mặt lốp xe không làm nhẵn ?
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên: Mặt lốp xe không làm nhẵn mà thường được khía thành các rãnh để tăng lực ma sát, đảm bảo an toàn cho xe.
-Báo cáo kết quả:
+ Các nhóm lần lượt lên bảng. GV đánh giá một số nhóm
-Theo dõi đánh giá của giáo viên
-Tổng kết:
+ Đánh giá nhóm nào trả lời đúng và nhanh nhất . Khen ngợi học sinh
-HS lắng nghe
Hoạt động 4: Vận dụng
a.Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi thực tế.
b.Nội dung: HS trả lời câu hỏi : Tại sao mặt dưới của dép lại gồ ghề?
c.Sản phẩm: Vận dụng kiến thức đã học trả lời được câu hỏi trên 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào phiếu học tập số 3, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi: Tại sao mặt dưới của dép lại gồ ghề?
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
-Báo cáo kết quả:
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
-Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Tại sao khi di chuyển cái bàn trên sàn, chúng ta đã đẩy bàn về phía trước. Tuy nhiên, việc đẩy bàn chuyển động như thế rất khó. Tại sao như vậy?,
Tiết 2: LỰC MA SÁT TRƯỢT – LỰC MA SÁT NGHỈ
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu khái niệm về lực ma sát? Nêu nguyên nhân xuất hiện của lực ma sát?
Câu 2: Nêu ví dụ về lực ma sát trong cuộc sống quanh ta?
* GV: Thu bài mà tiết trước yêu cầu hs về nhà làm, nhận xét và tuyên dương hay cộng điểm cho nhóm nào làm đúng.
3. Bài mới:
A. Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Quan sát nhanh- kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về khái niệm lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ
b. Nội dung: GV cho HS quan sát : Dùng tay đẩy một hộp phấn trên bàn thả tay ra thì hộp phấn sẽ như thế nào? Vì sao?
 c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 4
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát để trả lời các câu hỏi: hòn bi lăn trên sàn từ từ rồi dừng lại?Vì sao?
 Kết thúc quan sát sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát để đưa ra nhận định nhanh về lực ma sát 
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc quan sát
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết 
-Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 4
- Thu phiếu học tập của các nhóm
-Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về lực ma sát . Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ hơn về hai loại lực ma sát là lực ma sát trượt và lực ma sát nghỉ.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực mat sát trượt
a.Mục tiêu: Tìm hiểu về lực ma sát trượt . Từ đó nêu được khái niệm về lực ma sát trượt
b.Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên 
c.Sản phẩm: Phiếu học tập số 5 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 40.3 trong SGK tiến hành thí nghiệm để hoàn thành phiếu học tập số 5
2. LỰC MA SÁT TRƯỢT:
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Yêu cầu học sinh cho biết để làm thí nghiệm cần có những dụng cụ gì?
+ Cách tiến hành thí nghiệm?
+ Yêu cầu đại diện từng nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
+ Hai bàn có bốn bạn sẽ ghép thành một nhóm, tiến hành thí nghiệm và cho biết sau khi rời tay khỏi khối gỗ, khối gỗ chuyển động như thế nào?
 + Hoàn thành phiếu học tập số 5 . 
Sau khi thảo luận, hoàn thành xong phiếu học tập 
+ Yêu cầu các nhóm chấm chéo nhau
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên:
- Hc sinh đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
Sau khi rời tay, khối gỗ tiếp tục chuyển động trên mặt bàn rồi dừng lại. Do có lực cản của mặt bàn tác dụng lên khối gỗ (lực này chính là lực ma sát).
-Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 5
Các nhóm chấm chéo kết quả thảo luận phiếu học tập số 5
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn đại diện một nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
-Nhóm được trình bày kết quả
-Nhóm khác nhận xét
-Tổng kết:
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm lực ma sát trượt.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm lực ma sát trượt.
+ Ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống
→ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác
-Kết luận về khái niệm lực ma sát trượt
- Nêu ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống
-Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 3:Tìm hiểu về lực mat sát nghỉ
a.Mục tiêu: Tìm hiểu về lực ma sát nghỉ . Từ đó nêu được khái niệm về lực ma sát nghỉ
b.Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên 
c.Sản phẩm: Phiếu học tập số 6 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 40.4 trong SGK tiến hành thí nghiệm để hoàn thành phiếu học tập số 6
3. LỰC MA SÁT NGHỈ
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Yêu cầu học sinh cho biết để làm thí nghiệm cần có những dụng cụ gì?
