Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

- Năng lực tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày được vấn đề trước tập thể lớp, có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập.

 

doc 8 trang Mạnh Quân 27/06/2023 1970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/02/2023 
Bài 15 - Tiết 32+33+34
CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN CỦA XÃ HỘI ÂU LẠC
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
* Yêu cầu tối thiểu đối với HS.
– Nêu được một số chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.
– Nhận biết được một số chuyển biến cơ bản về kinh tế và xã hội của người Việt cổ dưới ách cai trị, đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
* Yêu cầu đối với HS Khá, Giỏi.
Đánh giá được một số chuyển biến quan trọng về kinh tế và xã hội của người Việt cổ dưới ách cai trị, đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Độc lập làm việc để giải quyết vấn đề bài học, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày được vấn đề trước tập thể lớp, có trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tiếp nhận thông tin và đánh giá, nhận xét nội dung bài học, suy nghĩ đưa ra các ý kiến giải quyết yêu cầu của nhiệm vụ học tập.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và cuộc sống của nhân dân Giao Châu:
- Nhận thức và tư duy lịch sử: sưu tầm ca dao, tục ngữ và hò vè của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử lên án chính sách cai trị, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng lòng tự hào về cội nguồn dân tộc.
- Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên trong học tập, thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết. 
- Trách nhiệm: Học tập, rèn luyện góp phần xây dựng quê hương đất nước. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên: phiếu học tập, tranh ảnh, sơ đồ. lược đồ
- Phiếu học tập số 1: Đọc mục 1 sgk, quan sát Hình 1 và 2 sgk tr 66 và hình 3 trang 67, điền thông tin phiếu học tập
Thời gian
Địa giới hành chính nước ta từ 179 TCN đến X.
179TCN
-Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới châu - quận là huyện
Năm 40 - 43
-Chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.
 - Rubric:
Thực hành
Tiêu chí
Thang điểm
Không đạt
0-49%
Đạt
50-64%
Khá
65-79%
Tốt
80-100%
Kết quả thực hành
5,0
0 đến < 2,5
2,5 đến < 3,3
3,3 đến < 4,0
4,0 đến 5,0
Thực hiện dưới 50% nhiệm vụ thực hành. 
Thực hiện 50 - 64% nhiệm vụ thực hành.
Thực hiện 65 - 79% nhiệm vụ thực hành. 
Thực hiện trên 80% nhiệm vụ thực hành. 
Báo cáo thực hành
5,0
0 đến < 2,5
2,5 đến < 3,3
3,3 đến < 4,0
4,0 đến 5,0
Đúng, đủ dưới 50%
Đúng, đủ 50-64%
Đúng, đủ 65 - 79%
Đúng, đủ trên 80%
- Phiếu học tập số 2: HS làm việc theo nhóm lớn
+ Tìm hiểu thông tin trên Internet, Đoạn tư liệu 1 điền thông tin phiếu học tập. 
+ Em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế, văn hóa và xã hội của các triều đại phong kiến phương Bắc
Lĩnh vực
Các chính sách 
Kinh tế
+ Chiếm ruộng đất nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy.
+ Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.
+ Nắm độc quyền vế sắt và muối, bắt dân ta cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu, sản vật quý.
Văn hóa - Xã hội
Chính quyền phong kiến phương Bắc đều thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt trong suốt thời Bắc thuộc.
- Thang đánh giá phần trình bày sơ đồ nhà nước Âu Lạc:
1
2
3
4
5
Diễn đạt còn ấp úng, chưa biết cách sử dụng từ ngữ.
Ngôn ngữ chưa thật chính xác, dùng từ đơn điệu.
Ngôn ngữ khá linh hoạt, mạch lạc.
- Diễn đạt tương đối mạch lạc.
- Ngôn ngữ phong phú, linh hoạt.
- Diễn đạt mạch lạc, lô gics.
- Ngôn ngữ phong phú, linh hoạt, giàu hình ảnh
- Biểu cảm tốt
III. Tiến trình dạy học
 	1, Ổn định tổ chức.
 	2, Kiểm tra đầu giờ.
Không kiểm tra.
3, Tổ chức dạy học.
Tiết 1: Ngày giảng: 16/02 (6A2);17/02 (6A1)
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
a. Mục tiêu: Giới thiệu được đôi nét về Thành Luy Lâu - vốn là di tích tiêu biểu thời Bắc thuộc còn lại thời điểm hiện tại. (tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới). 
 b. Tổ chức thực hiện:
GV cho hs xem hình ảnh Thành cổ Luy Lâu trên máy chiếu.
- HĐ cá nhân: HS suy nghĩ 1p, trả lời câu hỏi
- HS NX...
- GV nx...., dẫn dắt vào bài mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc. 
a. Mục tiêu: 
Nêu được một số chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc trong thời kì Bắc thuộc.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
- HS hoạt động nhóm (6 nhóm) – thực hiện kỹ thuật mảnh ghép, hoàn thành phiếu học tập số 1:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- HS trình bày trên lược đồ Hình 2 gsk (máy chiếu)
- GV kết luận
- GV đánh giá bằng Rubric.
- HS đọc mục 1 sgk, quan sát Hình 1 và 2 sgk tr 66 và hình 3 trang 67
- HS lên bảng trình bày tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang.
H: Em có nhận xét gì về bộ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
TL: Bộ máy cai trị rập khuôn của người Hán nhưng từ huỵên trở xuống người Hán vẫn phải thống qua người Việt để thực hiện chính sách cai trị.
à lúc mới thành lập các tầng lớp thống trị TQ ko dám với tay xuống cấp làng xã mà chỉ dám với tay đến cấp Huyện
Củng cố và HD học bài:
GV cùng HS hệ thống lại kiến thức đã học.
Về nhà học bài chuẩn bị mục b,c SGK.
Tiết 2: Ngày giảng: 
- GV cho HS HĐN 6’ – thực hiện kỹ thuật KWL, hoàn thành phiếu học tập số 2:
H: Đoạn tư liệu 1 và thông tin ở trên cho em biết điều gì về chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc? (Gợi ý: Người đứng đầu tham lam, không liêm khiết, ra sức vơ vét sản vật địa phương để mưu lợi riêng).
- GV đánh giá HS bằng thang đánh giá
- Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập số 2 trình bày chính sách bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
H: Vì sao các triều đại phong kiến phương Bắc lại nắm độc quyền về muối và sắt? (Gợi ý: Muối có vai trò như thê' nào đối với đời sống? sắt dùng để làm gì?).
H: Đoạn tư liệu 2 và thông tin ở trên chính quyền phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách cai trị về văn hóa đối với nước ta như thế nào?
- GV đánh giá HS bằng thang đánh giá
- Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập số 2 trình bày chính sách văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc.
- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
H: Em có nhận xét gì về chính sách của nhà Hán đối với nhân dân ta?
- Tàn bạo và độc ác.
H: Các chính sách bóc lột nặng nề như vậy đã làm cho đời sống nhân dân ta như thế nào?
- Cuộc sống ngày càng khốn khổ -> Đấu tranh.
1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
a. Về bộ máy cai trị.
- Sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, chia thành các đơn vị hành chính như châu - quận, dưới châu - quận là huyện. Từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền từ cấp huyện trở lên đều do người Hán nắm giữ.
- Áp dụng pháp luật hà khắc và thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
b. Về kinh tế.
- Chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc để lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy.
- Áp đặt chính sách tô thuế nặng nề.
- Nắm độc quyền vế sắt và muối, bắt dân ta cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu, sản vật quý.
C. Về văn hoá – xã hội.
- Chính quyền phong kiến phương Bắc đều thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc Việt trong suốt thời Bắc thuộc.
4. Củng cố và Hướng dẫn học bài.
GV hệ thống lại kiến thức trong tiết học:
- Bài cũ: Học bài (sgk + vở ghi).
- Đọc, trả lời câu hỏi Bài 15 phần 2.
Tiết 3: Ngày giảng: 
Nội dung 2: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong thời kì Bắc thuộc.
a. Mục tiêu: Những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong thời kì Bắc thuộc. 
b. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS
Nội dung
- HS đọc phần thông tin a, tư liệu 1, quan sát Hình 4 sgk tr68
H: Nêu sự chuyển biến về kinh tế dưới thời Bắc thuộc.
HS quan sát Hình 4 sgk (máy chiếu)
HS nhận biết được:
+ Trồng lúa vẫn là nghề chính bên cạnh nghề trồng cây hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi.
+ Kĩ thuật đắp đê, làm thuỷ lợi phát triển đã tạo nên những cánh đồng chuyên canh cây lúa nước rộng lớn. 
+ Nghề rèn sắt vẫn phát triển cùng với
các nghề đúc động, làm gốm, làm mộc | làm đồ trang sức (vàng, bạc),...
+ Một số nghề thủ công mới xuất hiện như làm giấy, thuỷ tinh,...
+ Quan hệ buôn bán trong và ngoài khu vực được đẩy mạnh hơn trước. 
- HS đọc phần thông tin b.
H: Nêu chuyển biến về xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc.
.
H: Theo em, thành phần nào sẽ là thủ lĩnh của những cuộc đấu tranh giành độc lập cho người Việt? Vì sao? 
2. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội trong thời kì Bắc thuộc.
a. Về kinh tế: 
Bên cạnh các nghề truyền thống, xuất hiện một số nghế mới (nghề thủ công); quan hệ buôn bán mở rộng hơn,...
b.Về xã hội: 
Xã hội bị phân hoá, hình thành một số tầng lớp mới.
- Một số quan lại địa chỉ người Hán bị Việt hoá.
- Một bộ phận nông dân biến thành nô tì do mất đất.
- Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành.
HĐ 2: LUYỆN TẬP
* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc. 
