Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 4

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 4

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hệ thống lại một số tên, tính chất của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm

- Vận dụng để tìm ra ứng dụng của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm trong đời sống

2. Năng lực

- Năng lực chung:

-Tự chủ và tự học: Chủ động, gương mẫu, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề;

- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đế ôn tập;

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.

- Năng lực khoa học tự nhiên

- Hệ thống hoá được kiến thức về vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm.

3. Phẩm chất

- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;

- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.

 

docx 8 trang huongdt93 3630
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Ôn tập chủ đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 	Ngày dạy:
Tiết theo PPCT: . BÀI 18: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hệ thống lại một số tên, tính chất của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm
- Vận dụng để tìm ra ứng dụng của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm trong đời sống
2. Năng lực
- Năng lực chung:
-Tự chủ và tự học: Chủ động, gương mẫu, phối hợp với các thành viên trong nhóm để hoàn thành các nội dung ôn tập chủ đề;
- Giao tiếp và hợp tác: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong chủ đế ôn tập;
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải bài tập.
- Năng lực khoa học tự nhiên
- Hệ thống hoá được kiến thức về vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm.
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về chủ đề học tập, say mê và có niềm tin vào khoa học;
- Quan tâm đến bài tổng kết của cả nhóm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giấy A4, bút dạ nhiều màu
- Phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ
NHÓM: 
Tên
Vật liệu
Nhiên liệu
Nguyên liệu
Thực phẩm
Cây mía
x
x
x
Thân mía
x
x
x
Lá mía, rễ mía
x
Nước mía
x
x
Bã mía
x
x
Rỉ đường
x
x
Đường ăn
x
x
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh tư duy tìm ra đáp án các câu hỏi về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh trả lời nhanh trực tiếp một số câu hỏi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Sau khi nghe câu hỏi bạn nào giơ tay nhanh nhất sẽ được quyền trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được danh hiệu giỏi nhất trong lĩnh vực đó và được cộng 0,5 điểm vào điểm thường xuyên, trả lời sai quyền trả lời dành cho người tiếp theo.
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ:
+ Câu hỏi 1: Bã mía là nguyên liệu hay nhiên liệu?
+ Câu hỏi 2: Khoai lang thường được dùng để làm gì?
+ Câu hỏi 3: Các đồ chơi trẻ em thường làm bằng vật liệu gì?
- Nhận nhiệm vụ
+ Tùy mục đích sử dụng nó có thể là nguyên liệu hay nhiên liệu
+Thức ăn cho người, thức ăn gia súc 
+ Nhựa, màu
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Thông qua các câu hỏi giáo viên có thể dẫn dắt học sinh tổng hợp lại các kiến thức về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm. Một vật có thể là nguyên liệu của ngành này nhưng lại là nhiên liệu cho ngành khác .
 Bài học hôm nay chúng ra sẽ tổng hợp các vấn đề trên
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức
a. Mục tiêu: Hệ thống lại các kiến thức về tính chất, ứng dụng đã học về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm.
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để hoàn thiện sơ đồ tư duy về tên, tính chất, ứng dụng của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm.
c. Sản phẩm: Tổng hợp phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Trình bày một số tên, tính chất, ứng dụng của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm bằng sơ đồ tư duy.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chia lớp thành 4 nhóm lớn, trong 4 nhóm lớn chia thành 4 nhóm nhỏ ghi ra kết quả tương ứng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực thực phẩm lên giấy A4 sao cho khi ghép 4 mảnh lại thành 1 sơ đồ tư duy tổng hợp.
+ Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được công 0,5 điểm vào điểm thường xuyên.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả:
