Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 11: Những chuyển biến về xã hội - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 11: Những chuyển biến về xã hội - Năm học 2020-2021 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 - Kinh tế phát triển, xã hội nguyên thủy đã có nhiều chuyển biến, trong xã hội có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà.

 - Chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ.

 - Trên đất nước ta nảy sinh những vùng văn hóa lớn, chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước (đặc biệt thời kì văn hóa Đông Sơn)

2. Kĩ năng:

 Bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ.

3. Thái độ:

 Bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực hình thành

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên

 - Giáo án word

 - Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

 

docx 8 trang Hà Thu 30/05/2022 2580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 11: Những chuyển biến về xã hội - Năm học 2020-2021 (Bản hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 12
Tuần dạy: 12
Ngày soạn: 25/10/2020 
Bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 	
	- Kinh tế phát triển, xã hội nguyên thủy đã có nhiều chuyển biến, trong xã hội có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà.
	- Chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ.
	- Trên đất nước ta nảy sinh những vùng văn hóa lớn, chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước (đặc biệt thời kì văn hóa Đông Sơn)
2. Kĩ năng:
 Bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ.
3. Thái độ: 
	Bồi dưỡng cho HS ý thức về cội nguồn dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực hình thành
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nhận xét.
II. CHUẨN BỊ	
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Giáo án word 	
 - Bản đồ Việt Nam, tranh ảnh
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
 III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) 
 Hỏi: Theo em, thuật luyện kim đã được phát minh có ý nghĩa như thế nào?
	 Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là những chuyển biến về xã hội để đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương thức: 
+Thuyết trình, phát vấn.
+Hoạt động cá nhân.
- Tổ chức hoạt động: GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
 Hai phát minh quan trọng của người Phùng Nguyên-Hoa Lộc là gì? 
- Gợi ý sản phẩm: Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
 - GV nhận xét, đánh giá hoạt động và dẫn dắt vào bài mới.
 Người Phùng Nguyên- Hoa Lộc có hai phát minh lớn thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đã tạo ra chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế của con người. Chính sự chuyển biến về kinh tế đã dẫn đến sự phân công lao động như thế nào? Xã hội có thay đổi gì? Để hiểu rõ nội dung đó, chúng ta tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 1. Hoạt động 1
 1. Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào?
- Mục tiêu: HS nhận biết được sự phân công lao động đã được hình thành.
- Phương thức: 
+ Phát vấn, thuyết trình, phân tích, 
 +Tổ chức hoạt động: cá nhân
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gọi HS đọc thông tin sgk
- GV tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho HS
GV liên hệ bài trước và Hỏi: Em có nhận xét gì về việc đúc 1 công cụ đồng hay làm 1 đồ gốm so với làm 1 công cụ bằng đá ?
Hỏi: Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc đồng.
Hỏi: Trong trồng trọt, muốn có thóc lúa, người dân cần phải làm những gì ? 
Hỏi: Ai là người cày bừa, cấy lúa, chế tác công cụ đúc đồng ?
GV: Số người làm nông nghiệp tăng, cần có người làm ở ngoài đồng, người làm ở trong nhà lo việc ăn uống => Cần có sự phân công lao động.
Hỏi: Trong xã hội đã có sự phân công lao động như thế nào?
GV YCHS liên hệ ở gia đình 
- Gợi ý sản phẩm:
- Đúc 1 công cụ đồng phức tạp hơn, cần kỹ thuật cao hơn.
- Chỉ có một số người biết luyện kim đúc đồng => có chuyên môn và kĩ thuật cao (phải biết đồng làm thế nào, nhiệt độ bao nhiêu thì chảy. VD: 800 -> 100 độ).
- Cày, bừa, làm đất, gieo hạt, chăm bón, thu hoạch.
- Đàn ông cày bừa, làm công cụ, đàn bà cấy 
+ Phụ nữ ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp, làm đồ gốm và dệt vải-> Nữ làm việc nhẹ,
 + Nam giới: một phần sản xuất nông nghiệp, đi săn, đánh cá; một phần chuyên hơn làm việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức 
->Nam làm việc nặng và khó, đòi hỏi chuyên môn và sức khoẻ nhiều hơn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
GV khẳng định: theo truyền thống của dân tộc ta, đàn ông làm những việc nặng nhọc, đàn bà lo công việc trong nhà nhẹ nhàng, tỉ mĩ hơn. Đây là bước chuyển biến quan trọng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
HS đọc thông tin sgk
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Cá nhân nghiên cứu tài liệu, đại diện báo cáo kết quả, các cá nhân còn lại nhận xét, bổ sung.
1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
Xã hội có sự phân công lao động:
+ Phụ nữ: làm việc nhà, tham gia vào sản xuất nông nghiệp, dệt vải, làm gốm...
+ Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá, chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức,.. 
 Hoạt động 2: Xã hội có gì đổi mới? (10 phút)
 - Mục tiêu: HS nhận biết được những chuyển biến về xã hội.
- Phương thức:
+ Phân tích, vấn đáp, gợi mở, giải thích, 
 + Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gọi HS đọc thông tin sgk
- GV tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho HS
Hỏi: Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức nào ?
Hỏi: Nay cuộc sống của cư dân ở lưu vực các sông như thế nào ?
Hỏi: Bộ lạc được ra đời như thế nào.
Hỏi: Người đứng đầu thị tộc, bộ lạc được gọi là gì 
Hỏi: Lao động nặng nhọc ai sẽ là người gánh vác? 
Hỏi: Vị trí của người đàn ông trong gia đình, làng bản thay đổi như thế nào?
Hỏi: Thế nào là chế độ phụ hệ ?
Hỏi: Vì sao phải bầu người quản lí làng bản ?
Hỏi: Tại sao ở thời kỳ này, trong 1 số ngôi mộ chôn theo công cụ và đồ trang sức số lượng khác nhau?
- Gợi ý sản phẩm:
- Thị tộc.
- Đông đảo hơn, định cư lâu hơn, no đủ hơn từ đó hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Được gọi là bộ lạc.
- Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau gọi bộ lạc.
- Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng (già làng). Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng.
- Đàn ông.
- Vị trí của người đàn ông ngày càng tăng lên. Người đứng đầu cả thị tộc, bộ lạc là nam giới, không phải là phụ nữ như trước nữa.
- Xem người cha làm chủ, con cái theo cha, người cha dần dần trở thành chủ gia đình, chủ thị tộc.
=> Chế độ phụ hệ ra đời.
- Để chỉ huy sản xuất, lễ hội, giải quyết mối quan hệ trong làng bản, và giữa các làng với nhau trong bộ tộc => những người này được chia phần thu hoạch lớn hơn => các mộ cổ khác nhau.
- Xã hội có sự phân hóa rõ nét. 
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
GVKL: Đời sống ổn định, hình thành chiềng chạ, bộ lạc, chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệ có sự phân chia giàu nghèo.
HS đọc
- HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
- Cá nhân nghiên cứu tài liệu, đại diện báo cáo kết quả, các cá nhân còn lại nhận xét, bổ sung.
2. Xã hội có gì đổi mới?
- Ở các vùng đồng bằng ven sông lớn nhiều chiềng, chạ ra đời.
- Các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau gọi bộ lạc.
- Vị trí của người đàn ông ngày càng cao
=>Chế độ phụ hệ ra đời.
- Của cải dư thừa 
=>Xã hội phân biệt giàu nghèo.
	Hoạt động 3: Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? (12 phút)
- Mục tiêu: HS trình bày được những vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất nước ta.
- Phương thức: 
	+ Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, 
	+ Hoạt động cá nhân.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV tổ chức hoạt động và giao nhiệm vụ cho HS
Yêu cầu HS đọc phần 3.
Hỏi: Các nền văn hoá đã hình thành trên đất nước ta vào thời gian nào và ở đâu? 
GVHDHS Quan sát H 31, 32, 33, 34 miêu tả và nhận xét.
Hỏi: So sánh với thời Phùng Nguyên – Hoa Lộc có gì khác?
Hỏi: Đến thời kỳ văn hoá Đông Sơn, công cụ chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu gì. 
Hỏi: Theo em những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội.
- Gợi ý sản phẩm:
- Khắp trên cả nước, tập trung ở Bắc, Bắc Trung Bộ.
(Tuy nhiên có khu vực phát triển cao hơn và rộng hơn đó là Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Sơn là 1 vùng đất ven sông Mã thuộc đất Thanh Hoá, nơi phát triển hàng loạt đồ đồng tiêu biểu cho giai đoạn phát triển cao hơn của người nguyên thuỷ thời đó. Do đó được dùng để gọi chung nền văn hoá đồng thau ở Bắc Việt Nam ta).
