Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 20: Từ trường Trái Đất-Sử dụng la bàn

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 20: Từ trường Trái Đất-Sử dụng la bàn

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất.

+ Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữvật lí.

+ Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.

 

docx 7 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 20: Từ trường Trái Đất-Sử dụng la bàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
BÀI 20: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT – SỬ DỤNG LA BÀN
(Thời gian thực hiện: 3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề liên quan đến từ trường Trái Đất.
+ Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữvật lí.
+ Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất các ý tưởng, phưong án để thảo luận, giải quyết các vấn đề nêu ra trong bài học.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được sự tổn tại của từ trường Trái Đất, Trái Đất có các cực từ.
+ Tim hiểu tự nhiên: Phân biệt cực từ, cực địa lí.
+ Vận dụng kiến thức, kĩnăng đã học: Biết cách sửdụng la bàn để tìm phưong hướng.
2. Phẩm chất
+ Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà.
+ Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm.
+ Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh, video giới thiệu về từ trường Trái Đất
- La bàn, nam châm vĩnh cửu, giá đỡ có sợi dây treo
- Máy chiếu, laptop
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Em hãy tìm các hiện tượng trong đời sống để chứng tỏ Trái Đất có từ trường.
Câu 2: Quan sát hình 20.3 và cho biết Việt Nam nằm trong vùng có từ trường mạnh hay yếu.
Câu 3: Giải thích câu hỏi đã nêu đầu bài học “ Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng “ Bắc – Nam”
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Quan sát H20.4: Mô hình Trái Đất và từ trường của Trái Đất. Trả lời câu hỏi:
1. Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?
2. Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo ra cho học sinh hứng thú để học sinh nhận biết được nam châm khi treo tự do luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh quan sát thí nghiệm nhận biết nam châm khi treo tự do luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam
c. Sản phẩm: Nhận biết được Trái Đất có từ trường.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi. Cuối buổi học, các nhóm đánh giá lẫn nhau cho điểm từng nhóm
- Ghi nhớ luật chơi
- Giao nhiệm vụ: 
+ Tiến hành thí nghiệm: Treo thanh nam châm thẳng trên một giá đỡ, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
+ Thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 2 phút
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Phát dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm gồm: 1 giá đỡ có treo sợi dây, 1 nam châm thẳng
- Thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi đầu bài
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Các em đã đưa ra nhận định của mình về hiện tượng thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam. Bài học hôm nay chúng ra sẽ làm rõ vấn đề trên
- Chuẩn bị sách vở học bài
B. Hình hành kiến thức mới
Tiết 1 - Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tồn tại từ trường của Trái Đất
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn để HS biết xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường
b. Nội dung: GV tổ chức cho học sinh hoạt động đôi để làm rõ mục tiêu trên
c. Sản phẩm: phiếu học tập của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Đọc SGK, quan sát video hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Mỗi bàn có 2 bạn sẽ ghép thành 1 cặp đôi, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. Sau khi thảo luận xong, nhóm nào xung phong trình bày có chất lượng tốt sẽ được tặng điểm
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi hoàn thành phiếu học tập số 1
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 cặp đôi lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận Trái Đất tồn tại từ trường
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kiến thức 
à Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là một trong những hành tinh có từ trường.
Mở rộng: GV giới thiệu về vai trò của từ trường Trái Đất trước bức xạ của Mặt trời
- Kết luận về sự tồn tại từ trường của Trái Đất
- Ghi kết luận vào vở 
Tiết 2 - Hoạt động 3: Phân biệt cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí
a. Mục tiêu: học sinh nhận diện được hình dạng của "nam châm Trái Đất" và HS biết rằng các cực địa lí và các cực địa từ không trùng nhau
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” tổ chức cho học sinh quan sát video, hình ảnh, tổ chức hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 2
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Đọc SGK, quan sát video, hình ảnh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Sử dụng kĩ thuật “ Khăn trải bàn” hoàn thành phiếu học tập số 2. Sau khi các nhóm thảo luận xong, gọi 1 nhóm bất kì trình bày kết quả thảo luận.
- Thực hiện nhiệm hoàn thành phiếu học tập số 2
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 nhóm bất kì lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận: Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ nằm trên trục từ của Trái Đất, Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí nằm trên trục quay của Trái Đất, trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kiến thức 
à Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau
Mở rộng: GV giới thiệu do thói quen, người ta gọi cực từ nằm phía bắc (gần cực Bắc địa lí) là cực Bắc địa từ. Đó là cách gọi phổ biến trên thế giới hiện nay.
- Kết luận về sự khác nhau của cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ
- Ghi kết luận vào vở 
Tiết 3 - Hoạt động 4: Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí 
a. Mục tiêu: học sinh nhận biết được cấu tạo của la bàn và đọc được các hướng địa lí trên la bàn.
b. Nội dung: HS quan sát la bàn để tìm hiểu cấu tạo, đọc được các hướng trên la bàn. 
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: HS hoạt động nhóm theo cặp đôi quan sát la bàn để tìm hiểu cấu tạo và hướng địa lí trên la bàn
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Hoạt động theo cặp đôi tìm hiểu cấu tạo và hướng địa lí trên la bàn
- Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 nhóm bất kì lên bảng trình bày kết quả
+ Mời nhóm khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết
+ Tổng hợp để đi đến kết luận: La bàn có cấu tạo gồm: Vỏ hộp, kim nam châm, mặt số
+ Yêu cầu học sinh chốt lại kiến thức 
- Kết luận về cấu tạo của la bàn và các hướng địa lí trên mặt la bàn
Hoạt động 5: Xác định hướng địa lí của một đối tượng
a. Mục tiêu: học sinh biết được cách sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí của một vật hoặc đối tượng nào đó.
b. Nội dung: Sử dụng la bàn để tìm hướng của lớp học
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: Sử dụng la bàn tìm hướng của lớp học 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Hoạt động cá nhân sử dụng la bàn tìm hướng của lớp học
- Thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả: 
+ Chọn 1 vài HS bất kì lên bảng trình bày kết quả
+ Mời các HS khác nhận xét
+ GV nhận xét sau khi các HS đã có ý kiến nhận xét bổ sung
- HS được chọn trình bày kết quả
- HS khác nhận xét
- Tổng kết
+ Ứng dụng của la bàn trong việc tìm phương hướng.
- Mở rộng: Tại một vị trí bất kì trên Trái Đất, kim la bàn hướng theo đường sức từ của từ trường tại điểm đó. Độ lệch giữa hướng của kim la bàn và hướng bắc địa lí được gọi là độ từ thiên.
- Tại Việt Nam, độ từ thiên cực đại vào khoảng 1°. Giá trị này không đáng kể, do đó ta có thể xem như hướng của kim nam châm trùng với hướng bắc - nam địa lí.
Vì vậy, trong bài thực hành, ta lấy hướng của kim nam châm là hướng bắc - nam địa lí.
- Ghi nhớ
Hoạt động 6: Luyện tập
a. Mục tiêu: học sinh sử dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong SGK
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi: Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?
c. Sản phẩm: Phiếu trả lời câu hỏi của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết
- Suy nghĩ trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả: 
+ Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi
+ Các HS khác theo dõi, lắng nghe, nhận xét
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
- Tổng kết: 
+ GV chốt lại câu trả lời đúng. Khen ngợi học sinh tích cực
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 5: Vận dụng
a. Mục tiêu: học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời các câu hỏi thực tế
b. Nội dung: Chế tạo một chiếc la bàn đơn giản
c. Sản phẩm: La bàn do HS tự chế tạo
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Các nhóm đề xuất phương án và chế tạo được một chiếc la bàn đơn giản
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ Thực hiện tại nhà, GV đưa ra hướng dẫn cần thiết
- Thực hiện nhiệm vụ ở nhà
- Báo cáo kết quả: 
+ Tiết học tiếp theo nộp sản phẩm cho GV
- Theo dõi đánh giá của giáo viên
C. Dặn dò
- Học sinh làm bài tập SGK, SBT
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau
Họ và tên học sinh
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_20_tu_truong_trai_dat_su.docx