Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật

-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điểu hoà, điểu khiển sinh sản ở sinh vật.

-Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cẩu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm: tìm hiểu các yếu tố điểu hoà, điểu khiển sinh sản ở sinh vật; tìm hiểu vể các biện pháp điều khiển sinh sản.

 

docx 13 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
BÀI 38: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH SẢN VÀ ĐIỀU HÒA, ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở SINH VẬT
 (Thời gian thực hiện: 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực: 
1.1. Năng lực chung: 
-Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ của bản thân khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điểu hoà, điểu khiển sinh sản ở sinh vật.
-Giao tiếp và hợp tác: Tập hợp nhóm theo đúng yêu cẩu, nhanh và đảm bảo trật tự. Xác định nội dung hợp tác nhóm: tìm hiểu các yếu tố điểu hoà, điểu khiển sinh sản ở sinh vật; tìm hiểu vể các biện pháp điều khiển sinh sản.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng nhận biết những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong thực tiễn. Giải thích được vì sao phải bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn cho cây.
1.2. Năng lực khoa học tự nhiên: 
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được một sổ yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
-Tim hiểu tự nhiên: Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển sổ con, giới tính).
hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển sổ con, giới tính)
hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển sổ con, giới tính)
hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển sổ con, giới tính)
hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển sổ con, giới tính).
hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển sổ con, giới tính).
2. Phẩm chất:
hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi (thụ phấn nhân tạo, điều khiển sổ con, giới tính)
- Có niểm tin yêu khoa học.
- Quan tâm đến nhiệm vụ của nhóm.
- Có ý thức hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong bài học.
- Luôn cố gắng vươn lên trong học tập.
Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
NHÓM: ..
Hình thức sinh sản
Nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của cá 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
NHÓM: ..
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
1. Hoàn thành sơ đồ sau:
Yếu tố bên trong 
Thức ăn
Nhiệt độ 
2. Trả lời câu hỏi: 
Trong trồng cây ăn quả, con người đã sử dụng biện pháp nào để có được
tỉ lệ đậu quả tốt nhất?
 ..
 ..
 ..
2. Học sinh: 
- Vở ghi, SGK
- Bút dạ, giấy A1,A2
III. Tiến trình dạy học
A. Khởi động
Tiết 1 - Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Quan sát nhanh – Kết luận nhanh”
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh trước khi vào bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên chiếu video clip thụ tinh nhân tạo ở cá 
c. Sản phẩm: GV tổ chức cho học sinh xem clip về thụ tinh nhân tạo ở cá, HS xem clip và hoàn thành nội dung phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Phiếu học tập số 1
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Thông báo luật chơi: Quan sát video clip, thảo luận nhanh trong nhóm để trả lời câu hỏi. Kết thúc trò chơi, các nhóm đánh giá lẫn nhau, cho điểm từng nhóm.
- Ghi nhớ luật chơi.
- Giao nhiệm vụ: 
+ Quan sát nhanh video cho biết hình thức sinh sản và những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của cá ? (Thời gian hoàn thành nhiệm vụ sau khi kết thúc video clip là 2 phút)
- Nhận nhiệm vụ.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ Chiếu video clip trên tivi để học sinh quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập số 1.
- Thu phiếu học tập của các nhóm:
- Nộp phiếu học tập.
- Chốt lại và đặt vấn đề vào bài: Qua trò chơi vừa rồi, các em thấy rằng quá trình sinh sản của các loài sinh vật sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điểu hoà, điểu khiển sinh sản ở sinh vật.
- Chuẩn bị sách vở học bài.
B. Hình thành kiến thức mới
Tiết 1 - Hoạt động 2: Tìm hiểu một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
a. Mục tiêu: Thông qua quan sát và nghiên cứu thông tin SGK, HS nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi, nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy và câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
+NV1: GV hướng dẫn HS đọc đoạn thông tin và quan sát hình 38.1 trả lời câu hỏi thảo luận số 1: Nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật? (Thảo luận cặp đôi)
+NV2: GV tiến hành chia nhóm cho HS thảo luận theo 4 nhóm lớn yêu cầu thiết kế sơ đồ tư duy trình bày các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật, cho ví dụ cụ thể. 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS ghép cặp để thảo luận trả lời câu hỏi
+ Định hướng HS thảo luận nhóm trình bày sơ đồ tư duy trên giấy A1 trong thời gian 5 phút 
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi để trả lời câu hỏi
- Thảo luận nhóm, thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy A1
- Báo cáo kết quả:
+ Chọn 1 cặp đôi lên trình bày câu trả lời
+ Mời cặp đôi khác nhận xét và bổ sung câu trả lời
+ GV chọn ngẫu nhiên 1 -2 nhóm thuyết trình sản phẩm sơ đồ tư duy, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
+ Đánh giá câu trả lời, sản phẩm của các nhóm, tổng hợp đi đến kết luận 
+ Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
- Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật
- Ghi kết luận vào vở.
1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật
- Yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật bao gồm: các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, gió, ; yếu tố bên trong cơ thể sinh vật như hormone, loài
a. Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật
- Yếu tố nhiệt độ 
- Yếu tố độ ẩm 
- Yếu tố gió 
- Yếu tố thức ăn 
- Yếu tố ánh sáng 
Tiết 1 - Hoạt động 3: Tìm hiểu yếu tố điều hòa sinh sản ở sinh vật
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yếu tố bên trong điểu hoà sinh sản ở sinh vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
+ HS đọc đoạn thông tin và hình 38.1,38.2 về yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của cá để nhận biết được các yếu tố bên trong điểu hoà sinh sản ở sinh vật? 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS ghép cặp để thảo luận trả lời câu hỏi
à GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận đôi để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả:
+ Chọn 1 cặp đôi lên trình bày câu trả lời
+ Mời cặp đôi khác nhận xét và bổ sung câu trả lời
+ GV nhận xét và chốt lại sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
+ Đánh giá câu trả lời của các nhóm, tổng hợp đi đến kết luận 
+ Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
- Kết luận về yếu tố điều hòa sinh sản của sinh vật
- Ghi kết luận vào vở.
b. Yếu tố điều hòa sinh sản ở sinh vật 
- Hormone là yếu tố điều hòa sinh sản ở sinh vật, cụ thể hormone điều hòa sự phát sinh giao tử đực và giao tử cái.
Tiết 1 - Hoạt động 4: Tìm hiểu yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật
a. Mục tiêu: Nhận biết được các yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi hoàn thành nhiệm vụ 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi thảo luận SGK:
3. Em hãy nêu một số yếu tố điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
4. Quan sát Hình 38.1, hãy cho biết con người đã điếu hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật như thế nào. Nhận xét kết quả về tỉ lệ trứng được thụ tinh ở Hình 38.1 và 38.2.
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS thảo luận trả lời câu hỏi
à GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả:
+ GV mời nhóm xung phong nhanh nhất trình bày câu trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời
+ GV nhận xét và chốt lại sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
3. Một số yếu tố điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật.
-Yếu tố bên ngoài: thức ăn.
-Yếu tố bên trong: hormone.
4. Con người đã điều hoà và điều khiển sinh sản ở sinh vật qua thời kì chăm sóc cá bố mẹ và giai đoạn kích thích điều khiển sinh sản:
+ Nuôi vỗ cá bố mẹ: bổ sung nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, giúp cá bổ mẹ đạt kích thước lớn, sinh sản nhanh và chất lượng tốt.
+ Giai đoạn sinh sản: con người chủ động tiêm hormone sinh sản nhằm kích thích quá trình rụng trứng và xuất tinh của cá, đảm bảo tỉ lệ thụ tinh cao nhất.
Kết quả: Khi sử dụng các yếu tố điểu hoà, điều khiển sinh sản, cá đẻ trứng và tỉ lệ trứng được thụ tinh (đạt 80 - 90%) cao hơn so với cá cho sinh sản thông thường (tỉ lệ thụ tinh chỉ đạt khoảng 40%).
