Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 9: Đồ thị quảng đường-thời gian

Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 9: Đồ thị quảng đường-thời gian

- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đổ thị quãng đường - thời gian, đế xuất được cách tìm tốc độ chuyển động.

- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân còng của GV.

- Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động.

 

docx 9 trang Mạnh Quân 27/06/2023 3780
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học tự nhiên Lớp 7 - Bài 9: Đồ thị quảng đường-thời gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .
Ngày dạy: 
BÀI 9: ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG- THỜI GIAN
	( Thời gian thực hiện: 03 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực chung
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: Đề xuất được cách biểu diễn quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng đều theo thời gian; Từ đổ thị quãng đường - thời gian, đế xuất được cách tìm tốc độ chuyển động.
- Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân còng của GV.
- Tự chủ và tự học: Tích cực tham gia các hoạt động.
2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết đọc đổ thị quãng đường - thời gian.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vẽ được đó thị quãng đường - thời gian cho vật chuyển động thẳng. Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, tìm được quãng đường vật đi, tóc độ hoặc thời gian chuyển động.
3. Phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với năng lực của bản thân.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập.
- Tự tin đề xuất cách giải quyết vấn đề.
II. Phương pháp dạy học
- Dạy học nêu vấn để và giải quyết vân để.
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật động não.
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi.
III. Thiết bị dạy học và học liệu
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập.
- Máy chiếu, tranh.
IV. Tiến trình dạy học
A. Khởi động
	Hoạt động 1: Chơi trò chơi hộp quà bí ẩn
a. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức phần tốc độ của chuyển động, đồng thời tạo hứng khởi học tập cho HS.
b. Nội dung: Thông qua các câu hỏi của trò chơi.
c. Sản phẩm: HS trả lời đúng câu hỏi để mở hộp quà
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
- GV thông báo luật chơi.
- Giao nhiệm vụ trò chơi.
Câu hỏi 1: Tốc độ cho biết điều gì?
Câu hỏi 2: Một HS đi xe đạp từ nhà đến trường quãng đường 1km hết 10 phút. Tốc độ của hs đó là bao nhiêu?
Câu hỏi 3: 40km/h= .m/s?
Câu hỏi 4: Đơn vị của tốc độ?
Câu hỏi 5: 10km/h= m/s
Câu hỏi 6: Một đoàn tàu đi từ ga A đên ga B cách nhau 30km hết 45 phút. Tính tốc độ của đoàn tàu?
Câu hỏi 7: Tính tốc độ ra đơn vị m/s của vận động viên chạy cự ly 100m hết 10,5s?
GV tổng kết trò chơi.
Để mô tả chuyển động của ca nô như hình bên ta có thể sử dụng những cách nào?
- HS nhận nhiệm vụ
B. Hình thành kiến thức mới	
Tiết 1: Hoạt động 2: Lập bảng số liệu
a. Mục tiêu: HS lập được bảng số liệu về quãng đường thời gian.
b. Nội dung: Hoạt động nhóm qua các câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: TRả lời được các câu hỏi GV
d. Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV giải thích về chuyển động thẳng với tốc độ không đổi là chuyển động thẳng đều.
GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS.
Từ bảng 9.1 hãy: 
a, Xác định thời gian để ca nô đi được quãng đường 60 km
b, Tính tốc độ của ca nô trên quãng đường 60km?
c, Vào lúc 9h ca nô sẽ đến vị trí cách bến bao nhiêu km?
d, Giờ xuất phát của ca nô lúc mấy giờ?
e, Mỗi giừo ca nô đi được bao nhiêu km?
- Nhóm HS nhận nhiệm vụ
+ 2h
+ v= 30km/h
+ 90km
+ 6h
+ 30km
Tổng kết ( nội dung ghi bảng)
Cách 1: Lập bảng số liệu về quãng đường- thời gian.
Thời điểm
6h00
6h30
7h00
7h30
8h00
Thời gian chuyển động t(h)
0
0,5
1,0
1,5
2,0
Quãng đường s(km)
0
15
30
45
60
Mỗi giờ ca nô đi được 30km
Hoạt động 3: Vẽ đồ thị quãng đường- thời gian
a, Mục tiêu: Vẽ được đồ thị mối liên hệ quãng đường và thời gian.
b, Nội dung: Giao nhiệm vụ thông qua các câu hỏi trong SGK.
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV
d, Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
*Bước 1:
+ Trục nằm ngang: Ot biều diễn thời gian
+ Trục thẳng đứng Os biểu diễn độ dài theo 1 tỉ xích nhất định
* Bước 2:
Xác định điểm có giá trị s,t tương ứng trong bảng 9.1.
* Bước 3: Nối các điểm A, B, C, D, E
- Báo cáo kết quả
- Nhận nhiệm vụ
HS vẽ được đồ thị quãng đường thời gian.
Tổng kết
Hoạt động 3: Vận dụng.
a, Mục tiêu: Từ đồ thị biết được mối quan hệ Quãng đường- thời gian
b, Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi
c, Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của HS
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ
Từ bảng số liệu vẽ đồ thị quãng đường thời gian của người đi bộ
- Hướng dẫn hS thực hiện nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả
- Nhận nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ
- HS báo cáo kết quả
Tiết 2: Hoạt động 4: Tìm quãng đường- thời gian của vật từ đồ thị
a. Mcục tiêu: Từ đồ thị, HS tìm được quãng đường, thời gian.
b. Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của HS
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV giao nhiệm vụ chia 4 nhóm hoàn thành các câu hỏi: Từ đồ thị hình 9.3: 
Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60 km
Tốc độ của ca nô
- Hướng dẫn thực hiện
+ Chọn thời điểm t= 1,0h trên trục Ot
+ Chọn thời điểm s= 30km trên trục Os
Báo cáo 
- Nhận nhiệm vụ
HS báo cáo
HS khác nhận xét
Tổng kết:
	Hoạt động 5: Tím tốc độ từ đồ thị
a, Mục tiêu: Từ đồ thị xác định quãng đường, thời gian từ đó tìm được tốc độ
b, Nội dung: GV đưa ra các câu hỏi
c. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi của GV
d, Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giao nhiệm vụ HS
Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ
? Từ đồ thị hình 9.3:
+ Thời gian để ca nô đi hết quãng đường 60km
+ Tốc độ của ca nô?
+ Cách mô tả đồ thị quãng đường- thời gian có ưu điểm gì?
- Nhận nhiệm vụ
+ 2h
+ 30km/h
+ Có cái nhìn trực quan và nhanh chóng về chuyền động của vật so với bảng dữ liệu.
+ Tính toán, dự báo về quãng đường, thời gian có thể đánh giá, so sánh tốc độ của các vật khác chuyển động mà không cần tính toán
Tổng kết
 quãng đường đi được 60km
Tốc độ = 	= 30km/h
	Thời gian đi hết quãng đường 2h
 s 
V = 
	t
Tiết 3: Vận dụng
Kiêmr tra bài cũ
? Đồ thị quãng đường, thời gian cho biết điều gì
? Từ đồ thị: + Khi biết quãng đường tìm thời gian
 + Khi biết thời gian tìm quãng đường 
Thì làm như thế nào?
	Hoạt động 6: Vận dụng làm bài tập dạng 1( Vẽ đồ thị)
a, Mục tiêu: Lập bảng số liệu, vẽ đồ thị
b, Nội dung: Bài tập SGK
c. Sản phẩm: HS làm được các bài tập
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ: Bài tập 1 SGK trang 59
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vu:
Quan sát trợ giúp HS khi cần
- Báo cáo
- GV nhận xét
- Nhận nhiệm vụ
- HS báo cáo
- HS khác nhận xét
Tổng kết
Thời gian (s)
0
2
4
6
8
10
Quãng đường (m)
0
10
20
30
40
50
Đồ thị quãng đường, thời gian
Hoạt động 7: Bài tập dạng 2: Mô tả chuyển động của vật từ đồ thị
a,Mục tiêu: NHìn đồ thị, HS mô tả được chuyển động của vật
b, Nội dung: Bài tập SGK
c. Sản phẩm: HS làm các bài tập SGK
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Giao nhiệm vụ
Chiếu bài tập
+ Sau 50s xe đi được bao nhiêu m
+ TRên đoạn đường nào xe chuyển động nhanh hơn. Xác định tốc độ của mỗi xe trên mỗi đoạn đường?
Bài 9.7 SBT
. Hình bên biểu diễn đồ thị quãng đường − thời gian của ba học sinh A, B và C đi xe đạp trong công viên.
Từ đồ thị, không cần tính tốc độ, hãy cho biết học sinh nào đạp xe chậm hơn cả. Giải thích.
Tính tốc độ của mỗi xe.
- NHận nhiệm vụ
+ 750m
+ Tốc độ của xe trên đoạn đường 1 là: 
v= 450/40= 11,25m/s
+ Tốc đô của xe trên đoạn đường 2 là:
v= 900/60= 15m/s
Vậy tốc độ của xe trên đoạn đường 2 nhanh hơn
C. Dặn dò
- Làm bài tập còn lại trong SBT
- Chuẩn bị bài đo tốc độ
D. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên
Kết thúc bài học, GV cho HS tự đánh giá theo bảng sau: 
Các tiêu chí
Tốt
Khá
Đạt
Chưa đạt
Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Tham gia các hd nhóm của GV
Biết được vai trò của đồ thị s- t
Vẽ được đồ thị
Làm được các dạng bài tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_bai_9_do_thi_quang_duong_tho.docx