Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1: Lịch sử và cuộc sống

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1: Lịch sử và cuộc sống

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử.

 

docx 6 trang Mạnh Quân 27/06/2023 2560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 1: Lịch sử và cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2022
Ngày giảng: 06/9/2022
CHƯƠNG I: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Tiết 1+2
BÀI 1: LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Giải thích được vì sao cần phải học môn Lịch sử. 
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Tự chủ: 
+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
+ Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời sống; 
+ Biết thực hiện kiên trì kế hoạch học tập, lao động.
- Giao tiếp: 
+ Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
+ Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
* Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Tìm hiểu khái niệm lịch sử và môn lịch sử
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Hiểu được lịch sử là những gì đã diên ra trong quá khứ.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng: giải thích vì sao cần phải học lịch sử.
3. Phẩm chất:
+ Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử. 
+ Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các dis ản của thế hệ đi trước để lại. 
+ Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên
	- Phiếu học tập dùng cho nội dung luyện tập
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
	- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra đầu giờ (Không)
3. Tiến trình tổ chức các hoat động
A. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b. Tổ chức thực hiện: 
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân 4’) Em hãy quan sát và trả lời câu hỏi:
GV Chiếu hình ảnh về sự thay đổi của CNTT máy tính, của đồng tiền VN và đặt câu hỏi:
 Em hãy chỉ ra sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử, của đồng tiền VN?
 Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi, ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
- GV yêu cầu đại diện một vài HS lên báo cáo.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
- HS báo cáo, HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
- GV nhận xét (hoạt động của HS và sản phẩm), rồi GV dẫn dắt học sinh vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động GV và HS
Nội dung
HĐ 1: Lịch sử là gì?
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. Hiểu lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
b. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm (5’)
Thực hiện các yêu cầu sau: 
1. Em hãy quan sát bức tranh, những bức tranh này gợi cho em nhớ đến sự kiện nào? Những sự kiện đó đã diễn ra chưa? Từ đó rút ra lịch sử là gì?
2. Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1? 
3. Để tìm hiểu về một chuyện xảy ra trong quá khứ, các em cần xác định được những yếu tố cơ bản nào?
HS nhận và triển khai hoạt động.
Gợi ý
- Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, Lá cờ đỏ sao vàng bay trên nắp hầm Catri - Chiến thắng Điện Biên Phủ; Xe tăng húc cổng dinh độc lập - Chiến dịch Hồ Chí minh thắng lợi
- Để tìm hiểu về một chuyện xảy ra trong quá khứ, cần xác định được những yếu tố cơ bản là: thời gian, không gian xảy ra và con người liên quan tới sự kiện đó. Các em cần tự đặt ra và trả lời những câu hỏi như: Việc đó xảy ra khi nào? Ở đâu? Xảy ra như thế nào? Vì sao lại xảy ra? Ai liên quan đến việc đó? Việc đó có ý nghĩa và giá trị gì đối với ngày nay?... 
- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày, chia sẻ, nhận xét, bổ sung.
GV Nhận xét câu trả lời của HS, trình bày và chốt kiến thức trên bảng.
HS Lắng nghe và ghi chép
Tiết 2
Ngày giảng: ../9 (6A1); 9/9 (6A2)
HĐ 2: Vì sao phải học lịch sử?
a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần phải học lịch sử.
d. Tổ chức thực hiện
GV cho HS HĐCĐ (3’), đọc thông tin mục 2, quan sát các hình ảnh (H2-10) và trả lời các câu hỏi:
- Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không?
- Em làm thế nào để biết điều đó?
- Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?
HS thảo luận luận cặp đôi.
GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận.
- Yêu cầu HS báo cáo. (đại diện CĐ trình bày).
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày, chia sẻ và bổ sung cho nhóm bạn.
GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập và khẳng định việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn,... của dân tộc và nhân loại (Hình 2) 
Chốt kiến thức cho HS ghi:
1. Lịch sử là gì.
- Quá khứ là tất cả những gì đã xảy ra trước thời điểm hiện tại.
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, được con người ghi chép lại hoặc được phản ánh qua các nguồn tư liệu.
- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay.