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Tổng kết: 
+ Đánh giá câu trả lời của các nhóm, tổng hợp đi đến kết luận 
+ Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
- Kết luận về yếu tố điều khiển sinh sản của sinh vật
- Ghi kết luận vào vở.
c. Yếu tố điều khiển sinh sản ở sinh vật
- Dựa vào một số yếu tố như hormone và yếu tố môi trường, con người đã chủ động điều khiển quá trình sinh sản ở sinh vật nhằm đạt được mục đích về năng suất và chất lượng của vật nuôi và cây trồng.
Tiết 2 - Hoạt động 5: Tìm hiểu vận dụng những hiểu biết vể sinh sản hữu tính ở sinh vật trong thực tiễn
a. Mục tiêu: 
- Vận dụng được những hiểu biết về sinh sản hữu tính trong thực tiễn và chăn nuôi
- Giải thích được vì sao phải bảo vệ một số loài côn trùng thụ phấn cho cây
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, sản phẩm thảo luận nhóm
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ:
GV gợi ý và định hướng cho HS thảo luận các nội dung câu hỏi trong SGK.
5. Quan sát Hình 38.3, hãy nêu một số biện pháp điều khiển sinh sản ở sinh vật.
 6. Quan sát các hình từ Hình 38.3 đến Hình 38.6, hãy nêu những ứng dụng của sinh sản hữu tính trong chăn nuôi, trổng trọt.
7. Hãy nêu vai trò của điều khiển giới tính đàn con trong chăn nuôi. 
- Nhận nhiệm vụ
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS thảo luận theo 4 nhóm lớn trả lời câu hỏi trên giấy A2
à GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận để trả lời câu hỏi
- Báo cáo kết quả:
+ GV tổ chức cho các nhóm lên trình bày câu trả lời
+ Mời nhóm khác nhận xét và bổ sung câu trả lời
+ GV nhận xét và chốt lại sau khi các nhóm đã có ý kiến nhận xét bổ sung.
5. 
-Thụ phấn nhân tạo.
-Thụ tinh nhân tạo.
-Ví dụ: Con người đã vận dụng thời gian chiếu sáng trong ngày nhằm điểu khiển sự thụ phân cho hoa ở cây cà chua. Kết quả chiếu sáng từ 8- 10 giờ, cho tl lệ đậu quả ở cây cà chua cao nhất (30%).
6.
-Thụ phấn nhân tạo giúp tỉ lệ đậu quả đạt tối đa: thụ phấn cho cây có hoa đơn tính.
-Thụ tinh nhân tạo cho động vật: đảm bảo số con sau sinh nhiều, ví dụ: thụ tinh nhân tạo cho cá hồi.
7. 
- Vai trò: thu được đàn con có giới tính theo mong muốn. Thu nhiều trứng, sữa,.. cần tăng số lượng con cái; thu nhiều thịt, tơ tằm,.. cần tăng số lượng con đực 
GV đặt câu hỏi củng cố: 
 Lấy ví dụ về một số loài cây trổng thường được thụ phấn nhân tạo và thụ phấn nhờ côn trùng? 
- Nhóm được chọn trình bày kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- HS suy nghĩ, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi.
- Tổng kết: 
+ Đánh giá câu trả lời của các nhóm, tổng hợp đi đến kết luận 
+ Yêu cầu HS chốt lại kết luận.
- Kết luận về vận dụng những hiểu biết vể sinh sản hữu tính ở sinh vật trong thực tiễn
- Ghi kết luận vào vở.
2. Vận dụng những hiểu biết vể sinh sản hữu tính ở sinh vật trong thực tiễn
- Con người đã sử dụng một số loại hormone sinh sản và điều chỉnh yếu tố môi trường nhằm điều khiển sinh sản ở sinh vật sinh sản hữu tính.
- Trong chăn nuôi, sử dụng một số biện pháp điều khiển sinh sản để có được đàn vật nuôi theo ý muốn như: điều khiển số con, điều khiển giới tính,..