+ Cách tiến hành thí nghiệm?
+ Yêu cầu đại diện từng nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm.
+ Hai bàn có bốn bạn sẽ ghép thành một nhóm, tiến hành thí nghiệm và cho biết vì sao khi kéo khối gỗ bằng một lực mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn?
 + Hoàn thành phiếu học tập số 6 . 
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
- Học sinh đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm
-Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 6
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn đại diện một nhốm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
-Nhóm được trình bày kết quả
-Nhóm khác nhận xét
-Tổng kết:
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về khái niệm lực ma sát nghỉ.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về khái niệm lực ma sát nghỉ.
+ Ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống
→ Lực ma sát nghỉ xuất hiện ngăn cản sự chuyển động của một vật khi nó tiếp xúc với bề mặt của một vật khác và có xu hướng chuyển động trên đó.
-Kết luận về khái niệm lực ma sát nghỉ
- Nêu ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống
-Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 4: Luyện tập
a.Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong SGK
b.Nội dung: Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới( ô tô, xe máy, ) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?
c.Sản phẩm: Vận dụng kiến thức đã học trả lời được câu hỏi trên 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: 
+ Hai bàn bốn bạn thảo luận trả lời câu hỏi: Tại sao cần quy định người lái xe cơ giới( ô tô, xe máy, ) phải kiểm tra lốp xe thường xuyên và thay lốp khi đã mòn?
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
-Báo cáo kết quả:
+ Các nhóm lần lượt cử đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời. GV đánh giá một số nhóm
-Theo dõi đánh giá của giáo viên
-Tổng kết:
+ Đánh giá nhóm nào trả lời đúng và nhanh nhất . Khen ngợi nếu nhóm nào trả lời nha, chính xác được cộng điểm 
-HS lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a.Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi thực tế.
b.Nội dung: Dùng phiếu học tập HS trả lời câu hỏi : Hãy chỉ ra sự xuất hiện của lực ma sát khi đang đi xe phanh gấp bánh xe trượt trên mặt đường 
c.Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra sự xuất hiện của lực ma sát khi đang đi xe phanh gấp bánh xe trượt trên mặt đường 
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
-Báo cáo kết quả:
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
-Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Dùng tay đẩy một họp phấn trên bàn thả tay ra thì hộp phấn sẽ như thế nào? Vì sao?
Tiết 3: TÁC DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC MA SÁT
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu khái niệm về lực ma sát trượt? Lấy một ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống?
Câu 2: Nêu khái niệm về lực ma sát nghỉ? Lấy một ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống?
*GV: Thu bài mà tiết trước yêu cầu hs về nhà làm, nhận xét và tuyên dương hay cộng điểm cho nhóm nào làm đúng.
3. Bài mới:
A. Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Quan sát nhanh- kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hộp phấn nằm yên khi đặt nó trên mặt phẳng nằm nghiêng. Tại sao hộp phấn không chuyển động xuống dưới?
 c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 8
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát để trả lời các câu hỏi: hộp phấn nằm yên khi đặt nó trên mặt phẳng nằm nghiêng. Tại sao hộp phấn không chuyển động xuống dưới?
 Kết thúc quan sát sẽ kết thúc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát để đưa ra nhận định nhanh về hộp phấn đặt trên mặt phẳng nghiêng
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc quan sát
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết 
-Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 8
- Thu phiếu học tập của các nhóm
-Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về tác dụng lực ma sát. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ hơn về tác dụng và ảnh hưởng của lực ma sát.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới:
Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
a.Mục tiêu: Tìm hiểu về tác dụng và cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát. Từ đó tác dụng và cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
b.Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên 
c.Sản phẩm: Phiếu học tập số 9
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 40.5, 40.6 trong SGK tiến hành thí nghiệm để hoàn thành phiếu học tập số 9
4. TÁC DỤNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA LỰC MA SÁT:
*Tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Hai bàn có bốn bạn sẽ ghép thành một nhóm, quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Lực ma sát có tác dụng như thế nào khi vật chuyển động?
