Giáo án Lịch sử Lớp 6 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống) - Chương trình học kì 1 - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được các thuật ngữ liên quan đến bằng chứng trong lịch sử.
- Nhận ra các loại bằng chứng/tư liệu khác nhau. Ý nghĩa và giá trị của các tư liệu
- Phân loại bằng chứng, và chỉ ra được sự khác biệt giữa các loại bằng chứng.
2. Năng lực
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh để nêu tên tư liệu
- Nhận thức và tư duy lịch sử
+ Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.
+ Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.
- Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học.
- Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác
3. Phẩm chất:
Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử.
+Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ
1. Giáo viên
- Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương
Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG I: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ BÀI 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG (1tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. - Vì sao cần thiết phải học môn Lịch sử. 2. Năng lực - Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh về lịch sử và môn lịch sử để nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử. - Nhận thức và tư duy lịch sử + Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. + Nêu được khái niệm “lịch sử” và “môn Lịch sử”. + Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học + Bắt đầu hình thành năng lực quan trọng này trong bối cảnh sống quen thuộc của HS. + Tập trung vào trải nghiệm tích cực cho hoạt động này và nhấn mạnh sự cần thiết của tính khách quan sử học khi các em tập tìm hiểu lịch sử giống như một nhà sử học- - Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác 3. Phẩm chất: + Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử. + Tôn trọng quá khứ.Có ý thức bảo vệ các dis ản của thế hệ đi trước để lại. +Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ 1. Giáo viên - Phiếu học tập dùng cho nội dung luyện tập - Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh - Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK. III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung của bộ môn mình chuẩn bị học b. Nội dung: HS lắng nghe giáo viên truyền đạt những quy định khi học bộ môn Lịch sử ở trường THCS c. Sản phẩm: HS lắng nghe và tiếp nhận thông tin và hiểu được ý nghĩa học môn lịch sử d. Tổ chức hoạt động - GV thông báo về tên – số điện thoại – kinh nghiệm và sở thích của mình - GV thông bào nội quy lớp học - Giáo viên dẫn dắt vào bài: Em hãy cho biết ý nghĩa cảu hai câu thơ trên Có thể HS chưa trả lời được thì GV gợi ý hướng HS đén các cụm từ “sử ta” “gốc tích” + Sử ta: lịch sử của đất nước Việt Nam ta; +Gốc tích: lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần của lịch sử đất nước ta – “sử ta”. Ý nghĩa: người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc. “Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau. . Lịch sử là gì? Vì sao phải học lịch sử? Hôm nay chúng ta cùng khám phá HOẠT ĐÔNG 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I LỊCH SỬ LÀ GÌ? a. Mục tiêu: - Nêu được lịch sử là gì, nêu được khái niệm “lịch sử” và “môn Lịch sử”. b. Nội dung: học sinh quan sát các bức tranh đọc tên các bức tranh và trả lời câu hỏi lịch sử là gì c. Sản phẩm: Nêu tên các sự kiện tươing ứng với bức ảnh và rút ra được khái niệm lịch sử và môn lịch sử d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động thầy - trò Sản phẩm/Yêu cầu cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động nhóm 1.Em hãy quan sát bức tranh, những bức tranh này gợi cho em nhớ đến sự kiện nào? Những sự kiện đó đã diễn ra chưa? Từ đó rút ra lịch sử là gì? 2 Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1? 3. Để tìm hiểu về một chuyện xảy ra trong quá khứ, các em cần xác định được những yếu tố cơ bản nào? Bước 2. HS Nhận nhiệm vụ và triển khai hoạt động Bước 3. HS báo cáo Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập, Lá cờ đỏ sao vàng bay trên nắp hầm Cattri - Chiến thắng Điện biên phủ; Xe tăng hút công dinh độc lập- Chiến dịch Hồ Chí minh thắng lợi GV điều khiển Các nhóm cử đại diện trình bày, nhận xét Bước 4: GV Nhận xét, trình bày và chốt ý (kết luận) HS Lắng nghe và ghi chép – Quá khứ là tất cả những gì đã xảy ra trước thời điểm hiện tại. – Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ, được con người ghi chép lại hoặc được phản ánh qua các nguồn tư liệu. – Môn Lịch sử, là một môn học trong nhà trường, học về các sự kiện lịch sử nhưng nhằm những mục đích nhất định. Để tìm hiểu về một chuyện xảy ra trong quá khứ, cần xác định được những yếu tố cơ bản là: thời gian, không gian xảy ra và con người liên quan tới sự kiện đó. Các em cần tự đặt ra và trả lời những câu hỏi như: Việc đó xảy ra khi nào? Ở đâu? Xảy ra như thế nào? Vì sao lại xảy ra? Ai liên quan đến việc đó? Việc đó có ý nghĩa và giá trị gì đối với ngày nay?... II . VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ? a. Mục tiêu: - Giải thích được các lí do vì sao chúng ta phải học Lịch sử. b. Nội dung: - Giáo viên yêu cầu HS làm việc cá nhân với phiếu học tập : “Khai thác bức hình ông và cháu”. c. Sản phẩm: hiểu được lý do cần học môn lịch sử d. Tổ chức thực hiện: Phiếu học tập: Khai thác bức hình ông và cháu Hoạt động thầy - trò Sản phẩm/Yêu cầu cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 hoạt động cá nhân: Em hãy khai thác bức hình ông và cháu hoàn thành phiếu học tập Nhiệm vụ 2: GV tổ chức hoạt động cặp đôi: + Hãy lấy những ví dụ, chứng tỏ rằng, việc không hiểu biết Lịch sử dẫn đến những xung đột, mâu thuẫn. + Hãy thử nêu những “bài học từ lịch sử” của chính bạn, gia đình bạn hoặc dân tộc Việt Nam Nhiệm vụ 3: GV tổ chức hoạt động cặp đôi: - Em hiểu thế nào về từ “gốc tích” trong câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa câu thơ đó? - Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HSthực hiện nhiệm vụ. - Gv khuyến khích học sinh hợp tác, theo dõi và hỗ trợ bằng cac câu hỏi gợi mở: - Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của lời căn dặn của Bác Hồ? Tại sao Bác lại chọn địa điểm tại Đền Hùng để căn dặn các chiến sĩ? Lời căn dặn của Bác có ý nghĩa gì?... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Gọi HS và đại diện các cặp lần lượt trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả học tập và khẳng định Việc biên soạn hai tác phẩm của các nhà sử học chính là giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ, cội nguồn,... của dâân tộc và nhân loại (Hình 2) - Học lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. - Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai. (Biết quá khứ, hiểu hiện tại, hướng tới tương lai) “Dân ta phải biết sử ta cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. (Lịch sử nước ta, Hồ chí Minh) + Sử ta: lịch sử của đất nước Việt Nam ta; +Gốc tích: lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần của lịch sử đất nước ta – “sử ta”. Ý nghĩa: người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn gốc, cội nguồn của dân tộc. Chúng ta cần phải học lịch sử, vì: - Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai, mình thuộc dân tộc nào, con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay,... - Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa. - “Lịch sử giúp con người hiểu về nhau hơn để có thể cùng chung sống”. - Lịch sử giúp chúng ta không lặp lại những sai lầm trong quá khứ. - Lịch sử giúp bạn rèn luyện khả năng tư duy, cách tiếp cận đa chiều. - Lịch sử có thể giúp bạn hình thành những kĩ năng và phẩm chất của một nhà lănh đạo trong tương lai. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu: Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử Nội dung: hướng dẫn HS thảo luận nhóm và hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sgk Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập vào vở Cách thức thực hiện 1. Nhà chính trị nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xe-rông đã nói “ Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao? 2. Hoàn thành phiếu học tập sau vào vở Phiếu học tập Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống: lịch sử; biến đổi; xuất hiện; tương lai; bài học kinh nghiêm; cội nguồn; thời gian; khoa học; hoạt động; loài người; quá khứ; đấu tranh. Mọi vật xuâng quanh ta đều phát sinh, tồn tại và theo Xã hội ..cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử. là những gì xảy ra trong bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi .đến nay Môn Lịch sử là môn .tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những . của con người và xã hội loài người trong quá khứ Học lịch sử để biết được của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được cha ông ta phải lao đông, sáng tạo .như thế nào để có được đất nước ngày nay Học lịch sử còn để đúc kết những .của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và GỢI Ý SẢN PHẨM Câu 1. GV chia lớp thành hai nhóm, thảo luận và đại diện nhóm trả lời ý kiến. Có thể hai nhóm HS sẽ đồng tình hoặc không đống tình với ý kiến đó. GV chú trọng khai thác lí do vì sao HS đồng tình hoặc không đống tình, chấp nhận cả những lí do hợp lí khác ngoài SGK hay kiến thức vừa được hình thành của HS. Cuối cùng, GV cẩn chốt lại ý kiến đúng. Lịch sử dạy cho chúng ta những bài học từ quá khứ, đúc kết kinh nghiệm của quá khứ cho cuộc sống hiện tại. . Câu 2. Chọn các dữ kiện điền vào chỗ trống: lịch sử; biến đổi; xuất hiện; tương lai; bài học kinh nghiêm; cội nguồn; thời gian; khoa học; hoạt động; loài người; quá khứ; đấu tranh. Mọi vật xung quanh ta đều phát sinh, tồn tại và biến đổi theo thời gian Xã hội loài người cũng vậy. Quá trình đó chính là lịch sử. Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay Môn Lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ Học lịch sử để biết được cội nguôn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được cha ông ta phải lao đông, sáng tạo , đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay Học lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiêm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai 4. HOAT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực tiễn Nội dung: GV tổ chức nêu các tình huống có vấn đề học sinh suy nghĩ thảo luận trả lời Sản phẩm: Câu trả lời. Cách thức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ Câu 1. Các bạn trong hình bên đang làm gì? Theo em việc làm đó có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. Hãy chia sẻ với thầy cô giáo và các bạn các hình thức học lịch sử mà em biết; cách học lịch sử nào giúp em hứng thú và đạt hiệu quả tốt nhất Câu 3. Em hãy điều tra xem trong lớp có bao nhiêu bạn thích học môn Toán, môn Ngữ Văn và môn Lịch sử. Theo em, các bạn thích học những môn khác có cần biết lịch sử không? Vì sao? GV hướng dẫngợi ý Câu 1.Các bạn HS đang chăm sóc nghĩa trang – Uống nước nhớ nguồn Câu 2. GV tổ chức HS tự trình bày vế cách học lịch sử của bản thân: Học qua các nguồn (hình thức) nào? Học như thế nào? Em thấy cách học nào hứng thú/ hiệu quả nhất với mình? Vì sao?,... Từ đó định hướng, chỉ dẫn thêm cho HS về các hình thức học tập lịch sử để đạt hiệu quả: đọc sách (SGK, sách tham khảo,...), xem phim (phim lịch sử, các băng video, hình,...) và học trong các bảo tàng, học tại thực địa,... Khi học cần ghi nhó’ những yếu tố cơ bản cần xác định (thời gian, không gian - địa điểm xảy ra và con người liên quan đến sự kiện đó); những câu hỏi cần tìm câu trả lời khi học tập, tìm hiểu lịch sử. Ngoài ra, GV có thê’ lấy thêm ví dụ về các hình thức khác nữa để HS thấy rằng việc học lịch sử rất phong phú, không chỉ bó hẹp trong việc nghe giảng và học trong SGK như lâu nay các em vẫn thường làm Câu 4. GV có thể hỏi HS về môn học mình yêu thích nhất, rồi đặt vấn đề: Nếu thích học các môn khác thì có cần học lịch sử không và định hướng để HS trả lời: - Học lịch sử để biết nguồn gốc tổ tiên và rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống nên bất cứ ai cũng cần. - Mỗi môn học, ngành học đều có lịch sử hình thành và phát triển của nó: Toán học có lịch sử ngành Toán học, Vật lí có lịch sử ngành Vật lí,... Nếu các em hiểu và biết được lịch sử các ngành nghề thì sẽ giúp các em làm tốt hơn ngành nghề mình yêu thích. Suy rộng ra, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm, những bài học về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 2. CÁC NHÀ SỬ HỌC DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ BIẾT VÀ PHỤC DỰNG LẠI LỊCH SỬ (1TIÊT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Xác định được các thuật ngữ liên quan đến bằng chứng trong lịch sử. - Nhận ra các loại bằng chứng/tư liệu khác nhau. Ý nghĩa và giá trị của các tư liệu - Phân loại bằng chứng, và chỉ ra được sự khác biệt giữa các loại bằng chứng. 2. Năng lực - Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin từ video, văn bản, hình ảnh để nêu tên tư liệu - Nhận thức và tư duy lịch sử + Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản. + Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu. - Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu đơn giản, phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học. - Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác 3. Phẩm chất: Bồi dưỡng các phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ thông qua hoạt động thực hành sưu tầm, phân tích và khai thác một số tư liệu lịch sử. +Tôn trọng kỉ vật của gia đình. Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ 1. Giáo viên - Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu. 2. Học sinh - Học sinh đọc trước sgk và trả lời các câu hỏi trong SGK. - Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương III. TIÊN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5P) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế để học sinh xác định được mục tiêu và nội dung về kiến thức, kĩ năng trong bài học mới. b. Nội dung: GV cho HS quan sát , nêu tình huống có vấn đề để HS suy nghĩ c. Sản phẩm: d. Tổ chức hoạt động Hoạt động thầy - trò Sản phẩm/Yêu cầu cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Quan sât Hình 1 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của các em về hiện vật, về những điều các em cảm nhận, suy luận được thông qua quan sát hình ảnh? Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3. HS báo cáo Bước 4 GV chốt và chuyển ý Ttrong hình là mặt trống đồng Ngọc Lũ - một hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Đông Sơn nổi tiếng của Việt Nam. Hoa văn trên mặt trống mô tả phần nào đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Việt cổ. Hình ảnh giúp chúng ta có những suy đoán vế đời sống vật chất, tinh thần của người xưa. Đây là những tư liệu quý để nghiên cứu về quá khứ của người Việt cổ cũng như nền văn minh Việt cổ,...). HS có thể trả lời đúng, hoặc đúng một phần, hoặc không đúng những câu hỏi mà GV nêu ra, điều đó không quan trọng. Trên cơ sở đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Đó chính là nguồn sử liệu, mả dựa vào đó các nhà sử học biết và phục dựng lại lịch sử. HOẠT ĐỘNG 2 HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25P) 1, Tư liệu hiện vật a. Mục tiêu: Nhận diện và phân biệt được nguồn tư liệu hiện vật. Giải thích được ý nghĩa và giá trị của nguồn tư liệu hiện vật. Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu hiện vật b. Nội dung: GV tổ chức học sinh quan sát các bức tranh phân biệt được nguồn tư liệu hiện vật và nêu ý nghĩa các nguồn tư liệu đó c. Sản phẩm: kể đúng tên tư liệu hiện vật và trình bày được khái niệm, ưu nhược loại tư liệu này d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động thầy - trò Sản phẩm y/c cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Quan sát các hình trên em hãy : Đọc tên 2 tư liệu này Cho biết điểm chung của những tư liệu đó là gì? Em có hiểu biết gì về tư liệu này? Em hãy lấy thêm một ví dụ minh hoạ? Thảo luận cặp đôi: + Em hãy rút ra khái niệm tư liệu thế nào được gọi là tư liệu hiện vật + Khi sử dụng tư liệu hiện vật có những ưu - nhược gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs xem thực hiện nhiệm vụ. Gv khuyến khích học sinh hợp tác, theo dõi và hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Các cặp cử đại diện trình bày, cặp khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv nhận xét tinh thần làm việc và chính xác hóa kiến thức Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất. Ưu điểm: bổ sung, kiểm tra các tư liệu chữ viết. Dựa vào tư liệu hiện vật có thể dựng lại lịch sử. Nhược điểm : Tư liệu câm, thường không còn nguyên vẹn và đầy đủ. 2, Tư liệu chữ viết a. Mục tiêu: Nhận diện và phân biệt được nguồn tư liệu chữ viết. Giải thích được ý nghĩa và giá trị của nguồn tư liệu chữ viết. Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu chữ viết b. Nội dung: GV tổ chức học sinh quan sát các bức tranh phân biệt được nguồn tư liệu chữ viết và nêu ý nghĩa các nguồn tư liệu đó c. Sản phẩm: kể đúng tên tư liệu chữ viết và trình bày được khái niệm, ưu nhược loại tư liệu này d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động thầy - trò Sản phẩm y/c cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS đọc đoạn tư liệu di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan sát bia Tiến sĩ, tổ chức HS thảo luận cặp đôi: + Đoạn tư liệu trên cho em biết thông tin gì? + Theo em Những tấm bia Tiến sĩ thời xưa ở Văn Miếu (Hà Nội) ghi những thông tin gì?l + Em hãy rút ra khái niệm tư liệu thế nào được gọi là tư liệu chữ viết + Khi sử dụng tư liệu chữ viết có những ưu - nhược gì? + Vì sao bia Tiến sĩ ở Văn Miếu cũng được coi là tư liệu chữ viết Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs xem thực hiện nhiệm vụ. Gv khuyến khích học sinh hợp tác, theo dõi và hỗ trợ. Những tấm bia ghi tên người đỗ Tiến sĩ thời xưa ở Vần Miếu (Hà Nội) là những bia đá ghi tên, tuổi, năm thi đỗ của những người đỗ Tiến sĩ trong các khoa thi từ thời Lê sơ đến thời Lê trung hưng (1442 - 1779). Năm 2010, 82 bia Tiến sĩ ở Vần Miếu đà được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. - Đoạn tư liệu Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hồ Chí Minh toàn tập là minh chứng sinh động cho tư liệu chữ viết, thể hiện trí tuệ, niềm tin của Người về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, cũng như những tình cảm và ước mong của Bác Hồ kính yêu đối với toàn Đảng, toàn dân ta. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Các cặp cử đại diện trình bày, cặp khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv nhận xét tinh thần làm việc và chính xác hóa kiến thức Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết. Ưu điểm: Dựa vào tư liệu viết thì rất rõ ràng, chính xác. Nhược điểm: Không có tư liệu viết vào thời kỳ khi chưa có chữ viết, Nếu viết trên giấy thì khó bảo quản được nguyên vẹn với thời gian dài 3, Tư liệu truyền miệng a. Mục tiêu: Nhận diện và phân biệt được nguồn tư liệu truyền miệng. Giải thích được ý nghĩa và giá trị của nguồn tư liệu truyền miệng. Biết thực hành sưu tẩm, phân tích, khai thác một số nguồn tư liệu truyền miệng b. Nội dung: GV tổ chức học sinh quan sát các bức tranh phân biệt được nguồn tư liệu truyền miệng và nêu ý nghĩa các nguồn tư liệu đó c. Sản phẩm: kể đúng tên tư liệu truyền miệng và trình bày được khái niệm, ưu nhược loại tư liệu này d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động thầy - trò Sản phẩm cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Em hãy quan sát 2 bức tranh trên, Hai bức tranh này giúp em liên tưởng đến. truyền thuyết nào? Chia 2 nhóm kể vắn tắt nội dung 2 câu chuyện này (nhóm 1,2 chuyện Thánh Gióng; nhóm 3,4 chuyện Con rồng cháu tiên) Qua 2 câu chuyện các em hãy chỉ ra các yếu tố mang tính chất lịch sử thông qua mỗi câu chuyện truyền thuyết đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs xem tranh và đọc thông tin thực hiện nhiệm vụ. Gv khuyến khích học sinh hợp tác, theo dõi và hỗ trợ. + Thánh Gióng đánh giặc Ân (tranh dân gian Đông Hồ): mô tả cảnh Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc Ân tan tác. + Con Rồng Cháu