- Trong trồng trọt, sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo nhằm tăng hiệu quả sinh sản (tạo nhiều quả)
Tiết 2 - Hoạt động 6: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS sử dụng các kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV.
b. Nội dung: GV tổ chức HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ NV1: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 
+ NV2: Thảo luận và hoàn thành PHT số 2 (thời gian 4 phút)
- Nhận nhiệm vụ.
- Câu hỏi trắc nghiệm luyện tập:
1. Nhóm các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sinh sản của sinh vật là
A. gió, nước, hormone. 
B. gió, nước, thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm.
C. gió, nước, thức ăn, hormone. 
D. thức ăn, nhiệt độ, con người.
2. Ở cóc, mùa sinh sản vào khoảng tháng 4 hằng năm. Sau sinh sản, khối lượng hai buồng trứng ở cóc giảm. Sau tháng 4, nếu nguồn dinh dưỡng dồi dào, khối lượng buồng trứng tăng, cóc có thể đẻ tiếp lứa thứ hai trong năm. Yếu tố môi trường nào đã ảnh hưởng đến sinh sản của loài cóc trên?
A. Nhiệt độ. B. Mùa sinh sản. 
C. Thức ăn. D. Hormone.
3. Quá trình sinh sản ở sinh vật được diễn ra định kì ở mỗi loài là do yếu tố nào tham gia quá trình điều hoà sinh sản?
A. Nhiệt độ. B. Thức ăn. 
C. Gió. D. Hormone.
4. Ý nào dưới đây không đúng về bản chất của điều khiển sinh sản ở động vật?
A. Điều khiển tuổi thọ. 
B. Điều khiển giới tính.
C. Điều khiển thời điểm sinh sản. 
D. Điểu khiển số con.
- Phiếu học tập số 2:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật
1. Hoàn thành sơ đồ sau:
Yếu tố bên trong 
Thức ăn
Nhiệt độ 
2. Trả lời câu hỏi: 
Trong trồng cây ăn quả, con người đã sử dụng biện pháp nào để có được
tỉ lệ đậu quả tốt nhất?
 ..
 ..
 ..
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ HS hoạt động nhóm thảo luận, GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.
- Báo cáo kết quả: 
+ GV tổ chức cho các nhóm lên trình bày kết quả.
+ Mời nhóm khác nhận xét.
- Đại diện nhóm được chọn trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét.
- Tổng kết
+ GV đánh giá phần làm việc của các nhóm thông qua mỗi nhiệm vụ. Cho điểm cá nhân/ nhóm có câu trả lời tốt
- Ghi kết luận vào vở
Tiết 2 - Hoạt động 7: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi trong thực tế.
b. Nội dung: GV tổ chức HS thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Giao nhiệm vụ: 
+ Trả lời câu hỏi dưới đây vào vở
+ Câu hỏi: 
Theo em, người nông dân thường nuôi ong trong các vườn cây ăn quả để làm gì?
Để ong khi hút mật ở hoa đổng thời thực hiện thụ phấn cho hoa, nhằm đảm bảo hoa đậu quả.
- Nhận nhiệm vụ.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ:
+ GV đưa ra hướng dẫn cần thiết.
- Thực hiện nhiệm vụ 
- Báo cáo kết quả: 
+ GV tiến hành cho HS trình bày, HS khác nhận xét và phản biện 
- Theo dõi đánh giá của GV
- Tổng kết
+ GV đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của HS. Cho điểm cá nhân/ nhóm có câu trả lời tốt
- HS nhận thức, giải quyết được các vấn đề thực tiễn
C. Dặn dò
- HS làm bài tập trong SGK bài 38/ trang 178.
- Chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp
D. Kiểm tra đánh giá thường xuyên
- Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau:
Các tiêu chí
Tốt
Khá
TB
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia hoạt động nhóm, cặp đôi theo yêu cầu của GV
Nêu được nêu lên được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản ở sinh vật.
Vận dụng những hiểu biết vể sinh sản hữu tính ở sinh vật trong thực tiễn
Cho ví dụ thực tiễn minh họa con người vận dụng những hiểu biết vể sinh sản hữu tính ở sinh vật trong thực tiễn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_38_cac_yeu_to_anh_huong.docx