Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 23+24, Bài 13: Một số nguyên liệu - Năm học 2022-2023

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 23+24, Bài 13: Một số nguyên liệu - Năm học 2022-2023

- Nhận biết được nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.

- Nhận biết được một số tính chất thông thường của một số nguyên liệu tự nhiên (đá vôi, quặng.), các khoáng chất chính có trong đá vôi, quặng (độ cứng, màu sắc, độ bóng,.).

- Nêu được ứng dụng của một số nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.

 

docx 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Tiết 23+24, Bài 13: Một số nguyên liệu - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 23, 24- H13, 14: BÀI 13: MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết được nguyên liệu tự nhiên, nguyên liệu nhân tạo.
- Nhận biết được một số tính chất thông thường của một số nguyên liệu tự nhiên (đá vôi, quặng....), các khoáng chất chính có trong đá vôi, quặng (độ cứng, màu sắc, độ bóng,...).
- Nêu được ứng dụng của một số nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
- Trình bày được mối liên hệ giữa việc khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản với lợi ích kinh tế của đất nước. Những điều cần lưu ý trong việc khai thác nguyên liệu tự nhiên, ....
- Tìm hiểu việc khai thác các loại quặng, đá vôi, . để nhận thức việc phải sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, tránh lãng phí, tránh gây ô nhiễm môi trường.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên 
+ Kể tên được một số nguyên liệu thường sử dụng trong đời sống.
+ Phân tích, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu từ dữ liệu cho trước.
+ Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong đời sống và sản xuất qua sơ đồ, biểu bảng, hình ảnh, bài trình chiếu ppt, ..
+ Vận dụng kiến thức đã học để đề xuất cách sử dụng một số nguyên liệu hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ. 
- Trung thực, cẩn thận trong quan sát, ghi chép kết quả thí nghiệm xác định tính chất của vật liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- Các mẫu đá và các sản phẩm được làm từ đá vôi, đồ trang sức.
- Ống hút nhỏ giọt hoặc pipet, hydrochloric acid (axit clohiđric), 1 viên đá vôi, 1 chiếc đĩa, 1 chiếc đinh sắt.
2. Đối với học sinh: 
- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập 
a. Mục tiêu: 
- Ôn lại những kiến thức đã được học về vật liệu.
- Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là tìm hiểu các loại nhiên liệu về nguồn gốc, tính chất, ứng dụng .
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ sau:
- Chọn 10 HS chia lớp thành 2 đội chơi
- Trò chơi “Ai thông minh hơn?”
- Luật chơi: Các đội quan sát các hình ảnh và hãy viết tên các vật liệu xuất hiện lên bảng. Đội viết được nhiều nhất và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của các đội chơi có thể là: 
+ Vật liệu: Gang, thủy tinh, nhựa PVC, nhôm, gỗ 
+ Không phải vật liệu: Đá vôi, quặng sắt, cát, dầu mỏ 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- GV đọc luật chơi; tổ chức cho 2 đội chơi theo dõi video (2’) và viết câu trả lời lên bảng.
- HS nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước, kết hợp với theo dõi video để liệt kê các vật liệu xuất hiện trong video.
- GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, đánh giá
- GV tổ chức cho HS làm khán giả nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và thông báo đội chiến thắng.
- GV đặt vấn đề: Những thành phần như đá vôi, quặng sắt, cát, dầu mỏ không phải là vật liệu mà chúng được gọi là nguyên liệu. Vậy có những loại nguyên liệu nào? Nguyên liệu có tính chất và ứng dụng gì? Các em sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
