Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương trình cả năm

Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU(Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)

1. Về kiến thức:

- Khái niệm lịch sử.

- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.

2.Về năng lực:

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.

3.Về phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

 

docx 174 trang Hà Thu 28/05/2022 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ
Bài 1
LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
( tiết)
I. MỤC TIÊU(Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Khái niệm lịch sử.
- Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống.
2.Về năng lực:
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lí giải được vì sao cần học lịch sử.
3.Về phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung:
GV:Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
HSquan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm:
- HS chỉ ra được sự thay đổi về thời gian của máy tính và tiền VN và sự thay đổi đó gọi là lịch sử.
d) Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về sự thay đổi của CNTT máy tính, của đồng tiền VN và đặt câu hỏi:
? Em hãy chỉ ra sự thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử, của đồng tiền VN. ? Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Lịch sử là gì?
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử.
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Từ hoạt động tìm hiểu vừa rồi em hãy cho biết:
?Lịch sử là gì?
? Từ cách hiểu về lịch sử, theo em môn lịch sử là môn học tìm hiểu về những gì?
? Em hãy lấy 1 ví dụ minh hoạ về lịch sử mà em biết.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
-Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
-Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Môn lịch sửlà môn học tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên trái đất cho đến ngày nay.
2. Vì sao phải học lịch sử
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ?
? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HSsuy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GVhướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập& sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
- Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm hiểu về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ và mở rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
- Học lịch sử để đúc kết những bài học kinh nghiêm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm:
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 (Hồ Chí Minh)
Bài tập 1: Bác Hồ từng nói : 
Em hiểu hai câu thơ trên như thế nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Em hãy lấy một vài ví dụ về lịch sử ở nơi em sinh sống.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Bài 2
DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: 
- Các nguồn sử liệu cơ bản (hiện vật, kênh chữ, truyền miệng, bản gốc ).
- Ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.
2. Về năng lực:
- Phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.
- Trình bày được ý nghĩa và giá trị các nguồn sử liệu ở trên.
3. Về phẩm chất:
- Trân trọng và gìn giữ các nguồn sử liệu cơ bản.
- Trung thực trong khi nghiên cứu lịch sử dựa trên các nguồn sử liệu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung:
GV:
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ.
- Quan sát nhữnghình ảnh sau và trả lời câu hỏi.
HSquan sát, trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm:Sản phẩm nhóm của HS
- HS nêu được nội dung của mỗi bức tranh.
- Mỗi bức tranh nói lên nguồn tư liệu lịch sử nào.
d) Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ
- Quan sát các hình ảnh sau và cho biết các nguồn tư liệu lịch sử này?
Hiện vật
Kênh chữ
Kể chuyện
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình ảnh, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Nêu được các nguồn tư liệu lịch sử.
- Lấy ví dụ về các nguồn tư liệu lịch sử.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận và KT đặt câu hỏi để hỏi.
- Hs làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm.
c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 4 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4 
- Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ:
Nhóm 1: Tìm hiểu về tư liệu hiện vật.
Nhóm 2: Tìm hiểu về tư liệu chữ viết.
Nhóm 3: Tìm hiểu về tư liệu truyền miệng.
Nhóm 4: Tìm hiểu về tư liệu gốc.
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Nêu vai trò của các nguồn tư liệu trong việc tìm hiểu lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu 
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập.
1. Tư liệu hiện vật
-Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại.
VD:
Ngói úp ở Hoàng Thành
Trống đồng
2. Tư liệu chữ viết
- Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá 
VD: 
- Các cuốn sách viết về lịch sử.
- Bia khắc chữ:
3. Tư liệu truyền miệng
- Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích được kể từ đời này sang đời khác.
VD: Truyền thuyết Hồ gươm
- Truyền thuyết Thánh Gióng
4. Tư liệu gốc
- Là những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm:Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Theo em tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng và tư liệu gốc có ý nghĩa và giá trị gì?
Bài tập 2: Kể tên một số truyền thuyết về một nhân vật hay sự kiện lịch sử mà em biết? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp tìm hiểu lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
Bài 3
THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
( tiết)
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: Một số khái niệm về thời gian trong việc học lịch sử (thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, sau công nguyên, công nguyên ).
2. Về năng lực:
- Biết cách tính thời gian trong lịch sử.
- Hiểu được vì sao phải tính thời gian trong lịch sử.
3. Về phẩm chất:
- Trung thực trong tìm hiểu, học tập lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung:
GVtrình chiếu hình ảnh, đặt câu hỏi.
HSquan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm:
- HS gọi tên được hình ảnh đó là các loại đồng hồ (nếu chỉ được tên cụ thể thì càng tốt) dùng để tính thời gian.
d) Tổ chứcthực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về hình đồng hồ và hỏi HS:
? Em hãy nêu tên của vật dụng trong những bức tranh? Những vật dụng này dùng để làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình ảnh và trả lời.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trả lời câu hỏi.
- Các em còn lại theo dõi bạn trả lời và nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV và theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
? Người xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS:
- Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi.
- Suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình.
-Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự của nó.
- Người xưa đã tạo ra nhiều cách đo thời gian khác nhau.
2. Các cách tính thời gian trong lịch sử
a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức.
- HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ:
? Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử ?
? Từ đó em hãy lấy một ví dụ để tính thời gian trong lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HSsuy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm.
GVhướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV: 
- Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần).
HS: 
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm.
- HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS.
- Chuyển dẫn sang phần luyện tập.
- Người xưa đã nghĩ ra cách làm lịch:
+ Âm lịch: được tính theo chu kì chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất.
+ Dương lịch: được tính theo chu kì chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời (còn gọi là công lịch).
Chúa Giê Su ra đời
 TCN 1 SCN
(+) CN ( - )
{thập kỉ: 10 năm; thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm)}.
- Ở Việt Nam, Công lịch được dùng trong các cơ quan nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được dùng cho văn hoá và tâm linh, bởi vậy trên tờ lịch đều ghi rõ 2 ÂL và DL.
HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung:HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm:
Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Muốn biết năm 2000 TCN cách ta bao nhiêu năm thì em tính như thế nào?
2021 + 2000 = 4021 năm
Bài tập 2: Muốn biết năm 1230 SCN cách 2021 bao nhiêu năm thì ta tính thế nào?
2021 – 1230 = 791 năm
à Muốn biết năm TCN cách hiện tại thì làm phép cộng, muốn biết SCN cách hiện tại ta làm phép trừ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Nội dung:GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống).
d) Tổ chứcthực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Em hãy tìm hiểu năm xây dựng của công trình trình kiến trúc ở nơi em đang sinh sống hoặc một di chỉ lịch sử mà em biết và tính niên đại của nó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
******************************
CHƯƠNG II. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
BÀI 4: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Mô tả được quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người trên Trái Đất. Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất – điểm bắt đầu của lịch sử loài người. 
- Xác định được dấu tích Sự hiện diện của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung: 
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. 
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
Năng lực riêng: 
- Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh, lược đồ,...liên quan đến bài học.
- Nhận thức lịch sử qua việc phân tích vai trò của lao động đối với xã hội nguyên thủy. 
3. Phẩm chất 
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động.
- Giáo dục phẩm chất tôn trọng lao động và tinh thần sáng tạo, có trách nhiệm.
- Giáo dục phẩm chất yêu đất nước biết gốc tích tổ tiên, quê hương để từ đó bồi đắp thêm lòng yêu nước. 
- Giáo dục phẩm chất trách nhiệm biết giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa
Chăm chỉ tìm hiểu và thu thập các thông tin, hình ảnh trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Thiết kế bài giảng ̣(video, tranh ảnh về sự hình thành và phát triển của Loài người)
- Máy tính, thiết bị trình chiếu Tivi, tranh ảnh
- Lược đồ dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn thành người ở ĐNA
- Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch
- Phiếu học tập
- Bản đồ Đông Nam Á.
2. Đối với học sinh
 Đọc và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan.
+ Sự xuất hiện của con người trên Trái Đất: thời gian, địa điểm, động lực.
+ Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Dự kiến kế hoạch dạy học: 
* Tiết 1: phần khởi động và mục I Quá trình tiến hoá từ vượn thành người
* Tiết 2 mục II Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á, mục luyện tập và vận dụng
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG. 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là hiểu được nguồn gốc của Loài người và phát triểntạo tâm thế đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung hoạt động: GV cho HS xem video về nguồn gốc loài người và xác định được quá trình tiến hóa từ vượn thành người diễn ra như thế nào (chọn 1 trong 3 video sau)
 ười nguyên thủy tâp 1
 Tóm tắt quá trình tiến hoá của loài người
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được nguồn gốc loài người là từ vượn người trải qua quá trình lao động kiếm sống đã chuyển hóa thành người
d. Tổ chức thực hiện: 
	Bước 1: Giao nhiệm vụ
 Cho HS xem video và yêu HS trả lời câu hỏi: Con người có nguồn gốc từ đâu? Quá trình tiến hóa diễn ra như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem và suy nghĩ trả lời câu hỏi
 Bước 3: HS báo cáo những gì mình đã nghe và hiểu
Bước 4:GV Nhận xét, đánh giá, kết luận/chốt: Con người có nguồn gốc từ một loài Vượn nhưng quá trình tiến hóa diễn ra như thế nào? Và những nơi nào là cái nôi của loài người chúng chuyển vào tìm hiểu bài 3
HOẠT ĐỒNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
I. QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ TỪ VƯỢN NGƯỜI THÀNH NGƯỜI 
a. Mục tiêu:Nêu được quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn; nêu được đặc điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn và xác định được những minh chứng chứng minh nguồn gốc của loài người
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh, tìm hiểu thông tin trong SGK, thu thập thông tin, thảo luận nhóm để biết được nguồn gốc của loài người
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được Loài người có nguồn gốc từ một loài vượn cổ trải qua 3 giai đoạn, hoàn thành được phiếu học tập
d. Tổ chức thực hiện:
PHIẾU HỌC TẬP
Hoạt động thầy - trò
 Sản phẩm cần đạt
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV lần lượt tổ chức cho HS thực hiện các nhiệm vụ:
Quan sát vào hình 2(tr17) thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua mấy giai đoạn? đó là những giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?
Quan sát hình sau
t Em rút ra đặc điểm nào cho sự tiến hóa của người tối cổ so với vượn người (Đã đi thẳng bằng 2 chân, từ bỏ đời sống leo trèo, đã biết làm công cụ, não lớn hơn)
Việc phát hiện các bộ xương hóa thạch (H3.2;H3.3) có ý nghĩa như thế nào trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người?
Hoàn thành phiếu học tập (theo mẫu)
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
Bước 3. HS báo cáo
GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày các nhiệm vụ được giao, các nhóm bạn nhận xét bổ sung theo kỉ thuật 3-2-1 (nêu 3 ưu điểm 2 tồn tại và 1 góp ý)
GV cần cung cấp cho các em thêm tên vàthời gian tồn tại của người Neanderthal(400 000 TCN – 40 TCN) và người lùnFloresiensis (200 000 TCN – 50 0000 TCN)trong bức hình. Căn cứ trên thời gian tồn tại được khoa học chứng minh dựa trênhoá thạch, cho HS tự rút ra kết luận: KhiNgười tinh khôn xuất hiện và tồn tại cùng với nhiều “anh em” của họ và trong quátrình tiến hoá, Người tinh khôn là loài duynhất tồn tại và phát triển
Bước 4:GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép
-Quá trình chuyển biến từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn chính: vượn cổ=> người tối cổ=> người tinh khôn
- Người tối cổ ở nhiều nơi trên thế giới và thời gian tồn tại khác nhau. 
- Người tinh khôn xuất hiện và tồn tại cùng với nhiều “anh em” của họ và trong quá trình tiến hoá, Người tinh khôn là loài duy nhất tồn tại và phát triển. 
- Các nhà khoa học tìm thấy các bộ xương người hóa thạch và xác định được niên đại chứng tỏ con người đã xuất hiện trên trái đất cách đây hàng triệu năm, đập tan những quan điểm duy tâm về nguồn gốc loài người (do một đấng thần linh nào đó sáng tạo ra)
II. NHỮNG DẤU TÍCH CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM
a. Mục tiêu:- HS xác định được dấu tích của người tối cổ trên bản đồ Đông Nam Á và Việt Nam; Hiểu được quá trình chuyển biến từ vượn ở ĐNA diễn ra liên tục
