Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên - Bài 1+5
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Nhận biết được hiện tượng tự nhiên
- Nêu được khái niệm của KHTN
- Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN: Sinh học, Hóa học và Vật lí học.
- Trình bày được vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực đặc thù
+Năng lực nghiên cứu khoa học
+Năng lực phương pháp thực nghiệm.
+Năng lực trao đổi thông tin.
+Năng lực cá nhân của HS.
3. Về phẩm chất
- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Đối với giáo viên:
- Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh
- Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm)
2. Đối với học sinh:
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
Ngày dạy: Lớp 6A1: ............................................................................................................................. Lớp 6A2: ............................................................................................................................ Lớp 6A3: ............................................................................................................................ CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Tiết 1- Bài 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. Mục tiêu 1. Về kiến thức Nhận biết được hiện tượng tự nhiên Nêu được khái niệm của KHTN Phân biệt được các lĩnh vực chính của KHTN: Sinh học, Hóa học và Vật lí học. Trình bày được vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống. 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực đặc thù +Năng lực nghiên cứu khoa học +Năng lực phương pháp thực nghiệm. +Năng lực trao đổi thông tin. +Năng lực cá nhân của HS. 3. Về phẩm chất - Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với giáo viên: - Dụng cụ để chiếu các hình trong bài lên màn ảnh - Dụng cụ để HS làm các thí nghiệm trong hình 1.1 theo nhóm (không quá 3 HS một nhóm) 2. Đối với học sinh: - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Quan sát hình trong sách trang 7, Em hãy nêu tên các phát minh khoa học và công nghệ được ứng dụng vào các đồ dùng hàng ngày ở hình đó. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người sẽ như thế nào? - HS trao đổi theo cặp đôi và phát biểu trước lớp - GV yêu cầu HS: tìm thêm các ứng dụng của KHTN vào đời sống hàng ngày. 2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm KHTN – vật sống và vật không sống a. Mục tiêu: Thông qua các hiện tượng tự nhiên đơn giản thường gặp trong đời sống và các thí nghiệm dễ làm, hấp dẫn, để giúp HS hiểu thế nào là hiện tượng tự nhiên, nhiệm vụ của KHTN b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV đặt câu hỏi, hs trả lời: ? Thế nào là hiện tượng tự nhiên + GV thông báo đặc điểm của mọi hiện tượng tự nhiên xảy ra theo những quy luật nhất định. Dùng thí nghiệm trong hinh 1.1 để minh họa cho đặc điểm này. ? Xác định nhiệm vụ của KHTN - GV yêu cầu HS tự tìm hiểu mục II. Vật sống và vật không sống theo cá nhân và trả lời câu hỏi trng SGK. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV luôn yêu cầu HS tìm thêm ví dụ trong đời sống để minh họa. Chỉ cho HS hiểu khái niệm KHTN thông qua nhiệm vụ của nó, không phát biểu định nghĩa KHTN Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới I. Khái niệm Khoa học tự nhiên - Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. II. Vật sống và vật không sống Trả lời câu hỏi: Vật sống (1, 4, 5) Vật không sống (2, 3, 6) 2.2. Hoạt động 2: Nhận biết các lĩnh vực vật lí học, hóa học và sinh học a. Mục tiêu: HS hoạt động nhóm và làm việc cá nhân tìm hiểu các lĩnh vực chính của KHTN. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã có và kinh nghiệm hằng ngày để phát biểu ý nghĩ của em về các lĩnh vực Vật lí học, Hóa học, sinh học. Cho HS làm việc cá nhân điền thông tin vào Bảng 1.1 Cho HS hoạt động nhóm thực hiện các thí nghiệm Hình 1.1 Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS điền thông tin Bảng 1.1, báo cáo kết quả thí nghiệm Hình 1.1 + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Trong KHTN không chỉ có 3 lĩnh vực (Vật lí học, Hóa học, Sinh học) mà còn nhiều lĩnh vực khác nữa. Có thể nhắc tới Thiên văn học vì các em sẽ được học một số bài thiên văn ở cuối chương trình KHTN 6. III. Các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên Hình 1.1: a, Đầu khác tên hút nhau, cùng tên đẩy nhau b, Có bị biến đổi thành chất khác c, HS làm thí nghiệm và nhận xét d, Cây sẽ héo tàn Bảng 1.1: Hiện tượng Lĩnh vực khoa học tự nhiên Sinh học Hóa học Vật lí học a X b X c X d X 3.3. Hoạt động 3: Nhận biết vai trò của KHTN trong công nghệ và đời sống a. Mục tiêu: Dựa vào việc so sánh các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, năng lượng xưa và nay để giúp HS thấy được vai trò của KHTN đối với đời sống. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm, quan sát Hình 1.2 và 1.3 và trả lời các câu hỏi. + Yêu cầu HS đưa thêm những so sánh không có trong hình 1.2. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm. + GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới IV. Khoa học tự nhiên với công nghệ và dời sống - HS tự trả lời dựa trên Hình 1.2, ví dụ đối với lĩnh vực thông tin liên lạc: + Khi khoa học và công nghệ chưa phát triển: phương tiện truyền thông thô sơ, dùng loa và di chuyển để đưa tin,... + Hiện nay: dùng điện thoại truy cập internet để đọc tin tức,... - HS tự trả lời dựa trên Hình 1.3. + Lợi ích: công nghiệp phát triển, phương tiện giao thông hiện đại,... + Tác hại: khí thải, ô nhiễm môi trường,... 3. Hoạt động 3: luyện tập a. Mục tiêu: Tạo điều kiện để HS làm quen dần với việc tìm tòi thông tin trong sách, sưu tầm tư liệu, rèn luyện phương pháp tự học, nâng cao năng lực giao tiếp, thuyết trình. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, tìm hiểu thông tin quá sách báo, internet, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Trình bày của HS d. Tổ chức thực hiện: GV tổ chức cho HStrưng bày các tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm được, để làm báo tường về một thành tựu củaKHTN nói chung hay về một lĩnh vực khoa học mà các em yêu thích (Ví dụ: du hành vũ trụ,ô tô, máy bay,...). Tổ chức để một vài em có thể kể chuyện về một nhà khoa học mà các emyêu thích, chiếu video minh họa; trình bày về ích lợi và tác hại của KHTN và công nghệ. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. b. Nội dung: Các thành tựu của KHTN. c. Sản phẩm: HS báo cáo phần tìm hiểu các thành tựu KHTN dưới dạng báo tường kèm tranh ảnh minh họa, bằng trình chiếu PP, bằng video d. Tổ chức hoạt động: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp sản phẩm vào tiết sau. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi Chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Gắn với thực tế - Tạo cơ hội thực hành cho người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận V. Hồ sơ dạy học (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....) * Chuẩn bị ở nhà - Hoàn thành bài tập ở nhà - Chuẩn bị cho bài học tiếp theo: Bài 2: An toàn trong phòng thực hành Ngày dạy: Lớp 6A1: ............................................................................................................................. Lớp 6A2: ............................................................................................................................ Lớp 6A3: ............................................................................................................................ TIẾT 2 + 3 + 4 BÀI 5: ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu 1. Về kiến thức - Nhận biết được giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. - Nêu được đơn vị đo, dụng cụ thường dùng và cách đo chiều dài, thể tích. - Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó. - Đo được chiều dài với kết quả tin cậy. 2. Về năng lực - Năng lực chung + Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực đặc thù + Năng lực sử dụng công cụ đo chiều dài, thể tích. + Năng lực thực hành + Năng lực trao đổi thông tin. + Năng lực cá nhân của HS. 3. Về phẩm chất - Yêu thích môn học, hình thành phẩm chấtchăm chỉ, có trách nhiệm II. Thiết bị và học liệu 1. Đối với giáo viên - Một số loại thước: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, compa, thước cặp (nếu có). 2. Đối với học sinh - Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Từ một số hình vẽ, cho HS thấy rằng giác quan của con người có thể cảm nhận sai một số hiện tượng. Qua đó, giúp các em nhận thức được tầm quan trọng của các phép đo. b. Nội dung: HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK (hoặc chiếu hình lên màn ảnh) và dự đoán xem đoạn thẳng nào dài hơn. Sau đó, cho HS tự kiểm tra dự đoán của mình bằng cách dùng thước đo. - Đưa thêm ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai độ dài nếu chỉ ước lượng bằng mắt. 2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đơn vị đo và dụng cụ đo chiều dài a. Mục tiêu: Hướng dẫn để HS biết một số đơn vị và dụng cụ đo chiều dài thường dùng, giúp các em ước lượng được các chiều dài để lựa chọn dụng cụ đo phù hợp trước khi thực hiện phép đo. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: - GV: Yêu cầu HS phát biểu về các đơn vị đo độ dài mà các em đã biết và mối liên hệ giữa chúng (nếu biết). Sau đó, đưa ra đơn vị tiêu chuẩn của độ dài (mét). GV giới thiệu thêm một số đơn vị ở phần “Em có biết?” Nhiệm vụ 2: - GV yêu cầu HS đọc hiểu nội dung trong SGK và đưa ra một số loại thước thực tế để HS nhận biết. Thảo luận dùng loại thước nào thích hợp để đo chiều dài nào. + Yêu cầu HS xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của một số loại thước nêu trên. + Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong SGK. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát, hướng dẫn HS Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + Đại diện nhóm trả lời câu hỏi + Các nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. I. Đơn vị đo độ dài - Trong hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta đơn vị độ dài là mét, kí hiệu là m. - Ngoài ra còn có các dơn vị khác như: mm, cm, dm, km Trả lời câu hỏi: Đơn vị milimét (mm): d). Đơn vị xentimét (cm): c). Đơn vị mét (m): a), b). Đơn vị kilômét (km): e). II. Dụng cụ đo chiều dài Tùy theo mục đích đo lường, người ta có thể sử dụng các loại thước do khác nhau như: thước thẳng, thước dây, thước cuộn, * Lưu ý: Ngoài việc chọn dụng cụ đo phù hợp với kích thước và hình dáng của vật cân đo, chúng ta cân lưu ý: - Nên chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn giá trị cần đo một chút để chỉ đo một lần. - Muốn đo tới đơn vị đo nào, nên chọn dụng cụ đo có ĐCNN băng đơn vị đo đó. Trả lời câu hỏi: 1. Thước GHĐ ĐCNN Thước a Thước b Thước c 100cm 10cm 10cm 0,5 cm (5 mm) 0, 5 cm (5 mm) 0,1 cm (1 mm) 2. Đo chiều dài Thước đo thích hợp a) Bước chân của em. b) Chu vi ngoài của miệng cốc. c) Độ cao cửa ra vào của lớp học. d) Đường kính trong của miệng cốc. e) Đường kính ngoài của ống nhựa. Thước thẳng, thước cuộn Thước dây Thước dây, thước cuộn Thước kẹp, compa kết hợp thước thẳng Thước kẹp, compa kết hợp thước thẳng. 2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo chiều dài a. Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ và vận dụng các bước đo chiều dài, từ đó ưng dụng để đo chiều dài trong thực tế. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Gọi một HS lên bảng tiến hành đo chiểu dài của một chiếc lá bằng thước sau đó GV và HS cùng nhận xét, thảo luận nêu ra các bước đo chính xác để HS ghi vào vở. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi. - Yêu cầu HS thực hiện hoạt động thực hành theo cá nhân và hoàn thành báo cáo thực hành. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần + HS tự thực hiện phép đo và hoàn thiện báo cáo thực hành. - GV: Cần lưu ý cho HS ghi nhớ và thực hiện tuần tự theo các bước đo để thu được kết quả chính xác. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức III. Cách đo chiều dài Để thu được kết quả đo chính xác, ta cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Ước lượng chiều dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. Bước 2: Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật. Bước 3: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. Bước 4: Đọc kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước. Trả lời câu hỏi: 1. Việc ước lượng chiều dài trước khi đo giúp ta: (H) - Chọn thước đo phù hợp với kích thước và hình dạng của vật cần đo. - Dùng thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp để chỉ đo một lần, tránh bị sai số lớn. - Chọn dụng cụ đo có ĐCNN bằng đơn vị phù hợp. 2. Lỗi sai trong phép đo: (H) - Đặt thước không dọc theo chiều dài của vật. - Mắt chưa nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được cách đo chiều dài vào đo thể tích: chất lỏng trong bình chia độ, ca đong; vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ; vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nhắc lại: + Một số đơn vị đo thể tích đã học ở tiểu học; + Cách đọc và ghi đúng khi đo chiếu dài. - Yêu cầu HS quan sát Hình 5.4a, b và mô tả lại cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bỏ lọt bình chia độ và vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ. Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại kiến thức 1 HS khác quan sát hình Hình 5.4a, b và mô tả lại cách đo + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức IV. Vận dụng cách đo chiều dài vào đo thể tích 4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Câu 1. Đọc kết quả đo chiều dài các bút chì trong hình đưới đây. Câu 2. Trình bày cách đo độ dày của một tờ giấy, nếu chỉ với một thước thẳng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx