Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Hướng Lộc
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Trình bày được cách sử dụng kính lúp.
- Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay.
- Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng.
- HS nêu được cách bảo quản kính lúp.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ:
+ Chủ động, tích cực nhận tất cả các nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao.
+ Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm.
+ Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa về cấu tạo của kính lúp cầm tay, các loại kính lúp thông dụng.
+ Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm (tìm hiểu về cấu tạo và một số loại kính lúp thông dụng, tìm hiểu về cách sử dụng kính lúp):
+ Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ.
+ Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
+ Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Giải quyết được vấn đề quan sát các vật nhỏ trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học.
+ Nêu được nhiều biện pháp bảo quản kính lúp đúng cách.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay.
- Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng.
- Xác định được loại kính lúp thích hợp để sử dụng trong các công việc khác nhau.
- HS nêu được cách sử dụng kính lúp.
- HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ.
- HS nêu được cách bảo quản kính lúp.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính lúp vào thực tế để quan sát các vật nhỏ.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình.
Trường: PTDT BT TH&THCS Hướng Lộc Họ và tên giáo viên Tổ: Khoa Học Tự Nhiên Hồ Thị Xinh Ngày soạn: 05/ 9/2021 BÀI 3: SỬ DỤNG KÍNH LÚP Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết (T1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Trình bày được cách sử dụng kính lúp. - Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay. - Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng. - HS nêu được cách bảo quản kính lúp. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự học và tự chủ: + Chủ động, tích cực nhận tất cả các nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. + Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm khi hoạt động nhóm. + Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa về cấu tạo của kính lúp cầm tay, các loại kính lúp thông dụng. + Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm (tìm hiểu về cấu tạo và một số loại kính lúp thông dụng, tìm hiểu về cách sử dụng kính lúp): + Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. + Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ. + Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống. + Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: + Giải quyết được vấn đề quan sát các vật nhỏ trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học. + Nêu được nhiều biện pháp bảo quản kính lúp đúng cách. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay. - Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng. - Xác định được loại kính lúp thích hợp để sử dụng trong các công việc khác nhau. - HS nêu được cách sử dụng kính lúp. - HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ. - HS nêu được cách bảo quản kính lúp. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính lúp vào thực tế để quan sát các vật nhỏ. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Ti vi, máy tính - Hình ảnh phân biệt hoa tay và vân tay thường. - Phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm. - Phiếu học tập số 2, 3 cho cá nhân HS. - Kính lúp cho các nhóm (tối thiểu mỗi nhóm 1 chiếc). 2. Học sinh - Dụng cụ học tập - Sách học sinh - Mỗi HS chuẩn bị 1 chiếc lá (không to quá 1 bàn tay). III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về kính lúp a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập và tìm hiểu về kính lúp. b) Nội dung: Học sinh tự đếm hoa tay của mình và nhận ra sự khó khăn khi nhìn các vật có kích thước nhỏ bằng mắt thường nên ta cần sử dụng kính lúp. c) Sản phẩm: - HS báo cáo số hoa tay của mình bằng cách giơ tay - HS trả lời được cần sử dụng kính lúp để nhìn các vật nhỏ dễ dàng hơn. d) Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu về hoa tay và yêu cầu HS tự đếm số hoa tay của mình trong 30s. + Hoa tay là vân ở đầu ngón tay có dạng hình xoáy tròn. - HS hoạt động cá nhân đếm số hoa tay của mình. - Báo cáo hoạt động: GV hỏi số HS có 9-10/ 6-8/≤ 5 hoa tay giơ tay. - GV dẫn dắt HS làm rõ vấn đề cẩn giải quyết: + Con có gặp khó khăn gì khi đếm hoa tay của mình không? + Có một dụng cụ có thể giúp ta nhìn rõ được những vật nhỏ như dấu vân tay, một con bọ cánh cứng hoặc gân của một chiếc lá, con có biết đó là dụng cụ nào không? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về kính lúp Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo và một số loại kính lúp thông dụng. a) Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo của kính lúp cầm tay. - Nêu được tên các loại kính lúp thông dụng. - Xác định được loại kính lúp thích hợp để sử dụng trong các công việc khác nhau. b) Nội dung: - HS tham khảo sgk, quan sát kính lúp và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1. c) Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 1, có thể: 1. Cấu tạo của kính lúp cầm tay: tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, khung kính, tay cầm. 2. Các loại kính lúp thông dụng Ứng dụng 1. Kính lúp cầm tay Đọc sách, quan sát lá cây, côn trùng, 2. Kính lúp để bàn Soi mẫu vải, vi mạch điện tử, 3. Kính lúp đeo mắt Sửa chữa đồng hồ, thiết bị điện tử, d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ học tập: Tham khảo sách giáo khoa và thảo luận nhóm 4 trong trong 3 phút hoàn thành phiếu học tập số 1. + GV phát kính lúp cho các nhóm. - HS tham khảo sgk, quan sát kính lúp và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1. - Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 1, các nhóm khác nhận xét. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cách sử dụng kính lúp a) Mục tiêu: - HS trình bày được cách sử dụng kính lúp. -HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ. b) Nội dung: - HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành PHT số 2. c) Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 2, có thể: 1. Cách sử dụng kính lúp: · Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính. · Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. 2. Hình vẽ gân (có thể chỉ 1 phần) chiếc lá. h) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm 4 trong 8 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT 2 và cá nhân HS hoàn thiện PHT số 2. - HS thảo luận nhóm hoàn thiện PHT số 2: + Quan sát chiếc lá bằng kính lúp và nhận xét ảnh mắt nhìn thấy. + Kết luận cách sử dụng kính lúp. + Vẽ hình ảnh gân lá đã quan sát được. - Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 2, các nhóm khác nhận xét. - GV chốt kiến thức về cách sử dụng kính lúp. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cách bảo quản kính lúp a) Mục tiêu: - HS nêu được cách bảo quản kính lúp. b) Nội dung: - HS hoạt động cá nhân xác định các hành động bảo quản kính lúp đúng/sai cách. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS xác định các cách bảo quản kính lúp đúng/sai cách. - Bảo quản kính lúp đúng cách: 2, 3, 4. - Bảo quản kính lúp sai cách: 1, 5, 6. d) Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra tình huống yêu cầu cá nhân HS chỉ ra những hành động đúng và sai trong việc bảo quản kính lúp. Nội dung: Nhà bạn Mai có 1 chiếc kính lúp thường xuyên được sử dụng. Hãy xác định những hành động bảo quản kính lúp của bố Mai, mẹ Mai, Mai và em gái là đúng hay sai. 1. Bố Mai dùng kính lúp xong tiện chỗ nào để luôn chỗ đó. 2. Mẹ Mai thường xuyên lau chùi kính lúp bằng khăn mềm. 3. Mẹ Mai vệ sinh kính lúp xong sẽ bọc kính bằng giấy mềm rồi cất vào hộp. 4. Mai dùng kính xong sẽ rửa kính với nước sạch hoặc nước rửa kính. 5. Mai để kính ở cạnh chậu cây cho tiện lần sau sử dụng 6. Em gái Mai để kính vào thùng đồ chơi của mình. - GV gọi cá nhân HS xác định hành động bảo quản kính đúng/sai. - GV chốt lại các cách bảo quản kính lúp đúng cách và yêu cầu HS ghi lại vào vở. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản kính lúp. b) Nội dung: - HS dùng kính lúp đếm lại xem mình có bao nhiêu hoa tay. - HS trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm kết hợp trò chơi Bí mật kho báu cổ. Luật chơi: Có 5 rương kho báu, để mở mỗi rương cần trả lời đúng 1 câu hỏi tương ứng với PHT số 3. Nếu lớp mở được tất cả các kho báu thì sẽ được thưởng quà tập thể, nếu sót kho báu thì chỉ có các bạn mở được kho báu có quà. Nội dung câu hỏi: Câu 1. Có thể sử dụng kính lúp để quan sát vật nào sau đây? A. Xác một con muỗi. B. Toàn bộ cơ thể một con voi. C. Tế bào thịt quả cà chua. D. Mặt trăng. Câu 2. Tấm kính dùng làm kính lúp A. có phần rìa dày hơn phần giữa. B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. lồi hoặc lõm. D. có hai mặt phẳng. Câu 3. Người nào dưới đây sử dụng loại kính lúp không phù hợp? A. Chú Quang dùng kính lúp để bàn có đèn để sửa bảng vi mạch điện tử. B. Cô Nga dùng kính lúp để bàn để soi mẫu vải. C. Bạn Huy dùng kính lúp cầm tay để quan sát cây nấm. D. Bạn Hoa dùng kính lúp đeo mắt để xem tivi. Câu 4. Sử dụng kính lúp cầm tay như thế nào là đúng? A. Đặt kính gần sát mắt. B. Đặt kính rất xa vật. C. Đặt kính gần sát vật rồi đưa kính ra xa dần để thấy rõ vật. D. Đặt kính chính giữa mắt và vật. Câu 5. Hành động nào sau đây bảo quản kính không đúng cách? A. Cất kính ở nơi khô ráo. B. Rửa kính với nước sạch. C. Thường xuyên lau chùi kính lúp bằng khăn mềm. D. Để mặt kính tiếp xúc trực tiếp với không khí. c) Sản phẩm: - Số hoa tay cá nhân HS đếm được. - Đáp án 5 câu hỏi trắc nghiệm: 1-A, 2-B, 3-D, 4-C, 5D. d)Tổ chức thực hiện: - HS sử dụng kính lúp quan sát và đếm lại xem mình có bao nhiêu hoa tay. - GV tổ chức HS chơi trò chơi củng cố kiến thức: Bí Mật Kho Báu Cổ. + HS Trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm trong PHT số 3 trong 2 phút. + HS Trao đổi phiếu với bạn bên cạnh. + GV gọi ngẫu nhiên 5 HS lần lượt chơi trò chơi (chọn rương kho báu chứa câu hỏi và nêu đáp án của mình) - Mỗi câu hỏi tương đương 2 điểm (5 câu 10 điểm) GV hỏi có bao nhiêu bạn được 8 điểm trở lên à Đánh giá kết quả giờ học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính lúp vào thực tế để quan sát các vật nhỏ. b) Nội dung: - HS sử dụng kính lúp hoặc phần mềm kính lúp quan sát các vật nhỏ và chụp ảnh lại. c) Sản phẩm: - Hình ảnh những vật nhỏ đã được HS quan sát bằng kính lúp hoặc phần mềm kính lúp. d)Tổ chức thực hiện: - GV giới thiệu với HS một số phần mềm kính lúp trên điện thoại: Clingme, Kính lúp, -GV yêu cầu HS về nhà sử dụng kính lúp hoặc phần mềm kính lúp để quan sát một số vật có kích thước nhỏ rồi chụp lại ảnh của chúng. - VD: Lá cây, cây nấm, con kiến, con muỗi, da cá, sợi vải, hạt cát, Ngày soạn: 07/9/2021 BÀI 4: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 01 tiết (T2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống chính. - HS nêu được cách sử dụng kính hiển vi quang học - HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ. 2. Năng lực: 2.1. Năng lực chung - Năng lực tự học và tự chủ trong tất cả các hoạt động học tập: + Chủ động, tích cực nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ GV giao. + Tự quyết định cách thức thực hiện, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm. + Tìm kiếm thông tin, tham khảo nội dung sách giáo khoa. + Tự đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của các thành viên và nhóm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong các hoạt động nhóm: + Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự. + Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp. + Hỗ trợ các thành viên trong nhóm cách thực hiện nhiệm vụ. + Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống. + Thảo luận, phối hợp tốt và thống nhất ý kiến với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong hoạt động xác định vấn đề học tập và vận dụng sử dụng kính hiển vi để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ: + Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. + Giải quyết được vấn đề quan sát các vật rất nhỏ trong cuộc sống và nghiên cứu khoa học. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên - Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học. - HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ. - HS nêu được cách bảo quản kính hiển vi quang học. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ. 3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ. - Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Máy tính, ti vi - Phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm. - Phiếu học tập số 2 cho cá nhân HS. - 1 Chiếc kính hiển vi quang học cho mỗi nhóm. 2. Học sinh - Mỗi nhóm HS chuẩn bị: + Nhóm 1: 1 củ hành tây. + Nhóm 2: 1 quả cà chua. + Nhóm 3: 1 chiếc lá còn tươi, 1 cây nấm. + Nhóm 4: 1 nhúm cát vàng. (trước giờ học, Mỗi nhóm cử 1 HS cùng GV xử lý các mẫu vật này.) III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về kính hiển vi quang học a)Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu về kính hiển vi quang học. b) Nội dung: Cá nhân HS xung phong trả lời câu hỏi, xác định có những vật có kích thước rất bé nhỏ mà sử dụng kính lúp cũng không nhìn thấy được, cần có một dụng cụ khác. Câu hỏi: Mẫu vật nào có thể quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc nên dùng kính lúp? a) Côn trùng (như ruồi, muỗi, kiến ) b) Gân của chiếc lá. c) Vi khuẩn. d) Một quả cà chua. e) Tế bào thịt quả cà chua. * Tế bào là đơn vị rất nhỏ bé cấu tạo nên tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người). c) Sản phẩm: câu trả lời của HS. - Vật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt: một quả cà chua. - Vật nên quan sát bằng kính lúp để thấy rõ: côn trùng, gân của chiếc lá. - Vật không quan sát được bằng mắt hoặc kính lúp: vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua. d) Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh xác định những vật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc sử dụng kính lúp. - HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS xung phong trả lời câu hỏi + HS khác nêu ý kiến của mình, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV dẫn dắt HS làm rõ vấn đề cần giải quyết: với những vật có kích thước rất nhỏ như vi khuẩn, tế bào sinh vật thì dùng kính lúp cũng chưa giúp chúng ta thấy được chúng, ta cần sử dụng một dụng cụ khác có độ phóng đại 40 – 3000 lần, đó là kính hiển vi quang học. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về kính hiển vi quang học Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo của kính hiển vi quang học a) Mục tiêu: - Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống chính. b) Nội dung: - HS hoạt động nhóm (1 lớp chia 4 nhóm) trong 3 phút thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về cấu tạo của KHVQH. c) Sản phẩm: PHT số 1 trình bày cấu tạo của kính hiển vi quang học. * Kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống: - Hệ thống phóng đại gồm thị kính, vật kính. - Hệ thống giá đỡ gồm chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. - Hệ thống chiếu sáng gồm đèn, gương, màn chắn sáng. - Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính gồm ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). + Hệ thống phóng đại được xem là bộ phận quan trọng nhất vì bộ phận đó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần để mắt ta có thể nhìn rõ. * Các bộ phận cơ bản của kính hiển vi quang học: d) Tổ chức thực hiện: - GV chia lớp thành 4 nhóm (theo số kính hiển vi) và giao nhiệm vụ học tập: Tham khảo sách giáo khoa và quan sát kính hiển vi quang học, hãy tìm hiểu về cấu tạo của kính hiển vi quang học rồi hoàn thiện PHT số 1. + GV phát kính hiển vi quang học cho các nhóm. - HS tham khảo SGK trang 17, quan sát kính hiển vi quang học và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1. - Đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 1, các nhóm khác nhận xét. - GV chốt kiến thức, yêu cầu HS ghi vở. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cách sử dụng kính hiển vi quang học a) Mục tiêu: - HS nêu được cách sử dụng kính hiển vi quang học - HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ. b) Nội dung: - HS thảo luận nhóm lớn (4 nhóm) trong 10 phút thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu SGK và thực hành sử dụng kính hiển vi quang học để hoàn thành PHT số 2. c) Sản phẩm: PHT số 2: 1. Các bước sử dụng kính hiển vi quang học Bước 3 Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản. Bước 5 Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy vật mẫu thật rõ nét. Bước 2 Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính. Bước 1 Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát. Bước 4 Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy vật cần quan sát 2. Hình vẽ tế bào vảy hành tây HS quan sát được Tế bào vảy hành tây d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm lớn trong 10 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT 2 và cá nhân HS hoàn thiện PHT số 2. + GV giao mẫu vật quan sát tế bào vảy hành tây cho mỗi nhóm. - HS thảo luận nhóm hoàn thiện PHT số 2: + Quan sát kính hiển vi quang học, tham khảo sách giáo khoa sắp xếp đúng tiến trình sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật. + Quan sát mẫu tế bào vảy hành tây và vẽ lại hình ảnh đã quan sát được. + GV theo dõi và hướng dẫn, giúp đỡ các nhóm khi quá trình thực hành sử dụng kính hiển vi gặp khó khăn. - GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày kết quả PHT số 2, các thành viên và nhóm khác nhận xét. - GV chốt kiến thức về cách sử dụng kính hiển vi quang học. Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cách bảo quản kính hiển vi quang học a) Mục tiêu: - HS nêu được cách bảo quản kính hiển vi quang học. b) Nội dung: - HS hoạt động nhóm đôi trong 3 phút nêu ra những điều cần chú ý khi di chuyển, sử dụng, vệ sinh, cất giữ kính hiển vi quang học. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS trong vở ghi về cách bảo quản kính hiển vi quang học, có thể: - Cầm kính hiển vi bằng thân kính, tay kia đỡ chân đế của kính. - Để kính trên bề mặt phẳng. - Không chạm tay ướt hoặc bẩn lên kính hiển vi. - Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng. - Cất kính ở nơi khô ráo, có bọc chống bụi. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: thảo luận nhóm đôi trong 3 phút nêu ra những điều cần chú ý khi bảo quản (di chuyển, sử dụng, vệ sinh, cất giữ) kính hiển vi quang học. - HS thảo luận nhóm đôi và ghi lại kết quả thảo luận vào vở. - Báo cáo kết quả: GV gọi nhóm nào nêu được nhiều điều cần chú ý nhất lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại những điều cơ bản cần chú ý để bảo quản kính hiển vi quang học. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản kính hiển vi quang học. b) Nội dung: - Cá nhân HS trả lời 5 câu trắc nghiệm bằng cách giơ thẻ A/B/C/D có 4 màu khác nhau. Câu hỏi: Câu 1: Khả năng phóng to ảnh của vật bằng kính hiển vi là A. 3 – 20 lần. B. 10 – 20 lần. C. 20 – 100 lần. D. 40 – 3000 lần. Câu 2: Hệ thống quan trọng nhất của kính hiển vi là A. hệ thống phóng đại. B. hệ thống giá đỡ. C. hệ thống chiếu sáng. D. hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính. Câu 3: Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi? A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Chân kính Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Trong cấu tạo của kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu. A. vật kính B. thị kính C. bàn kính D. chân kính Câu 5: Khi sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Khi vặn ốc to để đưa vật kính đến gần tiêu bản cần cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản. B. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính. C. Sau khi dùng cần lấy khăn bông sạch lau bàn kính, chân kính, thân kính. D. Tất cả các phương án trên. c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi trắc nghiệm của HS. Câu 1. D Câu 2. A Câu 3. C Câu 4. B Câu 5. D d) Tổ chức thực hiện: - GV chiếu lần lượt từng câu hỏi, với mỗi câu HS có 10 giây suy nghĩ, hết thời gian GV yêu cầu HS giơ thẻ đáp án của mình. + GV ghi lại số HS trả lời đúng mỗi câu hỏi để đánh giá chung hiệu quả giờ học. 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thức rất nhỏ. b) Nội dung: - HS sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát một số mẫu vật khác trong phòng thực hành và vẽ lại hình ảnh quan sát được: tế bào biểu bì cà chua, tế bào lá cây, hạt cát, cây nấm. c) Sản phẩm: - Hình ảnh những vật nhỏ đã được HS quan sát bằng kính hiển vi quang học trên giấy/vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - GV giao cho mỗi nhóm 1 mẫu vật đã chuẩn bị sẵn: tế bào biểu bì cà chua, tế bào lá cây, hạt cát, cây nấm. Yêu cầu các nhóm sử dụng KHVQH để quan sát mẫu vật của nhóm mình rồi vẽ lại hình ảnh quan sát được. - HS hoạt động nhóm sử dụng KHVQH quan sát mẫu vật của nhóm mình rồi vẽ lại hình ảnh vào giấy/vở. - Báo cáo: Đại diện từng nhóm lần lượt lên báo cáo tiến trình thực hiện và chia sẻ kết quả quan sát của nhóm mình. Ngày soạn: 12/9/2021 CHƯƠNG 5: TẾ BÀO BÀI 18: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CỦA SỰ SỐNG Môn học: KHTN - Lớp: 6 Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêt Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ: Nêu được khái niệm tế bào. Nêu được hình dạng và kích thước của một số dạng tế bào. Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau” Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lấy ví dụ để chứng minh tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: + Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. + Giải thích được “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”. - Chứng minh mỗi tế bào có hình dạng kích thước khác nhau phù hợp với chức năng của chúng. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập.Chịu khó tìm tòi tài liệu. - Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về tế bào – đơn vị cấu tạo của cơ thể sống, và giải thích được “tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”. Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và phiếu học tập. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Giáo viên: - Giáo án điện tử, máy tính, ti vi - Hình ảnh : H1.1: Hình dạng một số loại tế bào. - H1.2: Cấu trúc các bậc cấu trúc của thế giới sống. - Hình ảnh ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch. - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu học tập: Tế bào 2. Học sinh: III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là: Tế bào Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay : học về tế bào Nội dung: Học sinh thực hiện trò chơi: Bức tranh bí ẩn Lấy 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS Bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”Bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”. Nếu đội đó không trả lời được thì đội thứ 2 sẽ giành quyền trả lời . Đội nào đưa ra được đáp án thì đội đó sẽ thắng cuộc. Sản phẩm: - Học sịnh sẽ tìm ra đó là hình ảnh bí ẩn đó là: tế bào. Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ: GV lấy 2 đội chơi, mỗi đội 3 HS, chiếu hình ảnh bị che bởi các miếng ghép. HS thực hiện nhiệm vụ: 2 đội bốc thăm, đội nào được lật ô trước sẽ trả lời câu hỏi “Hình ảnh đó là gì?”. Nếu đội đó không trả lời được thì đội thứ 2 sẽ giành quyền trả lời . Đội nào đưa ra được đáp án thì đội đó sẽ thắng cuộc. Kết luận: GV sẽ chốt kết quả: đội chiến thắng là đội trả lời được: hình ảnh đó là hình ảnh tế bào Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về : Tế bào là gì? Mục tiêu: Học sinh biết được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống. Học sinh trả lời được: tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống? Nội dung: HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh, trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống? - Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống? Sản phẩm: : Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống. - Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống” Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: HS đọc thông tin SGK + quan sát hình ảnh , trao đổi nhóm trả lời câu hỏi: + Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống? + Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống? - HS thực hiện nhiệm vụ: đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm để trả lời được câu hỏi của nhiệm vụ được giao. - HS báo cáo: Cử đại diện trả lời câu hỏi. - GV gọi một nhóm trình bày đáp án, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét và chốt kiến thức. + Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể sống. + Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết, do vậy tế bào được xem là “Đơn vị cơ bản của sự sống” Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về hình dạng và kích thước tế bào Mục tiêu: Học sinh biết được tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Nội dung: Học sinh quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: Nêu nhận xét về hình dạng tế bào. Cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi? Em có nhận xét gì về kích thước của tế bào? Sản phẩm: Có nhiều loại tế bào với các hình dạng khác nhau Các loại tế bào khác nhau về kích thước, nhưng hầu hết là rất nhỏ bé Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi: + Nêu nhận xét về hình dạng tế bào. + Cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi? + Em có nhận xét gì về kích thước của tế bào? HS thực hiện nhiệm vụ: học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên: quan sát hình 1.1, 1.2, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi. HS báo cáo: Các nhóm cử đại diện trả lời theo yêu cầu của GV. GV kết luận: GV kết luận kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình trên slide: + Có nhiều loại tế bào với các hình dạng khác nhau + Các loại tế bào khác nhau về kích thước, nhưng hầu hết là rất nhỏ bé Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về tế bào Nội dung: Quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong bài 1- phiếu HT. PHIẾU HỌC TẬP Bài 1:Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau: Tất cả các loại tế bào đều cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau. Tất cả các lọai tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng giữa chúng luôn khác nhau. Các loại tế bào khác nhau luôn có kích thước và hình dạng khác nhau Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: Phát biểu của bạn nào đúng? Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng. Sản phẩm: Các lọai tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau. Ví dụ: Tế bào Trứng cá: quan sát bằng mắt thường. Vi khuẩn: phải quan sát bằng kính hiển vi Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình, đọc thông tin trong SGK, sử dụng kiến thức đã biết và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong bài 1- phiếu HT: Bài 1: Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau: Tất cả các loại tế bào đều cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau. Tất cả các lọai tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng giữa chúng luôn khác nhau. Các loại tế bào khác nhau luôn có kích thước và hình dạng khác nhau Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: Phát biểu của bạn nào đúng? Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng. Học sinh thực hiện nhiệm vụ: học sinh thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. HS báo cáo: Các tổ cử đại diện báo cáo . Giáo viên sẽ chọn ngẫu nhiên 2-3 nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến GV chốt kiến thức: bằng cả kênh chữ và hình trên slide. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Học sinh giải thích được : Tại sao nói “ Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? Nội dung: Học sinh làm việc nhóm: Đọc câu hỏi, thảo luận nhóm , chọn đáp án đúng, trong bài 2- phiếu HT Bài 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” a. Vì tế bào rất nhỏ bé. b. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: Tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. c. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản. d. Vì tế bào rất vững chắc. Câu 2. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? a. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng. b. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết. c. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng. d. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo nên sự đa dạng của các loài sinh vật. Sản phẩm: Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống: vì tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như: sinh sản,sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: HS đọc câu hỏi, thảo luận nhóm, chọn đáp án đúng, trong bài 2- phiếu HT Bài 2: Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” a. Vì tế bào rất nhỏ bé. b. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_voi_cu.docx