Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 21: Nam châm điện
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực.
- Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn để nêu ra trong bài học.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 21: Nam châm điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: BÀI 21: NAM CHÂM ĐIỆN (Thời gian thực hiện: 1 tiết) Mục tiêu Năng lực a. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực. - Giao tiếp và hợp tác: Tham gia thảo luận, trình bày, diễn đạt các ý tưởng, nội dung theo ngôn ngữ vật lí. - Giải quyết vấn để và sáng tạo: Để xuất các ý tưởng, phương án để thảo luận, giải quyết các vấn để nêu ra trong bài học. b. Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được cấu tạo của nam châm điện. - Tìm hiểu tự nhiên: Biết được mối quan hệ giữa dòng điện và từ trường. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết được các ứng dụng của nam châm điện. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động trong lớp cũng như ở nhà. - Cẩn thận, trung thực, thực hiện an toàn quy trình làm thí nghiệm. - Có niềm say mê, hứng thú, thích tìm tòi, khám phá, đặt câu hỏi. Thiết bị dạy học và học liệu Mỗi nhóm: 1 đinh vít( bằng sắt non), 2 cục pin con thỏ, hộp pin, 1 số kẹp giấy, dây dẫn, dây nối điện, kim nam châm thử Bảng phụ, phiếu học tập Tiến trình dạy học Khởi động Hoạt động 1: Mục tiêu: Tạo sự hứng thú tò mò muốn khám phá nội dung bài học Nội dung: Thông qua các hình ảnh, video về cần cẩu điện, học sinh đặt ra một số thắc mắc liên quan đến cấu tạo và hoạt động của nó. Sản phẩm: học sinh đặt ra được câu hỏi và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình về bộ phận quan trọng nhất trong cần cẩu điện là gì? Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: theo dõi video ( hình ảnh) quan sát hoạt động của cần cẩu điện, thảo luận nhóm cho biết bộ phận chính của cần cẩu điện là gì? - Lắng nghe nhiệm vụ của mình - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: Mỗi tổ chia làm 2 nhóm + Các em theo dõi hình ảnh trình chiếu trên máy chiếu + Hãy cho biết bộ phận nào quan trọng nhất + Theo dõi video, hình ảnh +Liệt kê các bộ phận của cần cẩu điện vào phiếu học tập + Các nhóm thảo luận, nêu ra bộ phận quan trọng nhất trong cần cẩu điện( nói theo sự hiểu biết của mình, có thể đúng và có thể sai) - Thu phiếu học tập của các nhóm + Các nhóm nộp phiếu - Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: + Bộ phận quan trọng nhất trong cần cẩu điện là nam châm điện + Vậy nam châm điện có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. + Học sinh lắng nghe giáo viên đặt vấn đề, chuẩn bị tâm thế tìm hiểu bài học mới Hình hành kiến thức mới Hoạt động 2 : Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của nam châm điện thông qua thực nghiệm Mục tiêu: học sinh làm được thí nghiệm tạo ra nam châm điện Nội dung: HS sử dụng các dụng cụ đã chuẩn bị sẵn chế tạo ra nam châm điện Sản phẩm: tạo ra và vận hành được nam châm điện đơn giản Hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: chế tạo một nam châm điện đơn giản - Nhận nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: + Tìm hiểu dụng cụ để làm thí nghiệm +B1: Quấn dây điện quanh đinh vít khoảng 40 đến 60 vòng + B2: Nối 2 đầu dây dẫn với 2 cực của pin, đóng công tắc, đưa đinh lại gần các kẹp giấy chữ U, quan sát hiện tượng xảy ra với kẹp giấy? + B3: Ngắt công