Tiên Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng cháu Tiên ===> Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng "đồng bào" (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) => Truyền thống đoàn kết của dân tộc Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Các cặp cử đại diện trình bày, cặp khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv nhận xét tinh thần làm việc và chính xác hóa kiến thức Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau. Ưu điểm : Có thể cho người sau biết được những gì quá khứ đã xảy ra và những gì đã học được và thậm chí có thể tạo ra một câu truyện mới. Nhược điểm : Có thể truyền miệng sai hoặc người truyền cho thêm yếu tố kì ảo vào không được chính xác 3, Tư liệu gốc a. Mục tiêu: Nhận diện và phân biệt được nguồn tư liệu gốc. b. Nội dung: GV tổ chức học sinh quan sát các bức tranh phân biệt được nguồn tư liệu gốc và nêu ý nghĩa các nguồn tư liệu đó c. Sản phẩm: kể đúng tên tư liệu gốc và trình bày được khái niệm d. Tổ chức thực hiện: Hoạt động thầy - trò Sản phẩm y/c cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV tổ chức hoạt động cặp đôi Đọc tên các loại tư liệu ở 4 bức tranh sau? Nó thuộc nhóm tư liệu nào? Trong các hình ảnh đó , hình ảnh nào là bản gốc Em hiểu thế nào là tư liệu gốc? cho ví dụ cụ thể Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Hs xem tranh và đọc thông tin thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Các cặp cử đại diện trình bày, cặp khác nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả học tập - Gv nhận xét tinh thần làm việc và chính xác hóa kiến thức Tư liệu gốc: là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kỳ lịch sử nào đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử. Cả ba loại tư liệu trên đểu có những nguồn gốc, xuất xứ khác nhau. Có loại được tạo nên bởi chính những người tham gia hoặc chứng kiến sự kiện, biến cố đã xảy ra, hay là sản phẩm của chính thời kì lịch sử đó - đó là tư liệu gốc. Những tài liệu được biên soạn lại dựa trên các tư liệu gốc thì được gọi là những tư liệu phái sinh. Tư liệu gốc bao giờ cũng có giá trị, đáng tin cậy hơn tư liệu phái sinh. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (10P) a, Mục tiêu: củng cố kiến thức cuối buổi học b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập vào vở c. Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập d. Cách thức thực hiện Câu 1- Hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập sau vào vở PHIẾU HỌC TẬP 1 Em hãy ghép nguồn sử liệu ở cột a với khái niệm, ý nghĩa ở cột B sao cho phù hợp Cột A Cột B a, Những di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất b, Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc trên giấy, gỗ, đá c, Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này sang đời khác bằng nhiều hình thức khác nhau d. Không cho biết chính xác về địa điểm và thời gian, nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử e, Là những tư liệu “câm” nhưng cho biết khá cụ thể và trung thực về đời sống vật chất và phần nào về đời sống tinh thần của người xưa g. Cho biết tương đối đầy đủ về các mặt của cuộc sống, nhưng thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu Đáp án: 1 nối với: c, g; 2 nối với :a, e ; 3 nôii với: b, g Phiếu học tập 2 Nối hình ảnh tư liệu vào loại tư liệu rồi nhận xét ưu và nhu HOẠT ĐỘNG 4 VẬN DỤNG (5P) a. Mục tiêu: Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào cuộc sống thực tiễn b. Nội dung: GV tổ chức nêu các tình huống có vấn đề học sinh suy nghĩ thảo luận trả lời c. Sản phẩm: Câu trả lời. d. Cách thức thực hiện Chuyển giao nhiệm vụ Câu 1 Nêu 3 thông tin mà em tìm hiểu được về hiện vật này? Câu 2 Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp tìm hiểu lịch sử? Hãy giới thiệu ngắn gọn 1 hiện vật mà em thích nhất Gợi ý - Bia chủ quyền nằm trong khuôn viên chùa Nam Huyên, còn ở đảo Song Tử Tây, di tích này nằm ngay trên trục đường chính dẫn từ cầu cảng vào khu trung tâm hành chính của xã đảo. - Đây là tấm bia chủ quyền trên quần