Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên - Bài 6: Đo khối lượng

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên - Bài 6: Đo khối lượng

I. Mục tiêu

Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.

- Dùng cân để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- đo được khối lượng bằng cân.

- Hiểu được tầm quan trong của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng trong một số trường hợp đơn giản.

1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Trong bài này các em được học về đơn vị khối lượng, các dụng cụ đo khối lượng. Cách đo khối lượng Bằng Cân đồng hồ và cân điện tử.

2. Về năng lực: thấy được vai trò quan trọng của việc đo khối lượng trong thực tiễn; xác định được các đơn vị đo, các bước đo khối lượng bằng cân và sử dụng cân để đo khối lượng của vật, vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về đo khối lượng để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn liên quan.

3. Về phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, chắc chắn trước khi đưa ra kết luận; tránh mắc sai lầm trong quá trình đo khối lượng.

 

docx 4 trang huongdt93 06/06/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương 1: Mở đầu về khoa học tự nhiên - Bài 6: Đo khối lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6. ĐO KHỐI LƯỢNG
(Thời gian thực hiện: 02 tiết)
I. Mục tiêu
Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng.
- Dùng cân để chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục một số thao tác sai đó.
- đo được khối lượng bằng cân.
- Hiểu được tầm quan trong của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối lượng trong một số trường hợp đơn giản.
1. Về kiến thức: Trong bài này, HS được học về: Trong bài này các em được học về đơn vị khối lượng, các dụng cụ đo khối lượng. Cách đo khối lượng Bằng Cân đồng hồ và cân điện tử.
2. Về năng lực: thấy được vai trò quan trọng của việc đo khối lượng trong thực tiễn; xác định được các đơn vị đo, các bước đo khối lượng bằng cân và sử dụng cân để đo khối lượng của vật, vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học về đo khối lượng để thực hiện một số nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
3. Về phẩm chất: Rèn luyện tính cẩn thận, chắc chắn trước khi đưa ra kết luận; tránh mắc sai lầm trong quá trình đo khối lượng.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Chai nhựa chứa đầy nước (mỗi nhóm 5 hoặc 6 chai có kích thước khác nhau).
- Phiếu học tập số 1
Câu hỏi
Trả lời
*1. Khối lượng của vật là gì? 
*2. Đơn vị cơ bản của khối lượng là gì? Ngoài đơn vị cơ bản của khối lượng ta còn có các đơn vị nào để đo khối lượng? (trong hệ thống đo lường SI)
*3. Em hãy cho biết để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì? Kể tên một số dụng cụ đo khối lượng mà em biết?
*4. Em hãy mô tả một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng khối lượng trong đời sống?
*5. Em hãy ước lượng khối lượng của một vật nào đó có ở nhóm em sau đó dùng cân đo khối lượng của vật và so sánh kết quả với ước lượng của mình 
- Phiếu học tập số 2
Ước lượng và đo khối lượng của các vật dụng mà em sẽ mang theo đến lớp khi học 1 buổi học sáng hôm nay. Ghi kết quả vào bảng sau:
Tên các vật dụng
Ước lượng khối lượng
Kết quả đo
Kết quả trung bình
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 2
- 6 cái cân đồng hồ cho 6 nhóm HS, 1 cân Rô-bec-van (để giới thiệu với HS).
- SGK Khoa học tự nhiên 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống).
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 10’)
a) Mục tiêu: 
- HS nắm được vai trò quan trong trong việc xác định khối lượng của một vật.
b) Nội dung: 
- HS đọc phần mở bài, thảo luận và đưa ra ý kiến.
c) Sản phẩm: 
- Ý kiến thảo luận của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu HS đọc phầm mở bài, thảo luận theo nhóm và đưa ra ý kiến.
- GV gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc phần mở bài thảo luận và đưa ra ý kiến, nhóm trưởng tổng hợp ý kiến.
- GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV có thể chọn một HS đại diện nhóm trình bày tại chỗ kết luận của nhóm mình; 
- GV kết luận: GV kết luận và giới thiệu vào bài mới. 
2. Hoạt động 2: Khối lượng. Đơn vị khối lượng và dụng cụ đo khối lượng: (khoảng 35’)
a) Mục tiêu: 
- HS nắm được khái niệm khối lượng.