tắc, quan sát hiện tượng xảy ra với kẹp giấy - Nêu được dụng cụ thí nghiệm gồm: 1 đinh vít, 2 cục pin, dây dẫn. - Thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Báo cáo kết quả: GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo các ý sau đây: - Có hiện tượng gì xảy ra với các kẹp giấy khi đóng và ngắt công tắc? - Khi đóng công tắc đinh ghim được xem là một nam châm vậy làm thế nào để nhận biết cực của nam châm? - Vì sao khi ngắt công tắc đinh vít không hút kẹp giấy nữa? Nhóm được chọn trình bày kết quả + Khi đóng công tắc đinh ghim hút kẹp giấy, khi ngắt công tắc đinh ghim không hút kẹp giấy nữa + Dùng la bàn để xác định được cực của nam châm này + Khi ngắt công tắc đinh vít không còn là nam châm nữa Nhóm khác nhận xét - Tổng kết (nội dung ghi bảng) Giáo viên chốt lại cấu tạo và hoạt động của nam châm, học sinh ghi vở Nam châm điện gồm những bộ phận chính nào? Hoạt động như thế nào? Học sinh ghi vào vở nội dung: + Nam châm điện gồm 2 bộ phận chính đó là: lõi sắt non, cuộn dây quấn quanh lõi sắt non. + Khi cho điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì nó trở thành nam châm, ngắt điện thì mất hết từ tính Hoạt động 3: khảo sát được sự ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm Mục tiêu: khảo sát được sự ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm Nội dung: thông qua thí nghiệm, học sinh tìm hiểu độ lớn và chiều của dòng điện đã tác động đến từ trường của nam châm điện Sản phẩm: học sinh phát biểu được khi tăng ( giảm) độ lớn của dòng điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng( giảm) theo, khi thay đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng thay đổi theo, độ lớn lực từ không thay đổi Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh - Giao nhiệm vụ: + Từ trường của nam châm phụ thuộc vào độ lớn và chiều của dòng điện . + Thay đổi độ lớn của dòng điện + Thay đổi chiều của dòng điện Khảo sát từ trường xung quanh nam châm có sự thay đổi như thế nào ? - Nhận nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao - Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: - Khảo sát sự phụ thuộc của từ trường vào độ lớn của dòng điện: + Tăng độ lớn của dòng điện bằng cách lắp nối tiếp thêm 1 viên pin nữa + Đóng công tắc quan sát số lượng kẹp giấy được đinh ghim hút thay đổi như thế nào? - Khảo sát sự phụ thuộc của từ trường vào chiều của dòng điện : + Đóng công tắc, đưa kim nam châm lại gần đinh vít quan sát các cực của kim nam châm + Đổi chiều của cực 2 viên pin, quan sát các cực của kim nam châm thử lúc này có thay đổi không, số lượng kẹp giấy bị hút có thay đổi không - Thực hiện thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Báo cáo kết quả: Nhóm được chọn trình bày kết quả + Khi lắp thêm viên pin nữa thì số lượng kẹp giấy bị hút tăng + Khi đổi chiều dòng điện thì chiều của kim la bàn cũng bị thay đổi, số lượng kẹp giấy bị hút không thay đổi Nhóm khác nhận xét - Tổng kết (nội dung ghi bảng) Giáo viên chốt lại, học sinh ghi vở Học sinh ghi vào vở nội dung: + Khi tăng ( giảm) độ lớn của dòng điện thì độ lớn lực từ của nam châm điện cũng tăng( giảm) + Khi thay đổi chiều dòng điện thì từ trường của nam châm điện cũng thay đổi theo, độ lớn lực từ không thay đổi Hoạt động 4 : Luyện tập Mục tiêu: Hs sử dụng kiến thức vừa học để làm các bài tập luyện tập Nội dung: giáo viên đưa ra một số bài tập để học sinh luyện tập Sản phẩm: học