- HS quan sát
- Đa dạng, tiến bộ, kỹ thuật tinh sảo, đẹp hơn trước. 
- Đồng
- Công cụ đồng thay thế công cụ đá: vũ khí đồng, dao găm đồng, lưỡi liềm đồng đặc biệt là lưỡi cày đồng.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
GVKL: Do sự phát triển của nông nghiệp trên vùng đồng bằng sông lớn, sự phân công lao động => Sự phát triển kinh tế, xã hội nước ta hình thành những nền văn hoá, đăc biệt là văn hoá Đông Sơn. Cư dân ở vùng văn hoá Đông Sơn gọi là Lạc Việt.
HS tiếp nhận nhiệm vụ được giao.
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
- HS lần lượt trình bày.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
 - Từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN hình thành các trung tâm văn hóa lớn: Óc eo ở Tây nam bộ, Sa Huỳnh ở Nam trung bộ & Đông Sơn ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ. 
- Văn hóa Đông Sơn phát triển, đồ đồng thay thế đồ đá: Lưỡi cày đồng, lưỡi liềm, lưỡi giáo, mũi tên...
=> cuộc sống của con người đã có phần ổn định.
3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về những chuyển biến về xã hội, sự hình thành ba nền văn hóa lớn ở nước ta.
	- Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời (trắc nghiệm).
	+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Nền văn hoá Đông Sơn là của người
A. Lạc Việt.	 B. Âu Lạc.	
C. Tây Âu.	 D. nguyên thuỷ. 
Câu 2. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN, trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hóa nào? 
Óc Eo, Sa Huỳnh, Đồng Nai. B. Sa Huỳnh, Đồng Nai, Đông Sơn. 
C. Óc Eo, Sa Huỳnh. D. Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn. 
Câu 3. Nền văn hóa Đông Sơn là cơ sở để hình thành nên nhà nước nào sau này?
A. Văn Lang. B. Âu Lạc.
C. Vạn Xuân. D. Đại Việt. 
Câu 4. Cư dân văn hoá Sa Huỳnh đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng gì? 
A. Đá. B. Đồng.
C. Sắt.	 D. Gỗ. 
Câu 5. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
A. Nam làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn phụ nữ làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...
B. Nam, nữ công việc làm như nhau. 
C. Tất cả mọi việc nam làm, còn phụ nữ ở nhà chỉ nấu cơm. 
D. Phụ nữ làm nông nghiệp, săn bắt, đúc đồng , còn nam làm việc nhà, làm gốm, dệt vải...
Câu 6. Xã hội có gì đổi mới?
 A. Xã hội theo chế độ mẫu hệ. B. Xã hội theo chế độ phụ hệ.
 C. Xã hội đã có sự phân lao động. D. Xã hội đã có sự phân chia giai cấp. 
 + Phần tự luận 
? Thế nào là chế độ phụ hệ.
? Em có nhận xét gì về văn hóa Đông Sơn.
Câu 1. Nêu các biến chuyển chính về mặt xã hội. 
 - Gợi ý sản phẩm:
 + Phần trắc nghiệm khách quan
Câu
1
2
3
4
5
6
ĐA
A
D
A
B
A
B
 + Phần tự luận:
- Trong gia đình người đàn ông làm trụ cột, quyết định mọi việc trong gia đình.
- Văn hóa Đông Sơn phát triển, đồ đồng thay thế đồ đá: Lưỡi cày đồng, lưỡi liềm, lưỡi giáo, mũi tên...	
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
3.4. Hoạt động vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS nhận xét.... 
- Phương thức: phát vấn, các câu hỏi.
 Nhận xét về trình độ phát triển của nền sản xuất văn hóa Đông Sơn?
- Gợi ý sản phẩm: Trong thời kì này, công cụ bằng đồng rất phát triển, thay thế hẳn cho công cụ bằng đá. Con người thời kì văn hóa Đông Sơn đã biết dùng trâu bò để kéo cày trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra cuộc sống định cư lâu dài.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
3.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập. HS nhận xét.... 
- Phương thức: 
+ Phát vấn, các câu hỏi.
+ Hoạt động cá nhân.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
? Điểm lại những biến chuyển về mặt xã hội.
 Học bài cũ - Soạn bài 12 : NƯỚC VĂN LANG 
	+ Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời nhà nước Văn Lang?	
+ Nước văn Lang ra đời khi nào, ở đâu, do ai đứng đầu và đóng đô ở đâu?
+ Giải thích sơ đồ nhà nước Văn Lang?
- Gợi ý sản phẩm:
Xã hội có sự phân công lao động:
- Vị trí của người đàn ông ngày càng cao
- Của cải dư thừa 
=>Xã hội phân biệt giàu nghèo.
- HS về soạn bài 12.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm, hoạt động của HS và chốt.
Phường 8, ngày tháng năm 2020
Kí duyệt của Tổ trưởng
Nguyễn Văn Chơn

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bai_11_nhung_chuyen_bien_ve_xa_hoi_nam.docx