đảo Trường sa là một trong những dấu tích cổ xưa, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. - Đây là bằng chứng có giá trị quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. DẶN DÒ: Hoàn thiện các bài tập Chuẩn bị bài mới: Sưu tầm tờ lịch và nghiên cứu các thông tin trên tờ lịch đó Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ. (1TIẾT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Cách tính thời thời gian trong lịch sử theo dương lịch và âm lịch. - Cách tính thời gian theo Công lịch và những quy ước gọi thời gian theo chuẩn quốc tế. 2. Năng lực - Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử “Quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học - Nhận thức và tư duy lịch sử + Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch. + Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới. - Phát triển năng lực vận dụng + Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới. + Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian. - Năng lực chung: Tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác 3. Phẩm chất – Tính chính xác, khoa học trong học tập và trong cuộc sống. – Biết quý trọng thời gian, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học cho cuộc sống, sinh hoạt của bản thân. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: Các tranh ảnh + Tài liệu có liên quan đến bài học. Các phiếu học tập, bảng phụ điền sẵn thông tin phục vụ cho bài dạy. 2. Học sinh: Sưu tầm các tờ lịch. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5P) a. Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh (các nhân vật lịch sử) để sắp xếp lại theo thời gian b. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động: Học sinh quan sát tranh và cho biết: ? Kể tên các nhân vật trong các bức tranh? ? Sắp xếp các bức tranh theo thứ tự trước sau? ? Dựa vào đâu em sắp xếp được trước sau? Trần Quốc Tảng (1253-1318) Lý Thái Tổ (974-1028) HĐ Quang Trung(1753-1792) c. Gợi ý sản phẩm: Nêu được : - Trần Quốc Tảng (1253-1318), Lý Thái Tổ (974-1028), HĐ Quang Trung(1753-1792) - Lý Thái Tổ (974-1028), Trần Quốc Tảng (1253-1318 HĐ Quang Trung(1753-1792) - Căn cứ vào các mốc thời gian Vậy Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào, hôm nay ta tìm hiểu bài: Cách tính thời gian trong lịch sử HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ KIẾN THỨC. (30P) I. VÌ SAO PHẢI XÁC ĐỊNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ a) Mục tiêu: HS nêu được việc xác định thời gian là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. VÌ sao phải xác định được thời gian trong lịch sử? b) Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức hoạt động cá nhân, HS quan sát kênh hình và kênh chữ, cùng với hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi c) Sản phẩm: Vẽ được đường thời gian của bản thân; xác định được vì sao phải xác định được thời gian d) Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1:Hoạt động cá nhân: - Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào? Nhiệm vụ : Hoạt động nhóm Các em hãy hoàn thành phiếu học tập theo nhóm. Nhóm 1 đồng hồ mặt trời, nhóm 2 đồng hồ nước, nhóm 3 đồng hồ cát Cách đo thời gian Hoạt động như thế nào? Hạn chế Đồng hồ cát Đồng hồ nước Đồng hồ mặt trời Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý: - giới thiệu về các dụng cụ đo thời gian - Hình 2a. Đồng hồ cát: có hai bình thông nhau, trên thân bình có chia nhiều vạch. Đổ cát vào một bình, cho chảy từ từ xuống bình thứ hai và xác định giờ dựa trên cát chảy đến từng vạch. - Hình 2b. Đồng hồ nước cũng có nguyên tắc hoạt động tương tự như đổng hồ cát. - Hình 2c. Đồng hồ mặt trời: có một cái mâm tròn, trên đó vẽ nhiều vòng tròn đồng tâm. Dùng một que gỗ cắm ở giữa mâm rồi để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cây que đến vòng tròn nào thì xác định được lúc đó là mấy giờ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động Gọi một em bất kỳ trìn
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_6_bo_sach_ket_noi_tri_thuc_va_cuoc_song.docx