sinh làm được bài tập Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của học sinh Giao nhiệm vụ: Hoạt động nhóm, làm các bài tập sau đây vào phiếu học tập: Khi chế tạo nam châm điện đơn giản người ta chọn chất liệu nào làm lõi của nam châm điện? Nêu các ứng dụng của nam châm điện Dùng nam châm điện có ưu điểm gì hơn dùng nam châm vĩnh cửu Thực hiện nhiệm vụ làm bài tập giáo viên giao theo nhóm Hướng đẫn thực hiện nhiệm vụ: Thông qua kiến thức vừa học, vận dụng trả lời các câu hỏi Học sinh trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của giáo viên - Báo cáo kết quả: yêu cầu các nhóm trình bày bài tập của nhóm mình Nhóm được chọn trình bày kết quả Nhóm khác nhận xét Hoạt động 4 : Vận dụng Mục tiêu: vận dụng kiến thức vừa học chế tạo nam châm điện Nội dung: thông qua thí nghiệm của bài học chế tạo lại nam châm điện Sản phẩm: tạo ra được một nam châm điện đơn giản Tổ chức thực hiện: Học sinh về nhà tự tìm tòi dụng cụ để chế tạo ra nam châm điện đơn giản, tiết sau mang nộp lại cho giáo viên Dặn dò Học sinh làm bài tập SGK, SBT Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp Kiểm tra đánh giá thường xuyên Kết thúc bài học, Gv cho học sinh tự đánh giá theo bảng sau Họ và tên học sinh Các tiêu chí Tốt Khá TB Chưa đạt Chuẩn bị bài trước khi đến lớp Tham gia hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV Nêu được cấu tạo của nam châm điện Nêu được nguyên lý hoạt động của nam châm điện Nêu được cách làm tha đổi từ trường xung quanh nam châm điện B. Hướng dẫn soạn giáo án ppt Hạn nộp 05/07 Lưu tên file đúng theo tên bài học. Các thầy cô soạn theo font time new. Cỡ chữ tối thiểu là 28. Nhiều font chữ quá sẽ bị lỗi ở 1 số máy. Trong bài soạn yêu cầu soạn rõ ràng, cụ thể từng hoạt động, cụ thể từng câu hỏi và đáp án với từng hoạt động, có nội dung ghi bảng(ghi vở) rõ ràng ở slide dưới mỗi phần cần chốt kiến thức. Nếu bài ppt có video các thầy cô nén lại thành 1 tệp gồm cả video và bài ppt thành tệp rar. Bài word có bao nhiêu tiết soạn bấy nhiêu bài ppt không soạn gộp thành 1 bài C. Hướng dẫn soạn câu hỏi ngân hàng đề KHTN7 Hạn nộp: 05/07 Lưu tên file đúng theo tên bài học. Phông chữ: Times new roman. Màu chữ: màu đen Cỡ chữ: 14. Khoảng cách lề trái, phải, trên, dưới: 2-2-2-2 Khoảng cách giữa các dòng 1.2 ánh câu hỏi và đáp án sát lề. Không sử dụng phím tab hoặc phím cách để chuyển đáp án ra xa lề. Tên bài in đậm giữa trang theo mẫu: Bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên Câu hỏi đánh số lần lượt từ 1 đến hết ghi rõ mức độ câu hỏi (không sử dụng kí tự để tách bạch tự luận và trắc nghiệm. Đánh lần lượt câu hỏi hết trắc nghiệm đến tự luận). Mệnh đề câu hỏi in đậm theo mẫu: Câu 1 à mức độ nhận biết Câu 2 à mức độ thông hiểu Câu 3 à mức độ vận dụng thấp Câu 4 à mức độ vận dụng cao Đáp án ghi chữ in hoa theo mẫu (không in đậm): A. Không sử dụng thanh công cụ tự nhảy thứ tự A.B.C. (Các thầy cô tự đánh đáp án A. B. C. D, theo mẫu) A. B. C. D. Đáp án đúng bôi đỏ. Riêng câu tự luận thêm kí tự trước đáp án Những mệnh đề câu hỏi có chứa những từ không, đúng, sai yêu cầu ghi theo mẫu in nghiêng, bôi đậm ví dụ: Những đặc điểm nào dưới đây không phải của động vật nguyên sinh? Lưu ý: giáo án word, ppt, câu hỏi ôn tập các thầy/cô nén lại thành 1 file rar gửi lên mục bài tập trong lớp học classroom. Xin cảm ơn các thầy/cô.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_21_nam_cham_dien.docx