+ Khi đi bộ trên mặt đường trơn, điều gì sẽ xảy ra?
+ Khi người lái xe bóp phanh, điề gì xảy ra nếu má phanh bị mòn?
+ Hoàn thành phiếu học tập số 9 . 
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
+ Lực ma sát có thể cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động của vật.
+ Khi người đi bộ, bàn chân tác dụng lên mặt đất một lực hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lên bàn chân một lực hướng về phía trước giúp cho người có thể chuyển động về phía trước. Nếu mặt đường trơn, lực ma sát nhỏ làm người có thể trượt ngã.
+ Mục đích của việc bóp phanh là tăng ma sát giữa má phanh và vành xe làm cho xe chuyển động chậm dẩn. Do vậy nếu má phanh bị mòn thì lực ma sát nàỵ giảm làm cho xe dừng lại không kịp thời dẫn đến mất an toàn.
-Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 9
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn đại diện một nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
-Nhóm được trình bày kết quả
-Nhóm khác nhận xét
-Tổng kết:
+ Tổng hợp để đi đến kết luận tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
+ Ví dụ về lực ma sát thúc đẩy chuyển động?
+ Ví dụ về lực ma sát cản trở chuyển động?
→ Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật
-Kết luận về khái niệm lực ma sát trượt
- tác dụng cản trở và thúc đẩy chuyển động của lực ma sát 
-Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông
a.Mục tiêu: Tìm hiểu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông. Từ đó nêu được vai trò của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
b.Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên 
c.Sản phẩm: Phiếu học tập số 10
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 40.7 trong SGK tiến hành thí nghiệm để hoàn thành phiếu học tập số 10
*Ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Hai bạn cùng bàn sẽ ghép thành một nhóm, tiến hành quan sátvà thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
 + Tại sao sau một thời gian sử dụng dép, lốp xe thì chúng đều bị mòn?
+ Hãy nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của ma sát trong giao thông?
+ Hoàn thành phiếu học tập số 10. 
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
- Học sinh đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm
-Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 10
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn đại diện một nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
-Nhóm được trình bày kết quả
-Nhóm khác nhận xét
-Tổng kết:
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
→ Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông đường bộ
-Kết luận về ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
- Nêu ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống
-Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 4: Luyện tập
a.Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong SGK
b.Nội dung: Hãỵ giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng nàỵ, ma sát có lợi hay có hại: ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầỵ.
c.Sản phẩm: Vận dụng kiến thức đã học trả lời được câu hỏi trên 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: 
+ Hai bàn bốn bạn thảo luận trả lời câu hỏi: Hãỵ giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng nàỵ, ma sát có lợi hay có hại: ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầỵ.
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
-Báo cáo kết quả:
+ Các nhóm lần lượt cử đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời. GV đánh giá một số nhóm
-Theo dõi đánh giá của giáo viên
-Tổng kết:
+ Đánh giá nhóm nào trả lời đúng và nhanh nhất . Khen ngợi nếu nhóm nào trả lời nhanh, chính xác được cho tràng pháo tay
-HS lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a.Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi thực tế.
b.Nội dung: HS trả lời câu hỏi tại sao khi đi dép đế bị mòn thì thường bị trơn trượt và dễ ngã?
c.Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 11, tiết sau nộp lại cho GV
+ Câu hỏi: Tại sao khi đi dép đế bị mòn thì thường bị trơn trượt và dễ ngã?
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
-Báo cáo kết quả:
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
-Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Hộp phấn nằm yên khi đặt nó trên mặt phẳng nằm nghiêng. Tại sao hộp phấn không chuyển động xuống dưới
Tiết 4: LỰC CẢN CỦA KHÔNG KHÍ
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu tác dụng cản trở và thúc đẩy của chuyển động? Nếu ví dụ về tác dụng cản trở và thúc đẩy của chuyển động
Câu 2: Nêu ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông ? Nêu hai ví dụ về ảnh hưởng có lợi và có hại của lực ma sát trong an toàn giao thông
*GV: Thu bài mà tiết trước yêu cầu hs về nhà làm, nhận xét và tuyên dương hay cộng điểm cho nhóm nào làm đúng.