b. Nội dung: GV tổ chức học sinh hoạt động nhóm tìm hiểu thông tin trong SGK và quan sát vào lược đồ dấu tích người tối cổ ở Đông Nam Á đề xác định vị trí trên bản đồ và nhận xét
c. Sản phẩm: Hs chỉ được vị trí các di tích hóa thạch và vị trí di chỉ đồ đá trên bản đồ
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động thầy - trò
 Sản phẩm cần đạt
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm thảo luận trong vòng 3 phút
Nhóm 1,2:. Quan sát lược đồ H3 xác định những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy để chứng minh: “ ĐNA là một trong những chiếc nôi của loài người”
Nhóm 3,4: Dựa vào thông tin và hình 3, 4, 5 trong SGK, việc phát hiện ra công cụ đả và răng hoá thạch của Người tối cổ ở Việt Nam chứng tỏ điều gì? 
Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động
GV quan sát và hộ trợ các nhóm nếu cần
Bước 3. HS báo cáo
- GV gọi đại diện. nhóm 1,2 lên chỉ trên lược đồ các địa điểm tìm thấy di cốt Vượn người, Người tối cổ và Người tinh khôn. Để chứng minh ĐNA là một trong những chiếc nôi của loài người. Các bạn còn lại quan sát và nhân xét góp ý bổ sung
- Gọi đại diện nhóm 3 trình bày ý 2 và nhóm 4 nhận xét bổ sung góp ý
- GV yêu cầu HS Gạch chân các địa điểm và mốc thời gian để rút ra quá trình chuyển biến đó diễn ra liên tục kéo dài đến khoảng 4 vạn năm cách ngày nay thì thành người hiện đại
Bước 4:GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép
Ở Đông Nam Á: Mian ma; Thái Lan, Việt Nam. Inđonexia
Philippin, Malayxia
Đông Nam Á là một trong những chiếc nôi của loài người
Ở Việt Nam: Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc, Thẩm Khuyên, Thẩm Ha -> Là một trong những chiêc nôi của loài người
quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam diễn ra liên tục. 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP. 
a. Mục tiêu:- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguồn gốc loài người
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
c. Sản phẩm:
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ:
Bài tập 1: Bằng chứng nào chứng tỏ Đông Nam Á là nơi có con người xuất hiện rất sớm
Bài tập 2: Lập Bảng thống kê các di tích của người Tối cổ ở Đông Nam Á theo nội dung (tên quốc gia, địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ)
Bài tập 3: Dựa vào nội dung của bài học em hãy vẽ sơ đồ theo mẫu vào vở và hoàn thành sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người.
Bước 2. HS nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động GV quan sát và hỗ trợ các nhóm nếu cần
Bước 3. HS báo cáo GV điều khiển các nhóm cử đại diện trình bày, nhận xét
Bước 4:GV nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép
Gợi ý sản phẩm
1. Bằng chứng:Dựa vào bằng chứng khoa học được tìm thấy ở Đông Nam Á: hoá thạch ở Java, công cụ lao động của Người tối cổ, răng Người tối cổ tìm thấy khắp mội nơi trên khu vực ĐNA
2. Quan sát lược đồ hình 3 em hãy lập bảng thống kê các di tích của người Tối cổ ở Đông Nam Á
3.
Tên quốc gia
ngày nay
Tên địa điểm tìm thấy dấu tích
Myanmar 
Pondaung
Thái Lan 
Tham Lod
Việt Nam 
Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc,Thẩm Khuyên, Thẩm Hai
Indonesia 
Trinin, Liang Bua
Philippines 
Ta Bon
Malaysia 
Nia
3. Sơ đồ theo mẫu vào vở và hoàn thành sơ đồ tiến hóa từ vượn thành người.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG.
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS nghiên cứu hoàn thành bài tập ở nhà
c) Sản phẩm học tập: bức thư giới thiệu về nguồn gốc loài người
d) Cách thức tiến hành hoạt động
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi sgk
Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng còn người châu
Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?
- HS tư duy: 
Châu Phi là nơi xuất hiện sớm nhất - di cư qua các châu lục - môi trường sống khácnhau- cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường
GV giúp HS rút ra kết luận: Môi trường ảnh hưởngquan trọng, là yếu tố quyết định quá trình tiếnhoá. Ngày nay con người vẫn tiếp tục tiến hoá đểthích nghi với môi trường.
BÀI TẬP VỀ NHÀ
- Viết một lá thư kể cho người thân về hiểu biết của mình về nguồn gốc con người
Kế hoạch đánh giá
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,
HS đánh giá HS)
- Vấn đáp.
- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.
- Các loại câu hỏi vấn đáp.
- Phiếu học tập.
BÀI 5. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
( tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Mô tả được sơ lược các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ.
Trình bày được những nét chính vê' đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của xã hội nguyên thuỷ.
Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như xã hội loài người.
Nêu được đôi nét vê' đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.
2. Năng lực
- Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
- Khai thác và sử dụng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song.docx