Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm - Năm học 2021-2022 - Lưu Văn Thanh
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sau khi học xong bài này, HS:
+ Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
+ Trình bày được vai trò của KHTN trong đời sống
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu về KHTN qua các nguồn học liệu khác nhau
+ Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập
- Năng lực khoa học tự nhiên
+ Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm KHTN
+ Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khóa học, đối tượng nghên cứu của chúng là gì
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống
3. Phẩm chất
+ Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân
+ Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững
+ Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK
+ Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
Ngày soạn: 1 /9/2021 Ngày dạy: : 8 /9/2021 MỞ ĐẦU BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài này, HS: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên Trình bày được vai trò của KHTN trong đời sống 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu về KHTN qua các nguồn học liệu khác nhau Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thảo luận với các thành viên trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập - Năng lực khoa học tự nhiên Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm KHTN Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hoạt động trong cuộc sống và nhận ra đâu là hoạt động nghiên cứu khóa học, đối tượng nghên cứu của chúng là gì Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống 3. Phẩm chất Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: máy chiếu, slide hình ảnh bài học, SGV,... 2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS chú ý, tò mò về bài học b. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: GV đặt vấn đề theo câu hòi trong SGK: KHTN là môn học không mấy xa lạ với các em khi các em học Tiểu học. Vận dụng kiến thức bản thân, theo em khoa học tự nhiên nghiên cứu những gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ giải đáp được được KHTN đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Khoa học tự nhiên a. Mục tiêu: Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên, phân biệt được đâu là hoạt động nghiên cứu khoa học, đâu là khoa học trong cuộc sống hằng ngày b. Nội dung: HS quan sát hình từ 1.1 đến 1.6 và đọc thông tin SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi, thảo luận nội dung trong SGK? + Thảo luận: Hoạt động nào trong các hình từ 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học? + Những hoạt động mà con người chủ động tìm tòi, khám phá ra trì thức khoa học là hoạt động nghiên cứu khoa học: Hình 1.1. Thả diều Hình 1.2. Lấy mẫu nước nghiên cứu Hình 1.3. Gặt lúa Hình 1.4. Rửa bát, địa Hình 1.5. Hoạt động tập thể Hình 1.6. Làm thí nghiệm. Những hoạt động trong các hình còn lại không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học mà chỉ là những công việc hàng ngày trong cuộc sống. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV rút ra kết luận kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK I. KHOA HỌC TỰ NHIÊN 1. Tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên Khoa học tự nhiên là nghành khoa học nghiên cứu về các sự việc, hiện tượng, quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường Hoạt động nghiên cứu con người là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học ? TL: Hoạt động trong cuộc sống Hoạt động nghiên cứu khoa học Thả diều Lấy mẫy nước nghiên cứu Gặt lúa Làm thí nghiệm Rửa bát, đĩa Hoạt động tập thể Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của KHTN trong cuộc sống a) Mục tiêu: Tìm hiểu vai trò của KHTN trong cuộc sống b. Nội dung: HS quan sát các hình 1.7 đến 1.10 để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS động não, thảo luận nội dung trong SGK: + Hãy cho biết vai trò của khoa học tự nhiên được thể hiện trong các hình từ 1.7 đến 1.10: Hình 1.7: Trồng dưa lưới Hình 1.8: Thiết bị sản xuất dược phẩm Hình 1.9: Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện Hình 1.10: Thạch nhũ tạo ra trong hang động Qua việc tìm hiểu hoạt động trên về vai trò của khoa học tự nhiên trong đời sống, GV hướng đẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động cá nhân và hoàn thành nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Gọi 1 số HS trả lời, những HS còn lại nghe và nhẫn ét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. II. Vai trò của KHTN trong cuộc sống Vai trò của KHTN: + Hoạt động nghiên cứu khoa học + Năng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên + Ứng dụng công nghệ vào cuộ sống, sản xuất, kinh doanh + Chăm sóc sức khỏe con người + Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ? TL: - Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống: Hình 1.7 - Sản xuất, kinh doanh: Hình 1.8. - Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống; sản xuất, kinh doanh: Hình 1.9. - Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên: Hình 1.10. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm : HS làm các bài tập d. Tổ chức thực hiện: - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 3-5 HS), hướng dẫn các nhóm tìm hiểu từ thực tế cũng như trên internet (qua điện thoại hoặc máy tính nếu có kết nối internet) tìm hiểu về nội dung : + Củng cố kiến thức : Kể tên một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên + Bài tập : Câu 1. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Trồng hoa với quy mô lớn trong nhà kính B. Nghiên cứu vaccine phòng chống virus corona trong phòng thí nghiệm C. Sản xuất muối ăn từ nước biển bằng phương pháp phơi cát D. Vận hành nhà máy thủy điện để sản xuất điện Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm B. Làm thí nghiệm điều chế chất mới C. Lấy mẫu đất để phân loại cây trồng D. Sản xuất phân bón hóa học - HS hoạt động nhóm tổng hợp lại ý kiến của các cá nhân lại - GV gọi đại diện các nhóm trình bày + Sản phẩm dự kiến : ? Câu hỏi củng cố: Một số hoạt động trong thực tế có đóng góp vai trò của khoa học tự nhiên: Vòi phun nước tự động Thuốc uống Thuốc trừ sâu thảo dược Bình nóng lạnh sử dụng năng lượng mặt trời... ? Bài tập: 1B, 2D - GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động nhóm D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm : HS làm các bài tập d. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra bài tập vận dụng và yêu cầu HS thực hiện: + Hệ thống tưới nước tự động được bà con nông dân lắp đặt để tưới tiêu quy mô. Hãy cho biết vai trò nào của KHTN trong hoạt động? - HS nghiên cứu và đưa ra câu trả lời - GV nhận xét và kết luận: Áp dụng kĩ thuật tưới rau tự động vào cuộc sống sẽ giúp và con nông dân giảm sức lao động, giảm nguồn nước tươi, tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) Ngày soạn: Ngày dạy: : BÀI 2: CÁC LĨNH VỰC CHỦ YẾU CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Sau khi học xong bài này, HS: Phân biệt được các lĩnh vực khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên qua các nguồn học liệu khác nhau Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và trình bày được kết quả của nhóm trước lớp Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên. - Năng lực khoa học tự nhiên Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên Tìm hiểu tự nhiên: Tìm hiểu các lĩnh vực của khoa học tự nhiên thông qua thực hiện và quan sát các thí nghiệm trong SGK Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Phân biệt được các lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu; Phân biệt được vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng. 3. Phẩm chất Chăm chỉ, tích cực tham gia hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân Có ý thức ứng xử với thế giới tự nhiên theo hướng thân thiện với môi trường và phát triển bền vững Trung thực, cẩn thận và trách nhiệm trong quá trình thực hiện thí nghiệm theo SGK Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá các lĩnh vực của khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: chuẩn bị các đồ dụng vật dụng như trong thí nghiệm phần 1, máy chiếu, slide, SGV,..... 2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tập trung vào bài học b. Nội dung: HS thông qua thực hiện hoặc quan sát các thí nghiệm trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: Gv đặt vấn đề theo gợi ý bằng cách dùng thêm hình ảnh video hoặc trò chơi Đoán ô chữ với từ khóa là các lĩnh vực của khoa học tự nhiên : Tùy vào đối tượng nghiên cứu mà khoa học tự nhiên gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Các em đã biết những lĩnh vực khoa học tự nhiên nào? Bài 2 ngày hôm nay chúng ta sẽ sẽ cung cấp kiến thức cho các em phân biệt được các lĩnh vực KHTN, vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động: Tìm hiểu lĩnh vực chủ yếu của KHTN a. Mục tiêu: HS tìm hiểu các lĩnh vực của KHTN b. Nội dung: HS thông qua thực hiện hoặc quan sát các thí nghiệm trong SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV: hướng dẫn các nhóm HS ( gồm 4-5 người) thực hiện các nhiệm vụ sau: NV1: - Yêu cầu HS đọc các thí nghiệm 1, 2, 4 và quan sát hình ảnh thí nghiệm 3 và yêu cầu báo cáo lại - Dự đoán thí nghiệm 1,2,3,4 thuộc lĩnh vực khoa học nào? NV2: - GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập luyện tập củng cố kiến thức: Ứng dụng trong các hình từ 2.3 đến 2.8 liên quan đến những lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? + Hình 2.3. Mô hình trồng rau thủy canh trong nhà + Hình 2.4 Bản tin dự báo thời tiết của đài truyền hình Việt Nam + Hình 2.5.Mô hình chăn nuôi bò sữa tiên biến + Hình 2.6. Nông dân xử lí đất chua bằng vôi bột + Hình 2.7. Sử dụng pin năng lượng mặt trời + Hình 2.8. Sử dụng kính thiên văn quan sát bầu trời Sau đó GV hướng nhóm HS kể thêm một số ứng dụng cuả KHTN trong cuộc sống mà các em được biết qua tìm hiểu thực tế, sau đó yêu cầu HS cho biết các ứng dụng đó liên quan đến lĩnh vực chủ yếu nào của KHTN - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm quan sát các thí nghiệm + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, rút ra kết luận về các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên bao gồm: vật lí, hóa học, sinh học, khoa học trái đất và thiên văn học 1. Lĩnh vực chủ yếu của KHTN + Thí nghiệm 1: Tờ giấy sau khi được thả sẽ từ từ rơi. ( Thuộc lĩnh vực vật lí học) + Thí nghiệm 2: Nước với đục dần và xuất hiện chất rần màu trắng, không tan (kết tủa). Nếu tiếp tục sục khí carbon đioxide (CO) đến dư thì kết tủa sẽ tan dẩn và dung dịch trở nên trong suốt. ( thuộc lĩnh vực hóa học) + Thí nghiệm 3: Sau khi hấp thu nước, hạt đậu sẽ nảy mầm và phát triển thành cây hoàn chỉnh. ( Thuộc lĩnh vực sinh học) + Thí nghiệm 4: Một chu kì ngày và đêm kéo dài 24 giờ do Trái Đất quay xung quanh một trục. Nhờ vào Mặt Trời mà có ban ngày nhưng Mặt Trời chỉ có thế chiếu sáng được 1/2 bế mặt Trái Đất. Do đó, khi 1/2 bề mặt Trái Đất này là ban ngày thì ½ bề mặt Trái Đất còn lại là ban đêm và ngược lại. ( thuộc lĩnh vực thiên văn học) * Củng cố KT: + Sinh học: hình 2.3, hình 2.5 + Hóa học: hình 2.6 + Vật lí: hình 2.7 + Khoa học trái đất: hình 2.4 + Thiên văn học: hình 2.8 * Một số ứng dụng của KHTN trong cuộc sống: + Làm sữa chua: Hóa học, Sinh học + Ghép, chiết cây: Sinh học + Sản xuất phân bón: Hóa học, Sinh học + Sản xuất điện thoại, tivi: Vật lí Hoạt động 2: Vật sống và vật không sống a. Mục tiêu: Phân biệt vật sống và vật không sống b. Nội dung: HS quan sát các hình 2.9 đến 2.12 trong SGK để hoàn thành nhiệm vụ GV giao c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc yêu cầu, đọc thông tin và hoàn thành các nhiệm vụ: ? 1: GV yêu cầu HS quan sát các hình từ 2.9 đến 2.12, em hãy cho biết các vật trong hình có đặc điểm gì khác nhau ( sự trao đổi chất, khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản) ? 2: Vật nào là vật sống, vật không sống trong các hình từ 2.9 đến 2.12 - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS thảo luận, quan sát tranh và hoàn thành nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi HS lần lượt trả lời từng câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và kết luận: + Vật sống là vật có các biểu hiện sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. + Vật không sống là vật không có biểu hiện sống 2. Vật sống và vật không sống * Vật sống: + Con gà: được ấp nở từ quả trứng, khi trưởng thành được sử dụng để cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu có gà trống thụ tỉnh, gà mái sẽ tiếp tục đẻ trứng và ấp nở thành gà con theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống, ... + Cây cà chua: được trồng từ hạt cà chua, cung cấp nguồn thực phẩm cho con người. Khi cây cà chua ra quả, quả chín và cho hạt có thể được trồng trở lại thành cây cà chua theo vòng khép kín. Quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng cần có môi trường sống, chất sống... * Vật không sống: + Đá sỏi: do tự nhiên tạo ra, không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản. + Máy tính: do con người chế tạo ra để sử dụng trong học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất và cuộc sống hãng ngày. Máy tính không trao đổi chất, không có khả năng phát triển và sinh sản. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại tổng hợp ôn lại kiến thức. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm : HS làm các bài tập d. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vào PHT1 HS nhận phiếu và hoàn thiện GV thu lại, nhận xét đánh giá kết luận : Câu 1. a) Vật lí học: đạp xe đế xe chuyển động; đùng cần cầu nâng hàng; ... b) Hoá học: bón phân đạm cho cây trồng; quá trình lên men rượu; ... c) Sinh học: cát ghép, chiết cành; sản xuất phản vì sinh; ... d) Khoa học Trái Đất: đự báo thời tiết; cảnh báo lũ quét, sóng thần, sạt lở, .... e) Thiên văn học: quan sát hiện tượng nhật thực, nguyệt thực; ... Câu 2. C. Câu 3. Có thể dựa vào đối tượng nghiên cứu để phân biệt khoa học về vật chất và khoa học về sự sống: + Đối tượng nghiên cứu của khoa học về sự sống là các vật sống. + Đối tượng nghiên cứu của khoa học về vật chất là các vật không sống. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. b. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm : HS làm các bài tập d. Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu HS vận dụng kiến thức và hoàn thành bài tập: - Một chú robot có thể cười, nói và hành động như một con người. Vậy robot là vật sống hay vật không sống? Để HS trả lời câu hỏi, Gv đưa ra thêm những câu hỏi gợi ý: Robot có trao đổi chất không? Robot có sinh trưởng và phát triển không? Robot có sinh sản không? Sau khi HS trả lời, GV kết luận: Robot không có đặc trứng ống, nó là vật không sống. IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập 1 - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) PHIẾU HỌC TẬP 1 Họ tên: Lớp: Câu 1. Em hãy kể tên một số hoạt động trong thực tế liên quan chủ yếu đến lĩnh vực khoa học tự nhiên: a) Vật lí học : b) Hoả học : c) Sinh học : d) Khoa học Trái Đất : e) Thiên văn học : Câu 2. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Con ong. B. Vì khuẩn. C, Than củi. D. Cây cam, Câu 3. Em có thể phân biệt khoa học về vật chất (vật lí, hoá học, ...) và khoa học về sự sống (sinh học) dựa vào sự khác biệt nào? Đây là bản mẫu bộ giáo án KHTN 6 sách Chân trời sáng tạo Thày cô liên hệ 0969.325896 (có zalo) để được tư vấn tải bộ giáo án Có đủ năm giáo án cho cả 3 bộ sách: CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thày cô xem trước đủ năm tại website: tailieugiaovien.edu.vn Còn nhiều mẫu giáo án của các môn học khác từ lớp 1 - 12 trên website Ngày soạn: Ngày dạy: : BÀI 3: QUY ĐỊNH AN TOÀN CHO PHÒNG THỰC HÀNH. GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO- SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành Đọc phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành Trình bạy được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn KHTN Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học 2. Năng lực - Năng lực chung: - Sau khi học xong bài này, HS: Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định an toàn trong phòng thực hành; cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiển vì quang học trong phòng thực hành Giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong phòng thực hành, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo Giải quyết vấn để và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Năng lực khoa học tự nhiên: Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành; Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành Tìm hiểu tự nhiên: Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành; Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp khi học tập môn Khoa học tự nhiên Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thường gặp, kính lúp và kính hiến ví quang học khi học tập môn Khoa học tự nhiên. 3. Phẩm chất Ý thức cao trong việc thực hiện nghiêm túc các quy dịnh an toàn trong phòng thực hành Trung thực và cần thận trong quá trình làm thực hành Học tập tác phong làm việc nghiêm túc trong phòng thực hành Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: Một số kí hiệu cảnh báo trong phòng thí nghiệm Một số dụng cụ đo ( Thước cuộn, đồng hồ bấm giày, lực kế, nhiệt kế, Pipette, bình chia độ, cân đồng hồ, cân điện tử, bình chia độ,....) 2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a. Mục tiêu: Tạo hứng thú bài học cho HS b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d. Tổ chức thực hiện: GV đặt vất đề theo gợi ý sgk yêu cầu HS đưa ra suy nghĩ của mình: Tại sao phải thực hiện các quy định anh toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ, của một vật thể? Mối quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào? Dẫn dắt vào bài: Khi thực hành trong phòng thí nghiệm, việc bảo đảm an toàn phòng thí nghiệm được đặt lên hàng đầu bởi những hóa chất và khí dư thoát ra trong quá trình thí nghiệm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng nếu không có sự bảo hộ đúng cách. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về bài 3: “Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo- Sử dụng kính lúp và kính hiểu vi quang học” B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành a. Mục tiêu: Tìm hiểu quy định an toàn trong phòng thực hành b. Nội dung: HS đọc những thông tin về nội duy phòng thực hành SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS quan sát hình 3.1 ( dùng ảnh phòng to trình chiếu trên slide) và yêu cầu HS thảo luận nội dung 1 trong SGK theo nhóm đôi: ?1. Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm. Sau đó GV cho HS nghiên cứu các quy định an toàn trong SGK cũng như trong nội quy phòng thực hành sau đó hoàn thiện bảng sau: Phải làm Không được làm - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ + GV: quan sát và trợ giúp các cặp. - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức: Để giữ an toàn tuyệt đối khi học tập trong phòng thực hành, vì phòng thực hành là nơi chứa rất nhiều thiết bị, dụng cụ, mẫu vật, hóa chất,... chính là các nguồn gây nguy cơ mất an toàn cho giáo viên và học sinh. Nếu thực hiện những điều không được làm trong phòng thực hành có thể dẫn đến một số sự cố mất an toàn như: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thủy tinh, cháy nổ, chập điện,... 1. Quy định an toàn khi học trong phòng thực hành * Phòng thực hành là nơi chứa các thiết bị,dụng cụ, mẫu vật, hóa chất, để giáo viên và học sinh có thể thực hiện các thí nghiệm, các bài thực hành * Khi ở phòng thí nghiệm: + Những điều phải làm: Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng; không đi giày, dép cao gói. Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khấu trang thí nghiệm, ...) khi làm thí nghiệm. Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành. Biết cách sử dụng thiết bị chữa cháy có trong phòng thực hành. Thông báo ngay với giáu viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hoá chất bán vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tính, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện.... Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xả phỏng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành. Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định. Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xả phỏng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành. + Những điều không được làm: Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành. Tóc thả dài, đi giày dép cao góp Tự làm các thí nghiệm khi chưa có sự đồng ý của GV Nếm thử hóa chất, làm hư hỏng các dụng cụ, vật mẫu thực hành Cầm và lấy hóa chất bằng tay Hoạt động 2: Kí hiệu cảnh báo và một số dụng cụ trong phòng thực hành a. Mục tiêu: Tìm hiểu quy định an toàn trong phòng thực hành b. Nội dung: HS quan sát tranh kết hợp vận dụng những hiểu biết của bản thân để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS quan sát các biển kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và chia nhóm HS thảo luận các nội dung 2 và 3 trong SGK như sau: + GV tổ chức HS tham gia trò chơi Đuổi hình bắt chữ bằng cách tạo hiệu ứng đơn giản qua powerpoin hoặc tải các phần mềm trò chơi miễn phí trên internet, sử dụng các kí hiệu không theo trật tự trong SGK và yêu cầu các em chỉ ra ý nghĩa của các kí hiệu cảnh báo đó. + Sau khi HS tham gia hoạt động xong, GV đưa ra câu hỏi: Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ? - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm, tích cực tham gia trò chơi và hoàn thành những yêu cầu GV đưa ra - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Sau khi chơi trò chơi, HS nắm được kiến thức, GV gọi 1 số HS đứng dậy trả lời cho câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và kết luận: Mỗi kí hiệu cảnh báo thường có hình dạng và màu sắc riêng để dễ nhận biết. Ví dụ: - Kí hiệu cảnh báo cấm: hình tròn, viền đỏ, nền trắng - Kí hiệu cảnh báo các khu vực nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏm nền vàng - Kí hiệu cảnh bảo nguy hại do hóa chất gây ra: hình vuông, viền đen, nề đỏ, cam - Kí hiệu cảnh báo chỉ dẫn thực hiện: hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ 2. Kí hiệu cảnh bó trong phòng thực hành Phân biệt các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành giúp chúng ta chủ động phòng tránh và giảm thiểu các rủi ro cũng như nguy hiểm trong quá trình làm thí nghiệm Ý nghĩa của một số kí hiệu cảnh báo: + Chất dễ cháy: Tránh gắn các nguồn lửa gây nguy hiểm cháy nổ + Chất ăn mòn: Không để dây ra kim loại, các vật dụng hoặc cơ thể vì có thể gây ăn mòn + Chất độc cho môi trường: Không thải ra môi trường nước, không khi, đất + Chất độc sinh học: Tác nhân virus, vi khuẩn nguy hiểm sinh học, không đến gần + Nguy hiểm về điện: Tránh xa vì có thể bị điện giật + Hoá chất độc hại: Hoá chất độc đối với sức khoẻ, chỉ sử dụng cho mục đích thí nghiệm + Chất phóng xạ: Nguồn phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khoẻ + Cấm sử dụng nước uống: Nước dùng cho thí nghiệm, không phải nước uống + Cấm lửa: Khu vực dễ xảy ra cháy, cẩn thận với nguốn lửa + Nơi có bình chữa cháy: Khu vực có bình chữa cháy, lưu ý để sử dụng khi có sự cố cháy + Lối thoát hiểm: Chỗ thoát hiểm khi gặp sự cố hoả hoạn, cháy nổ, .... Việc dùng kí hiệu cảnh báo thay chô mô tra bằng chữ để tạo sự chú ý mạng và dễ quan sát Hoạt động 3: Giới thiệu một số dụng cụ đo a. Mục tiêu: Tìm hiểu một số dụng cụ đo thường gặp trong thực tế và trong phòng thực hành b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm cặp đôi hoặc các nhóm nhỏ, hướng dẫn HS quan sát hình 3.3 và gợi ý HS thảo luận các nội ung 4,5,6 trong SGK. 4. Gia đình em thường sử dụng dụng cụ đo nào? Kể tên một số dụng cụ đo mà em biết ? 5. Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì? 6. Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng? GV hướng dẫn HS quan sát đối tượng (vật, chất, ...) cần đo để chọn dụng cụ đo phù hợp, sau đó hướng dẫn HS cách đo. Sau đó Gv yêu cầu HS hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bản sau cho phù hợp: Quy trình Nội dung Bước ..? Chọn dụng cụ đo phù hợp Bước ..? Ước lượng đại lượng cần đo Bước ..? Đo và ghi kết quả mỗi lần đo Bước ..? Điều chỉnh dụng cụ đo vẽ về vạch số 0 Bước ..? Thực hiện phép đo - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành những yêu cầu GV đưa ra - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi 1 số HS đứng dậy trả lời cho câu hỏi, HS còn lại nghe và nhận xét - Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý của SGK: Kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ, ... là các đại lượng vật lí của một vật thể. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng đó gọi là dụng cụ đo. Khi sử dụng dụng cụ đo cần chọn dụng cụ có giới hạn do và độ chia nhỏ nhất phù hợp với vật cần đo, đồng thời phải tuân thủ quy tắc đo của dụng cụ đó. 3. Tìm hiểu một số dụng cụ đo Một số dụng cu đo và công dụng của chúng: Dụng cụ Công dụng Thước cuộn Đo chiều dài Đồng hồ bấm giây Đo thời gian Lực kế Đo lực Nhiệt kế Đo nhiệt độ Bình chia độ (ống đong) và cốc chia độ Đo thể tích chất lỏng Cân đồng hồ và cân điện tử Đo khối lượng Pipette Chuyển chất lỏng với thể tích xác định từ vật chứa này
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuo.docx