3. Bài mới:
A. Khởi động 
Hoạt động 1: chơi trò chơi “Quan sát nhanh- kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh bày tỏ được quan điểm cá nhân về lực cản của không khí
b. Nội dung: GV yêu cầu hs cho biết khi lá cây rơi xuống đất có rơi theo đường thẳng từ trên cây xuống dưới mặt đất không?
 c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 12
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát để trả lời các câu hỏi: cho biết khi lá cây rơi xuống đất có rơi theo đường thẳng từ trên cây xuống dưới mặt đất không?
 Kết thúc quan sát sẽ kết thuc trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát để đưa ra nhận định nhanh về khi lá cây rơi xuống đất có rơi theo đường thẳng từ trên cây xuống dưới mặt đất không?
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là đúng 1 phút sau khi kết thúc quan sát
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết 
-Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi
- Thu phiếu học tập của các nhóm
-Nộp phiếu học tập
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về khi lá cây rơi xuống đất có rơi theo đường thẳng từ trên cây xuống dưới mặt đất không?
 Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm rõ hơn về lực cản của không khí.
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Tìm hiểu về lực cản của không khí
a.Mục tiêu: Tìm hiểu về lực cản của không khí Từ đó biết được khi vật chuyển động trong không khí bị lực cản của không khí tác dụng lên vật.
b.Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên 
c.Sản phẩm: Phiếu học tập số 13
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh 40.9 trong SGK để trả lời câu hỏi
5. LỰC CẢN CỦA KHÔNG KHÍ
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Hai bàn có bốn bạn sẽ ghép thành một nhóm, quan sát và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+Vì sao các vận động viên đua xe thường cúi khom thân người gần như song song với mặt đường?
- Học sinh quan sát hình 40.9 SGK
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận kết các vận động viên cúi khom thân người gần như song song với mặt đường để giảm lực cản của không khí
-Báo cáo kết quả:
+ Cá nhân học sinh đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ Mời học sinh khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các học sinh đã có ý kiến nhận xét bổ sung
-HS trình bày kết quả
-HS khác nhận xét
-Tổng kết:
+ Tổng hợp để đi đến kết luận lực cản của không khí tác dụng lên vận động viên khi chuyển động
-Kết luận về lực cản của không khí tác dụng lên vật khi chuyển động 
Hoạt động 3: Thực hiện thí nghiệm
a.Mục tiêu: Biết cách làm thí nghiệm như SGK. Từ đó nêu được khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật.
b.Nội dung: rút ra được tại sao hai tờ giấy rơi khác nhau
c.Sản phẩm: Phiếu học tập số 13
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: Các nhóm là thí nghiệm 3 trong SGK để trả lời câu hỏi SGK
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Hai bàn bốn bạn sẽ ghép thành một nhóm, tiến hành quan sát và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
 + Tờ giấy nào rơi chạm đất trước? Tại sao?
+ Hoàn thành phiếu học tập số 13. 
Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
- Học sinh đại diện lên nhận dụng cụ thí nghiệm
-Thực hiện nhiệm vụ thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 13
-Báo cáo kết quả:
+ Chọn đại diện một nhóm lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
-Nhóm được trình bày kết quả
-Nhóm khác nhận xét
-Tổng kết:
+ Tổng hợp để đi đến kết luận về lực cản của không khí 
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kết luận về lực cản của không khí
→ Khi vật chuyển động trong không khí sẽ có lực cản của không khí tác dụng lên vật
-Kết luận về về lực cản của không khí 
-Ghi kết luận vào vở
Hoạt động 4: Luyện tập
a.Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi trong SGK
b.Nội dung: Hãỵ giải thích tại sao khi em cởi xe đạp đi học ngược chiều gió thì đạp xe rất mệt?
c.Sản phẩm: Vận dụng kiến thức đã học trả lời được câu hỏi trên 
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Giao nhiệm vụ: 
+ Hai bàn bốn bạn thảo luận trả lời câu hỏi: Hãỵ giải thích tại sao khi em cởi xe đạp đi học ngược chiều gió thì đạp xe rất mệt?
-Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên
-Báo cáo kết quả:
+ Các nhóm lần lượt cử đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời. GV đánh giá một số nhóm
-Theo dõi đánh giá của giáo viên
-Tổng kết:
+ Đánh giá nhóm nào trả lời đúng và nhanh nhất . Khen ngợi nếu nhóm nào trả lời nhanh, 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chu.docx