2. Vì sao phải học lịch sử.
- Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. 
- Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai. 
(Biết quá khứ, hiểu hiện tại, hướng tới tương lai)
C Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử
d. Tổ chức thực hiện.
Câu 1.
 “Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 (Hồ Chí Minh)
Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?
Câu 2. Hoàn thành phiếu học tập sau vào vở 
Phiếu học tập
Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống: lịch sử; biến đổi; xuất hiện; tương lai; bài học kinh nghiêm; cội nguồn; thời gian; khoa học; hoạt động; loài người; quá khứ; đấu tranh.
Mọi vật xung quanh ta đều phát sinh, tồn tại và theo Xã hội ..cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử.
 là những gì xảy ra trong bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi .đến nay
Môn Lịch sử là môn .tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những . của con người và xã hội loài người trong quá khứ
Học lịch sử để biết được của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được cha ông ta phải lao đông, sáng tạo .như thế nào để có được đất nước ngày nay
Học lịch sử còn để đúc kết những .của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và 
Gợi ý sản phẩm:
Khi HS trả lời học sinh khác nhận xét bổ sung, GV nhận xét và chốt.
Câu 1. Có thể HS chưa trả lời được thì GV gợi ý hướng HS đến các cụm từ “sử ta” “gốc tích”
+ Sử ta: lịch sử của đất nước Việt Nam ta.
+ Gốc tích: lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần của lịch sử đất nước ta – “sử ta”. 
Ý nghĩa: người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc. 
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau
Câu 2. Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống: lịch sử; biến đổi; xuất hiện; tương lai; bài học kinh nghiêm; cội nguồn; thời gian; khoa học; hoạt động; loài người; quá khứ; đấu tranh.
Mọi vật xung quanh ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian Xã hội loài người cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử.
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay
Môn Lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ
Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được cha ông ta phải lao động, sáng tạo , đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay
Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiêm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai.
D Hoạt động vận dụng (hướng dẫn HS về nhà thực hiện) 
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực tiễn
	b. Tổ chức thực hiện
	Câu 1. Các bạn trong hình bên đang làm gì? Theo em việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
	Câu 2. Hãy chia sẻ với thầy cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết; cách học lịch sử nào giúp em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất.
	Câu 3. Em hãy điều tra xem trong lớp có bao nhiêu bạn thích học môn Toán, môn Ngữ Văn và môn Lịch sử. Theo em, các bạn thích học những môn khác có cần biết lịch sử không? Vì sao?
GV hướng dẫn gợi ý
	Câu 1.Các bạn HS đang chăm sóc nghĩa trang – Uống nước nhớ nguồn
	Câu 2. GV tổ chức HS tự trình bày vế cách học lịch sử của bản thân: Học qua các nguồn (hình thức) nào? Học như thế nào? Em thấy cách học nào hứng thú/ hiệu quả nhất với mình? Vì sao?,... Từ đó định hướng, chỉ dẫn thêm cho HS về các hình thức học tập lịch sử để đạt hiệu quả: đọc sách (SGK, sách tham khảo,...), xem phim (phim lịch sử, các băng video, hình,...) và học trong các bảo tàng, học tại thực địa,... Khi học cần ghi nhó’ những yếu tố cơ bản cần xác định (thời gian, không gian - địa điểm xảy ra và con người liên quan đến sự kiện đó); những câu hỏi cần tìm câu trả lời khi học tập, tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, GV có thê’ lấy thêm ví dụ về các hình thức khác nữa để HS thấy rằng việc học lịch sử rất phong phú, không chỉ bó hẹp trong việc nghe giảng và học trong SGK như lâu nay các em vẫn thường làm 
	Câu 3. GV có thể hỏi HS về môn học mình yêu thích nhất, rồi đặt vấn đề: Nếu thích học các môn khác thì có cần học lịch sử không và định hướng để HS trả lời: 
	- Học lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống nên bất cứ ai cũng cần. 
	- Mỗi môn học, ngành học đều có lịch sử hình thành và phát triển của nó: Toán học có lịch sử ngành Toán học, Vật lí có lịch sử ngành Vật lí,... Nếu các em hiểu và biết được lịch sử các ngành nghề thì sẽ giúp các em làm tốt hơn ngành nghề mình yêu thích. Suy rộng ra, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm, những bài học về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
	4. Củng cố, hướng dẫn học bài 
	Về học bài theo nội dung vở ghi
	Làm lại phần luyện tập vào vở
	Chuẩn bị bài 2: Dựa vào đâu để biết và phục dựng lại lịch sử.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_1_lich_su_va_cuoc_song.docx