* Tổ chức thực hiện: GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận, HS chủ yếu làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Bài tập 1: Vẽ sơ đồ tổ chức chính quyền đô hộ của nhà Hán ở nước ta từ sau cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng.
Giao Châu
(Thứ sử người Hán)
Quận Giao Chỉ
 (Thái Thú người Hán) Hán)
Quận Giao Chỉ
 (Thái Thú người Hán)
Huyện
(Huyện lệnh người Hán)
Huyện
(Huyện lệnh người Hán)
 (chiềng, chạ)
Huyện
(Huyện lệnh người Hán)
Quận Giao Chỉ
 (Thái Thú người Hán)
Làng xã
(Hào trưởng người Việt)
Làng xã
(Hào trưởng người Việt)
Làng xã
(Hào trưởng người Việt)
- Sản phẩm: 
* Tiết 33:
Bài tập 2: Tại sao chính quyền phong kiến Phương Bắc lại thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt?
- Sản phẩm: Chính quyền phong kiến Phương Bắc lại thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt vì: Chúng muốn biến nước ta thành lãnh thổ của chúng, muốn nhân dân ta thành nô lệ của Trung Quốc, xóa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới.
Bài tập 3: Học sinh chọn đáp án đúng nhất.
Câu 1: Thời Bắc thuộc kinh tế nước ta có những ngành nghề nào.
A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp.
B. Thủ công nghiệp, thương nghiệp.
C. Nông nghiệp, thương nghiệp.
Câu 2: Thời Bắc thuộc kinh tế nước ta có những ngành nghề mới nào xuất hiện.
A. Trồng lúa, chăn nuôi, thủy lợi.
B. Rèn sắt, đúc đồng, làm gốm.
C. Làm mộc, làm đồ trang sức, đóng gạch
D. Làm giấy, làm đồ thủy tinh.
Câu 3: Thời Bắc thuộc, nông dân công xã bị phân hóa thành
A. Hai tầng lớp: Nông dân công xã và nông dân lệ thuộc.
B. Ba tầng lớp: Nông dân công xã , nông dân lệ thuộc và Nô tì.
C. Hai tầng lớp: Nông dân công xã và nô tì.
D. Hai tầng lớp: Nông dân lệ thuộc và nô tì.
- Sản phẩm: 1 – A, 2 – D, 3 – B
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện.
Bài tập 1: GV hướng dẫn HS cách suy luận về hậu quả từ dữ kiện đã cho:
- Sản phẩm: 
Lĩnh vực
Thông tin phản ánh
Hậu quả
Đất đai
Chiếm ruộng đất, lập thành ấp, trại để bắt dân ta cày cấy. 
Người Việt mất ruộng, bị biến thành nông nổ của chính quyền đô hộ. 
Thuế khoá
Thực thi chính sách tô thuế nặng nề như tô, dung, điệu, lưỡng thuế.
Nhân dân bị bóc lột nặng nề, đời sống cùng cực.
Cống phẩm
Bắt cống nạp nhiều vải vóc, hương liệu và sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
Nhân dân phải khổ cực lao động để nộp cống vật, tài nguyên bị vơ vét cạn kiệt.
Thủ công nghiệp
Nắm độc quyền về sắt và muối
Nhân dân thiếu sắt và muối để sinh hoạt và đúc vũ khí
Bài tập 2: Quan sát sơ đồ sau em có nhận xét gì về sự chuyển biến xã hội ở nước ta?
Thời Văn Lang – Âu Lạc
Thời kì bị đô hộ
Vua
Quan lại đô hộ
Quý tộc
Hào trưởng Việt - Địa chủ Hán
Nông dân công xã
Nông dân công xã
Nông dân lệ thuộc
Nô tì
Nô tì
- Sản phẩm: Xã hội nước ta từ khi bị phong kiến phương Bắc thống trị lại tiếp tục phân hóa:
+ Tầng lớp thống trị có địa vị và quyền lực cao nhất là bọn quan lại, địa chủ người Hán.
+ Tầng lớp quý tộc ngườ Âu Lạc bị mât quyền lực, trở thành những Hào trưởng, Họ bị quan ại và địa chủ người Hán chèn ép, khinh rẻ nhưng vẫn giữ vai trò quan trongjowr địa phương và có uy tín trong nhân dân.
+ Nông dân công xã trước đây bao gồm nông dân và thợ thủ công. Từ khi bị đô hộ, 1 số giàu lên xong cũng có người nợ nần túng thiếu (do bị tước ruộng đất, bị tô thuế nặng), 1 số trở thành nô tì hoặc nông nô, nông dân lệ thuộc, số này gọi chung là tầng lớp nghèo.
4, Củng cố và Hướng dẫn học bài (5’)
a. Củng cố (3’)
GV hệ thống lại kiến thức trong bài học:
b. Hướng dẫn học bài (2’)
- Bài cũ: Học bài (sgk + vở ghi).
- Đọc, trả lời câu hỏi trong bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỷ X.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_6_bai_15_chinh_sach_cai_tri_cua_cac_trie.doc