- HS nắm được đơn vị đo khối lượng.
- HS nhận biết dụng cụ dùng để đo khối lượng là cân. Biết dùng cân để đo khối lượng của vật (có thể dựa vào các bước tiến hành đo độ dài để thực hiện đo khối lượng).
b) Nội dung: 
- HS đọc sách thảo luận, thống nhất ý kiến để hoàn thành phiếu học tập.
c) Sản phẩm: 
- HS nộp phiếu học tập của nhóm.
d) Tổ chức thực hiện
- GV phát Phiếu học tập số 1 và giao cho HS nhiệm vụ như yêu cầu ghi trong phiếu.
- GV giao cân đồng hồ cho từng nhóm (6 nhóm)
- HS thực hiện nhiệm vụ: HS đọc sách, quan sát, tiến hành ước lượng và cân sau đó ghi kết quả vào phiếu. GV quan sát quá trình thực hiện của các nhóm.
- GV tổ chức báo cáo, thảo luận: GV có thể chọn một HS đại diện nhóm trình bày tại chỗ kết luận của mình; GV nêu và gợi ý cho HS thảo luận về việc vì sao cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân.
- GV kết luận: GV kết luận và yêu cầu HS ghi vào vở phần kiến thức cơ bản:
+ Khối lượng của vật là số đo lượng chất của vật.
+ Đơn vị cơ bản của khối lượng (trong hệ thống SI) là kilôgam, kí hiệu là Kg.
Ta còn có các đơn vị:
	1miligam (mg) = 0,001 g	1 g = 0,001 kg
	1 héctôgam = 100 g	1 tạ = 100 kg
	1 tấn = 1000 kg
+ Để đo khối lượng người ta dùng dụng cụ là cân. Có các loại cân: Cân Rô-bec-van, cân đồng hồ, cân đò, cân y tế, cân điện tử, 
3. Hoạt động 3: Cách đo khối lượng (khoảng 30 phút)
a) Mục tiêu: HS xác định được đúng cách chọn cân, cách dùng cân và cách đọc kết quả khi đo đo khối lượng; xác định được GHĐ và ĐCNN của cân.
b) Nội dung 
- HS Chuẩn bị báo cáo của mình để trình bày trước lớp. 
- HS Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn thực hiện, để có thể đưa ra nhận xét 
c) Sản phẩm: 
- Phiếu học tập số 2.
- Báo cáo cách dùng cân đồng hổ để đo khối lượng của vật.
d) Tổ chức thực hiện
- GV chia lớp thành các nhóm (6 nhóm), phát cho mỗi nhóm một cân đồng hồ dùng chung, yêu cầu HS sử dụng cân và thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập số 2.
- HS thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS quan sát các vật dụng học tập, ước lượng khối lượng từng vật sau đó tính ra tổng khối lượng. Quan sát cân có phù hợp không (có thể bỏ bớt vật dụng nếu khối lượng ước lượng lớn hơn GHĐ của cân) 
+ HS tiến hành đo và hoàn thành phiếu học tập.
+ GV quan sát, hướng dẫn kịp thời cho HS.
- GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận:
+ Chọn 1 hoặc 2 nhóm lên báo cáo.
+ Các nhóm khác nghe và có thể góp ý kiến.
+ Yêu cầu đại diện 1 nhóm lên nêu cách dùng cân đồng hồ để đo khối lượng của vật.
+ Các nhóm khác nghe và có thể góp ý kiến.
+ GV kết luận và giới thiệu cân Rô-bec-van để HS quan sát.
	Các bước dùng cân đồng hồ để đo khối lượng của vật:
*1. Ước lượng khối lượng của vật cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho phù hợp.
*2. Đặt cân ngay ngắn, và chỉnh kim để chỉ đúng vạch số 0.
*3. Đặt vật cần cân lên đĩa cân.
*4. Mắt nhìn vuông góc với vạch chia trên mặt cân ở đầu kim cân.
*5. Đọc và ghi kết quả đo.
4. Hoạt động 4: Luyện tập (khoảng 10’)
a) Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng ước lượng và đo khối lượng của vật cần đo.
b) Nội dung
- Ước lượng khối lượng của các chai nhựa chứa đầy nước của nhóm. Kiểm tra kết quả ước lượng bằng cách sử dụng cân đồng hồ.
- Theo em cần lưu ý điều gì để đo chính xác hơn? Tại sao?
- Do ước lượng không đúng nên một HS đã để vật có khối lượng rất lớn lên dĩa cân đồng hồ. Hãy nêu tác hại có thể gây ra cho cân.
c) Sản phẩm
- HS nộp báo cáo về kết quả ước lượng và đo được khối lượng các chai nhựa chứa nước.
- Báo cáo về việc cần lưu ý để đo chính xác hơn.
- Báo cáo về tác hại khi dùng cân đề đo khối lượng của vật lớn hơn GHĐ của cân.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao cho HS các bài tập và yêu cầu làm bài tập vào vở.
- HS thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ HS. 
- GV lần lượt gọi đại diện 3 nhóm lần lượt báo cáo từng câu trong nhiệm vụ được giao.
- Các nhóm (các HS còn lại) nghe và có thể góp ý kiến bổ sung.
- GV chốt lại.
- GV có thể yêu cầu HS đọc tiếp phần câu hỏi ở cuối bài và trả lời
- GV chốt lại câu trả lời. 
5. Hoạt động 5: Dặn dó cho tiết sau.
- Xem trước bài “Đo thời gian” để giờ sau học.
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao cho tiết sau (gửi qua Zalo nhóm) và nộp bài theo link của GV gửi qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx