Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 3+4, Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học - Năm học 2021-2022

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 3+4, Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết được cấu tạo, cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học.

2. Năng lực:

- NL tự học và tự chủ: Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.

- NL giao tiếp và hợp tác: Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Chuẩn bị của giáo viên

- SGK.

- Kính lúp, kính hiển vi quang học.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.

- Vở ghi chép, SGK.

 

docx 4 trang huongdt93 03/06/2022 2790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Tiết 3+4, Bài 3: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2021
Ngày giảng: 10/9
TIẾT 3+4 - BÀI 3. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO
SỬ DỤNG KÍNH LÚP VÀ KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được cấu tạo, cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. 
2. Năng lực: 
- NL tự học và tự chủ: Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- NL giao tiếp và hợp tác: Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK.
- Kính lúp, kính hiển vi quang học. 
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà. Tự tìm hiểu về các tài liệu trên internet có liên quan đến nội dung của bài học.
- Vở ghi chép, SGK.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Kính lúp và kính hiển vi quang học – Thực hành sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Hiểu được tác dụng của kính lúp và kính hiển vi quang học. Phân biệt được các bộ phạn cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi quang học. Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát vật thể.
b) Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 07p (02 HS/1 bàn/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát kính lúp và kính hiển vi quang học thật và trên hình 3.6-3.9, SGK, trang 16, 17 và trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm 02 HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
- Hình ảnh mẫu vật HS quan sát được qua kính lúp và kính hiển vi quang học.
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Tiết 3. Tìm hiểu về kính lúp
Làm việc nhóm 4- 5p
? Tác dụng của kinh lúp
? Cấu tạo của kính lúp
? Thao tác đặt kính lúp và nhận xét hình ảnh chữ mình quan sát được trong các trường hợp sau
+ Sát sgk
+ Kéo dần ra xa một chút
+ Kéo ra xa hẳn
Hs: thao tác, cử đại diện báo cáo, nhận xét, bổ sung
GV: chốt kt
Tiết 4. Tìm hiểu về kính hiển vi
Tác dụng của kính hiển vi quang học? Cấu tạo, cách sử dụng, bảo quản kính hiển vi quang học? Thực hành sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát tiêu bản/mẫu vật sinh học. Vẽ hình ảnh quan sát được ra giấy/vở.
GV theo dõi, nhắc nhở HS chú ý: Dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, phòng trường hợp vỡ, sử dụng điện an toàn => HD HS biện pháp xử lí để không gây thương tích.
1.Kính lúp
a. Tác dụng: Giúp quan sát vật thể to, rõ hơn. Kính lúp được sử dụng quan sát rõ hơn các vật thể nhỏ mà mắt thường khó quan sát.
b.Cấu tạo: Gồm khung kính, mặt kính, tay cầm.
c. Cách sử dụng: Để mặt kính sát vật mẫu, từ từ đưa lên cho đến khi nhìn rõ vật. 
2. Kính hiển vi
a. Tác dụng của kính hiển vi quang học: KHVQH là thiết bị được sử dụng để quan sát các vật thể có kích thước nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy/quan sát được (VD: tế bào). KHV bình thường có độ phóng đại từ 40-3000 lần.
b. Cấu tạo: Gồm 4 hệ thống chính: Hệ thống giá đỡ, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phóng đại và hệ thống điều chỉnh.
c. Cách sử dụng kính hiển vi quang học: Hình 3.9, SGK trang 17: Gồm 3 bước:
d. Cách bảo quản kính hiển vi quang học: KHVQH có vai trò quan trọng trong NCKH. Muốn sử dụng được lâu bền, cần bảo quản KHVQH đúng cách và thường xuyên. 
+ Bước 1: Lau khô kính hiển vi sau khi sử dụng.
+ Bước 2: Kính để nơi khô ráo, tránh mốc ở bộ phận quang học.
+ Bước 3: Kính phải được bảo dưỡng định kì.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
Củng cố cho HS kiến thức về các kí hiệu cảnh báo an toàn, quy định an toàn PTH... và kiến thức về sử dụng các dụng cụ đo, kính lúp, kính hiển vi QH.
b) Nội dung: 
Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:
Câu 1. Khi quan sát loại tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? Đáp án C
Kính có độ	B. Kính lúp
C.Kính hiển vi	D. Kính hiển vi hoặc kính lúp
Câu 2. Kính lúp và KHV thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào? (Đáp án: Kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường)
c) Sản phẩm: 
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất =>Điểm cao nhất)
d) Tổ chức thực hiện: 
GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), sử dụng phần mềm kahoot để HS tham gia trả lời theo nhóm, trực tuyến.
GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. Phần mềm tự động chấm điểm dựa trên câu trả lời đúng của nhóm HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng dụng cụ, kính lúp, KHV vào thực tiễn nghiên cứu một số mẫu tiêu bản trong PTH. 
b) Nội dung: 
GV yêu cầu học sinh lựa chọn dụng cụ, mẫu vật, sử dụng dụng cụ để quan sát mẫu vật trên kính lúp, KHV có trong PTH.
c) Sản phẩm: 
HS vẽ hình ảnh mẫu vật quan sát được trên giấy/vở ghi. (Sử dụng bộ mẫu vật cố định. Gợi ý một số mẫu vật tươi dễ làm: Vi khuẩn, nấm, tế bào vảy hành, tế bào biểu bì cà chua, hạt phấn hoa.....=> GV hướng dẫn cách làm trước cho HS hoặc yêu cầu HS đọc và tìm hiểu cách làm trước ở nhà).
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao cho các nhóm (06 học sinh) thực hiện trong giờ học trên lớp. Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo, trao đổi, chia sẻ trước lớp. HS nhóm khác và GV tham gia đánh giá theo tiêu chí GV cùng các nhóm HS đã thống nhất trước đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_tiet.docx