- Đội chiến thắng là đội có nhiều câu trả lời đúng nhất, nhanh nhất.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về các nguyên liệu thông dụng
a. Mục tiêu: - Liệt kê được tên một số nguyên liệu.
 - Nhận biết được các nguyên liệu tự nhiên và nguyên liệu nhân tạo. 
b. Nội dung: 
Yêu cầu: (thời gian 3 phút) HS dựa vào nguồn gốc của các nguyên liệu, thảo luận nhóm và sắp xếp các nguyên liệu sau vào bảng cho phù hợp: Quặng sắt, đá vôi, dầu oliu, bơ, cát, nước biển, quả nho, đường.
Nguyên liệu tự nhiên
Nguyên liệu nhân tạo
- Nhận biết nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo.
- Cho biết quặng bauxite là nguyên liệu để sản xuất ra chất gì?
c. Sản phẩm học tập: 
Nguyên liệu tự nhiên
Nguyên liệu nhân tạo
- Quặng sắt, đá vôi, cát, nước biển, quả nho
- dầu oliu, bơ, đường.
- Dùng làm nguyên liệu để sản xuất nhôm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh về nguyên liệu.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, thời gian 3 phút, hoàn thành yêu cầu trong phiếu học tập (PHT).
- HS hoạt động nhóm đôi, hoàn thành yêu cầu trong phiếu học tập (PHT) và trình bày
? Nhận biết nguyên liệu tự nhiên và nhân tạo.
- Yêu cầu HS tìm hiểu và cho biết quặng bauxite là nguyên liệu để sản xuất ra chất gì?
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
I. Nguyên liệu
- Nguyên liệu được con người lấy từ tự nhiên để chế biến gồm các loại đất, đá, quặng, dầu mỏ, ...
- 2 loại nguyên liệu:
+ Nguyên liệu tự nhiên: Đá vôi, quặng sắt, ...
+ Nguyên liệu nhân tạo: Dầu oliu, đường, bơ.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về đá vôi
a. Mục tiêu: 
- Phân tích, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu từ dữ liệu cho trước.
- Trình bày được ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất.
b. Nội dung: 
- Kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta ?
- Nêu thành phần, màu sắc của đá vôi ?
- Dùng chiếc đinh sắt vạch mạnh lên bề mặt viên đá vôi. Nêu hiện tượng quan sát được.
- Lấy ống hút nhỏ từng giọt hydrochloric acid lên một viên đá vôi. Nêu hiện tượng quan sát được.
- Hãy nêu ứng dụng của đá vôi
- Nêu tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường.
c. Sản phẩm học tập: 
- CH1: Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ (Lạng Sơn, Cao Bằng, ...)
- CH2: Thành phần chủ yếu là calcium carbonate 
- CH3: 
+ Đinh sắt làm trầy xước đá vôi
+ Đá vôi sủi bọt khi nhỏ acid vào
- CH4: Sản xuất vôi sống (làm nguyên liệu xây dựng, làm đường, ....
- CH5: Phá huỷ nhiều núi đá vôi gây ảnh hưởng cảnh quan và gây sụt lún, việc nung vôi xả khí thải làm ô nhiễm không khí.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu tt trong SGK và kể tên một số vùng núi đá vôi ở nước ta?
- HS liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi
+ GV cho HS quan sát hình ảnh mẫu đá vôi và yêu cầu HS nêu thành phần, màu sắc của đá vôi. 
- HS trả lời
- GV cho HS quan sát hình ảnh thí nghiệm (TN ảo):
+ Dùng chiếc đinh sắt vạch mạnh lên bề mặt viên đá vôi. 
? Nêu hiện tượng quan sát được.
+ Lấy ống hút nhỏ từng giọt hydrochloric acid lên một viên đá vôi. 
? Nêu hiện tượng quan sát được.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế:
? Hãy nêu ứng dụng của đá vôi
? Nêu tác hại của việc khai thác đá vôi đối với môi trường.
- HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá
- GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức
II. Đá vôi
- Đá vôi có thành phần chủ yếu là calcium carbonate.
- Tính chất của đá vôi: dễ bị trầy xước khi cọ sát, bị sủi bọt khi nhỏ acid vào.
- Một số ứng dụng của đá vôi: 
+ Sản xuất vôi sống.
+ Làm đường, làm bê tông.
+ Chế biến thành chất độn dùng trong sản xuất cao su, xà phòng, ....
Hoạt động 2. 3: Quặng 
a. Mục tiêu:
- HS biết: Một số loại quặng và ứng dụng của chúng. 
- Tác động của việc khai thác quặng tới môi trường. 
- Biện pháp khai thác, sử dụng quặng hợp lí.
b. Nội dung: 
?1. Các quặng này chứa khoáng chất gì, ứng dụng gì?
?2. Cho biết tác động của việc khai thác quặng tới môi trường mà em biết.
c. Sản phẩm: 
Quặng là loại đất đá chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn.
- Các loại quặng:
+ Quặng Sắt chứa các oxit sắt (chế tạo gang, thép ) 
+ Quặng bauxite chứa nhôm (sản xuất Nhôm)
- Tác hại của việc khai thác quặng: gây ô nhiễm, sạt lở, sụt lún, mất cân bằng sinh thái → Phải khai thác, sử dụng quặng hợp lí, khoa học.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
* GV giao nhiệm vụ: chia lớp chia 4 nhóm 
Cho HS quan sát hình ảnh các mỏ quặng và cách khai thác quặng ở Việt Nam
* HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận (5’) trả lời các câu hỏi:
?1. Các quặng này chứa khoáng chất gì, ứng dụng gì?
?2. Cho biết tác động của việc khai thác quặng tới môi trường mà em biết.
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
- Đại diện nhóm báo cáo 
Nhóm 1,3 báo cáo câu 1
Nhóm 2,4 báo cáo câu 2
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung từng nội dung để hoàn thiện câu trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung, giới thiệu cách chế biến lấy tinh quặng, chốt kiến thức.
III. Quặng
- Quặng là loại đất đá chứa các chất có giá trị với hàm lượng lớn.
- Quặng là nguồn tài nguyên không tái sinh. 
- Các loại quặng:
+ Quặng Sắt (chế tạo gang, thép ) 
+ Quặng bauxite (sản xuất nhôm)
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Ôn tập kiến thức trong cả bài 13.
b) Nội dung: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Chọn dãy các chất gồm các nguyên liệu tự nhiên.
A. Đường, quặng Apatit, đá vôi B. Cồn, đá vôi, quặng Sắt
C. Nước biển, mía, quặng đồng D. Giấm, mía, nước biển
Câu 2: Từ quặng bauxite sản xuất ra:
A. Bạc
B. Sắt
C. Nhôm
D. Đồng
Câu 3: Quặng sắt khai thác ra được dùng để sản xuất:
A. Thép B. Phân bón C. Xi – măng D. Bê – tông 
Câu 4: Quặng là nguồn tài nguyên:
A. Không tái sinh B. tái sinh
C. nhiều vô tận. D. tái sinh, nhiều vô tận
Câu 5: Tác hại của việc khai thác quặng: 
A. gây ô nhiễm môi trường B. làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên
C. gây sạt lở, sụt lún D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Phân bón được sản xuất từ:
A. Đá vôi B. Quặng titanium
C. Quặng bauxite D. Quặng Apatit.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Phần đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
Đ/án
C
C
A
A
D
D
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
* GV chiếu các câu hỏi:
- Các nhóm quan sát câu hỏi, thảo luận và đưa ra đáp án nhanh nhất có thể.
- GV gọi học sinh trả lời.
- GV nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung, chốt kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a) Mục tiêu: Vận những kiến thức đã học trả lời câu hỏi.
b) Nội dung
? Vậy em có biết tượng Nàng Tô Thị được tạo nên từ nguyên liệu nào không?
? Nêu 1 số biện pháp để bảo vệ di tích làm từ đá vôi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm có 4-6 HS thảo luận câu hỏi: 
- Liên hệ thực tế, cho HS kể 1 số di tích trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 
? Vậy em có biết tượng Nàng Tô Thị được tạo nên từ nguyên liệu nào không?
? Nêu 1 số biện pháp để bảo vệ di tích làm từ đá vôi.
- HS thảo luận nhóm và trả lời.
- GV mời đại diện 1 nhóm HS lên thuyết trình phương án trả lời, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động học tập của học sinh.
* Hướng dẫn tự học ở nhà 
- Học bài cũ
- Xem trước bài tiếp theo: Một số nhiên liệu
- Làm bài tập trong SBT/24.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_tiet_2324_nam_hoc_2022_2023.docx