+ Nhóm nhanh nhất lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp bổ sung vào sơ đồ của học sinh cho hoàn thiện
+ Yêu cầu học sinh đọc lại sơ đồ tư duy một cách khoa học
- Ghi sơ đồ vào vở (có thể dùng nhiều màu sắc để dễ nhớ)
Hoạt động 3: Bài tập
a. Mục tiêu: Học sinh làm được các bài tập liên quan đến tên, tính chất, ứng dụng của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm.
b. Nội dung: Bài tập 1,2: Gv yêu cầu học sinh làm việc theo cặp, bài tập 2: GV cho hs thảo luận nhóm trả lời vào phiếu học tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, kết quả phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
+ BT1: Cho HS dựa vào sách giáo khoa thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi 1,2. Sau đó cặp trả lời nhanh nhất sẽ được quyền trả lời và cộng điểm nếu đúng
+ BT2: Chia học sinh làm nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh. Cho học sinh thảo luận nhóm đánh dấu x vào ô tương ứng trong phiếu học tập
(Lần lượt làm bài 1,2 rồi đến bài 3)
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Phân công nhiệm vụ các thành viên , tiến hành thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả:
BT1:
+ Chọn cặp xung phong nhanh nhất trình bày câu trả lời
+ Yêu cầu các cặp hs khác nhận xét
+ Nhận xét và sửa sai cho hs nếu có
GV phân tích , chọn phương án
+ Câu 1: C: nguyên liệu
+ Câu 2a: (1)nguyên liệu, (2)nguyên liệu
+ Câu 2b: (1)vật liệu, (2)nguyên liệu
BT3:
+ YC các nhóm hs đổi chéo bài cho nhau
+ Yêu cầu 2 nhóm bất kì trình bày bài của nhóm bạn
+ Treo đáp án đối chiếu và sửa sai cho hs nếu có
- Cặp nhanh nhất trình bày kết quả
- Các cặp khác nhận xét
- Ghi đáp án
- 2 nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Đánh giá
+ Cặp trả lời nhanh nhất và đúng được cộng 1 điểm
+ Cho HS chấm chéo,2 nhóm được chấm điểm cao nhất trong phiếu học tập được cộng 1 điểm.
+ GV thu phiếu học tập để kiểm tra xem các nhóm chấm đúng hay không.
- Các nhóm chấm điểm cho nhóm bạn, báo cáo điểm nhóm bạn
Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời một số câu hỏi mà giáo viên đưa ra
b. Nội dung: Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời nhanh
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
 Giáo viên hỏi nhanh một số câu hỏi như sau để học sinh lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1: Để làm đường ray tàu hoả, người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây?
A. Nhôm; B. Đồng; c. Sắt; D.Thép.
Câu 2: Để xây tường, lát sân người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây?
 A.Gạch; B. Ngói. C.Thuỷtinh. 	D. Gỗ.
Câu 3: Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng vật liệu nào dưới đâỵ?
A. Nhôm; B. Đá vôi; C.Thuỷtinh. D. 	Gỗ.
Câu 4: Việc áp dụng mô hình 3R nhằm sử dụng vật liệu:
A. bảo đảm an toàn.
B. bảo đảm hiệu quả.
C. bảo đảm sự phát triển bền vững
D. Cả A, B, c.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV hỗ trợ khi cần thiết
+ HS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả:
+ Các học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi
+ GV đánh giá
+ Câu 1: D
+ Câu 2: A
+ Câu 3:B
+ Câu 4: B
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết:
+ GV chốt và giải thích lại thắc mắc của học sinh nếu có
+ HS trả lời đúng và nhanh nhất được cộng 0,5 điểm
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Giáo viên giao và hướng dẫn bài tập về nhà cho học sinh
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
+ Trả lời câu hỏi dưới đây giấy, tiết sau nộp lại cho GV
Câu hỏi: Trung bình, mỗi ngày bạn Minh ăn 200 g gạo chứa 80% tinh bột. Dựa vào bảng số liệu về hàm lượng tinh bột và năng lượng của một số loại lương thực (trang 69, SGK) hãy cho biết:
a) Mỗi ngày, bạn Minh được cung cấp bao nhiêu kJ năng lượng từ việc ăn gạo.
b) Nếu ăn thêm 100 g khoai lang mỗi ngày thì lượng tinh bột bạn Minh hấp thụ được là bao nhiêu gam? Năng lượng từ lượng tinh bột bạn Minh hấp thụ mỗi ngày là bao nhiêu kJ.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả:
+ Tiết học tiếp theo nộp phiếu trả lời cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm, cặp theo yêu cầu của GV
Xây dựng được sơ đồ tên, tính chất của nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm
Thực hiện các bài tập được giao

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_on_t.docx